Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Đánh giá thực trạng ô nhiễm chì tại khu vực sản xuất công nghiệp và làng nghề tại miền Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 77 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM CHÌ TẠI MỘT SỐ
KHU VỰC SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ
TẠI MIỀN BẮC

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

PHẠM THANH TÚ

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG Ô NHIỄM CHÌ TẠI MỘT SỐ
KHU VỰC SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ LÀNG NGHỀ
TẠI MIỀN BẮC
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG

PHẠM THANH TÚ

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG
MÃ SỐ: 84403018
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN DUY BẢO
2. TS. LÊ NGỌC THUẤN



HÀ NỘI, NĂM 2019


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Cán bộ hƣớng dẫn chính: PGS.TS. Nguyễn Duy Bảo
Cán bộ hƣớng dẫn phụ : TS. Lê Ngọc Thuấn

Cán bộ chấm phản biện 1: TS. Mai Văn Tiến

Cán bộ chấm phản biện 2: TS. Hoàng Anh Lê

Luận văn thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG HÀ NỘI
Ngày ... tháng ... năm 20..


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Thanh Tú



ii

LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này, trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới PGS.TS. Nguyễn Duy Bảo và TS. Lê Ngọc Thuấn, là những ngƣời thầy
hƣớng dẫn trực tiếp, đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình học tập, thực
hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trƣờng; Ủy
ban nhân dân phƣờng Châu Khê – Bắc Ninh; Ủy ban nhân dân xã Chỉ Đạo Hƣng Yên; Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bắc Ninh; Trạm y tế phƣờng Châu
Khê; Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hƣng Yên; Trạm y tế xã Chỉ Đạo đã tạo
điều kiện giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu, thu thập
số liệu cho luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã ủng hộ, động viên trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn tốt
nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Học viên

Phạm Thanh Tú


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................. viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của luận văn .....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................2
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................4
1.1 Chì và các dạng hóa học trong môi trƣờng ..........................................................4
1.2 . Ảnh hƣởng của chì đến sức khỏe và môi trƣờng ...............................................5
1.2.1 Ảnh hƣởng của chì đến sức khỏe con ngƣời ....................................................5
1.2.2 Ảnh hƣởng của chì đối với môi trƣờng, hệ sinh thái .......................................5
1.3 Thực trạng ô nhiễm chì tại khu vực công nghiệp và làng nghề ...........................6
1.3.1 Các nguồn ô nhiễm chì.....................................................................................6
1.3.2 Thực trạng hoạt động sản xuất của các làng nghề tái chế ...............................14
1.3.3 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội các khu vực nghiên cứu ...........................18
1.4. Phƣơng pháp phân tích hàm lƣợng chì trong đất, nƣớc, không khí, thực phẩm 23
1.4.1. Phƣơng pháp cực phổ:....................................................................................24
1.4.2 Phƣơng pháp Von-Ampe hoà tan: ....................................................................24
1.4.3. Phƣơng pháp trắc quang.................................................................................24
1.4.4. Phƣơng pháp phổ huỳnh quang tia X .............................................................25
1.4.5. Phƣơng pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) ..................................................25
1.4.6. Phƣơng pháp phổ phát xạ nguyên tử (AES) ..................................................26
1.4.7. Phƣơng pháp quang phổ khối plasma cảm ứng (ICP-MS) ............................26
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....27



iv

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu .................................................27
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu......................................................................................27
2.1.2. Phạm vi và địa điểm nghiên cứu .....................................................................27
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................28
2.2.1. Chọn mẫu ........................................................................................................28
2.2.2. Phƣơng pháp lấy mẫu hiện trƣờng ..................................................................36
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu ............................................................................42
2.2.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu ...............................................................................42
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................43
3.1. Kết quả đánh giá hiện trạng môi trƣờng ............................................................43
3.1.1. Hiện trạng hàm lƣợng chì trong nƣớc ăn uống ...............................................43
3.1.2. Hiện trạng hàm lƣợng chì trong nƣớc thải ......................................................46
3.1.3. Hiện trạng nồng độ chì trong không khí .........................................................49
3.1.4. Hiện trạng hàm lƣợng chì trong đất dân sinh ..................................................53
3.1.5. Hiện trạng hàm lƣợng chì trong thực phẩm ....................................................56
3.2. Kiến nghị một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng .............................59
3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ .....................................................................60
3.2.2. Giải pháp về xử lý chất thải ............................................................................60
3.2.3. Giải pháp về giáo dục truyền thông môi trƣờng .............................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................62
PHỤ LỤC


v

THÔNG TIN LUẬN VĂN
+ Họ và tên học viên: Phạm Thanh Tú
+ Lớp: CH3.MT2

+ Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Duy Bảo

Khoá: 3

TS. Lê Ngọc Thuấn
+ Tên đề tài: Đánh giá thực trạng ô nhiễm chì tại khu vực sản xuất công nghiệp và
làng nghề tại miền Bắc.
+ Tóm tắt:
Luận văn gồm 62 trang chia thành 4 phần:
-

Chƣơng 1 tổng quan các vấn đề nghiên cứu, trong chƣơng 1 tác giả đã nêu
các vấn đề liên quan đến chì, nguồn gốc ô nhiễm chì, các dạng tồn tại của chì
trong môi trƣờng và thực trạng ô nhiễm chì hiện nay.

-

-

Chƣơng 2 đối tƣợng, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 2 tác giả đã
đƣa ra các khu vực nghiên cứu, đối tƣợng nghiên cứu, các phƣơng pháp, kỹ
thuật sử dụng trong nghiên cứu và cơ sở dữ liệu để phục vụ tính toán trong
luận văn.
Chƣơng 3 kết quả và thảo luận. Tác giả đƣa ra kết quả về ô nhiễm chì trong
đất, nƣớc, không khí, thực phẩm tại các khu vực nghiên cứu, đồng thời đƣa
ra một số kiến nghị về giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại các

-

khu vực nghiên cứu.

Kết luận tác giả đƣa ra một số kết luận về thực trạng ô nhiễm chì tại khu vực
nghiên cứu.


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Giải thích

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

WHO

Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)


CGFED

Trung tâm Nghiên cứu Giới, gia đình và môi

HTX

trƣờng phát triển
Hợp tác xã
Ủy ban nhân dân

UBND


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số làng nghề tái chế tiêu biểu tại Việt Nam ......................................17
Bảng 2.1. Danh mục điểm quan trắc mẫu nƣớc ăn uống, sinh hoạt..........................29
Bảng 2.2. Danh mục điểm quan trắc mẫu nƣớc thải Phú Xá – Thái Nguyên ...........30
Bảng 2.3. Danh mục điểm quan trắc mẫu nƣớc ăn uống, sinh hoạt An Đồng – Hải
Phòng ........................................................................................................................31
Bảng 2.4. Danh mục điểm quan trắc mẫu nƣớc thải An Đồng – Hải Phòng ............32
Bảng 2.5. Danh mục điểm quan trắc mẫu nƣớc ăn uống, sinh hoạt Nghĩa Lộ - Hƣng
Yên

........................................................................................................................33

Bảng 2.6. Danh mục điểm quan trắc mẫu nƣớc thải Nghĩa Lộ - Hƣng Yên.............34
Bảng 2.7. Danh mục điểm quan trắc mẫu nƣớc ăn uống, sinh hoạt Đa Hội – Bắc

Ninh ........................................................................................................................35
Bảng 2.8. Danh mục điểm quan trắc mẫu nƣớc thải Đa Hội – Bắc Ninh .................36
Bảng 3.1. Hàm lƣợng chì trong nƣớc ăn uống tại khu vực An Đồng – Hải Phòng ..44
Bảng 3.2. Hàm lƣợng chì trong nƣớc ăn uống tại khu vực An Đồng – Hải Phòng 44
Bảng 3.3. Hàm lƣợng chì trong nƣớc ăn uống tại khu vực .......................................44
Bảng 3.4. Hàm lƣợng chì trong nƣớc ăn uống tại khu vực Đa Hội – Bắc Ninh .......45
Bảng 3.5. Hàm lƣợng chì trong nƣớc thải tại khu vực Phú Xá - Thái Nguyên ........47
Bảng 3.6. Hàm lƣợng chì trong nƣớc thải tại khu vực An Đồng – Hải Phòng .........47
Bảng 3.7. Hàm lƣợng chì trong nƣớc thải tại khu vực Chỉ Đạo – Hƣng Yên ..........48
Bảng 3.8. Hàm lƣợng chì trong nƣớc thải tại khu vực Đa Hội – Bắc Ninh ..............48


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Các nguồn phơi nhiễm chì ..........................................................................7
Hình 1.2. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất .........................15
Hình 3.1. Biểu đồ nồng độ chì trong không khí tại khu vực dân cƣ gần công ty luyện
kim màu, phƣờng Phú Xá, Thái Nguyên ..................................................................50
Hình 3.2. Biểu đồ nồng độ chì trong không khí tại khu vực dân cƣ gần công ty ắc
quy Tia Sáng .............................................................................................................51
Hình 3.3. Biểu đồ nồng độ chì trong không khí tại khu vực làng nghề Chỉ Đạo –
Hƣng Yên ..................................................................................................................51
Hình 3.4. Biểu đồ nồng độ chì trong không khí tại khu vực .....................................52
làng nghề Đa Hội – Bắc Ninh ...................................................................................52
Hình 3.5. Biểu đồ hàm lƣợng chì trong đất tại khu vực dân cƣ gần công ty luyện
kim màu, phƣờng Phú Xá, Thái Nguyên ..................................................................53
Hình 3.6. Biểu đồ hàm lƣợng chì trong đất tại khu vực dân cƣ gần công ty ắc quy
Tia Sáng.....................................................................................................................54
Hình 3.7. Biểu đồ hàm lƣợng chì trong đất tại khu vực làng nghề Chỉ Đạo – Hƣng Yên54

Hình 3.8: Biểu đồ hàm lƣợng chì trong đất tại khu vực làng nghề Đa Hội ..............55
Hình 3.9. Biểu đồ hàm lƣợng chì trong thực phẩm tại khu vực dân cƣ gần công ty
luyện kim màu, phƣờng Phú Xá, Thái Nguyên ........................................................57
Hình 3.10: Biểu đồ hàm lƣợng chì trong thực phẩm tại khu vực dân cƣ gần công ty
ắc quy Tia Sáng .........................................................................................................57
Hình 3.11: Biểu đồ hàm lƣợng chì trong thực phẩm tại khu làng nghề Chỉ Đạo –
Hƣng Yên ..................................................................................................................58
Hình 3.12: Biểu đồ hàm lƣợng chì trong thực phẩm tại khu làng nghề Đa Hội – Bắc
Ninh ........................................................................................................................58
Sơ đồ 1: Vị trị các điểm lấy mẫu đất, nƣớc thải tại thôn Nghĩa Lộ, xã Chỉ Đạo,
huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên ...............................................................................38
Sơ đồ 2: Vị trí lấy mẫu đất, nƣớc thải tại làng nghề Đa Hội, xã Châu Khê, huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh ....................................................................................................39
Sơ đồ 3: Sơ đồ lấy mẫu đất và nƣớc thải tại khu vực dân cƣ gần công ty ắc quy Tia
Sáng, An Đồng, thành phố Hải Phòng ......................................................................40
Sơ đồ 4: Vị trí lấy mẫu đất, nƣớc thải tại khu vực dân cƣ gần Nhà máy
luyện kim
màu tại phƣờng Phú Xá, TP. Thái Nguyên ...............................................................41


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Những vấn đề sức khỏe do ô nhiễm môi trƣờng, do tiếp xúc với hóa chất độc
hại, ô nhiễm kim loại nặng là mối quan tâm lớn trên thế giới, đặc biệt ở các nƣớc
đang phát triển. Hiện nay, ở nƣớc ta cùng với quá trình phát triển công nghiệp, nông
nghiệp, các dịch vụ công cộng nhƣ y tế, du lịch, thƣơng mại, đặc biệt là các hoạt
động tái chế sắt thép, chì ắc quy, chất thải nhựa tại các làng nghề … đã làm cho môi
trƣờng bị ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là ô nhiễm kim loại nặng. Chì là kim

loại đƣợc sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày và hầu nhƣ ở tất cả các loại
hình sản xuất công nghiệp, đặc biệt trong các hoạt động tái chế sắt, thép, chì, ắc
quy, v.v. Đây là những hoạt động phổ biến tại các nƣớc đang phát triển trong đó
có Việt Nam.
Tại các làng nghề tái chế, theo báo cáo của UBND xã Chỉ Đạo, năm 2015,
thôn Nghĩa Lộ hiện có gần 20 cơ sở sản xuất, tái chế nhựa ắc quy. Hầu hết các cơ sở
này đều tự phát và nằm ngay trong khu dân cƣ. Mỗi khi các cơ sở đi vào sản xuất,
dù bất kỳ ai đi qua đều cảm thấy khó thở bởi mùi nhựa bốc ra và khó chịu bởi tình
trạng ô nhiễm tiếng ồn tại đây. Làng nghề Đa Hội có cách đây hơn 400 năm từ một
làng nghề thủ công hiện nay Đa Hội đã trở thành một trung tâm sản xuất sắt thép có
công suất 350.000 tấn mỗi năm, tƣơng đƣơng với công suất của cả khu gang thép
Thái Nguyên. Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt, tự phát, thiếu quy hoạch khiến làng
nghề phát triển nhƣng không đi cùng với tính bền vững trong “nội tại”, làm tăng khả
năng gây ô nhiễm môi trƣờng của các chất thải từ quá trình sản xuất. Môi trƣờng
không khí tại các khu vực sản xuất có khả năng bị ô nhiễm bụi (chủ yếu là bụi sắt),
tiếng ồn, CO, nhiệt tùy thuộc vào quy trình sản xuất và lƣợng phát thải các yếu tố
nguy cơ ra môi trƣờng trong từng công đoạn.
Ở Việt Nam, vấn đề ô nhiễm chì trong môi trƣờng cũng đƣợc nhiều nhà khoa
học nghiên cứu. Ở những khu vực ít nguy cơ, hàm lƣợng chì trong đất hầu hết nằm
trong giới hạn cho phép nhƣ ở làng nghề Mẫn Xá (37,76mg/kg), đất phù sa ở Hà
Nội, Hải Phòng, Hà Giang (21-33mg/kg), khu vực Văn Điển (25,28mg/kg), khu vực


2

nhà máy Hanel (21,46 - 7,93mg/kg). Ở những khu vực có nguy cơ cao nhƣ khu dân
cƣ gần các khu vực khai khoáng, luyện kim màu, khu vực làng nghề tái chế kim
loại, môi trƣờng bị ô nhiễm rất nặng nề, nhƣ khu vực mỏ chì Làng Hích (Thái
Nguyên) hàm lƣợng chì trong đất vƣờn nhà dân từ 230-360ppm, ở làng nghề Đông
Mai (Hƣng Yên), hàm lƣợng chì trung bình trong đất là 34877 mg/kg (từ 2107956774 mg/kg), cao hơn TCCP rất nhiều lần [7]

Ô nhiễm chì trong môi trƣờng sống có thể ảnh hƣởng rất lớn đến sức khỏe
cộng đồng. Con đƣờng ngộ độc chì chủ yếu là qua thức ăn hoặc nƣớc uống có
nhiễm chì. Chì trong đất, bụi, không khí, nƣớc ăn uống, thực phẩm có thể thâm
nhập vào cơ thể qua đƣờng tiêu hóa, hô hấp rồi vào máu gây nhiễm độc các cơ quan
trong cơ thể, ảnh hƣởng đến sự phát triển về thể chất, trí tuệ và hành vi của trẻ em
dù ở liều lƣợng thấp. Chì cũng gây ra tác hại lâu dài đối với ngƣời lớn nhƣ làm tăng
nguy cơ có thể gây sẩy thai, thai chết lƣu, sinh non và sinh thiếu tháng cũng nhƣ
gây ra các dị tật nhỏ ở thai nhi.
Do vậy đề tài “Đánh giá thực trạng ô nhiễm chì tại một số khu vực sản xuất
công nghiệp và làng nghề tại miền Bắc” là cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Xác định một số khu vực và đối tƣợng có nguy cơ ô nhiễm chì cao.
2.2. Đánh giá mức độ ô nhiễm chì trong các đối tƣợng môi trƣờng có nguy cơ
gây ô nhiễm cao.
Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp kiểm soát ô nhiễm chì trong khu
vực nghiên cứu.
3. Nội dung nghiên cứu
3.1. Lựa chọn khu vực có nguy cơ ô nhiễm chì cao.
3.2. Thu thập số liệu về điều kiện kinh tế xã hội, môi trƣờng tự nhiên, các
nghiên cứu ô nhiễm môi trƣờng.
3.3. Lấy mẫu phân tích, đánh giá ô nhiễm chì:


3

3.3.1. Tại 02 khu vực sản xuất công nghiệp: khu dân cƣ sống xung quanh nhà
máy luyện kim màu – Thái Nguyên và công ty cổ phần ắc quy Tia Sáng – Hải
Phòng.
3.3.2. Tại 02 làng nghề: Làng nghề tái chế chì, nhựa – Hƣng Yên và làng nghề
đúc tái chế kim loại – Bắc Ninh.

Trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp kiểm soát ô nhiễm chì trong một số
khu dân cƣ xung quanh khu vực sản xuất công nghiệp và làng nghề.


4

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Chì và các dạng hóa học trong môi trƣờng
Nguyên tố Pb ở nhóm IV Bảng tuần hoàn Mendeleev, số thứ tự nguyên tố: 82,
trọng lƣợng nguyên tử: 207,19; là kim loại màu xám phớt xanh, mềm, dễ dát thành
tấm mỏng, có tỷ trọng cao (11,34 g/cm3 ở 20oC), nhiệt độ nóng chảy thấp (327oC),
nhiệt độ sôi 1755oC. Trong tự nhiên chủ yếu gặp Pb ở dạng hoá trị +2, rất hiếm khi
gặp ở dạng hoá trị 4 (nhƣ PbO2, Pb3O4). Hợp chất chì hoá trị 4 là chất oxy hoá mạnh
[28].
Hàm lƣợng trung bình của Pb trong vỏ Trái đất (Clarke) là 16 ppm. Điều đáng
chú ý là Clarke của Pb thay đổi theo thời gian, vì Pb luôn đƣợc thành tạo do sự phân
rã các nguyên tố phóng xạ mạnh. Pb phân bố không đều trong các địa quyển và
trong các đá. Hàm lƣợng Pb trong thuỷ quyển 4,5.10-7 ppm, còn trong thiên thạch là
0,2 ppm. Hàm lƣợng của Pb (ppm) trong đá siêu bazơ: 0,1; đá bazơ: 8; đá trung
tính: 15; đá axit: 20; cát kết: 5-17; đá phiến sét: 11-24; đá carbonat: 4-18; trong đất:
10; trong sinh vật: 0,5; trong tro thực vật: 10; trong nƣớc biển: 2,7 g/l. Mặc dù số
Clarke của Pb nhỏ nhƣng đôi khi nó tạo thành các tích tụ có trữ lƣợng rất lớn, thuộc
nhiều loại hình nguồn gốc khác nhau, từ trầm tích, trầm tích biến chất đến nhiệt
dịch [28].
Pb là nguyên tố ƣa đồng nên tập trung chủ yếu trong mạch nhiệt dịch, tạo hợp
chất với lƣu huỳnh, đặc biệt là trong mạch nhiệt dịch nhiệt độ trung bình, ở đó có
thể gặp cộng sinh Cu-Zn-Pb trong tổ hợp khoáng vật chalcopyrit-sphalerit-galenit.
Trong điều kiện của đới ngoại sinh thì các khoáng vật của chì, trƣớc hết là
galenit, tỏ ra không bền, dễ dàng bị phá huỷ và dần dần chuyển thành khoáng vật

thứ sinh vững bền hơn. Sự biến đổi khoáng vật nguyên sinh của Pb (galenit) xảy ra
theo giai đoạn và tuỳ thuộc vào điều kiện môi trƣờng [28].
Sulfat Pb (anglesit) kém hoà tan nên thƣờng tạo thành vỏ bọc quanh galenit và
nằm lại tại chỗ trong vỏ phong hoá. Trong môi trƣờng carbonat thì sulfat Pb dễ
chuyển thành carbonat Pb (cerussit); còn vanadat Pb (vanadinit) thì thành tạo trong


5

môi trƣờng kiềm. Hợp chất của Pb2+ với các anion [CrO4], [MoO4], [VO4], ... là
những hợp chất có màu, dễ nhận biết. Nói chung, hợp chất thứ sinh của Pb trong đới
ngoại sinh là những hợp chất vững bền, có độ hoà tan kém, chính vì vậy Pb di
chuyển kém hơn nhiều so với Cu và Zn, nằm lại tại chỗ hoặc không xa phạm vi tích
tụ ban đầu.
Trong đá sét, đặc biệt là đá phiến chứa bitum thì hàm hàm lƣợng Pb tăng cao rõ
rệt, có khi đạt đến vài phần trăm. Pb ở đây có thể dƣới dạng PbS hoặc hợp chất oxy.
Khả năng di chuyển của Pb tƣơng tự nguyên tố Cu, tức là các hợp chất Pb 2+ có
khả năng di chuyển mạnh trong môi trƣờng axit có độ pH <5,4. Độ hoà tan của các
hợp chất của Pb rất thấp, hợp chất hoà tan nhất là PbSO4 - 42 mg/l, còn PbCO3 chỉ
1,1 mg/l; các hợp chất khác của Pb có khả năng khá bền vững hơn trong đới oxy
hoá. Điều nay làm cho hàm lƣợng Pb trong nƣớc tự nhiên thƣờng thấp. Độ pH trầm
đọng của các hydroxyt của Pb là 6,0. Tuy nhiên, ngƣời ta cũng gặp Pb trong các loại
nƣớc kiềm (pH đến 10,5) nhƣng không nhiều [1].
1.2 . Ảnh hƣởng của chì đến sức khỏe và môi trƣờng
1.2.1 Ảnh hƣởng của chì đến sức khỏe con ngƣời
Pb phải ở dạng linh động trong môi trƣờng thì mới có khả năng theo chuỗi
thức ăn (hoặc không khí) vào cơ thể con ngƣời, từ đó mới có thể gây hại. Ở dạng
bền vững trong môi trƣờng thì Pb hầu nhƣ không có hại đối với cơ thể bởi lẽ cơ thể
sống khó có thể hấp thụ đƣợc nó. Nhƣng dạng bền vững cũng chỉ ở cơ chế động,
khi đi vào môi trƣờng đất, nƣớc ... có đặc trƣng môi trƣờng (Eh, pH) thay đổi chúng

lại trở nên linh động.
Nguy cơ phơi nhiễm của Pb sẽ thể hiện khi hàm lƣợng của nó tăng cao hơn mức
bình thƣờng trong cơ thể hay trong từng bộ phận. Với các nồng độ cao hơn trong
máu (> 0,8 ppm), Pb có thể gây nên hiện tƣợng thiếu máu do thiếu hemoglobin. Khi
hàm lƣợng Pb trong máu nằm trong khoảng (> 0,5-0,8 ppm) thì Pb gây ra sự rối
loạn chức năng của thận và phá huỷ não [1].
1.2.2 Ảnh hƣởng của chì đối với môi trƣờng, hệ sinh thái
Khả năng xâm nhập vào cơ thể của sinh vật nƣớc của chì phụ thuộc vào tính
chất hóa học của môi trƣờng nƣớc (pH, độ cứng, thành phần của anion của nƣớc),


6

các thành phần đặc trƣng lý hóa của cặn lắng (thành phần khoáng, kích thƣớc hạt
cặn, độ rỗng của lớp cặn), thành phần hữu cơ trong nƣớc, nồng độ và tính chất hóa
lý của các chất rắn lơ lửng.
Chì đƣợc hấp thụ từ môi trƣờng nƣớc vào cơ thể sinh vật dƣới dạng các
cation hoặc oxyanion là những phần tử dễ dàng xuyên qua lớp màng tế bào của
sinh vật. Trong nƣớc biển, chì thƣờng có khuynh hƣớng kết tủa dƣới dạng PbCl 2.
Vì vậy, hàm lƣợng chì hòa tan trong nƣớc biển rất thấp nên chì có thể xâm nhập
vào thể sinh vật biển ở những khu vực gần nguồn ô nhiễm hoặc ở các sinh vật đáy.
Cá là loài sinh vật nằm ở điểm đầu của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nƣớc. Quá
trình hấp thụ của cá chủ yếu xảy ra qua đƣờng hô hấp [1].
Ngoài ra, chì có khả năng gây độc đối với một số loài trong hệ sinh vật đất
nhƣ: kiềm chế hoạt động của các vi khuẩn khoáng hóa nitơ và vi khuẩn phân giản
cellulose. Tuy nhiên, độc tính của chì đối với sinh vật trên cạn không mạnh bằng
các kim loại nặng khác.
1.3 Thực trạng ô nhiễm chì tại khu vực công nghiệp và làng nghề
1.3.1 Các nguồn ô nhiễm chì
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) [38], các nguồn ô nhiễm chì chính gồm:

1) Xăng pha chì.
2) Sơn và bột màu pha chì.
3) Hoạt động khai khoáng và sản xuất công nghiệp.
4) Sản xuất tái chế ắc quy và chất thải điện tử.
5) Môi trƣờng có tiền sử bị ô nhiễm do sản xuất công nghiệp.
6) Chì trong đồ chơi trẻ em.
7) Chì trong men gốm sứ.
8) Chì trong thực phẩm, nƣớc uống.
9) Chì trong chuỗi thức ăn do đất bị ô nhiễm.
10) Chì trong mối hàn trong thực phẩm đóng hộp.
11) Nƣớc nhiễm chì và đƣờng ống dẫn có chì.
12) Chì trong các thảo dƣợc cổ truyền, trong thuốc dân gian.
13) Chì trong mỹ phẩm.


7

14) Chì trong rác thải có chứa chì do bị thiêu hủy.

Hình 1.1. Các nguồn phơi nhiễm chì
1.3.1.1. Sơn và bột màu pha chì
Sau xăng pha chì thì sơn pha chì là một nguồn phơi nhiễm chì rất lớn đối với
trẻ em. Nhiễm độc chì từ sơn pha chì đã đƣợc miêu tả từ những năm 1892 ở
Australia. Trẻ em bị phơi nhiễm với chì phát tán xung quanh môi trƣờng học tập
cũng nhƣ vui chơi của các em dƣới dạng bụi và cát thông qua những bề mặt phủ sơn
chứa chì bị rạn nứt, hƣ hỏng trong nhà. Đặc biệt, trong trƣờng hợp đƣợc sơn mới
lại, bề mặt sơn thƣờng đƣợc đánh ráp để tạo độ bám cho lớp sơn mới. Do vậy chì
trong lớp sơn cũ sẽ bong ra và phát tán rộng rãi trong không khí dƣới dạng những
hạt bụi nhỏ nhiễm chì [11]. Trẻ còn bị nhiễm chì do thói quen đƣa tay vào miệng
hoặc nuốt trực tiếp những mẩu sơn khô từ đồ chơi, đồ đạc trong nhà hoặc các vật

dụng khác đƣợc sơn bởi sơn chứa chì. Đây là thói quen rất phổ biến ở trẻ em từ sáu
tuổi trở xuống. Trẻ em trong độ tuổi từ một tuổi đến sáu tuổi điển hình mỗi ngày
nuốt từ khoảng 100-400 mg bụi và cát nhà [37]. Để phòng chống nhiễm độc chì cho
trẻ em, năm 1978, Hoa Kỳ đã có lệnh cấm sử dụng các loại sơn có hàm lƣợng chì
>0,06% (600 ppm) để sơn đồ chơi, đồ dùng, tƣờng nhà, các công trình xây dựng sử
dụng cho mục đích công cộng. Tiêu chuẩn mới của Hoa Kỳ năm 2009 yêu cầu cấm
các sản phẩm thiết kế cho trẻ em dƣới 12 tuổi sử dụng sơn có hàm lƣợng chì >300


8

ppm ở bất kỳ chi tiết nào của sản phẩm. Tại Nam Phi, giới hạn nồng độ chì trong
sơn dƣới 600 ppm đã đƣợc áp dụng từ năm 2009 [38].
Mặc dù lệnh cấm sử dụng sơn pha chì đã đƣợc ban hành và áp dụng tại nhiều
nơi trên thế giới nhƣng nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ chì trong sơn vẫn ở mức
cao. Thái Lan đã cấm sử dụng sơn pha chì từ 2 thập kỷ trƣớc, nhƣng các mẫu của
5/7 nhãn hiệu sơn đƣợc kiểm tra có chứa hàm lƣợng chì lên đến 30.000 ppm. Tại
Liên bang Nga, sơn nội thất có chứa chì đã bị hạn chế bởi các Luật của Liên bang
Xô Viết trƣớc đây và của Liên bang Nga trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, các
nghiên cứu độc lập cho thấy tại Nga vẫn dễ dàng tìm thấy các loại sơn chứa chì trên
thị trƣờng [38].
Tại Việt Nam, hiện tại chƣa có một quy định nào về nồng độ chì đƣợc phép
sử dụng cho mỗi loại sơn. Một nghiên cứu tại Việt Nam trong tháng 10/2015 của
Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trƣờng trong Phát triển (CGFED) đã
chỉ ra rằng sơn dung môi dành cho sơn nhà ở chứa nồng độ chì ở mức rất cao đang
đƣợc sử dụng rộng rãi trên thị trƣờng sơn tại Việt Nam. Nghiên cứu đã tiến hành
điều tra và phân tích 26 hộp sơn dung môi đại diện cho 11 nhãn hàng sơn và 11 nhà
sản xuất sơn đƣợc sử dụng để sơn nhà ở bán rộng rãi trong nhiều cửa hàng tại Hà
Nội. Kết quả điều tra cho thấy 14/26 hộp sơn dung môi dùng cho sơn nhà (chiếm
54%) có nồng độ chì vƣợt quá 600 ppm - giới hạn nồng độ chì theo quy định ở một

số quốc gia nhƣ Singapore, Hàn Quốc và Sri Lanka. Hơn thế nữa, 5/26 hộp sơn
(chiếm 19%) chứa nồng độ chì ở mức nguy hiểm trên 10.000 ppm, trong 11 nhãn
sơn đƣợc kiểm tra, 4 nhãn sơn (chiếm 36%) có ít nhất 1 mẫu sơn với tổng nồng độ
sơn vƣợt 10.000 ppm. Sơn đỏ, sơn vàng khi mang phân tích là hai mẫu chứa nồng
độ chì cao nhất trong tất cả các mẫu màu sơn vƣợt 10.000 ppm. Ba trong tổng số
chín mẫu sơn màu đỏ (chiếm 33%) và 2 trong tổng số 8 mẫu sơn màu vàng (chiếm
25%) chứa nồng độ chì trên 10.000 ppm. Ngoài ra, trong 26 hộp sơn, không một
thông tin nào về nồng độ chì đƣợc cung cấp trên nhãn và hầu hết trên 26 nhãn bao
bì chứa rất ít thông tin về thành phần sơn. Hầu hết thông tin cảnh báo và lƣu ý trên
hộp chỉ đề cập đến tính bắt lửa của sơn mà không đề cập đến ảnh hƣởng của bụi chì
trong sơn đến trẻ em và phụ nữ đang mang thai [11].


9

1.3.1.2. Hoạt động khai khoáng và sản xuất công nghiệp
Hoạt động khai khoáng và sản xuất công nghiệp có các sản phẩm liên quan
đến chì là một trong các nguồn phơi nhiễm chì cho trẻ em. Điển hình nhƣ ở bang
Zamfara, Nigeria, hoạt động khai thác quặng vàng đã gây ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng dẫn đến cái chết của 400 trẻ em (theo thống kê tháng 3/2010) do bị
nhiễm độc chì. Kết quả xết nghiệm máu của các trẻ em sống sót cho thấy mức chì
máu rất cao.
Ở Trung Quốc, hàng loạt các vụ nhiễm độc chì ở trẻ em đã xảy ra. Tại tỉnh
Côn Minh (2009) theo Trung tâm phòng chống nhiễm độc chì Côn Minh có khoảng
50-60% trẻ em dƣới 14 tuổi sống gần các khu vực khai khoáng bị nhiễm độc chì.
Năm 2009, hơn 1300 trẻ em của làng Văn Bình, tỉnh Hồ Nam có nồng độ chì máu
cao do sống gần một nhà máy luyện Mangan trái phép. 70% trẻ em đƣợc kiểm tra
có nồng độ chì máu >10 μg/dL, 17 trẻ em bị nhiễm độc chì phải điều trị tại bệnh
viện [13], [14].
Tại Việt Nam, các mỏ chì, kẽm ở nƣớc ta đã đƣợc phát hiện và khai thác từ

hàng trăm năm nay. Chỉ tính riêng ở tỉnh Bắc Kạn đã có 11 mỏ, Thái Nguyên có 4
mỏ đang khai thác. Nghiên cứu về vấn đề môi trƣờng ở mỏ chì Làng Hích, Thái
Nguyên cho thấy hoạt động khai thác, chế biến Chì - Kẽm đã có tác động đến môi
trƣờng, làm suy giảm chất lƣợng đất tại khu vực khai trƣờng và vùng phụ cận, đất
tại gần lò khai thác 1A Mỏ 3 bị ô nhiễm nặng nề về chỉ tiêu kẽm và chì [5]. Trẻ em
là đối tƣợng nhạy cảm đối với môi trƣờng xung quanh nên trẻ em sống xung quanh
khu vực sản xuất trên có nguy cơ nhiễm độc chì rất cao.
Hoạt động khai khoáng và chế biến kim loại màu (trong đó có chì) đã gây ô
nhiễm môi trƣờng và tác động bất lợi đến sức khỏe cộng đồng [5]. Nghiên cứu của
Đỗ Thị Hằng (2011) tại làng Hích cho thấy nồng độ chì máu của 20% ngƣời đƣợc
xét nghiệm và nồng độ chì niệu của 10% ngƣời đƣợc xét nghiệm cao hơn TCCP [5].
1.3.1.3. Sản xuất tái chế ắc quy và chất thải điện tử
Tái chế ắc quy chì là một hoạt động rất phổ biến trên thế giới đặc biệt là ở
các nƣớc đang phát triển do lƣợng ắc quy đƣợc sử dụng cho các phƣơng tiện giao


10

thông ngày càng gia tăng. Các cơ sở sản xuất thƣờng có quy mô nhỏ, thiếu các công
nghệ tiên tiến nên gây ô nhiễm môi trƣờng rất nghiêm trọng.
Tại Dakar, Senegan từ tháng 11/2007 đến tháng 03/2008 đã có 18 trẻ em bị
tử vong liên quan đến các bệnh của hệ thống thần kinh trung ƣơng. Nguyên nhân tử
vong là do trẻ em bị nhiễm độc chì từ hoạt động tái chế ắc quy bất hợp pháp.
Nghiên cứu trên 81 đối tƣợng trẻ em tại khu vực này cho thấy tất cả trẻ em này bị
nhiễm độc chì, trong đó có những trẻ em bị nhiễm độc rất nặng. Mức chì máu của
50 trẻ em dao động từ 39,8 đến 613,9 μg/dL. 17 trẻ em có biểu hiện nhiễm độc thần
kinh nghiêm trọng. Kết quả xét nghiệm chì trong nhà và đất ở khu vực sinh sống
cho thấy bị ô nhiễm rất nặng (trong nhà 14.000 mg/kg; bên ngoài nhà 302.000
mg/kg) [29].
Cùng với sự gia tăng trên phạm vi toàn cầu số lƣợng máy tính, điện thoại di

động và các thiết bị điện tử khác cũng nhƣ chu kỳ sử dụng, việc sử dụng và thay thế
chúng đã tạo ra một khối lƣợng lớn chất thải điện tử. Phần lớn các chất thải này
đƣợc vận chuyển đến các nƣớc có thu nhập thấp để tách chì, thủy ngân và các kim
loại khác. Nghiên cứu tại Malina, Philippin trên những trẻ em từ 6 - 15 tuổi nhặt rác
ở khu vực Smokey Mountain cho thấy mức chì máu tăng cao (28,4 μg/dL), 68,2%
trẻ nam và 58,2% trẻ nữ có mức chì máu >20 μg/dL [32]. Một nghiên cứu đƣợc tiến
hành ở thành phố tái chế chất thải điện tử Guiyu trên 165 trẻ em (năm 2007), số
lƣợng trẻ em có mức chì máu ≥ 10μg/dL chiếm 81,8% (135/165 trẻ). Theo kết quả
một nghiên cứu khác tại Guiyu (năm 2008) có 70,8% trẻ em (109/135 trẻ) có mức
chì máu ≥ 10 μg/dL. Các tác giả cho rằng mức chì máu tăng cao ở trẻ em tại Guiyu
là do ô nhiễm môi trƣờng từ hoạt động tái chế các thiết bị điện tử có chứa chì [34].
Ngƣời dân Việt Nam có nguy cơ cao nhiễm độc chì do hoạt động tái chế ắc
quy. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2015 lƣợng phế thải ắc quy chì có thể lên đến
70.000 tấn. Các ắc quy phế thải chủ yếu đƣợc tái chế tại các làng nghề nên vấn đề ô
nhiễm môi trƣờng và ảnh hƣởng đến sức khỏe trẻ em rất khó tránh khỏi. Tình trạng
nhiễm độc chì ở trẻ em tại một số làng nghề tái chế chì là rất cao. Điển hình nhƣ tại
làng nghề tái chế chì Đông Mai, Hƣng Yên, nghiên cứu của Lỗ Văn Tùng năm
2011, 100% trẻ em đƣợc xét nghiệm sàng lọc chì máu có nồng độ chì máu


11

>10µg/dL. Trong 24 trẻ em đƣợc xét nghiệm lại bằng máu tĩnh mạch, có 19 trẻ em
có nồng độ chì máu trên 45 μg/dL, xuất hiện cả những trƣờng hợp bị ngộ độc nặng
với nồng độ chì máu >70 µg/dL [14]. Những nghiên cứu khác tại Hƣng Yên cũng
cho kết quả tƣơng tự. Nghiên cứu của Sanders A. P. ở 20 trẻ em tại thôn Nghĩa Lộ,
Hƣng Yên cho thấy 80% trẻ em có chì máu >10µg/dL, 4/20 (20%) trẻ em có nồng
độ chì máu > 45 µg/dL. Nghiên cứu của Đặng Anh Ngọc (năm 2008) tại xã Chỉ
Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hƣng Yên cho thấy tỷ lệ học sinh có hàm lƣợng delta –
ALA niệu trên 10 mg/L khá cao, chiếm 45,0%; ở mức 5-10 mg/L chiếm 40,4% và

mức dƣới 5 mg/L chiếm 14,6% [7]. Tháng 9/2014, Trung tâm Môi trƣờng và Phát
triển cộng đồng (CECoD) phối hợp với Viện Blacksmith (Mỹ) tổ chức khảo sát đo
hàm lƣợng chì trong đất bằng máy phân tích XRF Model α-4000 tại các con đƣờng
làng, các khu vực trƣờng học và 539 hộ gia đình trong làng Đông Mai. Kết quả
khảo sát cho thấy, hàm lƣợng chì tại các điểm đo dao động từ 400 ppm - 5.000 ppm
(tiêu chuẩn của Mỹ về hàm lƣợng chì trong đất đối với các khu vực dân cƣ là 400
ppm). Đặc biệt, tại các điểm gần các xƣởng nấu chì, hoặc có hoạt động phá dỡ bình
ắc quy, hàm lƣợng chì ở mức cao, trên 5.000 ppm và có điểm trên 20.000 ppm.
Trong 539 hộ, có 261 hộ còn đất vƣờn với hàm lƣợng chì trong đất dao động từ 28
ppm - 59.513 ppm. Trong đó có 23 hộ có hàm lƣợng chì trong đất ở mức cao (>
1.200 ppm) [19].
Sau nhiều nỗ lực cải thiện môi trƣờng và truyền thông cho ngƣời dân tại làng
nghề tái chế chì Đông Mai, Hƣng Yên về ảnh hƣởng của chì và biện pháp phòng
chống, tỷ lệ trẻ em bị ngộ độc chì đã giảm, tuy vậy vẫn chiếm khoảng 65%.
1.3.1.4. Chì trong thực phẩm, nƣớc uống
Hơn 80% liều hấp thu chì hàng ngày là do thức ăn, bụi và chất bẩn. Lƣợng
chì trong thực phẩm có nguồn gốc thực vật phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm đất,
nƣớc xung quanh các mỏ chì và cơ sở luyện chì [38]. Nƣớc uống có thể bị nhiễm
chì từ những mối hàn đặc biệt khi nguồn nƣớc uống có độ pH cao. Nƣớc ăn uống ở
các trƣờng học công lập tại Seattle, Washington có chứa hàm lƣợng chì cao. Nguồn
chì có thể xuất hiện ngay cả trong các van của hệ thống cấp nƣớc. Theo xét nghiệm
năm 2004, hàm lƣợng chì cao hơn 20 ppb [36].


12

Tại Việt Nam, nhƣ đã phân tích ở trên, hoạt động khai thác, chế biến Chì –
Kẽm, tái chế ắc quy, ... đang gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí xung
quanh. Trong khi đó, ở Việt Nam, tại một số vùng, nông nghiệp và canh tác vẫn
là phƣơng thức sản xuất chính. Bản thân cây trồng sống trong những vùng đất

chứa lƣợng chì cao cũng sẽ chứa lƣợng chì cao hơn mức bình thƣờng mà chúng
có đƣợc do chúng hút các chất dinh dƣỡng trong đất. Từ đó, chì tích luỹ trong
đất đi vào nông sản, thực phẩm, tích tụ trong thực vật và theo chuỗi thức ăn vào
cơ thể con ngƣời.
Một nghiên cứu của tác giả Trần Thị Dung (năm 2014) phân tích hàm lƣợng
chì trong đất vƣờn của 253 hộ gia đình tại làng Đông Mai, Hƣng Yên cho thấy
phần lớn đất vƣờn của các hộ gia đình ở Đông Mai (chiếm 78,26%) đã bị ô nhiễm
chì nghiêm trọng, vƣợt quá TCCP nhiều lần (QCVN 03:2008/BTNMT), có nơi vƣợt
gấp hơn 168 lần. Trong đó, hàm lƣợng chì tại các khu vực gần các xƣởng đang hoạt
động hoặc các điểm tập kết xỉ chì, bột khói chì và các phế thải nhiễm chì khác (nhƣ
vỏ bình ắc quy vỡ, lá cách điện, v.v.) đo đƣợc ở mức rất cao trên 2000 ppm (23 hộ).
Hàm lƣợng chì tại các khu vực đã diễn ra hoạt động tái chế chì trong quá khứ và
hiện tại đã đƣợc đổ một lớp đất lấy từ các khu vực khác trong làng (đất ruộng, đất
đào móng nhà, xỉ chì thải, v.v.) hoặc chƣa cải tạo nằm trong khoảng 402 - 1890
ppm (83 hộ). Hàm lƣợng chì tại một số khu vực không diễn ra hoạt động tái chế chì
trong quá khứ và cả hiện tại dao động trong khoảng 121 - 400 ppm (92 hộ). Hàm
lƣợng chì tại các khu vực trong quá khứ đã diễn ra hoạt động tái chế chì nhƣng hiện
tại đã đổ một lớp đất sạch hoặc cát sạch lên trên đo đƣợc ở mức thấp dƣới 120 ppm
(55 hộ) [4].
1.3.1.5. Chì trong men gốm sứ
Chì từ lâu đã đƣợc sử dụng trong đồ gốm làm men trang trí. Có thêm chì,
nƣớc men sẽ trông mịn và láng hơn, màu sắc và hoa văn tƣơi sáng hơn. Sử dụng
men gốm sứ chứa chì, đặc biệt là đồ gốm bị sứt mẻ, chứa thức ăn có tính axít làm
cho chì từ men thâm nhập vào thực phẩm là nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm.
Nghiên cứu tại Mexico cho thấy tần suất sử dụng đồ gốm sứ tráng men
truyền thống, nung ở nhiệt độ thấp có liên quan trực tiếp đến tăng nồng độ chì máu


13


ở trẻ em. Nghiên cứu năm 2008 cho thấy tất cả các mẫu thử nghiệm sơn tráng men
đều có nồng độ chì lớn hơn 90 ppm (giới hạn quy định ở Trung Quốc và Hoa Kỳ).
Cũng tại Mexico, có ít nhất 10.000 xƣởng gốm sử dụng các chất tráng men có chứa
chì trong lò nung bằng gỗ. Nhiều nhà xƣởng đƣợc kết nối với khu vực sinh hoạt và
nấu ăn nên ngƣời lao động và gia đình của họ có nguy cơ bị nhiễm độc chì và các
bệnh liên quan đến chì nhiều nhất. Sau khi hồi cứu các nghiên cứu từ năm 2000 cho
đến thời điểm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa ngộ
độc chì và tình trạng chậm phát triển trí tuệ của trẻ và xác định đƣợc tỷ lệ chậm phát
triển trí tuệ ở trẻ em <1-4 tuổi ở Mexico là 5,98/1000 trẻ [33]. Một nghiên cứu khác
cũng chỉ ra con cái của những ngƣời công nhân sản xuất gốm sứ thủ công có
nồng độ chì trong máu cao hơn con cái của những ngƣời công nhân của ngành
nghề khác [31].
1.3.1.6. Chì trong thuốc cổ truyền
Các loại thuốc cổ truyền dân tộc của Ấn Độ, Trung Quốc và một số nƣớc
khác ở Châu Á cũng là nguồn nguy cơ gây nhiễm độc chì. Một số loại thuốc thảo
dƣợc đƣợc sản xuất ở Nam Á đã đƣợc phát hiện nhiễm chì từ 5-37 mg/g [36]. Năm
1978, tại Mỹ và một số nƣớc khác ghi nhận 55 trƣờng hợp nhiễm độc chì cấp tính
liên quan đến sử dụng thuốc cổ truyền nguồn gốc Ấn Độ.
Ở Việt Nam, thuốc cam cũng là nguồn gây nhiễm độc chì đối với trẻ em Việt
Nam. Kết quả kiểm tra tại Viện Hóa học có 98/100 mẫu thuốc cam có hàm lƣợng chì
cao ở mức 2 - 90% quy ra oxyt chì, có mẫu 85% là chì. Bộ Y tế nhận định có khả
năng chì trong thuốc cam là từ hóa chất đƣợc phối trộn với dƣợc liệu, hầu hết thuốc
cam bán tại các tỉnh thành hiện nay đều không do cơ sở trong nƣớc sản xuất mà đƣợc
nhập từ Móng Cái, Quảng Ninh và có khả năng có xuất xứ từ Trung Quốc. Thực
trạng nhiễm độc chì ở trẻ em do thuốc cam cũng có chiều hƣớng gia tăng. Thống kê
của Trung tâm chống độc từ 2011 - 2012 có 2.550 trẻ em đến khám ngộ độc chì có
750 trẻ có chì máu >10μg/dL (29,4%). Từ tháng 01/2013 đến 10/2014 có 797 bệnh
nhân đến khám, trong đó có 179 trẻ em (số có chì máu > 10 μg/dL) chiếm 47,48%,
chì máu >20μg/dL chiếm 27,4%, chì máu 45 – 69 μg/dL là 5%, chì >70 μg/dL là



14

3,8%. Nguy hiểm hơn, những trƣờng hợp trẻ em bị ngộ độc chì do sử dụng thuốc cam
ở cộng đồng còn chƣa đƣợc phát hiện.
1.3.2 Thực trạng hoạt động sản xuất của các làng nghề tái chế
1.3.2.1 Vai trò của các làng nghề truyền thống
Với hơn 2000 làng nghề trong cả nƣớc, gồm 11 nhóm ngành nghề, sử dụng
hơn 10 triệu lao động, đóng góp hơn 40 ngàn tỷ đồng cho thu nhập quốc gia… các
làng nghề truyền thống đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn:
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với giá
thành rẻ. Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong
nƣớc, vốn là các tài nguyên thiên nhiên điển hình của miền nhiệt đới: tre nứa, gỗ, tơ
tằm, các sản phẩm của nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô, khoai, sắn…),
các loại vật liệu xây dựng…
- Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng các thị trƣờng trong
nƣớc với các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị trƣờng nƣớc
bạn với nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao. Trong đó, điển hình nhất là các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ (hiện nay, mặt hàng này xuất khẩu đạt giá trị gần 1 tỷ
USD/năm). Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng góp cho nền kinh tế
quốc dân từ 40 – 50 ngàn tỷ đồng. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn.
- Đặc biệt, phát triển các nghề truyền thống đang góp phần giải quyết công ăn
việc làm cho hơn 11 triệu lao động chuyên và hàng ngàn lao động nông nhàn ở
nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.
1.3.2.2. Phân loại làng nghề
Làng nghề với những hoạt động và phát triển đã có những tác động tích
cực và tiêu cực đến nền kinh tế, đời sống xã hội và môi trƣờng với những nét đặc
thù rất đa dạng. Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại làng nghề theo

một số dạng sau:
- Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới.
- Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm.
- Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ.
- Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm.


×