Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài 4 k có hành vi cướp giật tài sản của người khác có giá trị 50 triệu đồng hành vi phạm tội của k được quy định tại khoản 2 điều 136 BLHS k bị tòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.31 KB, 10 trang )

Bài tập lớn học kỳ - Đỗ Thị Thu Huyền - 361144

Bài 4
K có hành vi cướp giật tài sản của người khác có giá tr ị 50 triệu
đồng. Hành vi phạm tội của K được quy định tại khoản 2 Đi ều 136 BLHS. K
bị Tòa án xử phạt 3 năm tù.
Hỏi:
1. Trường hợp phạm tội của K là loại tội gì theo sự phân loại tội phạm
(khoản 3 Điều 8 BLHS). (1 điểm)
2. Hành vi phạm tội của K thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng
hay CTTP giảm nhẹ? Tại sao? (1 điểm)
3. Nếu K mới 15 tuổi 6 tháng thì K có phải ch ịu TNHS về hành vi c ủa mình
không? Tại sao? (2 điểm)
4. Nếu K đang bị mắc bệnh tâm thần thì K có ph ải ch ịu TNHS v ề hành vi
của mình không? Tại sao? (2 điểm)
5. Có thể cho K hưởng án treo không? Tại sao? (1 điểm)

1


Bài tập lớn học kỳ - Đỗ Thị Thu Huyền - 361144

Bài làm
1. Trường hợp phạm tội của K là loại tội rất nghiêm trọng.

Giải thích
Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS thì: “Tội phạm ít nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của
khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm tr ọng là
tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là c ủa khung hình
phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là t ội


phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà m ức cao nh ất
của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân
hoặc tử hình.”
Như vậy, để phân loại tội phạm đối với tội phạm K đã thực hiện
theo quy định tại khoản 3 Điều 8 BLHS, ta cần dựa vào m ức cao nh ất của
khung hình phạt có thể áp dụng đối với tội c ướp giật tài sản đó quy định
tại khoản 2 điều 136 BLHS.
Theo Khoản 2 Điều 136 quy định: “Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà
tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
2


Bài tập lớn học kỳ - Đỗ Thị Thu Huyền - 361144

g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai
trăm triệu đồng;
h) Gây hậu quả nghiêm trọng.”
Có thể thấy, mức cao nhất của khung hình phạt đối với hành vi ph ạm
tội được quy định tại Khoản 2 Điều 136 là mười năm tù. Căn cứ vào khoản
3 Điều 8 BLHS thì trường hợp phạm tội của K thuộc loại tội r ất nghiêm
trọng (khung hình phạt cao nhất là mười lăm năm tù.

Vậy, loại tội phạm mà K đã thực hiện là loại tội rất nghiêm trọng.
2. Hành vi phạm tội của K là CTTP tăng nặng

Giải thích
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính ch ất
đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong Luật hình sự.
Những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả CTTP là:
-

Dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm;
Dấu hiệu lỗi thuộc yếu tố mặt chủ quan của tội phạm;
Dấu hiệu năng lực TNHS và độ tuổi thuộc yếu tố chủ thể của tội
phạm.
Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu

định tội – dấu hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân bi ệt t ội này v ới t ội
khác.
Cấu thành tội phạm tăng nặng là cấu thành tội phạm mà ngoài d ấu
hiệu định tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ gây nguy
hiểm cho xã hội tăng lên một cách đáng kể (so với trường hợp bình
thường).
Cấu thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài d ấu
hiệu phạm tội còn có thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ gây nguy
hiểm cho xã hội giảm xuống một cách đáng kể (so với trường hợp bình
thường).
3


Bài tập lớn học kỳ - Đỗ Thị Thu Huyền - 361144


Mối loại tội phạm có một CTTP cơ bản, ngoài ra có th ể có m ột ho ặc
nhiều CTTP tăng nặng hay giảm nhẹ.
Những dấu hiệu có thêm trong CTTP tăng nặng hoặc giảm nhẹ trong
luật hình sự được gọi là những dấu hiệu định khung, vì khi th ỏa mãn
những dấu hiệu đó sẽ cho phép chuyển khung hình ph ạt đ ược áp d ụng tù
khung bình thường lên khung tăng nặng hoặc xuống khung gi ảm nh ẹ.
Áp dụng vào trường hợp phạm tội của K thì:
Hành vi của K ở đây thỏa mãn những dấu hiệu định tội cho tội c ướp
tài sản quy định tại Điều 136 BLHS. Ngoài ra, tài sản mà K cướp giật tài sản
của người khác có giá trị 50 triệu đồng. Số tiền mà K cướp giật được là 50
triệu đồng, theo như điểm g khoản 2 Điều 136 BLHS:
“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù t ừ
ba năm đến mười năm:
g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai
trăm triệu đồng.”
Như vậy, ngoài hành vi cướp giật tài sản, số tiền mà K cướp được là
50 triệu đồng là dấu hiệu làm tăng thêm mức độ của gây nguy hiểm cho xã
hội tăng lên một cách đáng kể so với trường hợp chỉ c ướp gi ật tài s ản
thông thường mà K đã làm.
Vì vậy, hành vi phạm tội của K là CTTP tăng nặng.
3. Nếu K mới 15 tuổi 6 tháng thì K có phải chịu TNHS về hành vi c ủa

mình
Giải thích
Theo quy định của BLHS người chưa đạt độ tuổi bắt đầu có năng lực
TNHS sẽ luôn luôn được coi là không có lỗi (vì ch ưa có năng l ực TNHS).
Trong độ tuổi từ tuổi bắt đầu có năng lực TNHS đến tuổi có năng l ực TNHS
đầy đủ, năng lực TNHS còn hạn chế , do vậy người trong độ tuổi này ch ỉ b ị
4



Bài tập lớn học kỳ - Đỗ Thị Thu Huyền - 361144

coi là có năng lực TNHS trong những trường hợp nh ất định. Ở Vi ệt Nam,
căn cứ vào thực tiễn phòng chống đấu tranh tội phạm và trên c ơ s ở kinh
nghiệm của các nước khác, Nhà nước ta đã xác định trong BLHS tu ổi 14 là
tuổi bắt đầu có năng lực TNHS và tuổi 16 là tuổi có năng lực TNHS đầy đ ủ.
Khoản 1 Điều 12 BLHS: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ
16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.”
Trường hợp phạm tội của K, nếu K mới 15 tuổi 6 tháng có nghĩa là K
nằm trong độ tuổi bắt đầu có năng lực TNHS. Theo Khoản 1 Đi ều 12 BLHS
thì K sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu nh ư tội phạm của K là r ất
nghiêm trọng.
Thứ nhất, theo ý 1 thì loại tội của K là tội rất nghiêm tr ọng do m ức
cao nhất của khung hình phát cho hành vi của K là m ười năm tù và căn c ứ
vào khoản 3 Điều 8 thì đó là loại tội rất nghiêm trọng.
Thứ hai, phải khẳng định rằng lỗi trong trường hợp này của K là lỗi
cố ý và cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp.
Lỗi là trạng thái tâm lý của con người đối với hành vi nguy hi ểm cho
xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện
dưới hình thức lỗi cố ý hoặc vô ý.
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hi ểm
cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã h ội, th ấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong cho hậu quả đó xảy ra .(Điều 9 BLHS)
Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả của hành vi đó.
Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh.
Trường hợp của K


5


Bài tập lớn học kỳ - Đỗ Thị Thu Huyền - 361144

Về lý trí: mặc dù mới 15 tuổi 6 tháng những K sẽ được giáo dục đ ể
biết dcd hành vi đó là sai trái. Vì vậy, K hoàn toàn nh ận th ức đ ược rõ tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi cướp tài sản mà mình gây ra. Và K
hoàn toàn có thể thấy trước được hậu quả mà hành vi c ướp giật tài s ản
của mình gây ra.
Về ý chí: K mong muốn cho hậu quả phát sinh, đó là K sẽ chiếm đoạt
được tài sản của người bị cướp giật.
Qua phân tích trên khẳng định rằng hành vi cướp giật tài sản của K là
lỗi cố ý và cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp. Kết hợp với hành vi mà K th ực hiện
thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng thì K phải chịu trách nhiệm về hành
vi của mình dù K mới 15 tuổi 6 tháng.
Như vậy, K vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình s ự về hành vi ph ạm
tội của mình nếu như K mới 15 tuổi 6 tháng.
4. Nếu K đang bị mắc bệnh tâm thần thì K không phải ch ịu TNHS v ề
hành vi của mình.
Giải thích
Điều 13: “ 1.Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã h ội trong khi đang
mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận th ức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình
sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. 2.Người
phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình
trạng qui định tại khoản 1 Điều này trước khi bị k ết án, thì cũng đ ược áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể
phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Có hai dấu hiệu để xác định tình trạng không có năng lực TNHS:

-

Dấu hiệu y học: người trong tình trạng không có năng l ực TNHS là ng ười
mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạn hoạt động tâm th ần.

6


Bài tập lớn học kỳ - Đỗ Thị Thu Huyền - 361144
-

Dấu hiệu tâm lý: người trong tình trạng không có năng l ực TNHS là ng ười
đã mất năng lực hiểu biết những đòi hỏi của xã hội liên quan đến hành vi
nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện, là người không có năng lực đánh giá
hành vi đã thực hiện là đúng hay sai, nên làm hay không nên làm. Và nh ư
vậy, họ cũng không thể có được năng lực kiềm ch ế việc th ực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội để thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi h ỏi c ủa xã
hội.
Người trong tình trạng không có năng lực TNHS còn có th ể là ng ười
tuy có năng lực nhận thức, tuy có khả năng đánh giá được tính chất xã h ội
của hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình nh ưng do các xung đ ột b ệnh lý
không thể kiềm chế được việc thực hiện hành vi đó.
Như vậy, đối với trường hợp phạm tội của K ta cần ph ải xét 2 tr ường
hợp:
- Trường hợp 1: Nếu K bị tâm thần từ trước khi có hành vi ph ạm t ội
có nghĩa là K bị tâm thần hoàn toàn và khi th ực hiện hành vi thì tâm th ần
của K không bình thường. Khi đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 13 thì: “ Người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang m ắc bệnh tâm
thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức ho ặc kh ả
năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm

hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa
bệnh.” Theo đó, K sẽ không phải chịu TNHS về hành vi mà mình đã gây ra,
thay vào đó K sẽ bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
- Trường hợp hai: Nếu K bị tâm thần sau khi K ph ạm tội hoặc ng ười
bị tâm thần nhưng vẫn có khả năng nhận thức và phạm tội trong trạng
thái nhận thức bình thường. Khi đó, căn cứ vào khoản Điều 13 BLHS :
“Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã
lâm vào tình trạng qui định tại khoản 1 Điều này trước khi bị k ết án,
thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi
7


Bài tập lớn học kỳ - Đỗ Thị Thu Huyền - 361144

bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.” thì K sẽ bj áp
dụng các biện pháp bắt buộc chữa bệnh và sau khi khỏi bệnh phải chịu
TNHS.
5. Có thể cho K hưởng án treo.
Giải thích
Theo BLHS Việt Nam hiện nay, án treo được hiểu là biện pháp miễn
chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Cụ thể, điều 60 kho ản 1 BLHS quy
định: “Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân c ủa ng ười
phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không c ần phải b ắt ch ấp
hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử
thách từ một năm đến năm năm.”
Điều luật không quy định cụ thể các trường hợp được áp dụng án
treo nhưng Theo Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì chỉ cho người bị x ử ph ạt tù
hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.

b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này h ọ
luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa v ụ
của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định ho ặc có n ơi
thường trú cụ thể, rõ ràng.
c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng,
trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Đi ều 46
của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng,
thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình ti ết tr ở
lên.

8


Bài tập lớn học kỳ - Đỗ Thị Thu Huyền - 361144

d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy
hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm”.
Đối với trường hợp này thì K hoàn toàn có th ể được h ưởng án treo
Thứ nhất, K bị xử phạt tù không quá ba năm mặc dù tội mà K ph ạm
phải là tội rất nghiêm trọng.
Như vậy, K đã đáp ứng được một trong bốn yêu cầu để có th ể đ ược
hưởng án treo. Nếu như K đáp ứng được 3 yêu cầu còn lại thì K có th ể
được hưởng án treo. Đó là:
-

Có nhân thân tương đối tốt có nghĩa là ngoài lần phạm tội này họ luôn
chấp hành đúng chính sách, pháp luật, th ực hiện đầy đủ các nghĩa v ụ c ủa
công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có n ơi
thường trú cụ thể, rõ ràng.


-

Có nhiều tình tiết giảm nhẹ và phải nhiều hơn tình tiết tăng n ặng c ủa K đã
phạm phải (chiếm đoạt tài sản từ 50 đến dưới 200 triệu đồng) ít nhất t ừ
hai tình tiết trở lên. Và tình tiết giảm nhẹ quy định cụ thể tại Điều 46
BLHS.

-

K phải là người thực sự có khả năng tự hoàn lương trong môi trường xã h ội
cụ thể, không có nguy cơ tái phạm bởi tính ch ất loại t ội ph ạm mà h ọ đã
thực hiện cũng như do ảnh hưởng xấu của các đối tượng xung quanh.
Như vậy, K hoàn toàn có thể được hưởng án treo nếu nh ư đáp ứng
được cả 4 điều kiện đã nêu.

9


Bài tập lớn học kỳ - Đỗ Thị Thu Huyền - 361144

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999,

NXB. Lao động – Xã hội, Hà Nội, 2009.
2. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật Hình sự Việt Nam, tập I,

NXB. Công an Nhân dân, Hà Nội, 2009.
3. Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự, tập I phần các tội phạm, Đinh Văn


Quế, NXB. TP HCM, 2002.
4. Bộ luật hình sự
5. Nghị quyết 01/2007 Hi đồng thẩm phán nhân dân Tòa án nhân dân tối

cao.

10



×