Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Hành vi khách quan của tội phạm nêu trên được thể hiện ở 3 dạng hành vi khác nhau và được coi là hành vi phạm tội cướp tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.74 KB, 11 trang )

Bài 2
A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt
thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng
không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa.
Một hôm, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông (nơi thanh niên hay ngồi
hóng mát). Bọn chúng gặp C, D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy. A rút
súng ra doạ: “ngồi im không tao bắn chết”. Tưởng đây là súng thật và lo lắng
cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi. C và D không có phản
ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn
tiêu hết.
Hỏi: 1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao? (3 điểm)
2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không
lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết như thế
nào? Tại sao? (2 điểm)
3. E có phạm tội không? Tại sao? (2 điểm)

1


1. Hành vi của A và B cấu thành tội gì? Tại sao ?(3d)
Hành vi của A và B cấu thành tội cướp tài sản ( Điều 133- BLHS )
Khoản 1 Điều 133 BLHS 1999 có đưa ra khái niệm cụ thể về tội này đó
là: Tội cướp tài sản là tội mà người nào đó có hành vi “ dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người tấn công lâm
vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản…”
Tại sao có thể khẳng định hành vi của A, B phạm vào tội trên? bài làm
dưới đây em xin chỉ ra và làm rõ các dấu hiệu pháp lí cấu thành của loại tội
này. Các dấu hiệu đó bao gồm:
Khách thể của tội phạm.
Hành vi cướp tài sản xâm hại đồng thời hai quan hệ xã hội được luật
hình sự bảo vệ. Đó là ( quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu ) 1… Hành vi


phạm tội của A và B đã xâm phạm vào quan hệ sở hữu tài sản của C và D một
cách trái pháp luật trong đó C, D là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe máy.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm nêu trên được thể hiện ở 3 dạng
hành vi khác nhau và được coi là hành vi phạm tội cướp tài sản. Đó là:
- Dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản
- Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc để chiếm đoạt tài sản;
- Hành vi khác làm người bị tấn công rơi vào tình trạng không thể
chống cự được để chiếm đoạt tài sản.
Dạng thứ nhất hành vi dùng vũ lực: được hiểu là hành vi dùng sức
mạnh vật chất ( có hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội ) tác động
vòa người khác nhằm đè bẹp hoặc làm tê liệt sự chống cự của người này
chống lại việc chiếm đoạt. Hành vi dùng vũ lực trước hết phải là hành vi
nhằm vào con người. Những hành vi không nhằm vào con người đều không
1

Bằng hành vi phạm tội của mình, người phạm tội cướp tài sản xâm phạm trước hết đến thân thể,

đến tự do của con người để qua đó xâm phạm đến quyền sử hữu tài sản.. cả hai quan hệ bị xâm hại này đều
được coi là khách thể trực tiếp của tội cướp tài sản.

2


phải là hành vi dùng vũ lực theo qui định của điều luật. Người bị tấn công ở
đây có thể là chủ tài sản, người có trách nhiệm quản lí, hay bảo vệ tài sản
nhưng cũng có thể là người bất kì mà người phạm tội cho rằng người này đã
hoặc có khả năng sẽ ngăn cản việc chiếm đoạt của mình. Hành vi dùng vũ lực
trong tội cướp tài sản phải ở mức độ có khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự
chống cự, nghĩa là có khả năng làm cho sự chống cự về mặt thực tế không thể

xảy ra được hoặc xảy ra nhưng không có kết quả hoặc làm cho người bị tấn
công bị tê liệt về ý chí, không giám kháng cự. Những hành vi dùng vũ lực có
tính chất như vậy có thể là đánh, chém, trói, nhốt...
Dạng thứ hai hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Đây là
trường hợp người phạm tội bằng lời nói hoặc bằng cử chỉ ( hoặc cả hai ) dọa
sẽ dùng vũ lực ngay tức khắc nếu chống cự lại việc chiếm đoạt…
Với tình tiết đề bài đã cho hành vi của A, và B thỏa mãn một trong 3
dạng hành vi của tội cướp tài sản đó là A, B đã có hành vi đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc thông qua bằng cử chỉ và cả lời nói. Tại sao lại khẳng định đó
là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc? Tại vì:
Thứ nhất tính chất của sự đe dọa, theo qui định của luật hình sự, sự đe
dọa phải là đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Dấu hiệu “ ngay tức khắc” ở
đây có nghĩa là chỉ sự nhanh chóng về mặt thời gian, ( sẽ xảy ra ngay lập tức )
và vừa dùng để chỉ sự mãnh liệt của hành vi đe dọa. Việc A vừa thực hiện
hành vi rút súng đồng thời và nói “ngồi im không tao bắn chết” đã cho thấy
tính chất ngay lập tức, nhanh chóng, cấp bách như thế nào của hành vi này.
Hành vi đe dọa nêu trên có tính chất mãnh liệt, nó làm cho C, D thấy được
rằng việc dùng vũ lực sẽ xảy ra ngay lập tức đối với mình nếu như không đáp
ứng các điều kiện mà chúng đưa ra. Trong trường hợp này C D không còn sự
lựa chọn nào khác C, D không hoặc khó có thể tránh khỏi cái chết nếu như
không giao chiếc xe máy cho A và B. Sự đe dọa này đã làm cho ý chí của A
và B tê liệt, tính chất gấp gáp, nguy hiểm ngay lập tức đã làm cho C, D không
thể kịp suy nghĩ đưa ra sự lựa chọn nào khác được ngoài việc phải giao tài sản
3


của mình cho A, B mới đảm bảo được tính mạng. Và việc đe dọa như vậy A,
B đã đạt được mục đích của mình, chiếm đoạt được chiếc xe máy của C, D.
Dạng thứ 3 hành vi làm cho người bị tấn công rơi vào tình trạng
không thể chống cự được. Hành vi ở dạng thứ 3 này tuy không phải là dùng

vũ lực cũng như không phải là lời đe dọa nhưng có khả năng như những hành
vi đó- khả năng làm cho người bị tấn công không thể ngăn cản được việc
chiếm đoạt. Do vậy, những hành vi này được coi là cùng tính chất như hành
vi dùng vũ lực và hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc. Chúng đều có
khả năng đè bẹp hoặc làm tê liệt sự kháng cự. Hành vi đầu độc, hành vi dùng
thuốc gây mê, là những ví dụ cụ thể về dạng hành vi thứ ba này của tội cướp
tài sản.
Như vậy qua việc phân tích dấu hiệu hành vi thuộc mặt khách quan của
tội cướp tài sản có thể nhận thấy rằng hành vi của A và B có các dấu hiệu
thuộc một trong các hành vi phạm tội nêu trên. Hành vi phạm tội màA, B đã
thực hiện ở đây chính là hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc.. vì vậy có
thể kết luận rằng hành vi phạm tội của A, B thỏa mãn dấu hiệu khách quan
của tội cướp tài sản ( Điều 133 )
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội cướp tài sản là chủ thể thường nên chỉ đòi hỏi tội phạm
được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo
luật định. Trong trường hợp này A, B mặc nhiên được coi là thỏa mãn dấu
hiệu về mặt chủ thể của tội phạm.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp. Lỗi của A, B được đặt ra ở
đây là lỗi cố trực tiếp: A, B thực hiện hành vi phạm tội, biết mình có hành vi
đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc và mong muốn hành vi đe dọa này đè bẹp,
làm tê liệt sự chống cự của C, D, để có thể đạt được ( mục đích chiếm đoạt
chiếc xe máy của C, và D. )2
2

Việc thực hiện những hành vi khách quan đã được nêu ở phần trên sẽ chỉ được coi là là hành vi của tội cướp
tài sản khi thực hiện những hành vi đó nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản…. Đọc thêm nghị quyết số 01/-

4



Với hành vi phạm tội của mình, cùng với việc phân tích các dấu hiệu
cấu thành tội cướp tài sản đã thấy hành vi phạm tội của A, B thỏa mãn các
dấu hiệu cấu thành tội này. Vậy có thể khẳng định rằng hành vi của A, B cấu
thành tội cướp tài sản theo Điều 136 BLHS.
2. Trường hợp C, D biết đó là súng giả, chống cự lại, A, B không
lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A, B được giải quyết như thế
nào? Tại sao? ( 2đ )
Trong trường hợp này mặc dù C, D biết đó là súng giả đã chống cự lại
và khiến cho A, B không thể lấy được tài sản thì trách nhiệm hình sự đặt ra
đối với A B vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 133 BLHS
về tội cướp tài sản nhưng ở giai đoạn phạm tội chưa đạt, tại vì:
Thứ nhất : Căn cứ vào qui định tại Điều 133 của bộ luật: “ Người nào
dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho
người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm
đoạt tài sản…” Như vậy có thể thấy đây là loại tội có cấu thành hình thức.
Chỉ cần người phạm tội đã có thực hiện hành vi phạm tội của mình thuộc một
trong 3 loại hành vi phạm tội được qui định trong điều luật trên thì tội phạm
đã được coi là hoàn thành, trách nhiệm hình sự đã được đặt ra mà không cần
biết rằng trên thực tế việc chiếm đoạt tài sản đó đã đạt được hay chưa. Hậu
quả xảy ra về mặt thực tế hay chưa chỉ là căn cứ để Tòa Án xem xét có thể
làm tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt giành cho A, B mà thôi.
Thứ hai : Về phía A, B trong ý thức chủ quan của mình A, B đã mong
muốn chiếm đoạt được tài sản của C vì vậy A, B đã thực hiện hết các hành vi
phạm tội cho là cần thiết để mong muốn hậu quả xảy ra về mặt thực tế nhưng
A, B không thực hiện được tội phạm đến cùng là do những nguyên nhân
khách quan ngoài ý muốn của họ. Bản thân A, B vẫn mong muốn lời đe dọa
của mình sẽ làm tê liệt ý chí kháng cự của C, D và chiếm đoạt được xe máy.
Với mục đích như vậy A, B đã thực hiện hành vi phạm tội cướp nêu trên và

89/HDTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân, đọc thêm phần mặt chủ quan của tội
cướp tài sản; trang 17 giáo trình Luật hình sự tập 2. Trường đại học Luật Hà Nội ,Nxb CAND_2009.

5


hành vi đó cùng với các dấu hiệu khác cũng thỏa mãn dấu hiệu cấu thành của
tội cướp tài sản. ( A, B phạm tội cướp tài sản chưa đạt )3
Thứ ba: Về phía C, D là người bị cướp, việc phát hiện ra súng giả khi
và chỉ khi A và B đã thực hiện hành vi của tội cướp tài sản ( hành vi đe dọa
ngồi im không tao bắn chết ) vì chỉ khi đã rút súng ra đe dọa thì C, D mới có
thể phát hiện được đây là súng giả. Như vậy hành vi phạm tội của A, B được
thực hiện trước khi C, D phát hiện ra. Mà như chúng ta đã biết tội này là tội
cấu thành hình thức nên hành vi của A, B đã cấu thành tội theo điều 133 mất
rồi.
Hơn nữa trong lúc bị cướp tính nhanh chóng, mãnh liệt… của hành vi
đe dọa làm cho người bị cướp khó xác định và không nhất thiết phải biết đích
thực tính thực tế của loại vũ khí mà A, B sử dụng, chỉ cần biết trên tay chúng
đang có vũ khí là một khẩu súng và có khả năng rất lớn đe dọa đến tính mạng
mình nếu được sử dụng. Hiện nay súng giả được làm giống y hệt như súng đồ
chơi rất khó phát hiện trong tình thế như vậy.
Vì vậy việc C, D phát hiện và chống lại sau đó không có ý nghĩa gì
trong việc trách nhiệm hình sự được đặt ra đối với A, B cả nhưng khi xem xét,
căn cứ quyết định hình phạt cuối cùng giành cho A, B thì loại vũ khí được sử
dụng ở đây lại là súng giả và hậu quả thực tế chưa chiếm đoạt được xe máy có
thể sẽ được Tòa Án coi đây làm căn cứ, tình tiết giảm nhẹ giành cho A và B.
3. E có phạm tội không? Tại sao?(2d)
Với tình tiết mà đề bài đã cho ta có thể mặc nhiên thừa nhận E có đầy
đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định…
Việc E mua chiếc xe máy mà A, B đã cướp được chưa thể xác định

ngay E có phạm tội hay không mà nó còn phụ thuộc vào yếu tố sau đây:
Trường hợp thứ nhất : E sẽ không có tội nếu như việc E mua chiếc xe
máy này là hoàn toàn không biết chiếc xe máy đó do A, B cướp được mà có.
3

“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên
nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.” Điều 18 BLHS Việt Nam 1999.

6


Có thể giải thích như sau: E là người quen của A, B có thể vì một lí do nào đó
xuất phát từ nhu cầu thực tế hay…. Mà E có nhu cầu muốn mua một chiếc xe
máy để đi lại. Và khi biết mình có ý định muốn mua xe nên A, B nói với E
rằng có người bạn đang muốn bán chiếc xe máy của cậu ấy để mua chiếc xe
đắt tiền hơn..… vì vậy nếu cậu mua tớ bảo nó bán cho, có gì tớ sẽ mang xe
máy của nó đến cho cậu xem, vì nó gửi tớ bán hộ nên xe máy đang để ở nhà
tớ… vì vậy nếu như trong giả định tình huống trên, A, B lừa dối chiếc xe đó
là của hợp pháp, lại chỗ quen biết nên E đã tin và mua chiếc xe máy ngay,
trong trường hợp này theo ý kiến của em thì E sẽ không có tội.
Tuy nhiên trường hợp này trên thực tế rất ít xảy ra vì đã là xe máy thì
theo qui định của pháp luật xe máy phải có đăng kí quyền sở hữu, khi E mua
chiếc xe đó phải căn cứ vào giấy tờ, người đứng tên chủ sở hữu xe đó là ai?
Hoặc A, B phải xuất trình giấy tờ hợp pháp chứng minh A hoặc B là chủ sở
hữu, người chiếm hữu hợp đối với chiếc xe máy đó thì việc E mua chiếc xe
máy đó mới là hợp pháp nhưng nếu A, B không thể xuất trình được mình là
chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đối với xe máy đó thì E hoàn toàn có
căn cứ để nghi ngờ và trong nhận thức của mình có thể nghĩ rằng A, B không
phải là chủ sở hữu của chiếc xe máy đó, và dĩ nhiên không loại trừ chiếc xe

máy có thể do A, B phạm tội mà có hay chăng…? Như vậy sẽ không thể có
trường hợp hoàn toàn không biết, không nghi ngờ một tí gì về nguồn gốc của
chiếc xe được nhưng về mặt khoa học trường hợp E hoàn toàn không biết đó
là xe A, B chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thì E không phạm tội.
Trường hợp thứ hai : E có phạm tội. E biết trước xe máy đó là xe do A,
B phạm tội mà có
Trường hợp này E sẽ phạm vào tội theo qui định tại Điều 250 BLHS về
tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.

7


Điều 250 qui định như sau : Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do
người khác phạm tội mà có .
“ 1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản
biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng
đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt
tù từ sáu tháng đến ba năm …”
Như vậy trước đó E không hề có hứa hẹn trước gì với A, B về việc sẽ
nhận chứa chấp, tiêu thụ xe do A, B phạm tội mà có cả nhưng sau khi cướp
được về A, B có đem chiếc xe cướp được đến gửi cho E và nhờ E bán hộ và
hứa sẽ chia một nửa cho E thì lúc này có thể do E nảy sinh lòng tham đã đồng
ý chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Vì vậy với qui
định tại điều luật trên thì E phạm vào tội theo Khoản 1 Điều 250 BLHS này.
Mở rộng:
Trường hợp thứ ba: E cũng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo
Điều 133 BLHS về tội cướp tài sản với vai trò là đồng phạm nếu hành vi của
E thỏa mãn các dấu hiệu sau.
Nếu E, A, B bàn với nhau từ trước, cùng có ý định chiếm đoạt tài sản
của C, D và E cung cấp địa chỉ cho A, B đi mua súng; vạch ra kế hoạch thực

hiện hành vi cướp, hướng dẫn cho A, B cách thức thực hiện tội phạm, phân
công cộng việc cho từng người. A, B đã nge theo sự chỉ đạo của E và cùng
nhau đi mua súng…trong trường hợp này E sẽ là đồng phạm của A, B về
tội cướp tài sản theo qui định tại điểm a, khoản 2 Điều 133 BLHS với vai
trò là người tổ chức.
Nếu E chỉ có hành vi hứa hẹn trước với A, B là sẽ tiêu thụ tài sản sau
khi A, B đã cướp được, tạo điều kiện về mặt tinh thần cho A, B thực hiện
việc phạm tội thì E là đồng phạm với A, B và phải chịu trách nhiệm hình
sự theo qui định tại Khoản 1 Điều 133 BLHS với vai trò người giúp sức.

8


9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình
Trường đại học luật hà nội, giáo trình luật hình sự Việt nam. Tập I và
tập II ), Nxb. CAND, Hà Nội, 2009.
Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, giáo trình luật hình sự - phần các
tội phạm xâm phạm quyền sở hữu có tính chiếm đoạt, Nxb. Đại học quốc gia
Hà Nội, 2007
Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt nam, Nxb. CTQG, Hà Nội,
2000
Nguyễn Ngọc Hòa, Mô hình luật hình sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà
Nội , 2009.
Văn bản qui phạm
Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 ( Sửa đổi năm 2009 )
Nghị quyết số 01/- 89/HDTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán

Tòa án nhân dân, đọc thêm phần mặt chủ quan của tội cướp tài sản.

10


ĐỀ BÀI 02
A và B có ý định chiếm đoạt tài sản của người khác. Để việc chiếm đoạt
thuận lợi chúng cùng nhau tìm mua súng. Sau một thời gian tìm mua súng
không được, chúng ra một cửa hàng đồ chơi trẻ em mua một khẩu súng nhựa.
Một hôm, A và B đem khẩu súng này ra bờ sông( nơi thanh niên hay ngồi
hóng mát ). Bọn chúng gặp C,D đang ngồi bên cạnh một chiếc xe máy.A rút
súng ra dọa:" ngồi im không tao bắn chết" . Tưởng đây là súng thật và lo lắng
cho tính mạng nên khi B lấy chiếc xe máy mang đi. C và D không có phản
ứng gì. A, B đem xe máy bán cho người quen là E được 8.000.000 đồng và ăn
tiêu hết.
Hỏi: 1. Hành vi của A,B cấu thành tội gì? Tại sao?
2. Trường hợp C và D biết là súng giả, chống cự lại, A và B không lấy
được tài sản thì trách nhiệm hình sự của A và B được giải quyết như thế nào?
Tại sao?
3. E có phạm tội không? Tại sao?

11



×