Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Nội dung cơ bản của pháp luật phá sản và việc thực hiện pháp luật phá sản từ khi có luật phá sản đến nay (từ khi luật phá sản doanh nghiệp 1993 ra đời

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.09 KB, 17 trang )

BÀI TẬP CUỐI KỲ

MỤC LỤC
Mục lục
A. Lời nói đầu:
B, Nội dung:
I,Một số nội dung cơ bản của pháp luật phá sản.
1- Phạm vi áp dụng của LPS:
2- Khái niệm doanh Nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:
3- Chủ thể có quyền nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản
4 – Thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản:
5 – Thủ tục giải quyết phá sản:
6 - Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia thủ tục phá sản:
II, Việc thực hiện pháp luật phá sản doanh nghiệp hợp tác xã:
* Giai đoạn 1993 – 2003
* Giai đoạn 2004 đến nay
Qua thực tiễn thi hành Luật Phá sản thời gian vừa qua, có thể rút ra một số

1
2
3
3
3
3
4
4
5
5
6
6
7


8

nhận xét sau đây:
1. Ưu điểm:
8
2. Nhược điểm
8
Thứ nhất, Số lượng các vụ việc yêu cầu tuyên bố phá sản là rất ít không phản 8
ánh đúng thực tế hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Thứ hai, Số lượng vụ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản chủ yếu tập 9
trung tại các tỉnh, thành phố lớn
Thứ ba, các doanh nghiệp với tư cách là những đối tượng có quyền làm đơn yêu 9
cầu tuyên bố phá sản còn thiếu hiểu biết về pháp luật phá sản.
Thứ tư, nhiều vụ việc phá sản bị tạm đình chỉ, đình chỉ
10
Thứ năm, Các doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản chủ yếu là các doanh nghiệp 10
ngoài quốc doanh
Thứ sáu, Tình trạng vi phạm các quy định về tố tụng trong quá trình giải quyết 11
yêu cầu tuyên bố phá sản còn xảy ra
Thứ bảy, Các doanh nghiệp bị tuyen bố phá sản có số nợ vượt quá nhiều so với 12
giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp
Thứ tám, Nhiều vụ phá sản liên quan tới các vụ án hình sự
Thứ chin, tỷ lệ phục hồi doanh nghiệp sau khi mở thủ tục phá sản là rất thấp.
Thứ mười, quá trình tiến hành thủ tục phá sản còn bị kéo dài.
Nguyên nhân của những hạn chế.
C. Kết luận- Một số kiến nghị:
Tài liệu tham khảo.
B. Lời nói đầu:

12

12
13
13
15
17

KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17

A. Lời nói đầu:
Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

Pháp luật về phá sản doanh nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà
nước ban hành đề điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong việc giải quyết tuyên bố phá
sản. Pháp luật về phá sản là một bộ phận cấu thành nhóm các chế định pháp luật về
giải quyết hậu quả của khung pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Trong hệ
thống các văn bản pháp luật về phá sản thì luật phá sản đóng vai trò chủ đạo.
Có thể nói phá sản trong nền kinh tế thị trường là hiện tượng tất yếu của quá

trình cạnh tranh, chọn lọc và đào thải tự nhiên để loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém,
khẳng định sự tồn tại và phát triển đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Đối với
một doanh nghiệp cụ thể, có thể vì nhiều lý do như: xác định phương hướng đầu tư,
lựa chọn ngành nghề đầu tư không đúng hoặc gặp phải sự cố, rủi ro trên thương
trường... dẫn đến tình trạng kinh doanh gặp phải khó khăn, thua lỗ thì việc phá sản
doanh nghiệp được coi là một cơ hội để doanh nghiệp rút ra khỏi thương trường một
cách có trật tự để có điều kiện tìm kiếm một cơ hội kinh doanh khác. Với tinh thần đó
thì phá sản doanh nghiệp là cần thiết cho sự phát triển, phá sản để phát triển chứ không
phải phá sản là mất đi. Ra đời, hoạt động, phá sản doanh nghiệp là một quá trình gắn
kết với nhau. Quá trình này không thể nằm ngoài sự điều chỉnh của pháp luật. Việt
Nam xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết của
nhà nước cũng có nghĩa là phải chấp nhận các thuộc tính, quy luật vốn có của nó, trong
đó có vấn đề phá sản doanh nghiệp. Trước yêu cầu đó, pháp luật về phá sản doanh
nghiệp ở Việt Nam với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật kinh
tế đã được hình thành là một tất yếu khách quan. Mốc quan trọng đánh dấu cho sự
hình thành pháp luật phá sản Việt Nam là Luật phá sản doanh nghiệp (Luật PSDN)
được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 30/12/1993, có hiệu lực thi
hành từ ngày 1/7/1994. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên và đồng thời cũng
là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay để điều chỉnh một cách toàn diện, đầy
đủ trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, do được xây dựng trong điều
kiện mới chuyển sang cơ chế quản lý kinh tế mới nên luật phá sản doanh nghiệp 1994
cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập, làm cản trở việc giải quyết phá sản doanh nghiệp
ở nước ta, cần phải được sửa đổi, bổ sung. Chính vì vậy,luật phá sản mới với nhiều
điểm tiến bộ, đã được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004 (có hiệu lực thi hành từ
ngày 15/10/2004) thay thế luật PSDN năm 1993. Sau khi luật phá sản được ban hành,
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thi hành,
cụ thể là: Nghị quyết số 03/2005/NQ-TANDTC ngày 28 tháng 4 năm 2005 của Hội
đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật
Phá sản; Quyết định số 01/2005/QĐ-TANDTC ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Chánh


KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17

án Toà án nhân dân tối cao về Quy chế làm việc của Thẩm phán phụ trách tiến hành
Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

thủ tục phá sản; Nghị định số 94/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 7 năm
2005 về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp và HTX bị phá sản;
Nghị định số 67/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn
việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ
quản lý, thanh lý tài sản…
Như vậy nhà nước đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật, tao cơ sở
pháp lý quan trọng cho việc phá sản doanh nghiệp hợp tác xã. Vậy việc thực hiện pháp
luật về phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời gian qua như thế nào? Đó cũng
chính là nội dung bài tập lớn cuối kỳ môn luật thương mại mà em đề cập tới. Trong nội
dung bài tập, em xin trình bày một số nội dung cơ bản của pháp luật phá sản và việc
thực hiện pháp luật phá sản từ khi có luật phá sản đến nay (từ khi luật phá sản doanh
nghiệp 1993 ra đời) .

B, Nội dung:
I,Một số nội dung cơ bản của pháp luật phá sản.
1- Phạm vi áp dụng của LPS:
Theo Điều 2 Luật phá sản 2004, Mục 1.1 và mục 1.2 của phần I, chương I –
Những quy định chung của luật phá sản trong Nghị quyết 03/2005/NQ-HĐTP hướng
dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản thì đối tượng áp dụng của Luật phá sản,
…thì đối tượng áp dụng của luật phá sản bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, trong
đó bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty nhà nước hoạt động
trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia. Tuy nhiên việc áp dụng đối với công ty
nhà nước hoạt động trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia sẽ theo quy định của
chính phủ. Như vậy, Luật phá sản 2004 vẫn giữ nguyên tính hạn chế của phạm vi đối
tượng áp dụng so với Luật phá sản doanh nghiệp 1993 đó là Phá sản thì phải áp dụng
cho mọi đối tượng kinh doanh, nghĩa là phải bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
kinh doanh cá thể và cá nhân kinh doanh nhưng cả hai luật phá sản hiện nay vẫn chưa
đưa hộ kinh doanh cá thể vào đối tượng áp dụng. Cái mới duy nhất trong việc giải
quyết vấn đề phạm vi đối tượng áp dụng chủa Luật phá sản 2004 so với Luật phá sản
doanh nghiệp 1993 là đã liệt kê hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bên cạnh khái niệm
doanh nghiệp. Với các quy định này đồng nghĩa với cách hiểu hợp tác xã không phải
một doanh nghiệp thuần túy
2- Khái niệm doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản:
Theo quy định tại điều 3 LPS doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản khi “không còn khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu”.
So với khái niệm này trong LPSDN thì khái niệm này có tiêu chí xác định tình trạng

KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17


phá sản theo hướng ngắn gọn hơn, đơn giản và đi vào bản chất của sự việc không căn
Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

cứ vào thời gian thua lỗ, nguyên nhân của tình trạng thua lỗ cũng như không đòi hỏi
doanh nghiệp, HTX con nợ đã áp dụng các biện pháp để tự cứu mình mà không đạt kết
quả hay chưa như Luật PSDN năm 1993 đã từng quy định. Quy định này là một bước
tiến mới của LPS, phù hợp với thông lệ chung trên thế giới, tạo điều kiện cho việc sớm
mở thủ tục phá sản cũng như khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, hợp tác xã.
3- Chủ thể có quyền nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản.
Theo LPS chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần, người lao
động, doanh nghiệp hợp tác xác bị mắc nợ, chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ
đông đông ty cổ phần, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh. Như vậy, Luật đã
quy định rõ, đầy đủ và hợp lý hơn về các đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn cũng
như thủ tục, trình tự và hồ sơ yêu cầu mở thủ tục phá sản, cụ thể là:
- Đơn giản hoá các điều kiện mà chủ nợ phải đáp ứng khi nộp đơn yêu cầu mở thủ
tục phá sản, không bắt chủ nợ phải cung cấp cho Toà án các giấy tờ, tài liệu để chứng
minh rằng, doanh nghiệp mắc nợ đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, chỉ cần
chứng minh chủ nợ đã đòi nợ nhưng không được doanh nghiệp mắc nợ thanh toán nợ
đến hạn.
- Xoá bỏ thời hạn nợ lương của doanh nghiệp, HTX đối với người lao động như

một điều kiện để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Người lao động có quyền nộp
đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX khi họ không được trả
lương cũng như các khoản nợ khác và trên cơ sở đó, họ cho rằng, doanh nghiệp, HTX
đã thực sự lâm vào tình trạng phá sản.
- Quy định thời hạn mà chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh
nghiệp, HTX phải nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết phá sản đối với chính mình
(trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày nhận thấy mình đã lâm vào tình trạng phá sản) và
nếu vi phạm nghĩa vụ này thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật (Mặc
dù trách nhiệm gì thì Luật và Nghị định hướng dẫn Luật chưa quy định rõ).
- Mở rộng quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho một số đối tượng khác
(chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, cổ đông công ty cổ phần và thành viên hợp danh
trong công ty hợp danh) nhằm tạo thêm các kênh mới để thúc đẩy việc làm đơn yêu
cầu giải quyết phá sản, góp phần chấm dứt tình trạng có doanh nghiệp thực chất đã
không thể hoạt động trên thực tế nhưng vẫn tồn tại về mặt pháp lý.
4 - Thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Theo điều 7 LPS thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản được phân cấp không
chỉ cho Tòa kinh tế, Tòa nhân dân cấp tỉnh mà còn cho Tòa án nhân dân cấp huyện.

KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17

Quy định này là một điểm mới của LPS, nhằm thực hiện chủ trương tăng thẩm quyền
Page

HLU

2009


LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

cho tòa án nhân dân cấp huyện theo nghị quyết số 08/NQ-TW của Bộ Chính trị.
- Toà án cấp huyện có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản đối với htx đã đăng ký
kinh doanh tại cơ quan đkkd cấp huyện đó. thủ tục phá sản do một thẩm phán toà án
nhân dân phụ trách
- Toà án cấp tỉnh tiến hành thủ tục phá sản đối với DN, HTX đã đăng ký kinh doanh tại
cơ quan đkkd cấp tỉnh đó. thủ tục phá sản do một thẩm phán hoặc tổ thẩm phán gồm 3
thẩm phán phụ trách, trong đó 1 thẩm phán được chánh án toà án giao làm tổ trưởng .
Trong trường hợp cần thiết toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để tiến hành thủ tục phá
sản đối với htx thuộc thẩm quyền cấp huyện.
5 - Thủ tục giải quyết phá sản:
LPS quy định nhiều loại thủ tục khác nhau, bao gồm: thủ tục phục hồi hoạt động
kinh doanh, thủ tục thanh lý tái sản và thủ tục tuyên bố phá sản. Sau khi thụ lý đơn yêu
cầu và ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ xem xét, phân tích tình trạng tài
chính và khả năng phục hồi của doanh nghiệp, hợp tác xã để quyết định áp dụng loại
thủ tục nào cho phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp hợp tác xã. Như vậy ,
Luật đã đa dạng hoá các loại thủ tục áp dụng đối với doanh nghiệp, HTX lâm vào tình
trạng phá sản. Quy định về tính đa dạng của các loại thủ tục mà tòa án có thể áp dụng
đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản như vậy đã khắc phục
được sự cứng nhắc về thủ tục giải quyết phá sản trong LPSDN, đồng thời phù hợp với
xu thế chung của thể giới, tạo điều kiện chấm dứt nhanh chóng sự tồn tại của những
doanh nghiệp trong tình trạng “chết lâm sàn”, giảm thiểu tới mức tối đa chi phí cho
vệc tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các chủ nợ.
6 - Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia thủ tục phá sản:
Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia thủ tục phá sản trong LPS được xây

dựng trên cơ sở kế thừa sự phù hợp trong LPSDN và hoàn thiện thêm 1 bước. Đó là:
+ Trong thủ tục phá sản, Tòa án có vị trí vai trò trung tâm, là chủ thể duy nhất
có thẩm quyền giải quyết vụ phá sản, việc giải quyết vụ phá sản tại TAND cấp huyện
do một thẩm phán thực hiện, tại TAND cấp tỉnh do 1 thẩm phán hoặc tổ thẩm phán
thực hiện. Tuy nhiên,
+ Địa vị pháp lý của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trong
LPS được quy định trên một quan điểm tiến bộ. Luật quy định hang loạt quyền cũng
như nghĩa vụ cho doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ trong quá trình giải quyết phá sản.
Luật đã tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp hợp tác xã khắc phục khó khăn về tài
chính, thoát khỏi tình trạng phá sản và trở lại hoạt động bình thường.
+ Trong LPS Chủ nợ là một chủ thể quan trọng và có vai trò quyết định trong

KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17

việc giải quyết một số vấn đề cơ bản phát sinh từ thủ tục phá sản. Các chủ nợ đều được
Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ


tham gia vào hầu hết các giai đoạn từ khi khởi kiện tới lúc thi hành xong quyết định
tuyên bố phá sản: nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, quyết định mở thủ tục phục hồi
hay thủ tục thanh lý tài sản…
+ Theo LPS Tổ quản lý, thanh lý tài sản là tổ chức duy nhất thực hiện đồng thời
cả hai nhiệm vụ quản lý và thanh toán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, dưới sự
giám sát của tòa án.
II, Việc thực hiện pháp luật phá sản doanh nghiệp hợp tác xã:
Pháp luật về phá sản doanh nghiệp hợp tác xã được hình thành từ năm 1993 với
sự ra đời Luật phá sản doanh nghiệp đến nay đã được thay thế bởi Luật phá sản 2004,
do đó có thể chia quá trình thực hiện pháp luật phá sản doanh nghiệp hợp tác xã thành
2 giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1993 – 2003: là chặng đường dài 10 năm thực hiện luật phá sản
doanh nghiệp tuy nhiên theo thống kê của toà án nhân dân tối cao số lượng đơn yêu
cầu giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp chưa nhiều, bình quân mỗi năm toàn
ngành chỉ nhận được và thanh lý chưa đầy 30 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh
nghiệp, trong số này có khoảng 1/2 bị đình chỉ, tạm đình chỉ. Đến tháng 09/2001 theo
thống kê của tòa án nhân dân nhân dân tối cao trên phạm vi toàn quốc có 58 doanh
nghiệp bị tuyên bố phá sản.
Số lượng vụ việc phá sản đang thụ lý và giải quyết qua các năm theo báo cáo
tổng kết của tòa án nhân dân tối cao như sau:
o Năm 1994: Tòa án nhân dân địa phương thụ lý 05 vụ việc liên quan tới yêu cầu
phá sản, cả 5 doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố phá sản đều là doanh nghiệp tư, và tập
trung ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Cần Thơ,
trong năm này tòa án chưa giải quyết song vụ nào.
o Năm 1995: Số đơn yêu cầu tuyên bố phá sản có tăng hơn, thành phần cũng đa
dạng hơn, theo thống kê đã có 17 tỉnh thành phố thụ lý 27 đơn yêu cầu tuyên bố phá
sản doanh nghiệp, trong đó có 9 doanh nghiệp tư nhân, 8 công ty TNHH, 6 doanh
nghiệp nhà nước, 1 công ty cổ phần và 2 hợp tác xã, 1 doanh nghiệp thành lập theo
luật đầu tư nước ngoài. Các tòa đã giải quyết xong 21 vụ ( kể cả số vụ đã thụ lý năm
1994 ) trong đó hòa giải thành và tạm đình chỉ giải quyết phá sản 10 vụ, đình chỉ giải

quyết phá sản 6 vụ, tuyên bố phá sản 5 vụ.
o Năm 1996: Tòa án đã thu lý được 22 đơn yêu cầu giải quyết tuyên bố phá sản,
đã thực hiện xong 11 vụ trong đó có 7 doanh nghiệp tư nhân, 2 công ty TNHH, 2
doanh nghiệp Nhà nước trong đó các vụ đã giải quyết có 4 quyết định của tòa án kinh
KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17

tế cấp tỉnh bị khiếu nại, kháng nghị, tòa phúc thẩm tòa án nhân dân tối cao đã thu lý và
Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

giải quyết 4 vụ ( hủy 3 cải sửa 1 vụ )
o Năm 1997 tổng số đơn yêu cầu tuyên bố phá sản mà toà án thụ lý là 22 , các tòa
án giải quyết song 15 vụ trong đó đã giải quyết tuyên bố phá sản 12 vụ và ra quyết
định tạm đình chỉ 3 vụ.
o Năm 1998 chỉ có 15/61 tỉnh thành phố thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố phá sản
doanh nghiệp với tổng số 23 trường hợp, trong đó chỉ có 3 trường hợp được tòa án
tuyên bố phá sản ( 2 doanh nghiệp Nhà nước 1 doanh nghiệp tư nhân)
1999 tòa án nhân dân đã thụ lý 22 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, ra quyết định tuyên

bố phá sản 7 doanh nghiệp. Riêng toàn án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý
5 vụ giải quyết 3 vụ.
o Năm 2000 Tòa án nhân dân các địa phương đã thụ lý được 8 đơn yêu cầu tuyên
bố phá sản doanh nghiệp ( cộng 1 đơn yêu cầu từ năm 1999 chuyển sang) tòa án đã ra
quyết định phá sản 8 doanh nghiệp.
o Năm 2001 toàn ngành Tòa án chỉ thụ lý được 6 vụ, số vụ cũ còn lại 4 vụ, cộng
phải giải quyết là 10 vụ, đã giải quyết xong 6 vụ.
o Năm 2002 thì toàn ngành Tòa án chỉ thụ lý 8 vụ đã giải quyết xong 7 vụ ( trong
đó 1 vụ không mở thủ tục 1 vụ tạm đình chỉ hòa giải thành, 5 vụ tuyên bố phá sản )
* Giai đoạn 2004 đến nay: Dây là giai đoạn thực thi Luật phá sản, so với với tình
hình thực hiện Luật PSDN năm 1993, tình hình thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tục
phá sản doanh nghiệp theo Luật Phá sản năm 2004 đã được cải thiện nhưng vẫn còn
gặp nhiều khó khăn; hiệu quả giải quyết việc phá sản ở các cấp Toà án vẫn chưa đạt
kết quả như mong muốn.
Theo báo cáo tổng kết của Toà án nhân dân tối cao, từ khi Luật Phá sản có hiệu lực
pháp luật đến nay, đã có 195 vụ phá sản được thụ lý. Tình hình thụ lý và giải quyết
đơn yêu cầu giải quyết phá sản là như sau:
o Năm 2005, toàn ngành Tòa án đã thụ lý mới 11 vụ. Năm 2004 chuyển qua 3
vụ, tổng cộng 14 vụ. Toà án đã giải quyết được 01 vụ (đạt 7,14%); còn tồn chuyển
sang năm 2006 là 13 vụ. Như vậy lượng đơn xin phá sản gởi Tòa án tăng hơn 2004
( 2004 chỉ thụ lý 5 vụ ).
o Năm 2006, toàn ngành Toà án đã thụ lý mới 40 vụ; có 13 vụ từ năm 2005
chuyển qua, tổng cộng là 53 vụ. Đã giải quyết được 16 vụ, đạt tỷ lệ 30,2%.
o Năm 2007, toàn ngành Toà án đã thụ lý mới 144 vụ phá sản, trong đó, Toà án
nhân dân cấp tỉnh thụ lý 120 vụ, Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý 24 vụ. Năm 2006

KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế


17

chuyển qua 31 vụ, tổng cộng là 175 vụ việc. Trong số đó, Toà án đã ra quyết định mở
Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

thủ tục phá sản 164 vụ, quyết định không mở thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định trả lại
đơn 01 vụ. Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết xong tất cả 24 vụ đã thụ lý (đều ra
quyết định tuyên bố phá sản), đạt 100%. Còn lại 151 vụ phá sản do Toà án nhân dân
cấp tỉnh thụ lý được giải quyết như sau: quyết định trả lại đơn 01 vụ, quyết định không
mở thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định tuyên bố phá sản theo thủ tục đặc biệt 04 vụ,
quyết định đình chỉ thủ tục phá sản 10 vụ, quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản 75
vụ, còn tồn lại 51 vụ đang được tiếp tục giải quyết.
o Năm 2008, tòa án thụ lý mới 136 đơn, quyết định không mở thủ tục phá sản 4
đơn, mở thủ tục phá sản 131 đơn và trả lại đơn 1 trường hợp.
Qua thực tiễn thi hành Luật Phá sản thời gian vừa qua, có thể rút ra một số
nhận xét sau đây:
1. Ưu điểm:
Pháp luật phá sản ra đời đã góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung
và hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng, nó đã thực sự đóng vai trò là công cụ pháp lý
của nhà nước trong quản lý kinh tế. Kể từ khi ban hành và có hiệu lực đến nay luật phá
sản doanh nghiệp đã góp phần tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh

nghiệp, được sự hưởng ứng và quan tâm của nhiều tầng lớp nhân dân nhất là các
doanh nghiệp.
Luật Phá sản đã phát huy tác dụng trong việc lành mạnh hoá môi trường hoạt
động sản xuất, kinh doanh; khắc phục được một phần tình trạng nhiều doanh nghiệp
trên thực tế đã mất khả năng thanh toán đáng lẽ phải chấm dứt hoạt động nhưng vẫn
tồn tại, gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các doanh nghiệp khác như trước đây.
Qua kết quả giải quyết phá sản năm 2007 của Toà án nhân dân cho thấy, đã có sự
chuyển biến ngày càng tích cực trong việc thực thi Luật Phá sản.
Số lượng các doanh nghiệp được thụ lý cũng như số lượng các doanh nghiệp bị
tuyên bố phá sản cũng có chiều hướng tăng lên, nếu như giai đoạn 1993 – 2003 năm
có số vụ phá sản nhiều nhất được tuyên bố thì cũng chỉ được có 27 vụ (năm 1995),
thậm chí có năm chỉ tuyên bố được có 5 vụ (năm 2005), 6 vụ (năm 2001) thì giai đoạn
kể từ khi có luật phá sản mới đến nay số lượng đơn được thụ lên cao lên hẳn, năm
2007 thụ lý đến 144 vụ, năm thấp nhất cũng thụ lý tới 11 vụ (năm 2005).
2. Nhược điểm
Thứ nhất, Số lượng các vụ việc yêu cầu tuyên bố phá sản là rất ít không
phản ánh đúng thực tế hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế:

KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17

Kể từ khi thi hành Luật PSDN thì số lượng doanh nghiệp bị yêu cầu tuyên bố
Page

HLU

2009


LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

phá sản rất thấp (mỗi năm không quá 30 vụ). Sau gần 10 năm thực thi Luật phá sản
doanh nghiệp 1994, ngành tòa án cả nước chỉ thụ lý 151 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản,
trong đó hoàn thành thủ tục tuyên bố phá sản là 46 doanh nghiệp. Đó là một con số
mang nhiều ý nghĩa khi chúng ta so sánh với tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động
và đánh giá hiệu quả điều chỉnh của pháp luật phá sản. Theo số liệu thống kê thì tổng
số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hàng năm là: năm 1994 có 7176; năm 1995 có
6158; năm 1996 có 5485; năm 1997 có 4636; năm 1998 có 4252; năm 1999 có 5782;
năm 2000 có 14413. Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là quá thấp so
với số doanh nghiệp được thành lập. Thực trạng này lại không phản ánh đúng tình hình
kinh doanh của các doanh nghiệp. Với những kết quả này, sau 10 năm tồn tại, nhiều
người đã thốt lên "Luật phá sản doanh nghiệp 1994 đã bị phá sản".
Năm 2004 Luật phá sản mới có hiệu lực pháp luật nhưng trải qua mấy năm thi
hành, đến nay thì tỷ lệ DN bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là rất nhỏ, chưa phản ánh
đúng thực tế, tình trạng hiện nay của DN. Số lượng doanh nghiệp được thành lập đã
tăng gấp nhiều lần so với trước tuy nhiên, so với hơn nửa triệu doanh nghiệp, HTX
đang hiện hữu, thì tỷ lệ doanh nghiệp, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản là rất nhỏ,
chưa phản ánh đúng tình trạng tài chính thực tế của các doanh nghiệp, HTX. Tình
trạng nhiều doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nhưng không được xử lý bằng thủ tục phá
sản mà lại xử lý bằng thủ tục thu hồi nợ dân sự, thủ tục hành chính và các thủ tục khác
vẫn còn phổ biến. Trong tổng số 30 địa phương có báo cáo (theo Công văn số 65/KT
ngày 21/5/2008 của Toà án nhân dân tối cao) thì có đến 09/30 địa phương không thụ lý
vụ việc phá sản nào. Trong số các địa phương có thụ lý vụ việc phá sản thì số lượng rất
khiêm tốn, tập trung ở một số địa phương như Hà Nội (31 vụ), Hồ Chí Minh (27 vụ),
Đà Nẵng (10 vụ), Thừa Thiên Huế (33 vụ), Đắc Lăk (11 vụ), Lâm Đồng (6 vụ), …

Thứ hai, Số lượng vụ việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản chủ yếu tập
trung tại các tỉnh, thành phố lớn: Sau gần 10 năm thực thi Luật phá sản doanh nghiệp
1994, ngành tòa án cả nước chỉ thụ lý 151 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, trong đó
hoàn thành thủ tục tuyên bố phá sản là 46 doanh nghiệp. Trong số đó TP.HCM có tới
23 hồ sơ, ra quyết định tuyên bố phá sản 17 vụ; Còn ở Hà Nội là 3 hồ sơ và Đà Nẳng
4 là hồ sơ. Thậm chí có những địa phương cho đến nay vẫn chưa ra được quyết định
tuyên bố phá sản một doanh nghiệp nào. Ngay cả khi luật phá sản mới ra đời tình trạng
này cũng vẫn không có chuyển biến, Trong tổng số 30 địa phương có báo cáo (theo
Công văn số 65/KT ngày 21/5/2008 của Toà án nhân dân tối cao) thì có đến 09/30 địa
phương không thụ lý vụ việc phá sản nào. Trong số các địa phương có thụ lý vụ việc
phá sản thì số lượng rất khiêm tốn, tập trung ở một số địa phương như Hà Nội (31 vụ),

KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17

Hồ Chí Minh (27 vụ), Đà Nẵng (10 vụ), Thừa Thiên Huế (33 vụ), Đắc Lăk (11 vụ),
Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ


Lâm Đồng (6 vụ), …
Thứ ba, các doanh nghiệp với tư cách là những đối tượng có quyền làm đơn
yêu cầu tuyên bố phá sản còn thiếu hiểu biết về pháp luật phá sản.
Theo Ông Phạm Tuấn Anh, chánh tòa kinh tế TAND TP.Hà Nội có rất nhiều
doanh nghiệp vẫn không hiểu hết ý nghĩa của thủ tục phá sản doanh nghiệp. Nhiều
doanh nghiệp có suy nghĩ phá sản như là một loại bản án, rất nặng nề và có khi ở tù
như chơi. Ngược lại một số trường hợp khác, thì lợi dụng luật phá sản để “chơi” đối
thủ. Ví dụ như một số trường hợp ở Hà Nội, lợi dụng qui định “doanh nghiệp, hợp tác
xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì
coi như lâm vào tình trạng phá sản”, một số doanh nghiệp đã “giết” đối thủ bằng cách
nộp đơn yêu cầu tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp đang nợ mình.
Nhiều doanh nghiệp không nắm rõ quy định của pháp luật về luật phá sản nên
đơn yêu cầu tuyên bố phá sản không được thụ lý hồ sơ do hồ sơ không đầy đủ như
không đủ sổ sách, chứng từ kế toán để xác định việc thua lỗ, hay khó khăn trong kinh
doanh hoặc thiếu kiểm toán rất nhiều... Ví dụ ở TP Hồ Chí Minh có 21 trường hợp nộp
đơn yêu cầu tuyên bố phá sản nhưng có 11 trường hợp không đủ hồ sơ theo quy định
của Luật PSDN, chỉ có 10 trường hợp được toà Kinh tế chấp nhận và ra quyết định mở
thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Thực tế, nhiều hồ sơ đòi nợ phải "đi lòng
vòng" qua khá nhiều cơ quan như công an, kiểm sát mới quay về toà án. Ví dụ vụ Cty
TNHH Computer Việt Nam 100% vốn nước ngoài ở thành phố Hồ Chí Minh trước khi
đưa ra toà thì các chủ nợ lại gửi hồ sơ yêu cầu UBND Thành phố Hồ Chí Minh, sau đó
UBND Thành phố lại chuyển cho Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý, sau đó Sở này mới lại
chuyển cho TAND Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết.
Hay như việc Công ty cổ phần khi xin tuyên bố phá sản phải có bản báo cáo
kiểm toán của đơn vị kiểm toán độc lập; nếu không có thủ tục này thì không thể tiến
hành xem xét có cho mở thủ tục phá sản hay không. Mặc dù qui định này rất quan
trọng nhưng các doanh nghiệp vẫn không biết.
Thứ tư, nhiều vụ việc phá sản bị tạm đình chỉ, đình chỉ. Số doanh nghiệp bị
toà án ra quyết định tuyên bố phá sản chiếm tỷ lệ thấp trong số các vụ việc yêu cầu
tuyên bố phá sản được Toà án thụ lý. VD, đến năm 2002 TAND Thành phố Hồ Chí

Minh thụ lý và ra quyết định mở thủ tục giải quyết phá sản 10 trường hợp nhưng mới
ra quyết định tuyên bố phá sản được 2 doanh nghiệp là Cty TNHH Đức Thắng và Cty
Tamexco. Số vụ việc còn lại một phần được đình chỉ do hoà giải thành nhưng cũng
không ít trường hợp bị đình chỉ do Hội nghị chủ nợ không tiến hành được, do không
đủ thành phần theo quy định của Luật PSDN như vụ Cty TNHH may mặc Ngọc Thảo.

KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17

Cty TNHH thương mại Bảo Sơn Thành phố Hồ Chí Minh; hoặc đình chỉ giải quyết
Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

phá sản để xử lý hình sự do phát hiện có hành vi lợi dụng yêu cầu tuyên bố phá sản để
chiếm đoạt tài sản, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ như DNTN Kim Thoại Cần Thơ, Cty
TNHH Ngọc Thảo thành phố Hồ Chí Minh... Nhiều vụ việc bị treo lơ lửng với nhiều
lý do khác nhau (như chờ kết quả giải quyết vụ án hình sự ở Cty XNK Bình Tây hay vì
quá phức tạp hoặc phải chờ đợi hướng dẫn).
Thứ năm, Các doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản chủ yếu là các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh. Hiện nay, số doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỉ lệ lớn
trong nền kinh tế, nơi tập trung nhiều vốn, khoa học kỹ thuật…Nhiều doanh nghiệp
nhà nước là tấm gương về hiệu quả tạo thu nhập và việc làm cho người lao động, đóng
góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó có một số bộ phận
không nhỏ các doanh nghiệp nhà nước hoạy động thua lỗ, nợ nhần nhiều. Nhưng do
được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và trung ương nên nhiều doanh nghiệp
nhà nước hoạt động kém hiệu quả và thua lỗ vẫn không bị tuyên bố phá sản. Đây là
một thực trạng chung của các địa phương,các doanh nghiệp Nhà nước được hưởng
nhiều ưu đãi, trợ giúp của Nhà nước trong quá trình sản xuất kinh doanh (ưu đãi đầu
tư, miễn thuế, giảm thuế...); trong trường hợp lâm vào tình trạng phá sản, toà án chỉ
quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản khi có văn bản của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quyết định, không áp dụng biện pháp cứu vãn doanh nghiệp.
Xuất phát từ đó, số doanh nghiệp Nhà nước bị mở thủ tục phá sản đã ít thì số doanh
nghiệp Nhà nước bị tuyên bố phá sản lại càng ít hơn. Theo số liệu thống kê, các doanh
nghiệp đã bị tuyên bố phá sản kể từ năm 1995 đến nay hầu như chỉ rơi vào doanh
nghiệp tư nhân hoặc Cty TNHH, Cty cổ phần hoặc một vài trường hợp doanh nghiệp
liên doanh. Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bị giải quyết theo thủ tục phá
sản chiếm một tỷ lệ cao so với DNNN và hợp tác xã. Tính đến hết năm 1999,mới chỉ
có 10 doanh nghiệp Nhà nước, 2 hợp tác xã bị tuyên bố phá sản trên tổng số 64 vụ việc
phá sản. Một ví dụ điển hình nữa cho tình trạng này là ở Quảng Nam, mãi đến năm
2006 mới chuẩn bị hoàn tất thủ tục để tuyên bố hai doanh nghiệp nhà nước đầu tiên vì
làm ăn thua lỗ đó là Công ty Vật tư nông nghiệp Quảng Nam thua lỗ trên 13,2 tỉ đồng.
Ngày 23/11/2006, đã có 6/11 bị can của công ty này bị bắt tạm giam. Và Công ty Mía
đường Quảng Nam lỗ lũy kế lên đến trên 356 tỉ đồng.
Thứ sáu, Tình trạng vi phạm các quy định về tố tụng trong quá trình giải
quyết yêu cầu tuyên bố phá sản còn xảy ra:
Theo quy định của pháp luật thời gian giải quyết vụ phá sản từ khi thụ lý đến
khi ra quyết định tuyên bố phá sản ( nếu không hoà giải thành) thường là từ 5-8 tháng
nhưng trên thực tế có một số vụ việc kéo dài từ 2-3 năm, như vụ Tamexco thành phố


KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17

Hồ Chí Minh. Thời hạn tố tụng bị vi phạm khá nhiều, ví dụ vụ Cty TNHH may mặc và
Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

chế biến nông sản Ngọc Thảo Thành phố Hồ Chí Minh được mở thủ tục giải quyết yêu
cầu tuyên bố phá sản ngày 8-8-1997 nhưng đến ngày 29-6-1998 hội nghị chủ nợ mới
họp ( 10 tháng); vụ Cty TNHH Bảo Sơn Thành phố Hồ Chí Minh có quyết định mở
thủ tục phá sản từ 10-2-1999 nhưng đến ngày 12-10-1999 mới họp hội nghị chủ nợ
(hơn 8 tháng). Trong khi đó, theo quy định của các Điều 21,22,27 của Luật PSDN thì
kể từ khi đăng báo lần đầu quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản,
trong thời hạn 115 ngày (gần 4 tháng), Thẩm phán phải triệu tập Hội nghị chủ nợ. Luật
Phá sản qui định thời hạn để tòa án ra quyết định này chỉ có 30 ngày, kể từ ngày thụ lý
đơn. Việc thụ lý hồ sơ xin tuyên bố phá sản được giao cho bộ phận văn phòng đảm
trách, do cán bộ văn phòng thiếu kinh nghiệm nên khi nhận hồ sơ mà không kiểm tra
đầy đủ các thủ tục. Đến khi hồ sơ chuyển đến thẩm phán thì thiếu đủ thứ, yêu cầu
doanh nghiệp bổ sung hoặc làm lại, làm cho thời gian kéo dài quá qui định của luật.

Thậm chí có trường hợp, doanh nghiệp xin mở thủ tục phá sản nhưng không có báo
cáo kiểm toán, cán bộ thụ lý cũng không phân biệt được loại hình doanh nghiệp nào
thì cần loại kiểm toán phù hợp luật định nên thẩm phán yêu cầu làm lại, thời gian
trường hợp này thường mất từ 3-4 tháng.
Thứ bảy, Các doanh nghiệp bị tuyen bố phá sản có số nợ vượt quá nhiều so
với giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp: Trong thực tế tình trạng các doanh
nghiệp mắc nợ với số nợ quá lớn, vượt quá nhiều so với giá trị còn lại của doanh
nghiệp xảy ra khá nhiều. Ví dụ Cty Tamexco Thành phố Hồ Chí Minh, nợ phải trả là
368.321.392.108 đồng, nợ phải thu là 235.541.520.213 đồng, giá trị tài sản còn lại chỉ
có 9.463.842.880 đồng, cân đối tài sản có và nợ, Cty mất khả năng thanh toán
105.316.029.015 đồng. Cty TNHH Ngọc Thảo thành phố Hồ Chí Minh nợ phải trả là
324.257.263.422 đồng, nợ phải thu 169.898.000 đồng, giá trị tài sản còn lại
199.315.757.543 đồng, cân đối tài sản có và nợ Cty mất khả năng thanh toán nợ
124.771.607.879 đồng. Hay như trường hợp phá sản Công ty thủy sản khu vực II Đà
Nẵng: Số nợ phải thu 10.479.775.313 đ; số nợ phải trả 50.498.514.864 đ; số nợ đã thu
100.000.000đ., đạt tỷ lệ 0.95%.

.

Thứ tám, Nhiều vụ phá sản liên quan tới các vụ án hình sự: Thực tế giải
quyết thi hành trong thời gian qua cho thấy, một trong các nguyên nhân làm cho doanh
nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là do chính doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Không
ít doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh dùng thủ đoạn,mánh khoé lừa đảo, chiếm
dụng vốn nên đã bị các cơ quan có thẩm quyền xử lý bằng các biện pháp hành chính,
hình sự, kinh tế, dân sự. Do phải thi hành nghĩa vụ tài sản quá lớn nên lâm vào tính
trạng phá sản (vụ Cty Tamexco). Các trường hợp này gây khó khăn cho cả toà án và cơ

KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế


17

quan điều tra, Viện kiểm sát, đôi khi là tranh luận gay gắt giữa các cơ quan này với
Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

nhau (như vụ Cty TNHH Ngọc Thảo ở Thành phố Hồ Chí Minh). Vụ việc giải quyết
phá sản liên quan đến vụ án hình sự xảy ra cả với doanh nghiệp Nhà nước như Cty
Tamexco, Cty XNK Bình Tây,Cty Mài Lam Sơn Thành phố Hồ Chí Minh...
Thứ chín, tỷ lệ phục hồi doanh nghiệp sau khi mở thủ tục phá sản là rất
thấp.
Luật Phá sản năm 2004 đã được xây dựng theo hướng là một công cụ nhằm
phục hồi doanh nghiệp, tuy nhiên, trên thực tế, Luật vẫn chưa phát huy được hiệu quả
này. Trong tổng số 30 địa phương có báo cáo về Toà án nhân dân tối cao thì chỉ có 01
vụ việc phá sản tại Toà án nhân dân tỉnh Lâm Đồng được giải quyết với kết quả phục
hồi doanh nghiệp (Xí nghiệp Dâu Tằm tơ tháng tám).
Thứ mười, quá trình tiến hành thủ tục phá sản còn bị kéo dài.
Từ khi Luật Phá sản có hiệu lực đến nay đã gần được 4 năm, nhưng ở hầu hết
các Tòa án địa phương việc giải quyết phá sản mới tiến hành đến việc ra quyết định
mở thủ tục thanh lý tài sản, còn việc ra quyết định tuyên bố phá sản là rất ít, chủ yếu là
quyết định tuyên bố doanh nghiệp, HTX bị phá sản trong trường hợp đặc biệt. Ví dụ:

Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng thụ lý 10 đơn yêu cầu, đã ra 10 quyết định mở
thủ tục thanh lý tài sản, có quyết định ra từ tháng 12/2004, nhưng cho đến đầu tháng
6/2008 vẫn chưa ra được quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, HTX nào;
Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra được 4 quyết định tuyên bố phá sản trong
số 27 việc phá sản đã thụ lý; Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ra 28 quyết định
tuyên bố phá sản trong số 33 việc thụ lý. Trong đó, Tòa án nhân dân cấp huyện ra 27
quyết định tuyên bố HTX bị phá sản trong trường hợp đặc biệt.
Như vậy sau 15 năm thực hiện 2 đạo luật về phá sản năm 1993 và 2004, ngành
Toà án mới chỉ thụ lý được vài trăm vụ, với chưa đầy 100 doanh nghiệp được tuyên bố
phá sản. Như vậy, cả Luật Phá sản cũ và mới vẫn tiếp tục lâm vào tình trạng bị “phá
sản”. Và hàng vạn doanh nghiệp đã khánh kiệt, tê liệt, tuyệt vọng, tan rã, thậm chí đã
“chết” 100% rồi, vẫn không được “khai tử” về mặt pháp lý. Tính kém hiệu quả của
Luật Phá sản đã làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh của nước ta. Theo kết
quả công bố trong Doing Business 2008, về thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh
(trong đó có thủ tục phá sản), Việt Nam xếp thứ 124 trên tổng số 178 nền kinh tế thế
giới; thủ tục phá sản vẫn bị coi là kéo dài (trung bình là 5 năm), hiệu quả thu hồi nợ
thấp (thông thường chủ nợ chỉ thu hồi khoảng 18% số nợ). Trong kết quả công bố tại
Doing Business 2009 mới đây, tình hình này cũng không được cải thiện hơn.
Sở dĩ, pháp luật về phá sản còn tồn tại nhiều bất cập như vậy là do:
+ Cả về pháp lý cũng như thực tế cho thấy có hàng loạt sự rắc rối nảy sinh

KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17

trong quá trình giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Thủ tục vô cùng phiền phức
Page


HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

và hao tổn đáng kể tiền bạc, thời gian của những chủ thể liên quan. Theo đuổi một vụ
phá sản mất hàng năm trời (theo một số liệu thống kê thì bình quân là 5 năm, gấp đôi
các nước trong khu vực), nhưng kết quả thì không dựa trên cái lý thắng thua, mà lại
phụ thuộc vào thực trạng “sức khoẻ” của doanh nghiệp bị phá sản. Khá nhiều quy định
của Luật Phá sản còn thiếu rõ ràng, hợp lý hoặc tuy có lý nhưng lại rất khó vượt qua.
Ví dụ, kiểu như không thu hồi được các khoản phải thu để trang trải nợ nần nên mới bị
phá sản, nhưng muốn được công nhận phá sản thì lại phải xử lý xong các khoản phải
thu. Hoặc, nếu doanh nghiệp không thực hiện nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán tài
chính, thì cũng không có đủ cơ sở để tuyên bố phá sản.
+ Tình trạng các cơ quan quản lý không đưa ra quan điểm dứt khoát của mình
về việc giải về việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản DNNN, còn lấn cấn giữa phá
sản với việc giải thể doanh nghiệp xảy ra khá phổ biến. Dẫn đến nhiều DNNN đã lâm
vào tình trạng phá sản nhưng vẫn được cơ quan quản lý cho giải thể mà không giải
quyết

theo

thủ

tục


phá

sản

.

+ Một trong những lý do nữa là thủ tục để phá sản doanh nghiệp đúng luật thiếu
thực tế. Ông Hoàng Hữu Bút, Phó Chánh án TAND Hà Nội nhận xét, việc bắt phải
kiểm toán trước khi cho doanh nghiệp “chết” là khó áp dụng, vì khi đã lâm vào tình
cảnh này thì doanh nghiệp không có khả năng trả những khoản phí không nhỏ cho cơ
quan kiểm toán. Kết quả, chỉ vì không kiểm toán mà doanh nghiệp cứ phải tồn tại, dù
chỉ là “cái xác không hồn”. Toà Kinh tế Hà Nội đã nhận hai đơn xin phá sản của Công
ty Thuỷ tinh (Bộ Công nghiệp) và một công ty 100% vốn nước ngoài, nhưng không
thể thụ lý hồ sơ chỉ vì lý do này

.

+ Còn theo bà Bùi Thị Hải, Phó chánh tòa, Tòa kinh tế, Tòa án nhân dân tối cao,
có nhiều lý do dẫn tới khó khăn của DN tuyên bố phá sản. Khó khăn lớn nhất vẫn là
quá trình thực hiện việc thanh lý tài sản. Trên thực tế, thủ tục thanh lý tài sản kéo dài
do khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu là rất khó, các con nợ không có tài sản hoặc
ở các địa phương khác nhau nên thủ tục xác minh, kê biên tài sản gặp nhiều khó khăn.
Trường hợp con nợ không có tài sản để thu hồi thì chưa có quy định của pháp luật
hướng dẫn phải giải quyết như thế nào. Trong khi đó, tài sản được định giá rồi nhưng
quá 6 tháng không bán được thì phải tổ chức định giá lại, gây kéo dài thời gian, tốn
kém về sức người, sức của, trong khi tài sản ngày một hao mòn, giảm giá trị. Bên cạnh
đó, tài sản bán đấu giá, nếu sau 2 lần giảm giá mà vẫn không bán được thì các chủ nợ
có quyền nhận tài sản theo giá đã giảm. Nếu các chủ nợ không nhận thì trả lại tài sản
đó cho DN. Quy định về thanh lý tài sản như vậy là không khả thi, bởi thủ tục thanh
lý tài sản là thủ tục (giai đoạn) cuối cùng trước khi thẩm phán ra quyết định tuyên bố


KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17

DN bị phá sản, tài sản của DN được thu hồi buộc phải bán hết. Nếu không bán được,
Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

chủ nợ không nhận trả lại cho DN thì sẽ không thể kết thúc được thủ tục thanh lý tài
sản, lại rơi vào tình trạng DN "chết không được chôn".
+ Một lý do nữa là các đối tượng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản không mặn mà gì với việc thực hiện quyền của mình: Người lao động, khi doanh
nghiệp của mình bị phá sản, họ sẽ bị mất việc, mất nốt chỗ dựa dù mong manh. Còn
các chủ nợ thì chẳng mặn mà gì với việc yêu cầu tuyên bố phá sản con nợ, vì rất ít có
hy vọng đòi nợ thông qua thủ tục phá sản. Con nợ thường có thảm trạng bi đát: Quỹ
két thì không còn một xu, hàng hoá thì trống trơn, tài sản còn lại tính được ra tiền thì
đã thế chấp khắp nơi. Do vậy, yêu cầu phá sản chẳng để làm gì, thậm chí còn bị quy lại
trách nhiệm làm thất thoát tiền bạc do không thu hồi được nợ sau khi con nợ bị phá
sản. Các cổ đông của công ty cổ phần và các thành viên hợp danh của công ty hợp

danh cũng có quyền yêu cầu phá sản công ty của mình, nhưng điều này cũng chủ yếu
là một thứ quyền trên lý thuyết. Chỉ riêng nghĩa vụ phải nộp phí phá sản kèm theo đơn
yêu cầu phá sản cũng đã làm nản lòng các đối tượng này. Đến các cơ quan hữu quan
cũng e ngại việc xử lý phá sản với đủ thứ lý do, có phần nguỵ biện như: Sợ con nợ lợi
dụng phá sản để hợp pháp hoá những hành vi tham nhũng, để trốn tránh trả nợ; sợ phá
sản dây chuyền, sợ mất thành tích của ngành, của địa phương và sợ…, Cho nên đã
lẳng lặng đứng nhìn con nợ “thập tử nhất sinh” hoặc hành động trái luật là giải thể
doanh nghiệp thay vì phải phá sản do không thanh toán được hết nợ nần.
C. Kết luận- Một số kiến nghị:
Như vậy, có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã quy định những khung cơ bản nhất,
tạo một hệ thống cơ sở pháp lý quan trọng trong hoạt động phá sản doanh nghiệp. Việc
thực hiện pháp luật phá sản doanh nghiệp từ khi chính thức được hình thành cho đến
nay đã đạt được nhiều thành tựu đáng hoan nghênh, góp phần quan trọng trong bảo vệ
quyền lợi của chủ nợ người lao động cũng như con nợ, góp phần đảm bảo trật tự xã
hội và ổn định môi trường sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh đó những hạn chế
trong quá trình thực hiện pháp luật phá sản doạnh nghiệp, hợp tác xã vẫn còn tồn tại
nhiều, do đó yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là cần hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật
phá sản doanh nghiệp hợp tác xã. Theo ye kiến của các nhà nghiên cứu, cá nhân em
cho rằng cần phải có những hoạt động sửa đổi hoàn thiện pháp luật về phá sản như
sau:
Thứ nhất, Đối tượng áp dụng của Luật phá sản cần được mở rộng hơn nữa theo
hướng mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh và có đăng ký kinh
doanh không phân biệt loại hình tổ chức, quy mô kinh doanh và ngành nghề kinh

KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17


doanh nếu lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn thì đều có thể bị đưa
Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

ra Toà để giải quyết theo thủ tục phá sản.
Thứ hai, Hơn ai hết, doanh nghiệp sẽ là người hiểu và nắm rõ nhất thực trạng
tài chính và khả năng phục hồi của doanh nghiệp như thế nào, nên Luật Phá sản cần có
quy định cho những doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi
gửi đơn đến toà có quyền yêu cầu toà áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động sản xuất
kinh doanh hay thủ tục thanh lý thanh lý.
Thứ ba, Để khuyến khích chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Luật
Phá sản cần ưu tiên thanh toán các chi phí mà chủ nợ bỏ ra khi tham gia vào thủ tục
phá sản. Các chủ nợ đứng đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì Luật cần ưu tiên thanh
toán trước khoản nợ của chủ nợ này so với các chủ nợ thông thường khác.
Thứ tư, Luật Phá sản năm 2004 có quy định thủ tục thanh lý doanh nghiệp
không qua phục hồi. Tuy nhiên thủ tục này chỉ áp dụng trong một số trường hợp không
thể tiến hành phục hồi (Điều 79 và 80) mà không áp dụng trực tiếp đối với các vụ việc
phá sản đơn giản hoặc có giá trị nhỏ theo sự lựa chọn của chủ doanh nghiệp. Quy định
này khiến cho thủ tục phá sản ở nước ta vẫn còn rườm rà, phức tạp và gây tâm lý e
ngại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ lâm vào tình trạng phá sản. Hầu hết luật phá sản
các nước đều quy định thủ rút gọn áp dụng cho các vụ phá sản đơn giản hoặc giá trị tài
sản còn lại không đáng kế. Do đó nên bổ sung quy định về việc áp dụng thủ tục phá

sản rút gọn trong một số trường hợp nhất định

Tài liệu tham khảo:
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2), Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội 2006.
2. Đồng Thái Quang, Thủ tục giải quyết phá sản theo luật phá sản 2004, Luận
án thạc sĩ luật học, Hà Nội 2005.
3. Phan Thị Lê Hiếu, Tìm hiểu một số điểm mới của luật phá sản 2004, khóa

KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17

luận tốt nghiệp, Hà Nội 2006.
Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI


BÀI TẬP CUỐI KỲ

4. PGS.TS Dương Đăng Huệ, Pháp luật phá sản của Việt Nam, Nxb Tư pháp,
Hà Nội, 2005.
5. Luật phá sản doanh nghiệp 1993.

6. Nghị định của Chính phủ số 189/CP ban hành ngày 23/12/1994 về việc
hướng dẫn thi hành luật phá sản doanh nghiệp.
7. Luật phá sản năm 2004
8. Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 03/2005/NQHĐTP ngày 28/4/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của luật phá sản.
10. PGS, TS. Dương Đăng Huệ, Ths. Nguyễn Thanh Tịnh (chủ biên).Thực
trạng pháp luật về phá sản và việc hoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt
Nam, đề tài nghiên cứu khoa học do Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp
nghiên cứu, rà soát, khảo sát, đánh giá và biên soạn với sự hỗ trợ kỹ thuật của Chương
trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Dự án GTZ của Cộng hoà Liên bang Đức)
và sự đóng góp ý kiến của ông Lê Duy Bình. Hà Nội, tháng 11 năm 2008.
11. Website:
+ />+ />+ />+ />+ />+ />at_ma_khong_tuyen_bo_pha_san.html
+ sao doanh nghiệp phá sản mà

KT32B029

Khoa Pháp Luật Kinh Tế

17

không tuyên bố?

Page

HLU

2009

LUẬT THƯƠNG MẠI




×