BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
THÁI VIẾT TẶNG
NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ KHOÁNG CỦA XƯƠNG
VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÃY XƯƠNG Ở
PHỤ NỮ MÃN KINH TẠI THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ,
TỈNH KIÊN GIANG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2019
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loãng xương được định nghĩa là bệnh xương hệ thống được đặc trưng
bởi mật độ xương thấp và thay đổi vi cấu trúc trong xương làm tăng nguy cơ
dễ bị tổn thương và dễ gãy. Loãng xương là bệnh diễn biến thầm lặng, không
gây triệu chứng cho đến khi gãy xương xảy ra.
Trên thế giới, trên 8,9 triệu người gãy xương do loãng xương mỗi năm,
trong đó 61% phụ nữ gãy xương. Ở Châu Âu, khoảng 22 triệu phụ nữ và 5,5
triệu nam giới trong độ tuổi từ 50-84 bệnh loãng xương. Ở Úc, nguy cơ gãy
xương do loãng xương sau 50 tuổi là 42% ở nữ; 27% ở nam. Ngày nay, dân số
già ngày càng tăng, đang trở thành mối quan tâm cho sức khỏe cộng đồng trên
toàn thế giới; bởi vì tần suất loãng xương và gãy xương tăng lũy tiến theo tuổi
tác. Gãy xương không những gánh nặng cho bản thân bệnh nhân, mà còn là
gánh nặng cho y tế cộng đồng, ảnh hưởng đến sinh hoạt xã hội, tài chính quốc
gia. Chi phí mỗi năm liên quan đến điều trị ở Mỹ là đến 10-20 tỷ USD. Ở Anh
Quốc 2,7 tỷ EUR. Ở Úc là 7,5 USD. Bệnh nhân bị gãy xương, đặc biệt là cổ
xương đùi phải chịu nhiều biến chứng như đau, tàn phế và tử vong 12-20%
trong năm đầu tiên. Những người còn sống sót thì chất lượng cuộc sống cũng
bị giảm sút đi rất nhiều [1].
Vì những lý do trên, dự phòng và điều trị hiệu quả bệnh loãng xương
trở nên cần thiết. Tuy nhiên, để có được những chiến lược, kế hoạch và biện
pháp can thiệp, phòng ngừa ngắn hạn và dài hạn bệnh loãng xương ở cá thể
hay cộng đồng thì bước sơ khởi là cần hiểu biết được mức độ của bệnh, các
yếu tố nguy cơ và mối liên quan giữa các mối nguy cơ đó. Từ đó, xác định
được đối tượng có nguy cơ cao đối với gãy xương do loãng xương. Chỉ khi đó
mới cụ thể hóa chiến lược trong điều trị và dự phòng bệnh này.
Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán loãng xương, trong đó đo
mật độ xương bằng phương pháp hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA) được
2
xem là tiêu chuẩn vàng. Ngoài ra, trên thế giới có nhiều mô hình tính toán,
giúp người thầy thuốc dự đoán được bệnh, nhóm nguy cơ cao hay thấp, để có
hướng điều trị hay dự phòng thích hợp, hạn chế được nguy cơ gãy xương.
Hiện nay, có hai mô hình Frax và Garvan đang sử dụng dự đoán nguy cơ cao
gãy xương 5 năm, 10 năm tới. Hai mô hình cũng chưa sử dụng rộng rãi ở Việt
Nam trong đó có tỉnh Kiên Giang.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, yếu tố vùng miền, với thói quen, tập tục
sinh hoạt khác nhau, sẽ dẫn đến tỷ lệ và mức độ loãng xương khác nhau. Tại
Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu xác định tỷ lệ các yếu tố nguy cơ loãng
xương, mật độ xương và tỷ lệ loãng xương ở những vùng miền khác nhau,
trên đối tượng nghiên cứu khác nhau [2],[3],[4]. Tỉnh Kiên Giang, cũng có
những khác biệt về nhân trắc, văn hoá, tập tục sống, tuy nhiên vẫn chưa có
một nghiên cứu nào về mật độ xương, tỷ lệ loãng xương, các yếu tố nguy cơ
loãng xương, gãy xương. Để góp phần tìm hiểu về bệnh lý loãng xương ở Việt
Nam, chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu mật độ khoáng của xương và
các yếu tố nguy cơ gãy xương ở phụ nữ mãn kinh tại Thành phố Rạch
Giá, tỉnh Kiên Giang" nhằm hai mục tiêu sau
1. Khảo sát mật độ khoáng của xương bằng phương pháp DXA và xác
định tỷ lệ loãng xương cùng các yếu tố nguy cơ liên quan đến loãng
xương ở phụ nữ mãn kinh tại Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên giang.
2. Xác định các yếu tố nguy cơ gãy xương và dự báo nguy cơ gãy xương
qua hai mô hình Frax và Garvan. Nghiên cứu cũng so sánh giá trị tiên
lượng của hai mô hình Garvan và FRAX, và đối chiếu với chỉ định điều
trị theo khuyến cáo và phác đồ điều trị hiện hành.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sinh lý bệnh học loãng xương
1.1.1. Cấu trúc xương và chuyển hóa xương
Khung xương con người có 206 xương. Những xương này có nhiều
chức năng quan trọng như góp phần tạo nên dáng dấp cơ thể, nâng đỡ trọng
lượng cơ thể, bảo vệ các bộ phận quan trọng trong cơ thể, và cùng với hệ
thống cơ giúp cho chúng ta di chuyển dễ dàng. Xương còn là một “kho” lưu
trữ chất khoáng như calci và phospho. Xương còn có một chức năng quan
trọng khác là nơi cung cấp tế bào gốc từ tủy xương phục vụ cho sự tăng
trưởng của nhiều loại tế bào.
Xương là một mô năng động được cấu tạo từ hai loại mô chính: vô cơ
và hữu cơ. Thành phần vô cơ chiếm 70% và thành phần hữu cơ chiếm 22%
trọng lượng của xương. Thành phần vô cơ chủ yếu là calcium phosphate
hydroxyapatite. Thành phần hữu cơ chủ yếu là chất keo loại I (type I
collagen), chiếm khoảng 85%, và các protein non-collagen (chiếm khoảng
15%) như osteocalcin, osteopontine, sialoprotein, glycoprotein, proteoglycan
và gla-protein.
Dựa vào cấu trúc và hình dạng, xương có thể chia thành hai loại: xương
trục (axis) và xương tứ chi (appendicular). Xương trục là những xương như
xương đốt sống (vertebrae). Xương tứ chi gồm xương tay, chân. Sự phân chia
này liên quan đến hai nhóm xương đặc và xốp đề cập trên. Xương trục
thường có thành phần xương xốp cao (khoảng 75-80%), nhưng xương tứ chi
thì phần lớn có tỷ trọng xương đặc rất cao.
Xương đặc có hai đặc điểm chính: bề ngoài khá dày và mật độ chất
khoáng cao. Với độ dày và mật độ chất khoáng cao, xương đặc là một mô rất
cứng và chắc. Xương đặc bao gồm các đơn vị cấu trúc Haversian hoặc
4
osteon, chạy dọc song song với trục của thân xương dài. Mỗi osteon có trung
tâm là ống Haversian chứa mạch máu, thần kinh và mô liên kết, bao quanh là
các phiến mỏng lamellae mô xương đồng tâm; khoảng hở giữa các lamellae
gọi là lacunae được nối với nhau và nối với ống Haversian bằng hệ thống ống
nhỏ canaliculi. Các hệ thống Haversian được tách biệt nhau bởi lớp cement
giàu thành phần vô cơ, là nơi diễn ra quá trình hủy và khoáng hóa xương.
Xương xốp có cấu trúc giống như một tảng ong, có mật độ chất khoáng tương
đối thấp, gồm các phiến sơi collagen xếp song song. Tỷ lệ giữa diện tích bề
mặt và thể tích của xương xốp cao, cho thấy hoạt động chuyển hóa xương
và khả năng thay đổi mật độ xương (MĐX) của vùng này mạnh hơn so
với xương đặc [5],[6],[7].
Xương chúng ta được cấu thành từ trong bụng mẹ. Xương dài của bào
thai đã được “mô hình hóa” để có hình dạng khi trưởng thành ngay từ tuần
thứ 26 sau khi thụ thai. Sau khi sinh, xương phát triển nhanh trong giai đoạn
trước dậy thì. Khoảng 90% khối xương đỉnh (peak bone mass) của một người
được lưu trữ trong thời gian trước tuổi dậy thì. Tốc độ tăng trưởng MĐX
trong thời kỳ trước tăng trưởng ở nữ nhanh hơn nam giới. Nhưng đến độ tuổi
20, mức độ khác biệt về MĐX giữa nam và nữ không còn khác nhau đáng kể.
Sau thời kỳ tăng trưởng, MĐX trải qua một giai đoạn ổn định, và giai đoạn
này kéo dài khoảng 5 đến 15 năm. Đây chính là giai đoạn MĐX đạt mức tối
đa. Sau độ tuổi 35, MĐX bắt đầu suy giảm, nhất là sau mãn kinh (MK). Mức
độ suy giảm MĐX ở nữ thường cao hơn nam. Chính vì sự suy giảm MĐX,
xương yếu dễ gãy.
1.1.2. Quy trình chuyển hóa xương
Xương là một mô động được tạo ra từ 3 nhóm tế bào chính: osteoblast
(tế bào tạo xương), osteoclast (tế bào hủy xương) và osteocyte (tế bào xương).
Tế bào tạo xương là những tế bào có chức năng tạo ra xương, chúng nằm trên
bề mặt của xương, và chúng có thể được kích hoạt để biến chuyển thành tế
5
bào xương. Tế bào tạo xương có "tuổi thọ" trung bình là 3 tháng. Tế bào hủy
xương là những tế bào có chức năng đào thải xương cũ, và chúng xuất phát từ
các tế bào gốc trong tủy xương. Tế bào hủy xương có "tuổi thọ" chỉ 2 tuần. Tế
bào xương có chức năng tạo ra protein chất keo loại (type I collagen). Tế bào
xương nằm phía dưới bề mặt của xương. Tế bào xương không phân bào và có
thời gian bán huỷ trung bình 25 năm.
Tế bào tạo xương và tế bào huỷ xương vận hành với nhau để hình thành
hai quá trình xây dựng xương (bone modelling) và tái tạo xương (bone
remodelling) sẽ đề cập dưới đây. Quá trình xây dựng xương diễn ra trong độ
tuổi thiếu niên và trưởng thành, có chức năng chính là "tạo hình" xương, như
hình thể, kích thức, và cấu trúc. Ở giai đoạn trưởng thành đến sau mãn kinh
(nữ) và cao tuổi (nam), quá trình tái tạo xương diễn ra, với sự tham gia của tế
bào huỷ xương và tế bào tạo xương. Quá trình tái tạo xương có chức năng
chính là đào thải xương cũ và thay thế vào đó là những xương mới. Quá trình
huỷ xương và tạo xương diễn ra liên tục suốt đời người. Cứ mỗi 10 năm con
người có một bộ xương hoàn toàn mới [8],[9].
Quá trình xây dựng xương (modeling) và tái tạo xương
(remodeling)
Xương trải qua hai quá trình xây dựng xương và quá trình tái tạo
xương. Hai quá trình này xảy ra với những cơ chế riêng biệt để biệt hóa các
nhóm tế bào xương giúp đạt được sự tạo thành xương và/ hoặc làm xương
mới. Hai quá trình này, phối hợp nhau trong quá trình phát triển xương để
định dạng xương thích hợp, duy trì nồng độ huyết thanh của các ion, và sửa
chữa các vùng cấu trúc xương bị tổn thương [10].
Quá trình xây dựng xương xảy ra tuổi vị thành niên. Chức năng xây
dựng xương là tạo dáng và chiều dài, hình dạng cho xương. Trong giai đoạn
xây dựng xương, MĐX gia tăng đến mức tối đa. Quá trình xây dựng xương,
diễn ra trên bề mặt xương, hai quá trình tạo xương và phân hủy xương xảy ra
6
một cách độc lập. Một khi xương đạt tới mức trưởng thành, quá trình xây
dựng xương sẽ giảm rất nhiều, hoàn toàn không đáng kể so với trong giai
đoạn phát triển. Tuy nhiên, quá trình xây dựng xương có thể xảy ra sau giai
đoạn trưởng thành, ở những bệnh lý có sự thay đổi của lực tác dụng lên xương
[11].
Ngược lại, quá trình tái tạo xương (remodelling) luôn xảy ra theo trình
tự kích hoạt, hủy xương, và tạo xương (Bảng 1.1). Quá trình tái tạo xương có
chức năng phân hủy những mảng xương cũ hay xương bị tổn hại thay thế
bằng những mảng xương mới. Quá trình tái tạo xương diễn ra liên tục (suốt
đời), và 25% lượng xương xốp và 5% lượng xương đặc có thể được thay đổi
trong vòng một năm [11].
Việc phân hủy xương cũ và thay thế xương mới trong quá trình tái tạo
xương xảy ra theo trình tự 4 bước: khởi động, phân hủy, tạm ngừng, và tạo
xương (Hình 1.1). Bước khởi động tùy thuộc vào các tế bào tạo xương, hoặc
là trên bề mặt của xương hoặc là trong tủy xương, gửi tín hiệu đến các tế bào
tạo máu để hình thành tế bào hủy xương. Bước phân hủy có thể xảy ra phía
dưới các lớp tế bào liên kết. Sau một bước tạm ngưng ngắn ngủi, các tế bào
tạo xương bắt đầu tạo ra những lớp xương mới. Một số các tế bào tạo xương
còn lại trong xương và được chuyển hóa thành tế bào xương, và các tế bào
này liên kết với nhau và với các tế bào tạo xương khác. Khi giai đoạn tạo
xương trên hoàn tất, xương có khoảng thời gian bất động. Giai đoạn phân hủy
kéo dài vài tuần, nhưng giai đoạn tạo xương thì cần đến vài tháng để hoàn tất
[11],[12].
7
Hình 1.1. Quá trình tái tạo xương
*Nguồn Stucke S.A.(2008)[11].
Quá trình tái tạo xương cần thiết để duy trì lực của xương. Quá trình
này có thể diễn ra trên bề mặt của xương. Trước khi bước vào giai đoạn
trưởng thành, quá trình tạo xương diễn ra với mức độ cao hơn quá trình hủy
xương, và do đó, MĐX tăng nhanh trong thời kỳ này. Mật độ khoáng của
xương đạt mức độ cao nhất trong độ tuổi 20 – 30 và các yếu tố di truyền đóng
vai trò quan trọng trong giai đoạn này gọi là khối xương đỉnh (Hình 1.2). Sau
khi MĐX đạt mức độ tối đa, bắt đầu suy giảm với tốc độ khác nhau theo độ
tuổi. Sau thời kỳ mãn kinh vài năm (ở nữ) và sau 50 tuổi (ở nam), các tế bào
hủy xương năng động hơn tế bào tạo xương, và dẫn đến tình trạng suy giảm
MĐX và gia tăng nguy cơ gãy xương (GX) [13],[14]. Quá trình hủy xương
xảy ra khi có sự thiếu hụt calci và phospho trong ăn uống, các hormone điều
tiết cơ thể phản ứng bằng cách di chuyển các chất khoáng này khỏi xương để
dùng cho các chức năng khác trong cơ thể. Khi quá trình này tiếp tục xảy ra
nhiều lần thì xương trở nên yếu hơn và dễ dẫn đến GX. Ngược lại, khi cung
cấp calci và phospho đầy đủ, quá trình hình thành xương sẽ hấp thụ các chất
khoáng này bổ sung lượng dự trữ trong xương [15],[16],[17].
8
Hình 1.2. Các giai đoạn hình thành khối xương đỉnh
* Nguồn: theo Reid D.M. (2011) [7].
Các tế bào tham gia quá trình tái tạo xương
Ở bậc phân tử, xương được cấu thành từ 4 loại tế bào chính: tế bào tạo
xương (osteoblast), tế bào hủy xương (osteoclast), tế bào xương (osteocyte),
và tế bào liên kết (lining cells). Những tế bào này tương tác với một số chất
khoáng, protein, hormon, và các phân tử khác để nuôi dưỡng xương, và liên
tục đục bỏ xương cũ và thay bằng xương mới qua một quá trình tái tạo xương.
+ Tế bào tạo xương (osteoblast), có nguồn gốc từ tế bào mầm trung
mô (mesenchymal stem cell - MSC) của tủy xương. Chúng có vai trò sinh tổng
hợp chất nền xương, điều hòa chất khoáng và sản sinh ra nhiều protein tham gia
quá trình tạo xương. Một protein (có tên là macrophage colony stimulating factor
-M-CSF) qua tương tác với thụ thể M-CSF làm tăng các tế bào tạo xương. Đời
sống của tế bào tạo xương khoảng từ 1 đến 10 tuần. Trong quá trình tái tạo
xương, tế bào tạo xương tạo ra những lớp xương và góp phần tạo lực của
xương [18],[19].
9
+ Tế bào xương (osteocyte), tế bào tạo xương chôn vùi trong các lớp
xương sẽ trở thành tế bào xương, có số lượng nhiều nhất, chiếm hơn 90% của
các tế bào xương người lớn và có đời sống lâu nhất tuổi thọ trung bình 25
năm. Tế bào xương cảm nhận sự biến dạng của xương, do đó báo hiệu sự cần
thiết phải thích nghi của kích thước xương, hình dạng để đáp ứng trọng tải
của cơ thể [20],[21].
+ Tế bào liên kết (lining cells- màng tế bào, có nguồn gốc từ tế bào
tạo xương, có hình dài và dẹt, nằm trên bề mặt của xương, đóng vai trò quan
trọng là liên kết các tế bào xương và liên kết các tế bào tạo xương, hình thành
một mạng tế bào có chức năng chuyển giao tín hiệu và chuyển giao các chất
dinh dưỡng trong xương [11].
+ Tế bào hủy xương (osteoclast), là những tế bào xuất phát từ tế bào
tạo máu. Tế bào hủy xương có chức năng đục bỏ xương cũ hay xương bị tổn
hại qua một quá trình phân hủy chất khoáng gọi là hủy xương. Trong điều
kiện bình thường, chức năng của tế bào hủy xương và tế bào tạo xương hoạt
động song song nhau và mức độ tương đương nhau, với tín hiệu của loại tế
bào này ảnh hưởng đến loại tế bào kia. Trong điều kiện bình thường như thế,
lượng xương bị đào thải bằng lượng xương mới thay vào [11],[12].
Trong các yếu tố, vai trò của RANKL (Receptor activator of nuclear
factor kappa-B ligand) và OPG (Osteoprotegerin) rất quan trọng. Các tế bào
huỷ xương sản xuất RANKL, và RANK có chức năng kích hoạt quá trình biệt
lập tế bào hủy xương, cũng như duy trì hoạt động của các tế bào này. Các tế
bào tạo xương sản xuất ra OPG, và OPG có chức năng ức chế RANKL. Các
yếu tố kích thích tế bào hủy xương cũng gia tăng hoạt động của RANKL
trong tế bào tạo xương, và giảm hoạt động OPG. Một số nghiên cứu gần đây
cho thấy ngay sau khi MK, RANKL được kích hoạt nhanh, và dẫn đến mất
xương (loãng xương). (Hình 1.3).
10
Hình 1.3. Mối tương tác giữa các dòng tế bào tạo xương và hủy xương
*Nguồn Stucke S.A.(2008) [11].
1.1.3. Điều hòa chuyển hóa xương
Các hormone tham gia điều hòa xương
Các hormone tham gia điều phối quá trình chuyển hóa xương, hormone
chính trong tái tạo xương ở nam giới và phụ nữ là estrogen và các hormone
nội tiết khác cũng có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và tái tạo
xương.
Hormone estrogen, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương.
Các tế bào tạo xương (osteobast) và tế bào huỷ xương (osteoclast) đều mang
thụ thể estrogen (estrogen receptor-ER). Thụ thể estrogen có ái lực cao với tế
bào tạo xương và tế bào hủy xương, có vai trò trong sự tăng trưởng và phát
triển xương, làm giảm tế bào hủy xương. Estrogen còn tác động đến sự phát
sinh và hình thành các enzym và protein qua những cơ chế phức tạp liên quan
đến các hormone khác. Tính trung bình, phụ nữ mất khoảng 50% xương xốp
và 35% xương đặc trong quãng đời. Nhưng chưa ai biết bao nhiêu phần trăm
của sự mất xương này là do thiếu (hay suy giảm) estrogen, và bao nhiêu là do
các yếu tố liên quan đến sự lão hóa hay các yếu tố môi trường. Tuy nhiên có
ước tính cho rằng khoảng 25% xương xốp và 15% xương đặc bị mất là do suy
11
giảm/thiếu estrogen. Estrogen tác động đến các tế bào tạo xương và tế bào
hủy xương để ức chế sự phân hủy xương trong mọi giai đoạn trong quá trình
tái tạo xương. Ngay thời điểm hay sau thời kỳ MK, estrogen bị suy giảm, và
hệ quả là MĐX cũng suy giảm nhanh chóng, nhất là trong 5 năm đầu sau MK
[9],[10],[18].
Hormon testosterone, kích thích sự tăng trưởng của cơ, và tác động tích
cực đến quá trình tạo xương. Testosterone còn sản sinh ra estrogen trong quá
trình tác động đến cơ và xương. Hiện nay, các chuyên gia đều đồng ý rằng
testosterone chẳng những đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe xương ở
nam giới mà còn ở nữ giới. Ngược lại, estrogen cũng có vai trò tăng trưởng
MĐX ở nam giới [11],[12].
Hormone tuyến cận giáp (PTH), PTH kiểm soát nồng độ calci và
phospho.
+ Khi nồng độ PTH tăng cao, thì nồng độ calci trong máu thấp và
ngược lại nồng độ calci tăng cao sẽ ức chế sản xuất PTH và do đó nồng PTH
giảm, PTH giúp di chuyển calci khỏi xương vào máu.
+ Khi PTH gia tăng sẽ dẫn đến cường tuyến cận giáp nguyên phát và
thứ phát, gia tăng hoạt động của các tế bào hủy xương và dẫn đến mất xương.
Trong trường hợp PTH giảm, tăng hoạt động của các tế bào tạo xương, ảnh
hưởng này đã được ứng dụng trong việc điều trị loãng xương bằng các tiêm
PTH hàng ngày.
Calcitriol (gọi là 1,25 dihydroxy vitamin D), là hormone được tổng
hợp chủ yếu từ gan và thận. Calcitriol tác động trên nhiều mô khác nhau,
nhưng quan trọng nhất là để tăng sự hấp thu calci và phospho ở ruột, cần thiết
cho sự phát triển bình thường của xương tham gia cung cấp chất khoáng cho
xương.
Calcitonin, được sản sinh từ tuyến giáp, ức chế các tế bào hủy xương
duy trì sự phát triển xương và kiểm soát nồng độ calci [6].
12
Hormone tuyến giáp (growth hormone-GH), điều hoà sự phát triển
của xương, tác động lên quá trình tạo xương và trưởng thành của sụn. Do vậy,
khi mắc bệnh tuyến giáp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cơ quan sinh dục, làm
giảm bài tiết hormone sinh dục nữ và gây loãng xương [23].
Các yếu tố tăng trưởng và cytokin, làm gia tăng tế bào tạo xương
trong giai đoạn phân hủy xương (trong quá trình tái tạo xương) [24]. Mất
xương trong quá trình tái tạo xương là do tăng các tế bào hủy xương so với
các tế bào tạo xương. Những cytokin sau đây được xem là đóng vai trò quan
trọng trong cơ chế estrogen – xương:
• TRANCE/RANKL/OPGL: Thuật ngữ này đề cập đến một cytokin có
tên là TRANCE (tumor necrosis factor-related activation-induced cytokine),
RANKL, hoặc osteoprotegerin ligand (OPGL).
• Macrophase colony stimuating factor (M-CSF).
• Granulocyte/monocyte-colony stimulating factor (GM-CSF).
• Interleukin 1 (IL-1).
• Interleukin 6 (IL-6).
Các yếu tố tăng trưởng IL-1, IL6 và TNF được sản sinh bởi các bạch
cầu đơn nhân và đại thực bào cũng như các hormon toàn thân như PTH và
1,25D. Các yếu tố tăng trưởng điều phối tác động của estrogen đến các tế bào
tạo xương và hủy xương. Ngoài ra, các yếu tố này còn kích thích sự biệt hóa
các tế bào hủy xương bằng cách gia tăng cytokin [25],[26].
Glucocorticoid, là hormone do vỏ thượng thận tiết ra, tác động của
glucocorticoid lên sự tạo xương khá phức tạp, mặc dù chúng biệt hóa tế bào
tạo xương, nhưng khi nồng độ glucocorticoid tăng sẽ kích thích quá trình hủy
xương, dẫn đến mất xương, đặc biệt xương xốp [23].
Quá trình chu chuyển xương chịu sự chi phối của nhiều yếu tố và
hormones. Các yếu tố tác động đến hủy xương và tạo xương có thể tóm lược
trong (Bảng 1.1) (+ ký hiệu tăng, - ký hiệu giảm, và "?" có nghĩa là chưa rõ ràng):
13
Bảng 1.1. Các yếu tố và hormone có ảnh hưởng đến chu trình chuyển hóa
Yếu tố
*Toàn thân (systemic)
PTH/PTH peptide
1,25-hydroxyvitamin D3
Calcitonin
Estrogen, androgen
Glucocorticoid
Retinoid
Insulin
Hormone tăng trưởng (growth hormone)
Hormone tuyến giáp (thyroid hormone)
*Cục bộ (local)
Prostanoid
Interleukin-1
Interleukin-4
Interleukin-6
Yếu tố kích thích colony (colony-stimulating
factor)
Tumor necrosis factor
Interferon-gamma
Leukemia inhibitory factor
Insulin-like growth factors I, II
Transforming growth factor
Epidermal growth factor
Transforming growth factor
Protein định dạng xương (bone morphogenic
protein)
Yếu tố tăng trưởng từ tiểu cầu (platelet-derived
growth factor)
Yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi (fibroblast
growth factor)
Peptide từ gien calcitonin
Heparin
*Các yếu tố khác
Proton
Calcium
Phosphate
Fluoride
Hủy xương
Tạo xương
+
+
+
±
?
?
+
±
±
?+
+
±
±
+
+
±
±
+
?+
+
+
±
?
?
-
+
+
?
+
+
±
?
?
?
?
+
?
?
+
+
?
+
?
?
+
?
?
+
+
-
?+
?
+
14
Bisphosphonate
Kháng estrogen (antiestrogen)
Gallium nitrate
Rượu, bia
Dòng điện
Bất động, không trọng lượng
Căng thẳng, thể dục
?
+
+
±
?
?+
?
+
+
1.2. Mãn kinh
1.2.1. Khái niệm mãn kinh
Theo hệ thống phân loại đời người phụ nữ có thể chia thành 7 giai
đoạn [27]. Giai đoạn I là bắt đầu tái sản sinh với sự có kinh nguyệt. Giai đoạn
II được xem là đỉnh điểm của tái sản sinh (peak reproductive period) khi kinh
nguyệt bình thường theo chu kỳ hàng tháng. Giai đoạn III là chuyển tiếp giữa
tái sản sinh và đầu thời kỳ MK, với đặc điểm là hormone FSH và AMH đồng
loạt suy giảm. Giai đoạn IV là tiền MK, với đặc điểm chính là thời gian có
kinh nguyệt thường dao động bất thường, và sự khác biệt giữa các chu kỳ có
thể lên đến 7 ngày hoặc dài hơn, thường bắt đầu từ 8 đến 10 năm trước khi
MK xảy ra (tức ở độ tuổi 40). Giai đoạn V là chuyển tiếp giữa tiền MK và
MK. Giai đoạn VI là đầu thời kỳ sau MK (early postmenopause), và giai đọan
VII là sau MK (late postmenopause). Mỗi giai đoạn có những đặc điểm sinh
học, đặc biệt là thay đổi hormone, khác nhau, và do đó có ảnh hưởng đến sức
khỏe xương.
MK được định nghĩa là tình trạng ngưng vĩnh viễn chu kỳ kinh nguyệt
hàng tháng, do nang buồng trứng không không còn hoạt động. MK có thể xảy
ra một cách tự nhiên như là một trong những diễn biến bình thường của một
đời người, nhưng cũng có thể xảy ra do phẫu thuật cắt buồng trứng.
Đã có rất nhiều nghiên cứu dịch tễ học về tuổi MK trên thế giới.
Những nghiên cứu này cho thấy tính trung bình, độ tuổi MK xảy ra là giữa 47
đến 52 tuổi [28]. Một phân tích mới nhất trên 36 nghiên cứu cho ra kết quả
15
tuổi mãn kinh trung bình là 48,8 năm, với khoảng tin cậy 95% từ 48,3 đến
49,2 [29].
Tuổi MK càng ngày càng được quan tâm vì đó là một chỉ số về sức
khỏe của phụ nữ trong giai đoạn cao tuổi, hay sau MK. Chẳng hạn như NK
trước 40 tuổi có liên quan đến giảm nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng
trứng, nhưng lại tăng nguy cơ loãng xương và bệnh tim mạch [30],[31]. Một
nghiên cứu khác ước tính rằng mỗi năm tăng độ tuổi MK có liên quan đến
2% giảm nguy cơ tử vong [31].
1.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến mãn kinh
Như đề cập trên, hiện tượng MK xảy ra khi nang trong buồng trứng
suy giảm đến mức tối thiểu và FSH (follid stimulatinh hormon) không còn
sản sinh. Sự khác biệt về FSH và nang trong buồng trứng giữa các cá nhân
chịu sự chi phối của các yếu tố di truyền và môi trường. Do đó, tuổi MK
cũng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như gen và môi trường tác động đến
hệ thần kinh - nội tiết (neuroendocrine system).
+ Yếu tố di truyền: Nghiên cứu độ tuổi mãn kinh ở các nhóm phụ
nữ trên thế giới cho thấy chỉ số di truyền (index of heritability) là gần 50%.
Nói cách khác, các yếu tố di truyền có thể giải thích 50% những khác biệt
về tuổi MK giữa các phụ nữ [32]. Một số nghiên cứu gần đây phát hiện một
số gen có liên quan đến tuổi MK như gen BKSK1 và MCM8, nhưng những
gen này chỉ giải thích khoảng 1% dao động tuổi MK [33],[34].
+ Yếu tố buồng trứng: Buồng trứng và nang là hai yếu tố ảnh
hưởng đến thời điểm MK. Số nang được xác định từ lúc trước khi sinh, và
có thể đạt con số 6-7 triệu trong lúc mang thai, nhưng khi sinh ra thì chỉ còn
700.000 và giảm xuống còn 300.000 lúc thiếu niên [35]. Tuy nhiên, yếu tố
nào có ảnh hưởng đến số nang thì vẫn chưa được rõ ràng. Nghiên cứu cơ
bản cho thấy các tế bào nang chịu sự chi phối của gonadotropins trong
16
tuyến yên; do đó có suy đoán rằng gonadotropins cũng có ảnh hưởng đến
tuổi MK.
+ Biến cố thần kinh - nội tiết: Trong quá trình tiền MK và sau MK,
có sự thay đổi lớn trong hệ thống tái sản sinh, đồi dưới (hypothalamus) và
tuyến yên. Sự gia tăng hormone FSH trong độ tuổi 40-45 xảy ra trước khi
MK bắt đầu. Tương tự, sự thay đổi hormone LH (luteinizing hormone) cũng
diễn ra trong giai đoạn này. Sự thay đổi FSH và LH chịu sự ảnh hưởng của
GnRH qua estrogen [36].
1.2.3. Ảnh hưởng của mãn kinh
Giai đoạn mãn kinh với sự thay đổi hormones dẫn đến nhiều hệ quả cho
phụ nữ sau mãn kinh. Những hệ quả này bao gồm loãng xương, các hội chứng
nội tiết, bệnh tim mạch, và sức khỏe tâm thần.
+ Loãng xương là một hệ quả trực tiếp của MK, vì estrogen điều phối
qui trình tạo xương và hủy xương. Sau MK, nồng độ estrogen bị suy giảm
nghiêm trọng. Khi estrogen bị suy giảm, cytokine RANKL (receptor activator
of nuclear factor k-B ligand) được kích hoạt, và OPG (osteoprotegerin) bị suy
giảm. Khi RANKL tăng kèm theo sự suy giảm của OPG, dẫn đến sự mất quân
bình qui trình chu chuyển xương, với các tế bào hủy xương hoạt động mạnh
hơn các tế bào tạo xương, và dẫn đến mất xương. Sự suy giảm của estrogen
còn có liên quan đến sự suy giảm hấp thu calcium bằng vitamin D, dẫn đến
cường giáp thứ phát và hệ quả là mất xương [37]. Tốc độ mất xương khá cao
(2-3%) trong 5 năm đầu sau MK, nhưng có xu hướng chậm lại (1% mỗi năm)
sau 5 năm MK.
+ Béo phì và tiểu đường: Béo phì cũng có thể xem là một hệ quả của
mãn kinh, vì tỷ lệ béo phì ở phụ nữ sau MK thường cao hơn so với phụ nữ
tiền mãn kinh [38]. MK liên quan đến sự suy giảm tiêu hao năng lượng (do
một phần vận động thể lực) và suy giảm tỷ lệ chuyển hóa [38]. Gia tăng béo
17
phì qua tích tụ và tái phân bố lượng mỡ trong cơ thể cùng với sự suy giảm
nồng độ estrogen liên quan đến những thay đổi về kháng insulin, tăng
cholesterol trong máu, và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường [39].
+ Bệnh tim mạch: Sự suy giảm estrogen sau mãn kinh làm kích hoạt
hệ thống renin-angiotensin, và do đó làm tăng huyết áp ở phụ nữ sau MK.
Ngoài hệ quả tăng huyết áp, phụ nữ sau MK còn tăng bề dày của động mạch
và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch [40].
+ Sức khỏe tâm thần: Hormone estrogen có vai trò kiểm soát một số
vùng ở não (như prefrontal cortex và hyppocampus), và ảnh hưởng đến việc
thu thập thông tin, lưu trữ thông tin, và tìm thông tin. Do đó, sự suy giảm
estrogen có ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ và khả năng nhận thức, tuy rằng
mức độ ảnh hưởng rất thấp [41].
Trong công trình này, chúng tôi tập trung vào tác động của MK đến
bệnh loãng xương. Ngoài ra, chúng tôi cũng xem xét đến sự ảnh hưởng của
các yếu tố liên quan đến MK đến loãng xương ở phụ nữ sau MK.
1.3. Loãng xương
1.3.1. Khái niệm và định nghĩa loãng xương
Từ nửa đầu Thế kỷ 18, Federic Martin Lostein (1777-1835) đưa ra
khái niệm loãng xương. Nhưng theo thời gian hiểu biết loãng xương có
nhiều thay đổi. Những công trình nghiên cứu của Albright những năm
1930-1940 cho rằng loãng xương là sự calci hóa không đầy đủ. Những năm
1960-1971, các công trình của Bordier và Meunier về hình thái, tổ chức học
của xương, lại chỉ ra rằng loãng xương là giảm khối lượng xương . Như vậy
mỗi nhà khoa học nhìn loãng xương có khái niệm khác nhau [42].
Năm 1994, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa loãng xương:
“Loãng xương là một bệnh với đặc điểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu
trúc của xương bị hư hỏng, dẫn đến tình trạng xương bị yếu và hệ quả là
tăng nguy cơ gãy xương” [43].
18
Định nghĩa của bệnh loãng xương được chấp nhận tại một hội nghị
quốc tế phát triển vào năm 2001 là “Đặc điểm bộ xương bị rối loạn do tổn
thương, sức bền của xương bị suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương.
Sức bền của xương phản ảnh sự kết hợp của mật độ chất khoáng trong xương
và chất lượng xương.”[44].
Hình 1.4a. Xương bình thường
Hình 1.4b. Xương bị loãng xương
* Nguồn: theo Kanis J.A. (2010) [45].
WHO xác định loãng xương là MĐX thấp dưới 2,5 độ lệch chuẩn (SD)
so với MĐX trung bình của phụ nữ trẻ [14],[45].
1.3.2. Phân loại loãng xương
Một cách chung, loãng xương có thể phân làm hai loại: loãng xương
nguyên phát và loãng xương thứ phát. Loãng xương nguyên phát liên quan
đến độ tuổi (sau mãn kinh ở nữ giới và sau 50 tuổi ở nam giới). Loãng xương
thứ phát liên quan đến các bệnh lý và thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình
chu chuyển xương.
+ Loãng xương type I (liên quan đến tuổi)
Là bệnh xảy ra như một hệ quả bình thường quá trình lão hóa và sau
mãn kinh. Sau mãn kinh ảnh hưởng một phần ba phụ nữ loãng xương và được
gây ra bởi sự suy giảm hormone estrogen. Loãng xương liên quan đến tuổi,
xảy ra ở cả hai giới nam và nữ, nhưng nữ bệnh gấp hai, ba lần nam giới,
19
nguyên nhân do phụ nữ có hai pha mất xương song song đó là mất xương liên
quan đến tuổi và mất xương nhanh bắt đầu ở thời kỳ MK và kéo dài đến 4- 8
năm sau đó là giai đoạn mất xương chậm suốt phần còn lại cuộc đời. Ngược
lại, đàn ông chỉ xảy một giai đoạn mất xương liên quan đến tuổi chậm và liên
tục. Kết quả là phụ nữ mất xương nhiều hơn nam. Giai đoạn mất xương nhanh
ở phụ nữ mất từ 5-10% xương đặc, 20-30% xương xốp ở hầu hết các vị trí dễ
gãy như xương chi và xương cột sống. Giai đoạn mất xương chậm, mất từ 2025% xương đặc và xương xốp của cả nam và nữ trong thời gian dài.
Mặc dù có sự đóng góp của yếu tố di truyền và dinh dưỡng, giai đoạn
mất xương nhanh ở phụ nữ MK và giai đoạn mất xương chậm ở phụ nữ và
nam giới dường như chủ yếu là do thiếu hụt estrogen (Điều này được chứng
minh bằng thực tế là việc điều chỉnh thiếu hụt estrogen có thể ngăn ngừa
những thay đổi này). Đối với phụ nữ, giai đoạn mất xương nhanh là
bắt đầu bằng sự sụt giảm nghiêm trọng estrogen của buồng trứng khi MK.
Giảm estrogen trên các thụ thể estrogen trong xương dẫn đến sự gia tăng phá
hủy xương kết hợp việc giảm hình thành xương, cuối cùng mỏng lớp vỏ ngoài
của xương đặc và phá hủy cấu trúc xương xốp [14].
Ngược lại, giai đoạn mất xương chậm được cho là gây ra bởi sự kết hợp
của các yếu tố bao gồm do tuổi cao, giảm calci và vitamin D, giảm hoạt động
thể chất, và mất tác dụng estrogen trên sự cân bằng calci trong ruột và thận
cũng như tác dụng của nó đối với xương.
Điều này dẫn đến suy giảm hấp thụ calci ở ruột và giảm calci ở thận.
Nếu lượng calci hấp thụ từ chế độ ăn uống không đủ để bù cho lượng calci bị
mất trong phân và nước tiểu, calci huyết thanh bắt đầu giảm. Nồng độ hormone
tuyến cận giáp sau đó sẽ tăng lên, loại bỏ calci khỏi xương. (Hình 1.3)
Thực tế, ngoại trừ mất xương nhanh ở phụ nữ MK, quá trình mất xương
người già ở nam và nữ giống nhau. Ở nam giới, sự thiếu hụt hormone nam
ảnh hưởng đến hấp thụ calci và bảo tồn calci, dẫn đến cường năng tuyến cận
20
giáp thứ phát dẫn đến mất cân bằng giữa phá hủy xương và hình thành kết quả
mất xương chậm kéo dài suốt cuộc đời vì testosterone có thể kích thích sự
hình thành xương nhiều hơn estrogen, tuy nhiên, việc mất xương người đàn
ông cao tuổi lớn hơn sự hình thành xương [15],[46].
Hình 1.5. Cơ chế loãng xương nguyên phát (liên quan đến tuổi, MK)
*Nguồn: Rockville (2004)[15].
+ Loãng xương thứ phát
Loãng xương thứ phát được định nghĩa là mất khối lượng xương, suy
giảm, vi cấu trúc xương, và GX gây ra bởi bệnh tiềm ẩn hoặc tác dụng phụ
của thuốc. Loãng xương thứ phát thường xảy ra do một số bệnh mãn tính như
viêm đa khớp dạng thấp, tiểu đường, hội chứng cushing, cường giáp, cường
tuyến cận giáp, thiểu năng sinh dục [15],[47].
1.3.3. Triệu chứng loãng xương
Loãng xương còn được xem là căn bệnh âm thầm, hiểu theo nghĩa bệnh
diễn tiến một cách "âm thầm", hiểu theo nghĩa không có triệu chứng đặc hiệu,
cho đến khi gây GX. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, tình trạng suy giảm
chiều cao và gù lưng có thể là một triệu chứng của loãng xương.
21
Phụ nữ loãng xương với tỷ lệ GX cao hơn phụ nữ không loãng xương
khi tiếp xúc với chấn thương như nhau. GX do loãng xương thường xảy ra
phụ nữ trên 50 tuổi liên quan với MĐX thấp tại vị trí GX. Trong các loại GX,
thì GX đốt sống, gãy CXĐ và gãy xương cổ tay (gãy Colle, gãy một phần ba
dưới xương quay hoặc gãy Smiths, tức là gãy một phần ba dưới xương trụ)
được xem là các thể đặc trưng GX do loãng xương.
+ GX cổ tay và xương đùi thường là do té ngã.
+ GX cột sống, đa số cũng không có dấu hiệu lâm sàng, theo nghiên
cứu gần đây khoảng 20-30% như đau lưng, đi hoặc đứng đều đau, hạn chế
vận động cột sống, giảm chiều cao, biến dạng hoặc tàn tật. GX cột sống ảnh
hưởng một phần tư phụ nữ sau MK.
+ Gãy CXĐ là hậu quả nặng nề nhất. Đau đớn, tàn tật, nhập viện là một
trong những hậu quả nặng nề GX. Biến chứng sau phẫu thuật chiếm một phần
ba BN. Gãy CXĐ 20% chết trong năm đầu tiên, 20% phải nằm liệt giường,
20%, 40% không có khả năng thực hiện các nhu cầu hằng ngày của họ, còn
20% phải ở nhà dưỡng lão [43],[44].
1.3.4. Những yếu tố nguy cơ liên quan đến loãng xương
*Yếu tố nguy cơ không thay đổi được
+ Tuổi cao: Khối lượng xương tăng trong thời thơ ấu và thanh niên đạt
đỉnh cao ở tuổi 20 của cuộc sống và tiếp tục củng cố và ổn định cho đến trên 30
tuổi và khối lượng xương bắt đầu giảm [48],[49]. Sau giai đoạn khối xương đạt
đỉnh, khối lượng xương bắt đầu giảm ở nam giới và phụ nữ, mất xương
khoảng 0,3% đến 0,5% mỗi năm. Ở phụ nữ MK sẽ tăng tốc sự mất xương
khoảng 10 lần, từ 4 đến 8 năm sau MK [13].
+ Giới: Phụ nữ có nguy cơ loãng xương cao hơn nam giới gấp 4 lần vì
kích thước xương nhỏ hơn nam, khối xương đỉnh thấp hơn. Ngoài ra, thời kỳ
MK suy giảm nội tiết tố buồng trứng, phụ nữ có xu hướng mất xương nhanh
hơn nam giới [50].
22
+ Chủng tộc: Tỷ lệ loãng xương có sự khác biệt giữa ba nhóm chủng tộc
được đánh giá trên MĐX; người da trắng có tỷ lệ loãng xương cao nhất, người
Mỹ tỷ lệ thấp nhất, người Mỹ gốc Mexico nằm giữa hai nhóm này. Sự khác biệt
giữa các chủng tộc liên quan đến yếu tố gene, địa lý và môi trường [44].
+ Tiền sử gia đình: Một vài gen có vai trò mất xương tuổi già. Theo
Kanis (2004) tiền sử gia đình bị gãy CXĐ nguy cơ GX cho thế hệ con là 1,5
lần (RR 1,54; 95%CI = 1,25-1,88) và gãy CXĐ là 2,2 lần (RR = 2,27, 95% CI
=1,47-3,49) và kết luận rằng tiền sử gia đình GX, thế hệ con có nguy cơ cao
GX do loãng xương [51],[52].
+ Tiền sử sinh sản: Phụ nữ MK sớm hay bị phẫu thuật buồng trứng, tỷ
lệ mất xương nhanh tăng theo cấp số nhân. Phụ nữ sinh sản với số lần sinh đẻ,
tuổi có kinh, tuổi MK, thời gian MK có liên quan đến MĐX có nhiều tranh
cải [43]. Các nhà khoa học cho rằng, số lần sinh đẻ nhiều liên quan nghịch với
MĐX giảm do nhu cầu calci tăng cao trong thời kỳ mang thai. Ngược lại, có
nghiên cứu cho rằng, số lần sinh con nhiều tăng chống loãng xương do gia
tăng nồng độ estrogen trong 3 tháng của thai kỳ. Thời gian giữa hai lần có thai
dưới hai năm, đặc biệt dưới một năm tăng nguy cơ loãng xương. Có thai trước
27 tuổi liên quan nghịch với MĐX giảm do calci cung cấp cho bé, ảnh hưởng
xấu đến bộ xương người mẹ.
*Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được
+ Chỉ số khối cơ thể (BMI), BMI thấp có nguy cơ loãng xương, với
BMI <19,0 so với BMI <23,0 nguy cơ loãng xương 1,8 lần với OR=1,8 (95%
CI 1,2-2,7) và tăng mỗi đơn vị BMI giảm đáng kể 12% nguy cơ loãng xương
[53],[56].
+ Chế độ ăn uống calci và vitamin D, duy trì lượng calci đầy đủ qua
ăn uống là một biện pháp hữu hiệu, rất cần thiết cho việc ngăn ngừa tình trạng
calci di chuyển khỏi xương, nơi mà 99% lượng calci tàng trữ. Ảnh hưởng của
bổ sung calci trong xương tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng MK, lượng calci
23
hấp thụ hàng ngày và lượng vitamin D cần thiết. Tăng lượng calci qua nguồn
thực phẩm là cần thiết trong thời kỳ tăng trưởng để đạt MĐX cao nhất. Người
cao tuổi cung cấp đủ calci và vitamin D có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp,
tránh té ngã [53],[54]. Nguyên nhân thiếu vitamin D xuất phát từ chế độ ăn
uống, rối loạn hấp thu, thiếu ánh sáng mặt trời, khả năng tạo viamin D của da
bị suy giảm. Những yếu tố đó sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm vitamin D trong
cơ thể và cường tuyến cận giáp thứ phát [55].
+ Cà phê và rượu, thúc đẩy calci từ xương vào máu, và thải qua
đường nước tiểu, dẫn đến mất xương và tăng nguy cơ GX.
+ Hoạt động thể lực, lối sống ít vận động tăng nguy cơ loãng xương
hoạt, động thể lực đi bộ nhanh có sự thúc đẩy hoạt động của tế bào tạo xương
và hình thành xương[56],57]. Hoạt động thể lực liên quan đến MĐX, nhưng
không tăng kích thước xương [53],[58].
+ Thói quen hút thuốc, ảnh hưởng xấu đến xương do suy giảm hấp
thu calci [53], 57].
1.3.5. Các phương pháp đo lường mật độ xương
Trong hơn 4 thập niên qua, đã có nhiều kỹ thuật được phát triển để đo
lường MĐX. Những kỹ thuật này chủ yếu dựa vào nguyên lý vận hành của X
quang. Một số kỹ thuật đã dùng để đo MĐX, đánh giá loãng xương [1],[53].
như sau:
*Phương pháp đo mật độ xương bằng phóng xạ
+ Đo hấp thu proton đơn (Single Proton Absorptiometry – SPA)
Sự ra đời của nó là một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực thăm dò
trọng lượng khoáng của xương.
- Nguyên lý của sự đo hấp thu proton đơn qua xương, kết quả thu được
là khối lượng chất khoáng trên một đơn vị diện tích xương (g/cm2).
- Ưu điểm: Với thể tích máy hạn chế và liều tia rất thấp. Thời gian để
đánh giá từ 10-15 phút, và tỷ lệ sai lầm là 4-5%.
24
Nhược điểm: chúng chỉ đo xương ngoại vi nhưng phần lớn gãy xương
xảy ra ở những xương lớn xương chậu, cột sống, v.v… cho nên các kỹ thuật
này không có giá trị lâm sàng cao [1],[53].
+ Đo hấp thu proton kép (Dual Proton Absorptiometry DPA)
Kỹ thuật SPA được cải tiến 1998 gọi máy thế hệ 2.
- Nguyên lý sử dụng hai nguồn photon để đo khối lượng khoáng xương,
hệ số hấp thụ của xương và mô mềm khác nhau cho phép đánh giá chính xác
khối lượng xương.
- Ưu điểm: Cho phép đo MĐX ở những vị trí trung tâm như đầu trên
xương đùi, cột sống và toàn bộ xương của cơ thể, sai số đo lường 3-6% tùy vị
trí đo.
Nhược điểm: Kết quả có thể gây ra sai số do các mảng calci hóa ở
động mạch chủ bụng, các chồi xương… thời gian thăm dò kéo dài (20 – 40
phút [1],[53].
*Phương pháp đo mật độ xương bằng tia X
+ Đo hấp thụ tia X năng lượng kép
(Dual-energy X-ray absorptiometry – DXA- DEXA)
Trong những năm gần đây, tia gamma được thay bằng tia X mạnh hơn,
tiến hành nhanh hơn (5 phút). Phương pháp này cũng có thể dùng để đánh giá
MĐX trẻ em, sai số của phương pháp từ 1- 2,5% tùy từng vị trí đo.
Nguyên lý của phương pháp: sử dụng hai nguồn năng lượng tia X, đo
nhiều vị trí khác nhau xương cột sống, xương đùi, xương cẳng tay và toàn bộ
xương của cơ thể, kết quả MĐX được của vùng xương vừa được đo được tính
bằng g/cm2.
Hiện nay, phương pháp đo MĐX bằng phương pháp DXA được xem là
tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán loãng xương.