Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài tập học kỳ tư pháp quốc tế những điểm giống nhau và khác nhau giữa cách thức ủy thác tư pháp quốc tế trong các quy định của pháp luật việt nam so

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.23 KB, 13 trang )

1

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................................................................................3
1. Khái quát về ủy thác tư pháp............................................................................3
1.1. Khái niệm tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp........................................3
1.2. Lĩnh vực ủy thác tư pháp............................................................................3
1.3. Nội dung của Ủy thác.................................................................................3
2. So sánh cách thức ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam với
quy định trong các điều ước quốc tế song phương.................................................3
2.1. Con đường thực hiện ủy thác tư pháp........................................................3
2.2. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp....................................3
2.3. Luật được áp dụng trong ủy thác tư pháp...................................................3
2.4. Hồ sơ ủy thác tư pháp.................................................................................3
3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động ủy thác tư pháp........................3
3.1. Quy định cụ thể những nội dung cơ bản của ủy thác tư pháp trong quy
định của pháp luật cũng như trong các điều ước quốc tế song phương...............3
3.2. Tăng cường đàm phán, ký kết và tham gia các điều ước quốc tế...............3
KẾT THÚC VẤN ĐỀ................................................................................................3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................3


2

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển một
cách biệt lập mà không có quan hệ với các quốc gia khác. Nói cách khác
quan hệ hợp tác quốc tế không chỉ là nhu cầu nội tại thiết thực của bản thân
mỗi quốc gia nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi
nước, mà còn là trách nhiệm - nghĩa vụ của các quốc gia xét dưới góc độ


pháp luật quốc tế. Tương trợ tư pháp thông qua hình thức ủy thác tư pháp
quốc tế là một biểu hiện của nguyên tắc về nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc
gia - một trong các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế hiện đại. Các Hiệp
định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự, thương mại và hình sự giữa
CHXHCN Việt Nam và các quốc gia khác là văn bản pháp lý quốc tế thể
hiện quy luật phát triển trên.
Tuy nhiên trên thực tế thì do nhiều Hiệp định Tương trợ tư pháp và
pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự với các nước khác được ký từ rất lâu
mà Luật Tương trợ tư pháp của Việt Nam lại mới ban hành năm 2007, nên
còn có khá nhiều điểm chưa thống nhất giữa hai văn bản này, trong đó có các
quy định về ngôn ngữ sử dụng, cơ quan đầu mối thực hiện, chi phí thực hiện
tương trợ tư pháp, quy trình chuyển hồ sơ, tài liệu mà đặc biệt là trong cách
thức ủy thác tư pháp... Việc thực hiện các ủy thác tư pháp giữa hai nước thời
gian qua còn gặp nhiều khó khăn.
Việc xác định rõ những điểm giống nhau và khác nhau giữa cách thức
ủy thác tư pháp quốc tế trong các quy định của pháp luật Việt Nam so với
trong các điều ước quốc tế song phương là vô cùng quan trọng. Đó chính là
lý do mà em chọn đề tài: “” làm bài tập lớn/học kỳ cho mình. Bài làm còn
nhiều thiếu sót, em xin sự chỉ dẫn của thầy cô.


3

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.

Khái quát về ủy thác tư pháp
1.1.

Khái niệm tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp

Tương trợ tư pháp là việc tòa án của một nước nhờ tòa án của nước

ngoài thực hiện giúp các hành vi tố tụng cần thiết để đảm bảo giải quyết vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Ủy thác tư pháp được ghi nhận tại khoản 1 Điều 6 Luật Tương trợ Tư
pháp 2007: Uỷ thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc
thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của
pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên.
Theo đó thì ủy thác tư pháp là một trong các hình thức thực hiện tương
trợ tư pháp. Khoản 2 Điều 6 Luật Tương trợ Tư pháp 2007 quy định rõ:
Tương trợ tư pháp được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thông qua
ủy thác tư pháp.
1.2.

Lĩnh vực ủy thác tư pháp
Tương trợ tư pháp được tiến hành trên cả hai lĩnh vực hình sự và dân

sự nên cũng có hai hình thức ủy thác tư pháp là ủy thác tư pháp hình sự và ủy
thác tư pháp dân sự. Ủy thác tư pháp trong dân sự được hiểu theo hai nghĩa.
Nghĩa hẹp, ủy thác tư pháp trong dân sự chỉ tiến hành trong hai giai đoạn
chuẩn bị xét xử, bao gồm các hoạt động xác minh chứng cứ và cống nạp giấy
tờ. Nghĩa rộng, ủy thác tư pháp trong dân sự có thể tiến hành trong các giai
đoạn giải quyết vụ việc dân sự tại tòa án (bảo hộ pháp lí, giải quyết xung đột


4


về thẩm quyền; giải quyết xung đột về pháp luật; trao đổi thông tin trong quá
trình xét xử; công nhận cho thi hành bản án).
1.3.

Nội dung của Ủy thác
theo quy định trong các HĐTTTP thì ủy thác tư pháp là phương tiện

để các nước kí kết thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hôn nhân, dân
sự gia đình hình sự. các bản ủy thác phải được lập thành văn bản. văn bản ủy
thác phải được người đại diện cơ quan yêu cầu kí tên đóng dấu hợp pháp.
Về bảo hộ pháp lý: Công dân của Bên ký kết này được hưởng trên
lãnh thổ của Bên ký kết kia sự bảo hộ pháp lý đối với các quyền nhân thân và
tài sản như công dân của Bên ký kết đó.
Có một số chức năng của cơ quan lãnh sự được quy định trong các
HĐTTTP như: tống đạt giấy tờ, phối hợp xử lý việc dẫn độ, uỷ thác tư pháp,
thầm quyền giải quyết một số công việc về hôn nhân và gia định của cơ quan
lãnh sự (kết hôn, nuôi con nuôi, đỡ đầu...) và pháp luật áp dụng đối với một
số quan hệ dân sự có nhân tố nước ngoài ( chủ yếu là quan hệ hôn nhân và
gia định giữa công dân Việt Nam với côgn dân nước ký hiệp định) làm cơ sở
cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, quy định việc cung cấp các giáy
tờ về hộ tịch cho cơ quan lãnh sự, việc miễn hợp pháp hoá lãnh sự các giấy
tờ, tài liệu...
2.

So sánh cách thức ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt

Nam với quy định trong các điều ước quốc tế song phương
Trước đây Việt Nam đã ký hiệp định về tương trợ tư pháp và pháp lý
với các nước. Sau này khi thể chế chính trị thay đổi, nhiều nước vẫn công
nhận hiệp định đó hoặc đã ký hiệp định mới với những sự bổ sung, sửa đổi

phù hợp với tình hình mới. Đến năm 2007 thì Luật tương trợ tư pháp được
hoàn thiện và đưa vào sử dụng thì một thực trạng bất cập đó là mâu thuẫn


5

giữa cách thức ủy thác tư pháp quốc tế trong các quy định của pháp luật việt
nam với các điều ước quốc tế song phương này.
2.1.

Con đường thực hiện ủy thác tư pháp
Theo các hiệp định tương trợ tư pháp Việt nam đã kí với các nước, Tòa

án các bên kí kết hiệp định được phép ủy thác cho nhau và thực hiện ủy thác
tư pháp của nhau. Các hiệp định tương trợ tư pháp lại áp dụng con đường
lãnh sự để thực hiện hoạt động ủy thác tư pháp. Việc làm này sẽ hạn chế
được quy trình quá lòng vòng của ủy thác tư pháp, tốn thêm thời gian, công
sức và tiền bạc. Đây là phương pháp nhanh chóng nhưng lại không hiệu quả
bởi do các chủ thể không có thẩm quyền tiến hành. Điều 13 Hiệp định tương
trợ tư pháp Việt Pháp: Mỗi Nước ký kết đều có quyền tống đạt giấy tờ cho
công dân của nước mình trên lãnh thổ của Nước ký kết kia, một cách trực
tiếp và không áp dụng biện pháp cưỡng chế, thông qua các viên chức ngoại
giao hoặc lãnh sự của nước mình.
Theo pháp luật hiện hành, Tòa án Việt Nam có quyền ủy thác cho Tòa
án nước ngoài, đồng thời được phép nhận thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa
án nước ngoài. Việc giao và nhận ủy thác tư pháp và kết quả thực hiện ủy
thác tư pháp giữa Tòa án Việt Nam và Tòa án nước ngoài được thực hiện
bằng con đường ngoại giao. Theo quy trình ủy thác, đầu tiên tòa án Việt Nam
phải chuyển hồ sơ qua Bộ Tư pháp. Bộ này chuyển đến Bộ Ngoại giao. Bộ
Ngoại giao chuyển đến đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại. Từ đây hồ sơ

vụ án mới được chuyển đến các cơ quan tư pháp nước bạn để nhờ thu thập,
xác minh chứng cứ. Nếu quá trình xác minh thuận lợi, hồ sơ sẽ lần lượt
ngược hành trình trên quay về tòa án Việt Nam.Ủy thác thành công đã vậy,
còn nếu thất bại hoặc bị ách lại ở một cơ quan nào đó thì tòa chỉ có cách duy
nhất ngồi chờ. Và chưa kể đến việc các cơ quan ở nước bạn không nhiệt tình,


6

không hào hứng giúp đỡ thì coi như án chôn chân tại chỗ. Đây là một cách
thức thực hiện ủy thác tốn kém về chi phí cũng như thời gian.
2.2.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp
Theo các điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam và các nước kí

kết, quy định về việc giao nhận ủy thác tư pháp và kết quả thực hiện ủy thác
tư pháp được thực hiện thông qua Bộ Tư pháp nếu có vấn đề hình sự thì
thông qua Viện kiểm sát tối cao (ở một số quốc gia thì đó là Văn phòng Công
Tố) đây là hai cơ quan có thẩm quyền trực tiếp liên quan. Điều 2 Hiệp định
tương trợ Việt – Pháp quy định: Bộ tư pháp của hai Nước ký kết là Cơ quan
trung ương chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Hiệp
định này. Các Cơ quan trung ương liên hệ trực tiếp với nhau; gửi yêu cầu
tương trợ tư pháp…
Thông tư liên bộ số 139/TT-LB ngày 12/3/1984 đã phân chia các công
việc một cách rõ ràng và cụ thể cho các Bộ. Qua đó, Bộ Tư pháp thực hiện
trao đổi các uỷ thác điều tra xác minh về dân sự, lao động, hôn nhân và gia
đình, hướng dẫn thực hiện các uỷ thác về thi hành án và quyết định do nước
ký kết kia xét xử… Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện các uỷ thác tư
pháp điều tra về hình sự…; Bộ Công An thực hiện các uỷ thác điều tra về

hình sự theo yêu cầu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao như lập hồ sơ về
bắt giữ, thu giữ các tang chứng, vật chứng, khám xét, tạm giữ, tạm giam, dẫn
độ, hướng dẫn các cơ quan công an thực hiện uỷ thác điều tra và các uỷ thác
khác về hình sự trên lãnh thổ Việt Nam khi Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm
quyền yêu cầu;… Tuy nhiên thì bất cập xảy ra ở trong những nước mà Việt
nam không kí kết hiệp định tương trợ, trong trường hợp này thì phải áp dụng
pháp luật Việt Nam về ủy thác tư pháp. Tuy nhiên như ở Mỹ thì hoạt động ủy
thác tư pháp quy định thông qua công ty kinh doanh dịch vụ ủy thác, còn


7

Việt Nam quy định thông qua Bộ Tư pháp, dấn đến sự xung đột và trên thực
tế dấn đến sự tồn đọng án bởi văn bản ủy thác không được thông qua.
2.3.

Luật được áp dụng trong ủy thác tư pháp
Theo quy định trong các điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam

và các nước thì khi thực hiện ủy thác, bên được yêu cầu tuân theo pháp luật
của nước mình; nếu bên ủy thác yêu cầu tuân theo pháp luật của bên ủy thác
và không trái với pháp luật của nước mình thì áp dụng pháp luật của nước
bên ủy thác. Việc ủy thác tư pháp trước hết dựa trên cơ sở các hiệp định song
phương về tương trợ tư pháp mà Việt nam đã ký kết; đối với các nước mà
Việt Nam chưa ký Hiệp định tương trợ tư pháp, việc thực hiện dựa trên
nguyên tắc có đi có lại, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia và
các bên cùng có lợi. Tùy theo nội dung của từng Hiệp định, có Hiệp định chỉ
điều chỉnh các vấn đề tương trợ tư pháp giữa các cơ quan tư pháp hai nước
mà không quy định về vấn đề chọn pháp luật áp dụng giải quyết xung đột
pháp luật như Hiệp định ký với Pháp và Trung quốc.

Theo quy định tại Điều 3 Luật Tương trợ Tư pháp về việc áp dụng
pháp luật: Tương trợ tư pháp được thực hiện theo quy định của Luật này;
trường hợp Luật này không quy định thì áp dụng quy định của pháp luật tố
tụng dân sự, pháp luật tố tụng hình sự và các quy định khác của pháp luật
Việt Nam có liên quan. Việc áp dụng pháp luật nước ngoài chỉ được thực
hiện theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nghĩa là
khi thực hiện hoạt động ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài, Tòa án Việt
Nam tuân theo pháp luật tố tụng dân sự và các quy định có liên quan khác
của Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc
tham gia có quy định khác. Quy định này của Việt Nam phù hợp với pháp
luật và tập quán quốc tế. Khi thực hiện ủy thác tư pháp cơ quan được yêu cầu


8

áp dụng pháp luật của nước mình. Theo yêu cầu có thể áp dụng PL nước kia
nếu những QPPL đó không mâu thuận với pháp luật của nước được yêu cầu.
2.4.

Hồ sơ ủy thác tư pháp
Theo quy định trong các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và

các nước thì ủy thác phải được lập thành văn bản và ghi rõ tên cơ quan yêu
cầu, tên cơ quan được yêu cầu, tên công việc ủy thác, nội dung yêu cầu,
những dữ kiện cần thiết cho việc ủy thác; họ và tên các đương sự, người làm
chứng và những người liên quan, nơi thường trú, tạm trú, quốc tịch, hộ tịch,
chuyên môn, nghề nghiệp của họ; họ tên và địa chỉ người đại diện của các
đương sự, cơ quan yêu cầu phải có người đại điện có thẩm quyền kí tên,
đóng dấu. Điều 11: … Giấy tờ cần tống đạt phải được lập thành 2 bộ, dịch ra
ngôn ngữ của Nước ký kết được yêu cầu, gửi kèm theo yêu cầu tống đạt. Nếu

không thực hiện được ủy thác thì gửi trả lại giấy tờ và thông váo lý do.
Theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Luật Tương trợ Tư pháp thì hồ sơ
ủy thác tư pháp bao gồm: Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự phải có các văn
bản sau đây:a) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu tương trợ tư pháp
về dân sự;b) Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại Điều 12 của
Luật này;c) Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước
được ủy thác.2. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự được lập thành ba bộ theo
quy định của Luật này và phù hợp với pháp luật của nước được ủy thác….
Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự phải có các nội dung sau đây:1. Ngày,
tháng, năm và địa điểm lập văn bản;2. Tên, địa chỉ cơ quan ủy thác tư
pháp;3. Tên, địa chỉ cơ quan được ủy thác tư pháp;4. Họ, tên, địa chỉ nơi
thường trú hoặc nơi làm việc của cá nhân; tên đầy đủ, địa chỉ hoặc văn phòng
chính của cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến ủy thác tư pháp;5. Nội
dung công việc được ủy thác tư pháp về dân sự phải nêu rõ mục đích ủy thác,


9

công việc và các tình tiết liên quan, trích dẫn điều luật có thể áp dụng, các
biện pháp để thực hiện ủy thác và thời hạn thực hiện ủy thác.
3.

Thực trạng và giải pháp hoàn thiện hoạt động ủy thác tư pháp
3.1.

Quy định cụ thể những nội dung cơ bản của ủy thác tư pháp trong

quy định của pháp luật cũng như trong các điều ước quốc tế song phương
Việc hoàn thiện pháp luật nhằm giải quyết các vấn đề đang vớng mắc
hiện nay như: tổ chức bộ máy thực hiện ủy thác tư pháp, quy trình uỷ thác tư

pháp, cơ chế phối hợp, cơ chế hợp tác giữa Toà án Việt Nam và các nước…
Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tương trợ tư
pháp quốc tế, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước, cũng
như khuyến khích các chủ thể của pháp luật tham gia ngày một nhiều vào các
quan hệ dân sự, kinh tế, thơng mại có yếu tố nước ngoài, với sự yên tâm, tin
tởng rằng các tranh chấp phát sinh giữa họ sẽ được giải quyết một cách ổn
thoả, thông qua sự trợ giúp hữu hiệu của hoạt động ủy thác tư pháp.
Điều kiện thực hiện tương trợ tư pháp: quy định những điều kiện cụ
thể cho việc thực hiện tương trợ tư pháp (hồ sơ, ngôn ngữ, thời hạn, chi
phí…).Trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp: quy định những thủ tục,
trình tự thực hiện tương trợ tư pháp theo yêu cầu của Toà án, cơ quan tư pháp
nước ngoài tại Việt Nam, cũng nh thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp của
Toà án, cơ quan tư pháp Việt Nam tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan
lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài. Yêu cầu đối với hồ sơ uỷ thác tư pháp quốc
tế (giấy tờ, tài liệu, thủ tục về dịch văn bản, công chứng, hợp pháp
hoá…).Quản lý nhà nước về công tác tương trợ tư pháp quốc tế: nội dung
quản lý nhà nước; hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà
nước; nhiệm vụ của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao; trách nhiệm và cơ chế phối hợp công tác giữa các bộ, cơ quan


10

ngang bộ, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ơng và cơ
quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.
3.2.

Tăng cường đàm phán, ký kết và tham gia các điều ước quốc tế
Việt Nam hiện mới ký kết được 14 Hiệp định tương trợ tư pháp song


phơng với các nước, trong khi đó nhiều nước có đông ngời Việt làm ăn sinh
sống và có nhu cầu về tương trợ tư pháp cao nh: Hoa Kỳ, úc, Canađa… thì
lại cha có Hiệp định. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện tương
trợ tư pháp. Trong thời gian tới, song song với thúc đẩy công tác đàm phán,
ký kết Hiệp định song phương, Việt Nam cần tham gia vào một số Công ước
đa phơng về vấn đề này. Việc tham gia Công ước đa phương sẽ tạo thuận lợi,
để có thể cùng một lúc hợp tác tương trợ tư pháp với nhiều nước là thành
viên của Công ước, mở rộng phạm vi hợp tác mà không cần phải trực tiếp
đàm phán với từng nước một như điều ước song phương. Theo nguồn tin từ
Bộ Tư pháp, bộ này đang chuẩn bị các điều kiện, thủ tục cần thiết để triển
khai việc đàm phán và ký kết mới các hiệp định tương trợ tư pháp về dân
sự, thương mại với 5 nước: Anh, Hàn Quốc, Campuchia, Kazakhstan và
Ấn Độ.
Đối với hoạt động tương trợ tư pháp ở Việt Nam hiện nay, theo chúng
tôi, nước ta nên tham gia một số công ước nh: Công ước LaHay năm 1956 về
tống đạt giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp ra nước ngoài; Công ước LaHay
năm 1970 về thu thập chứng cứ cho các vụ kiện dân sự và thơng mại… Đây
là những công ước hiện có nhiều nước tham gia, có phạm vi điều chỉnh liên
quan các vụ việc uỷ thác tư pháp về tống đạt giấy tờ cũng nh lấy lời khai, thu
thập chứng cứ trong các vụ án dân sự – một loại uỷ thác hiện đang chiếm đa
số trong hoạt động tương trợ tư pháp của các Toà án nước ta. Củng cố các cơ
sở pháp lý đóng vai trò quan trọng, tiên quyết đối với hoạt động tương trợ tư
pháp quốc tế.


11


12


KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Do Hiệp định Tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và
hình sự giữa hai nước được ký từ năm 1982, Luật Tương trợ tư pháp (TTTP)
của Việt Nam lại mới ban hành năm 2007, nên còn có khá nhiều điểm chưa
thống nhất giữa hai văn bản này, trong đó có các quy định về ngôn ngữ sử
dụng, cơ quan đầu mối thực hiện, chi phí thực hiện tương trợ tư pháp, quy
trình chuyển hồ sơ, tài liệu... Việc thực hiện các ủy thác tư pháp giữa hai
nước thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các ủy thác tư pháp
về hình sự. cần triển khai sớm việc rà soát lại Hiệp định đã ký với pháp luật
về TTTP của hai nước, đề xuất xem xét việc sửa đổi, bổ sung Hiệp định một
cách toàn diện nhằm hài hòa hóa các quy định của Hiệp định với pháp luật
của hai nước, tạo thuận lợi hơn nữa cho việc thực hiện Hiệp định, đẩy mạnh
tiến độ và hiệu quảcông tác tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và NƯỚC
BẠn.


13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình
2. Luật
3. Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt nam và Pháp về các vấn đề dân
sự năm 1999"
4.



×