Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bình luận hệ thống tòa án ở anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.93 KB, 5 trang )

Mục lục:

A.

Mở đầu

1

B.

Bình luận về hệ thống toàn án Anh

1

I. Trải qua bao thế kỉ, Vương quốc Anh đã có nhiều thay đổi trong
cấu trúc hệ thống tòa án
II. Hệ thống Tòa án ở Anh khá phức tạp

1

III. Tòa án của Anh quốc có một số điểm đặc thù so với tòa án của
nhiều nước.

3

C. Kết luận

3

1


2


A, Mở đầu
Điểm đặc thù trong hệ thống pháp luật Anh là bộ phận quan trọng của luật thực
định cuả Anh là do cơ quan tư pháp, tức tòa án sáng tạo ra dựa trên cơ sở áp dụng
và phát triển án lệ hay tiền lệ pháp. Xuất phát từ tầm quan trọng đó của hệ thống
tòa án, chúng em đã nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra một số bình luận về hệ thống
tòa án ở Anh.
B. Bình luận về hệ thống tòa án của Anh
I. Trải qua bao thế kỉ, Vương quốc Anh đã có nhiều thay đổi trong
cấu trúc hệ thống tòa án
Trước thế kỉ X, Vương quốc Anh bị chia cắt thành nhiều vương quốc nhỏ, cái
được gọi là tòa án thực chất là cuộc họp công cộng với các thẩm phán không
chuyên nghiệp, các vụ việc thì được giải quyết ở cái tạm gọi là tòa án như một sự
tình cờ. Các tòa án ở thời kì này được tổ chức giới hình thức rất đơn giản tiến hành
xét xử dựa trên tập địa phương khi đó còn chưa biết dến nguyên tắc phức tạp trong
tố tụng như nguyên tắc về chứng cứ.
Trước cuộc cải cách cuối thế kỉ XIX, ở Anh tồn tại 2 hệ thống tòa án: Tòa
Hoàng gia và Tòa Đại pháp. Tuy nhiên, vào cuối thế kỉ XIX, hai hệ thống tòa án
này đã tỏ ra lỗi thời và bộc lộ nhiều bất cập. Thêm vào đó, giữa hai hệ thống tòa án
này không có sự thống nhất về hoạt động mà sử dụng những thủ tục tố tụng khác
nhau, vì vậy đã gây những khó khăn nhất định cho bên nguyên khi đi kiện. Những
điểm yếu kém trong hoạt động của những các tòa án thời bấy giờ đã dẫn đến nhu
cầu cải tổ của hệ thống pháp luật Anh vào cuối thế kỉ XIX. Điển hình là sự ra đời
của 2 đạo luật là Luật Tòa ộng án tối cao ban hành năm 1873 và luật Thẩm quyền
xét xử phúc thẩm ban hành năm 1876 đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc
cải tổ hệ thống tòa án nước Anh trong giai đoạn này. Theo đó, nhiều tòa án tồn tại
độc lập trước cải tổ đã được quy tụ và đưa vào làm nên hai bộ phận cấu thành của
một hệ thống tòa án tối cao duy nhất. Hai bộ phận cấu thành đó là Tòa cấp cao

(high Court Justice) và Tòa phúc thẩm. Các tòa án Hoàng gia, tòa đại pháp và nhiều
tòa giải quyết các vụ việc gia đình, hàng hải hoạt động độc lập trước cải tổ thì sau
cải tổ chỉ được coi là các tòa chuyên trách trong Tòa án cấp cao mà thôi. Trên tòa
cấp cao là Tòa phúc thẩm cũng được hợp nhất từ nhiều tòa phúc thẩm hoạt động
độc lập trước cải tổ. Đạo luật năm 1876 cũng đã ghi nhận sự thành lập Ủy ban Tư
pháp đặc biệt của Thượng Nghị Viện, là cấp xét xử phúc thẩm cuối cùng ở Anh.
2


Cơ chế bổ nhiệm thẩm phán ở Anh đã có những thay đổi. Trước đây, đại pháp
quan là người duy nhất có quyền và chịu trách nhiệm bổ nhiệm tất cả thẩm phán
(judges), pháp quan (magistrates) và các thành viên của các cơ quan tài phán. Luật
cải tổ Hiến pháp năm 2005 đã thành lập ủy ban bổ nhiệm thẩm phán cho England
và xứ Wales để lựa chọn và đề xuất những ứng cử viên thích hợp cho chức danh
thẩm phán, gửi tới đại pháp quan để bổ nhiệm. Như vậy, trách nhiệm bổ nhiệm
thẩm phán theo luật cải tổ Hiến Pháp năm 2005 đước đặt vào tay tập thể chứ không
còn nằm trong tay cá nhân Đại pháp quan như trước; việc bổ nhiệm được tiến hành
căn cứ vào phẩm chất và năng lực của từng ứng cử viên. Do đó, Luật sửa đổi Hiến
pháp năm 2005 có hiệu lực ngày 1/10/2009 ban hành đánh dấu sự ra đời của Tòa án
tối cao thay thế vị trí của Thượng nghị viện trong hệ thống tòa án nước Anh.
II. Hệ thống Tòa án ở Anh khá phức tạp
Hệ thống tòa án Anh ngay cả hiện nay cũng tương đối phức tạp, không phải vì
có nhiều tòa mà bởi vì có rất nhiều các quy định đặc biệt và các trường hợp ngoại lệ
liên quan tới việc chọn tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm phù hợp đối với ở một số loại
vụ việc. Nghĩa là không phải bao giờ việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ việc
cũng được diễn ra theo một trình tự thống nhất từ cấp tòa dưới lên tòa cấp trên liền
kề; Mà có những vụ việc sau khi đã qua sơ thẩm, nếu có kháng cáo sẽ được chuyển
lên phúc thẩm ở cấp Tòa cấp cao hay Tòa phúc thẩm song có những vụ việc lại
được chuyển thẳng lên Tòa án tối cao; Người dân bình thường, thông thường có thể
liên hệ với một trong khoảng 400 tòa án địa phương, nơi có thể xét xử sơ thẩm

phần lớn các vụ dân sự. Tên gọi của các tòa này dễ khiến người ta hiểu lầm rằng
thẩm quyền theo lãnh thổ của các tòa địa phương không trùng hợp với cách phân
chia hành chính trong nước. Các tội hình sự thông thường (đến khoảng 98% vụ
việc) được xử sơ thẩm bởi gần 1000 tòa.
Mặc dù hệ thống tòa án ở Anh được chia ra làm hai nhánh lớn tòa án dân sự và
tòa án hình sự song do thẩm quyền xét xử các vụ việc dân sự và hình sự không phải
lúc nào cũng được bóc tách một cách rành mạch, rõ ràng và được giao cho các tòa
án khác nhau đặc biệt do một số tòa án cấp trên đồng thời có thẩm quyền xét xử cả
vụ dân sự lẫn hình sự đã làm cho việc phân chia các tòa án theo thẩm quyền xét xử
trở nên khó khăn. Đồng thời, trong hệ thống tòa án Anh quốc có tới hai cấp tòa án
hình sự và ba cấp tòa án dân sự có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, đã gây ra sự chồng
chéo về thẩm quyền xét xử.

3


III. Tòa án của Anh quốc có một số điểm đặc thù so với tòa án của
nhiều nước.
Thứ nhất, trong lịch sử, Anh quốc không có hệ thống tòa án đơn nhất được tổ
chức chặt chẽ và các tòa án cũng không được phát triển một cách đồng bộ mà đã
phát triển cục bộ. Có những bộ phận của cái tạm gọi là “hệ thống tòa án” đó đã
được cải tổ và sắp xếp lại cho phù hợp với nhu cầu xét xử của từng thời kì. Đã có
giai đoạn, thậm chí rất gần đây, Anh quốc có tới hai cấp toa án hình sự và có tới ba
cấp tòa án dân sự cùng có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, với quyền hạn chồng chéo.
Thứ hai, phần lớn các vụ kiện dân sự không được giải quyết ở các tòa án dân
sự mà được giải quyết ở một trong những tòa án lựa chọn xuất hiện ở thế kỉ XX, đó
là các cơ quan tài phán (tribunals) và tổ chức tọng tài (arbitration). Thực tế này đã
làm nảy sinh câu hỏi liệu sự hiện diện của các cơ quan tài phán này có phải là minh
chứng cho những khiếm khuyết của tòa án dân sự và thủ tục tố tụng dân sự của
Anh.

Thứ ba, trong hệ thống Tòa án nước Anh không tồn tại một nhánh tòa án hành
chính riêng biệt, mà các vụ việc liên quan đến khiếu nại, khiếu kiện hành chính
được một thẩm phán của Tòa Nữ hoàng chuyên trách hoặc Văn phòng chính của
Tòa Nữ hoàng giải quyết.
Thứ tư, trong cấp tòa pháp quan - cấp tòa thấp nhất xét xử sơ thẩm các vụ việc
hình sự (ở ngoại vi London và các tỉnh), các pháp quan đều là những thường dân,
không chuyên, và được mệnh danh là “những người vĩ đại làm việc không công”
bởi trong quá khứ, đã từng có thời kì họ không được trả tiền lương cho công sức bỏ
ra của mình.
Qua tìm hiểu hệ thống tòa án nước Anh, ta thấy rằng ở hệ thống tòa án Anh và
hệ thống tòa án Việt Nam có một số những điểm tương đồng nhất định như cả hai
hệ thống tòa án này đều phân thành nhiều cấp tòa án khác nhau từ trung ương tới
địa phương và không có Tòa án bảo Hiến. Đều có 2 cấp xét xử là sơ thẩm và phúc
thẩm được chia thành vụ việc hình sự và vụ việc dân sự. Trong quá trình xét xử có
sự tham gia của đại diện nhân dân tuân thủ nguyên tắc xét xử công khai và độc lập,
đồng thời cả hai hệ thống Tòa án đều áp dụng bổ nhiệm dối với Thẩm phán.

4


C. Kết luận
Tóm lại, Hệ thống tòa án Anh đã được hình thành và phát triển từ rất lâu đời,
trải qua nhiều lần cải cách trong lịch sử, đến ngày nay, hệ thống tòa án ở Anh đã có
nhiều điểm tiến bộ và hoàn thiện hơn so với trước.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình: “Luật so sánh”, Nhà xuất bản Công
an nhân dân, Hà Nội 2010.
2.

Michael Bordan, luật so sánh, 1994.
3.
/>1.

5



×