Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của k, tài sản chiếm đoạt có giá trị 30 triệu đồng hành vi phạm tội của c được quy định tại khoản 1 điều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.01 KB, 7 trang )

C có hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của K, tài sản chiếm đoạt
có giá trị 30 triệu đồng. Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1
Điều 133 BLHS. C bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt 7 năm tù. Anh (chị) hãy
xác định:
Hỏi:
1. Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội phạm tại
khoản 3 Điều 8 BLHS?
2. Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP hình
thức? Tại sao?
3. Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị
truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm?
4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình
không? Tại sao?
5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải chịu
TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?

1


II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Trường hợp phạm tội của C thuộc loại tội gì theo sự phân loại tội
phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS?
Theo khoản 3 Điều 8 BLHS quy định : “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội
phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình
phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây
nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất là của khung hình phạt đối với tội
ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất
lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến
mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại
đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy
là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.


Sự phân biệt bốn nhóm tội như vậy vừa là biểu hiện cơ bản của sự phân
hóa TNHS vừa là cơ sở thống nhất cho sự phân hóa TNHS trong BLHS. Sự
phân biệt này là cơ sở thống nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cho
các tội phạm cụ thể cũng như cho việc xây dựng trong luật hình sự và trong
các ngành luật khác có liên quan các quy định thể hiện sự phân hóa trong
đường lối đấu tranh phòng chống các loại tội khác nhau.
Hành vi phạm tội của C được quy định tại khoản 1 Điều 133 BLHS. Theo
đó, khoản 1 Điều 133 BLHS quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng
vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm
vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt
tù từ ba năm đến mười năm”.
Kết luận : Mức cao nhất của khung hình phạt theo khoản 1 Điều 133 BLHS
là mười năm, do đó, hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của C thuộc
loại tội phạm rất nghiêm trọng.

2


2.Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) là tội có CTTP vật chất hay CTTP
hình thức? Tại sao?
CTTP là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính chất đặc trưng cho loại
tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự. CTTP có ý nghĩa là cơ sở
pháp lý của trách nhiệm hình sự và là căn cứ pháp lý để định tội và định
khung hình phạt chính xác.
Trước hết ta có thể khẳng định, cấu thành tội cướp tài sản theo Điều 133
BLHS là cấu thành tội phạm hình thức.
CTTP hình thức là CTTP có một dấu hiệu của mặt khách quan là hành vi
nguy hiểm cho xã hội.
Theo khoản 1 Điều 133 BLHS chỉ rõ tội cướp tài sản bao gồm 3 hành vi
khách quan, đó là “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có

hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống
cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”, mà những hành vi này là yếu tố bắt buộc
về mặt khách quan của tội phạm được quy định trong CTTP hình thức là hành
vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây
thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi tạo ra khả năng gây ra các thiệt hại cho các
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và được thể hiện dưới dạng hành
động hoặc không hành động. Ở đây, hành động phạm tội của tội cướp tài sản
là hành động phạm tội (làm một việc mà luật hình sự cấm không được làm).
Trong đó:
- “Dùng vũ lực” là dùng sức mạnh vật chất để tấn công người bị hại, có
thể gây thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng của người bị hại, làm tê liệt
sự phản kháng của họ. (Ví dụ: đánh, đấm, đâm, chém, bắn người bị
hại). Việc dùng vũ lực có thể công khai, cũng có thể là bí mật, lén lút
(Ví dụ: đánh công khai trước mặt người bị hại, đánh sau lưng người bị
hại để họ không biết ai đánh).

3


- “Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc” là đe doạ dùng ngay lập tức sức
mạnh vật chất. Việc đe doạ này nhằm làm cho người bị tấn công hoặc
người thân của họ tin và sợ sẽ bị nguy hại ngay đến sức khoẻ, tính
mạng nếu không chịu khuất phục, nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của
họ. Thực tế, việc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc thường được kết
hợp với thái độ, cử chỉ, lời nói, công cụ phương tiện có trên tay hoặc
tương quan lực lượng như đông người đe doạ một người, lợi dụng hoàn
cảnh khách quan, thời gian, tình hình xã hội nơi và lúc xảy ra hành vi
để tạo nên cảm giác lo sợ của người bị tấn công.
- “Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể
chống cự được” như cho người bị hại uống thuốc ngủ, thuốc mê, uống

rượu để họ ngủ, say nhằm chiếm đoạt tài sản. Người bị tấn công có thể
biết sự việc xảy ra nhưng không thể thực hiện được hành vi chống trả
hoặc không nhận thức được sự việc đang xảy ra. Mục đích của hành vi
phạm tội trong trường hợp này là làm cho người khác lâm vào tình
trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.
Tóm lại, tội cướp tài sản ở Điều 133 BLHS có cấu thành tội phạm hình
thức, và chỉ cần thực hiện một trong các hành vi nói trên nhằm chiếm đoạt tài
sản là tội phạm đã hoàn thành, không kể người phạm tội có chiếm đoạt được
tài sản như mong muốn hay không.

3.Nếu C mới dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C có bị
truy cứu TNHS về tội cướp tài sản không? Giai đoạn thực hiện tội phạm?
Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có cơ sở để xác định
phạm vi trách nhiệm hình sự của người phạm tội, luật hình sự Việt Nam phân
biệt ba giai đoạn thực hiện tội phạm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và
tội phạm hoàn thành. Vấn đề các giai đoạn thực hiện tội phạm chỉ đặt ra đối

4


với tội cố ý trực tiếp. Trong trường hợp này, lỗi của C là lỗi cố ý trực tiếp căn
cứ vào các yếu tố lý trí và ý chí, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về lý trí: người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm của
hành vi của mình và thấy trước được hậu quả của hành vi đó. Nhận thức được
tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi tức là khi thực hiện hành vi C biết
được hành vi của mình có hại cho xã hội, đi ngược lại yêu cầu và chuẩn mực
xã hội. Với suy nghĩ của một người bình thường, C hoàn toàn có thể nhận
thức được hành vi dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản là hành vi trái pháp luật.
Thứ hai, về ý chí: C có ý định chiếm đoạt tài sản của K và đã dùng vũ lực
để thực hiện hành vi đó. Kết quả là C đã chiếm đoạt tài sản giá trị 30 triệu từ

K. C đã thỏa mãn được ý muốn của mình.
Vậy lỗi của C trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp, mặc dù C mới chỉ
dùng vũ lực nhưng không chiếm đoạt được tài sản thì C vẫn bị truy cứu
TNHS về tội cướp tài sản.
Trong trường hợp trên, hành vi của C được quy định tại khoản 1 Điều 133
BLHS. Như đã kết luận ở câu 2, , tội cướp tài sản ở Điều 133 BLHS có cấu
thành tội phạm hình thức. Ta có thể khẳng định hành vi của C thuộc giai đoạn
tội phạm hoàn thành vì tội phạm hoàn thành là hoàn thành về mặt pháp lý tức tội phạm đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của CTTP . Đối với tội phạm có
CTTP hình thức, chỉ cần có dấu hiệu hành vi là tội phạm đã hoàn thành. Ở
trường hợp trên, dấu hiệu hành vi của C là dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản.
Kết luận: Từ những phân tích trên đây, ta có thể khẳng định hành vi của C
thuộc giai đoạn tội phạm hoàn thành.
4. Nếu C mới tròn 14 tuổi thì C có phải chịu TNHS về hành vi của mình
không? Tại sao?
Trong trường hợp trên, như ở câu 1 đã kết luận, hành vi dùng vũ lực nhằm
chiếm đoạt tài sản của C thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.

5


Theo khoản 2 Điều 12 BLHS quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.”
Kết luận : C vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình khi mới tròn 14
tuổi.
5. Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C có phải
chịu TNHS về hành vi của mình không? Tại sao?
Trong trường hợp trên, như ở câu 1 đã kết luận, hành vi dùng vũ lực
nhằm chiếm đoạt tài sản của C thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng.

Theo Điều 17 BLHS quy định “Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm
trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội định thực hiện”.
Theo khoản 2 Điều 12 BLHS quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.”
Kết luận : Nếu C mới chuẩn bị phạm tội cướp tài sản thì bị bắt giữ thì C
vẫn phải chịu TNHS về hành vi của mình.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật hình sự Việt Nam tập 1, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb:Công an nhân dân – 2011.
2. Bộ luật hình sự ( sửa đổi, bổ xung năm 2009), Nxb:Lao Động – Xã
Hội.

7



×