Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề số 4 công pháp 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.49 KB, 5 trang )

Bài cá nhân tuần 2- Môn Công pháp quốc tế

BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 2
MÔN: CÔNG PHÁP QUỐC TẾ

TÌNH HUỐNG SỐ 4:
Tàu thương mại X (quốc tịch nước A) thường xuyên thực hiện hành trình hàng
hải giữa châu Phi và châu Âu. Trong một lần xuất phát từ cảng nước Y đến cảng nước
B, con tàu X đã mang theo người châu Phi với mục đích nhập cư vào nước B. Khi đến
vùng tiếp giáp lãnh hải của B, tàu X đã dừng lại để sang mạn tàu những người muốn
nhập cư vào nước B( chuyển những người này từ tàu X sang tàu nước khác). Lực lượng
bảo vệ bờ biển của nước B phát hiện hành vi của tàu X đã phát tín hiệu và tiến hành
truy đuổi. Sau một thời gian rượt đuổi liên tục trên biển, tàu của lực lượng bảo về bờ
biển nước B đã bắt giữ tàu X tại lãnh hải của quốc gia C nhưng ngay lập tức cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia C đã lên tiếng phản đổi hành vi bắt giữ tàu X của lực lượng
chức năng quốc gia B. Hãy cho biết hành vi của tàu X, hành vi của lực lượng bảo vệ bờ
biển của quốc gia B và phản ứng của quốc gia C có phù hợp với quy định của Công ước
Luật biển năm 1982 không? Giái thích tại sao?

SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV 360368- Lớp N01.TL2- nhóm 1
-1-


Bài cá nhân tuần 2- Môn Công pháp quốc tế

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1.

Xét hành vi của tàu X

► Hành vi của tàu X tại vùng tiếp giáp lãnh hải nước B


(Tàu X mang theo người châu Phi với mục đích nhập cư vào nước B. Khi tàu X đến
vùng tiếp giáp lãnh hải B, tàu X dã dừng lại để sang mạn tàu những người muốn nhập cư vào
nước B)
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền lãnh hải, tại đó quốc
gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền
nước ngoài. Theo khoản 1, Điều 33 Công ước Luật biển 1982 về vùng tiếp giáp có quy định:
“ĐIỀU 33. Vùng tiếp giáp
1. Trong một vùng tiếp giáp với lãnh hải của mình, gọi là vùng tiếp giáp, quốc gia ven biển có
thể thi hành sự kiểm soát cần thiết, nhằm:
a) Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập
cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;
b) Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay
trong lãnh hải của mình.”
Như vây, theo Công ước luật biển quốc tế năm 1982 ta có thể thấy quốc gia B có những
quyền trên tại vùng tiếp giáp lãnh hải, tức là việc tàu X thực hiện hành vi nhập cư trái phép tại
vùng tiếp giáp lãnh hải của quốc gia B đã xâm phạm đến chủ quyền của quốc gia B, cụ thể ở
đây đó chính là xâm phạm về vấn đề nhập cư trái phép. Hay nói cách khác, hành vi của tàu X
không chỉ không phù hợp với Công ước về Luật biển 1982 mà hành vi của tàu X còn vi phạm
luật cũng như các quy định của quốc gia B về vấn đế nhập cư trái phép.
 Hành vi của tàu X tại vùng tiếp giáp lãnh hải nước B là không phù hợp với quy định
của Công ước Luật biển năm 1982.
► Hành vi của tàu X tại lãnh hải nước C
Theo quy định tại Điều 17 của Công ước về Luật biển quốc tế 1982 thì “Với điều kiện
phải chấp hành Công ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều
được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải.” và việc đi qua này phải “liên tục và
nhanh chóng” (khoản 2, Điều 18 Công ước Luật biển 1982), hơn nữa việc đi qua này cũng
không được phương hại đến “hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển”(khoản 1,
Điều 19 Công ước Luật biển năm 1982). Tuy nhiên, trong tình huống này, tàu X không phải là
SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV 360368- Lớp N01.TL2- nhóm 1
-2-



Bài cá nhân tuần 2- Môn Công pháp quốc tế

đi lại bình thường ở lãnh hải quốc gia C mà tàu X đang chạy, trốn tránh sự đuổi bắt của tàu lực
lượng bảo vệ bở biển của quốc gia B, và chạy vào lãnh hãi của quốc gia C. Việc đuổi bắt này
không thể diễn nào mà diễn ra “liên tục và nhanh chóng được”
Việc truy đuổi và sau đó bắt được tàu X của lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia B tại
lãnh hải của quốc gia C có thể làm rối loạn mọi hoạt động của hệ thống giao thông liên lạc
hay mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia C. Hay nói cách khác, hành vi của tàu
X và của lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia B có thể phương hại tới trật tự an ninh của quốc
gia C.(khoản 2, Điều 19 Công ước Luật Biển năm 1982).
=> Như vậy, xét chung thì hành vi của tàu X không phù hợp với Công ước Luật biển quốc
tế năm 1982.

2.

Xét hành vi của lực lượng bảo vệ bờ biển nước B

► Hành vi của lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia B tại vùng tiếp giáp lãnh hải của nước
mình
(Khi phát hiện ra hành vi của tàu X tại cảng nước mình, lực lượng bảo vệ bờ biển quốc
gia B đã phát tín hiệu và truy đuổi.)
Tàu X đã có hành vi xâm phạm đến chủ quyền của quốc gia B, hay cụ thể hơn là hành
vi đó không phù hợp với Công ước luật biển năm 1982 cũng như quy định pháp luật của quốc
gia B về vấn đề nhập cư. Dựa trên tinh thần của Điều 33 Công ước Luật biển năm 1982 nêu
trên thì quốc gia B có quyền thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với
các tàu thuyền nước ngoài. Chính vì vậy, mà quốc gia B có quyền phát tín hiệu và truy đuổi là
hoàn toàn hợp lý theo quy định trong Công ước Luật biển năm 1982. Ngoài ra, tại khoản 1,
Điều 111 về quyền truy đuổi có quy định: “1. Việc truy đuổi một tàu nước ngoài có thể được

tiến hành nếu những nhà đương cục có thẩm quyền của quốc gia ven biển có những lý do
đúng đắn để cho rằng chiếc tàu này đã vi phạm các luật và quy định của quốc gia đó. Việc
truy đuổi phải bắt đầu khi chiếc tàu nước ngoài hay một trong những chiếc xuồng của nó đang
ở trong nội thủy, trong vùng nước quần đảo, trong lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp của quốc
gia truy đuổi, và chỉ có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp với
điều kiện là việc truy đuổi này không bị gián đoạn. Không nhất thiết là chiếc tàu ra lệnh cho
tàu nước ngoài đang đi trong lãnh hải hay trong vùng tiếp giáp dừng lại cũng phải có mặt tại
các vùng biển ấy khi mà chiếc tàu nước ngoài này nhận được lệnh…”
Trong tình huống trên, tàu X “Khi đến vùng tiếp giáp lãnh hải của B, tàu X đã dừng lại
để sang mạn tàu những người muốn nhập cư vào nước B( chuyển những người này từ tàu X
sang tàu nước khác)” như phân tích trên hành vi tàu X không chỉ không phù hợp với Công
ước Luật biển năm 1982 mà theo cả Điều 111, hành vi của tàu X còn vi phạm về luật cũng
SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV 360368- Lớp N01.TL2- nhóm 1
-3-


Bài cá nhân tuần 2- Môn Công pháp quốc tế

như các quy định của quốc gia B( về vấn đề nhập cư trái phép). Và việc phát tín hiệu cũng như
truy đuổi của tàu lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia B là cần thiết để bảo vệ cho chủ quyền của
nước mình. Nếu như, tiếp tục để cho tàu X thực hiện hành vi của mình thì sẽ dẫn đến sự không
phù hợp với Công ước Luật biển cũng như vi phạm về luật hay các quy định của quốc gia B,
làm cho tình trạng nhập cư trái phép sẽ diễn ra tràn lan mà không có biện pháp xử lý nào.
=> Hành vi của tàu nước B tại cảng của nước mình là phù hợp với quy định của
Công ước Luật biển nă 1982.
► Hành vi của lực lượng bảo vệ bở biển quốc gia B tại lãnh hải nước C
(Bắt giữ tàu X tại lãnh hải nước C)
Theo quy định tại khoản 3, Điều 111 Công ước Luật biển năm 1982 về quyền truy đuổi
có quy định: “Quyền truy đuổi chấm dứt khi chiếc tàu bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc
gia mà nó thuộc quyền hay của một quốc gia khác.”

Như vậy, khi mà tàu X đã đi vào lãnh hải của quốc gia C thì lực lượng bảo vệ bờ biển
của quốc gia B không có quyền được tiếp tục truy đuổi nữa. Trong khi đó, ở tình huống trên,
tàu của nước B đã bắt giữ tàu X ở lãnh hải của quốc gia C, tức là tàu của nước B đã truy đuổi
tàu X đến tận vào trong lãnh hải của quốc gia C. Như vậy, hành vi của quốc gia B đã xâm
phạm tới chủ quyền của quốc gia C và cũng là vi phạm về Công ước Luật Biển quốc tế 1982.
=> Hành vi của lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia B tại lãnh hải quốc gia C là không phù
hợp với quy định của Công ước Luật biển năm 1982.

3.

Xét phản ứng của quốc gia C

(Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia C đã lên tiếng phản đổi hành vi bắt giữ tàu X
của lực lượng chức năng quốc gia B.)
Theo như phân tích ở trên, thì cả tàu của lực lượng bảo vệ biển của quốc gia B và tàu X
đều đã xâm phạm đến chủ quyền của quốc gia C, vi phạm về Công ước quốc tế về Luật biển
năm 1982. Vì vậy, mà việc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia C lên tiếng phản đối là hoàn
toàn có cơ sở, và phù hợp với quy định của Công ước Luật biển năm 1982, cụ thể là tại khoản
1 Điều 25 có quy định:
“ĐIỀU 25. Quyền bảo vệ các quốc gia ven biển
1. Quốc gia ven biển có thể thi hành các biện pháp cần thiết trong lãnh hải
của mình đển găn cản mọi việc đi qua có gây hại.”
Việc tàu của quốc gia B bắt giữ tàu X tại lãnh hải của quốc gia C là không tôn trọng chủ
quyền của quốc gia C. Quốc gia C có quyền lên tiếng phản đối để bảo vệ lợi ích cũng như chủ
quyền của quốc gia mình. Nếu như, quốc gia C không lên tiếng phản đối thì có thể sẽ dẫn đến
SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV 360368- Lớp N01.TL2- nhóm 1
-4-


Bài cá nhân tuần 2- Môn Công pháp quốc tế


sự vi phạm nhiều lần như thế nữa, điều đó nó ảnh hưởng lớn tới chủ quyền, tình hình an nình,
chính trị của quốc gia C.
 Như vậy, hành vi của quốc gia C là hoàn toàn phù hợp với quy định tại Công ước
Luật biển năm 1982.

DANH MỤC TÀI LIỆU THA KHẢO
1.

Giáo trình Luật quốc tế- Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2007

2.

Giáo trình Luật quốc tế- Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân, Ths Chu Mạnh Hùng, nsb

Giáo dục Việt Nam, năm 2012
3.

Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển nă 1982

SV: Bùi Thị Thu Trang- MSV 360368- Lớp N01.TL2- nhóm 1
-5-



×