Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phân tích các đặc điểm của thuế ý nghĩa pháp lý của việc xác định đặc điểm của thuế trong việc xây dựng hệ thống pháp luật thuế hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.31 KB, 4 trang )

XAV XAV HLUB KOJ XAWB NA_LUẬT TÀI CHÍNH

MỞ BÀI
Thuế là vừa là phạm trù kinh tế vừa là phạm trù lịch sử, là một tất yếu khách
quan gắn với sự hình thành và phát triển của nhà nước .Với mỗi cách tiếp cận khác
nhau, các nhà nghiên cứu sẽ có những cách hiểu khác nhau và đưa ra khái niệm
riêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình về thuế.Tuy nhiên, thuế bao giờ
cũng những đặc tính nhất định , việc xá định đặc tính của thuế giúp cho ta nhận
diện thuế trong các hình thức thu nhập tài chính, phân biệt với các khoản phí, lệ phí
và các khoản đóng góp tự nguyện khác, để hiểu rõ bản chất của thuế, sau đây em
xin chọn đề tài “Phân tích các đặc điểm của thuế. Ý nghĩa pháp lý của việc xác
định đặc điểm của thuế trong việc xây dựng hệ thống pháp luật thuế hiện hành ?”
1.Các đặc điểm của Thuế :
Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Tính chất bắt buộc thể
hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho
nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán dù trong hợp
đồng hay ngoài hợp đồng. Tính bắt buộc của thuế là một dấu hiệu quan trọng để
phân biệt thuế với các khoản thu trên cơ sở tự nguyện hay từ thiện của Việt kiều ,
hay người nước ngoài hình thành nên ngân sách nhà nước.
Tính chất bắt buộc của thuế có mối quan hệ mật thiết với tính không hoàn trả. Do
thuế không có tính hoàn trả, về lí thuyết khó tìm thấy sư tự nguyện khi nộp thuế hành vi chuyển giao một khối lượng tài sản cho nhà nước và chắc chắn sẽ không
nhận lại chúng trong tương lai. Vì vậy, để thực hiện thu thuế ổn định, phải sự dụng
biện pháp bắt buộc như một thuộc tính cơ bản của thuế.
Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Tính quyền lực của thuế được xuất
phát bởi lí do xuất hiện các khoản thu về thuế của nhà nước. Thuế xuất hiện cùng
với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhà
nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Các nhà kinh tế chính trị đều
thống nhất cho rằng thuế là biện pháp chủ yếu của nhà nước can thiệp vào nền kinh
tế. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuế tính cố định, sự tuân thủ của
đối tượng nộp thuế. Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, thuế suất... được quy định
trước và mang tính ổn định trong một thời gian nhất định. Chỉ gắn với yếu tố


quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính
cho nhà nước.
1


XAV XAV HLUB KOJ XAWB NA_LUẬT TÀI CHÍNH

Thứ ba, thuế không mang tính hoàn trả đối giá, không hoàn trả trực tiếp. Thuế
không phải là khoản phải trả phí khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợi
ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nước. Bất kì ai, khi đủ điều kiện đều phải
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với nhà nước, không phân biệt họ đã nhận được lợi
ích công nào. Điều này cho phép phân biệt thuế với các khoản thu nộp do đối
tượng nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình khi đã nhận được một lợi ích nhất định
từ phía nhà nước. Đó là các khoản thu từ phí và lệ phí.
2. Ý nghĩa pháp lý của việc xác định đặc điểm của thuế trong việc xây dựng hệ
thống pháp luật thuế hiện hành
Việc xác định đặc điểm của thuế có ý nghĩa pháp lý đặc biệt quan trọng trong
việc xây dựng hệ thống pháp luật thuế hiện hành. Trên phương diện xây dựng hệ
thống pháp luật thuế hiện hành, việc xác định đặc tính của thuế giúp cho các nhà
làm luật lựa chọn điều chỉnh pháp luật phù hợp đối với thuế; mặt khác, giúp
cho các đối tượng có liên quan thực hiện đầy đủ chức trách và nhiệm vụ của mình.
Vì là một khoản thu mang tính bắt buộc, cho nên khi xây dựng pháp
luật về thuế, các nhà làm luật phải đặc biệt chú trọng khi xây dựng hệ thống pháp
luật về thuế. Bởi nhẽ, đây là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt
thuế với các khoản thu khác trên cơ sở tự nguyện. Cũng bởi vì thuế là một khoản
thu mang tính chất bắt buộc, nên cần phải có một hệ thống các cơ quan thu thuế
nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách này cho nhà nước. Do đó, ban hành kèm theo
các luật thế là những quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn của các cơ
quan thu thuế. Điều đó giúp cho đảm bảo được nguồn thu ngân sách nhà
nước, đồng thời cũng đảm bảo cho người nộp thuế được thực hiện nghĩa vụ của

mình một cách công bằng, không có xự phân biệt đối xử trong quá trình thu và nộp
thuế.
Bởi thuế mang tính chất quyền lực nhà nước, cho nên để gắn được yếu tố
quyền lực nhà nước, thuế luôn được ghi nhận ở văn bản pháp luật có hiệu lực pháp
lý ở mức cao nhất – các luật thuế. Điều đó cũng gián tiếp đảm bảo tính ổn định
trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính của nhà nước và đảm bảo tính ổn định
của thuế. Và để đảm bảo cho tính chất quyền lực nhà nước của thuế, pháp luật
còn quy định những cơ quan nhà nước riêng, chuyên trách trong lĩnh vực
thuế.

2


XAV XAV HLUB KOJ XAWB NA_LUẬT TÀI CHÍNH

Do thuế không mang tính hoàn trả đối giá và đồng thời nó cũng là một khoản
thu mang tính bắt buộc. Cho nên không thể xây dựng một hệ thống thuế một cách
tùy tiện, mà phải xây dựng sao cho hiệu quả phù hợp, cân bằng giữa lợi ích
của người nộp thuế và nhà nước. Đồng thời cũng phải xây dựng các quy định chặt
chẽ về việc sử dụng thuế sao cho có hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho người dân được
hưởng những giá trị do thuế mang lại. Có như vậy, người dân mới chấp hành
nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế của mình.
KẾT LUẬN
Vậy thuế giữ một vai trò quan trọng trong niền thu nhập tài chính quốc gia,
kích thích tăng trưởng kinh tế , điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội giúp
cho bộ máy nhà nước hoạt động linh hoạt và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của
mình trong quản lý điuề hành đất nước.

3



XAV XAV HLUB KOJ XAWB NA_LUẬT TÀI CHÍNH

MỤC LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật thuế Việt Nam , Trường Đại Học Luật Hà Nội, NXB Tư Pháp Hà
Nội – Năm 2005;
2. Giáo Trình Luật tài chính Việt Nam, Đai Học Quốc Gia KHoa Luật, NXB Đại
học quốc gia Hà Nội;
3. />
4



×