Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Qua phân tích một số phán quyết của tòa án công lý quốc tế, chứng minh rằng phán quyết của tòa là nguồn bổ trợ quan trọng góp phần hình thành hoặc giả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.73 KB, 8 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tòa án quốc tế là cơ quan tài phán do quốc gia và chủ thể Luật quốc tế thỏa thuận
thành lập với chức năng chính là giải quyết tranh chấp quốc tế. Phán quyết là kết quả của
hoạt động giải quyết tranh chấp của tòa. Các phán quyết này là chung tẩm và có giá trị bắt
buộc chỉ đối với các bên tranh chấp. Mặc dù vậy, phán quyết của Tòa án quốc tế có vai trò
rất quan trọng trong việc giải thích, làm sáng tỏ nội dung của quy phạm pháp luật quốc tế và
trong một số trường hợp phán quyết của Tòa án quốc tế còn là tiền đề cơ sở để hình thành
nên quy phạm pháp luật quốc tế mới. Do đó, dưới đây là bài tìm hiểu của em về đề tài “Qua
phân tích một số phán quyết của Tòa án công lý quốc tế, chứng minh rằng phán quyết của
Tòa là nguồn bổ trợ quan trọng góp phần hình thành hoặc giải thích, làm sáng tỏ các quy
phạm pháp luật quốc tế”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Tòa án công lý quốc tế.
Tòa án Công lý quốc tế là cơ quan tài phán chính của Liên hợp quốc. Điều này được
thể hiện trong thẩm quyền, thành phần và tổ chức của Tòa. Trước hết, Tòa là một cơ quan
chính của Liên hợp quốc. Hoạt động của Tòa mang tính độc lập trong một khuôn khổ thống
nhất chung đối với các cơ quan khác của tổ chức Liên hợp quốc. Khác với các cơ quan khác,
Tòa là một cơ quan tài phán, kế thừa Pháp viện thường trực quốc tế.
Tòa gồm 15 thẩm phán, trong đó không thể có hai người có cùng quốc tịch (điều 3
Quy chế của tòa). Tòa án Công lý quốc tế có hai thẩm quyền chính, đó là: Một là, giải quyết,
phù hợp với quy chế của mình, các tranh chấp giữa các quốc gia. Tòa không giới hạn nhiệm
vụ chỉ giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên của Liên hợp quốc. Các quốc
gia không phải là thành viên có thể tham dự vào quá trình giải quyết tranh chấp trước Tòa
với tư cách bên nguyên, bên bị hay bên can dự với điều kiện thỏa mãn các yêu cầu do Đại
hội đồng đề ra trong từng trường hợp cụ thể trên cơ sở các khuyến nghị của Hội đồng bảo
an. Hai là, đưa ra các kết luận tư vấn về các vấn đề pháp lý mà Đại hội đồng, Hội đồng Bảo
an Liên hợp quốc cũng như các cơ quan khác của Liên hợp quốc, các tổ chức chuyên môn
(17 cơ quan) được phép của Đại hội đồng yêu cầu (điều 65 Quy chế của Tòa).
Phán quyết của Tòa được trình bày dưới dạng một văn kiện song ngữ, mỗi trang đối
nhau danh cho một ngôn ngữ. Khác với thực tiễn trọng tài quốc tế, phán quyết của Tòa án
Công lý quốc tế được tuyên bố công khai tại gian chính của Cung điện Hòa bình. Điều 59


quy chế tòa án quốc tế quy định một cách rõ ràng là: “Quyết định của tòa án có giá trị bắt
buộc đối với các bên tham gia vụ án và chỉ đối với vụ án cụ thế đó”. Như vậy hoàn toàn
không thể nói đến tính chất văn bản luật của các quyết định đó. Nguyên tắc này được áp
dụng cho tất cả các phán quyết của Tòa toàn thể cũng như Tòa rút gọn, cho tất cả các phán
quyết chỉ rõ giải pháp cho tranh chấp hay các nguyên tắc có thể áp dụng cho tất cả các phán
quyết có hay không có các quy định về tài chính và chỉ có Tòa án mới có quyền giải thích
hoặc sửa đổi phán quyết của mình.
II. Phán quyết của Tòa là nguồn bổ trợ góp phần hình thành, giải thích, làm sáng tỏ
các quy phạm pháp luật quốc tế.
Quy phạm pháp luật quốc tế là thành tố nhỏ nhất trong hệ thống cấu trúc của Luật
quốc tế; được hiểu là quy tắc xử sự, được tạo bởi sự thảo thuận của các chủ thể Luật quốc tế
1


và có giá trị ràng buộc các chủ thể đó đối với các quyền, nghĩa vụ hay trách nhiệm pháp lý
quốc tế khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế. Căn cứ vào cách thức hình thành và hình
thức biểu hiện của quy phạm có thể chia quy phạm pháp luật quốc tế thành quy phạm điều
ước và quy phạm tập quán. Quy phạm điều ước là quy phạm được ghi nhận trong điều ước
quốc tế do quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở
tự nguyện và bình đẳng, thông qua đấu tranh và thương lượng nhằm ấn định, thay đổi hay
chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Quy phạm tập quán là
quy tắc xử sự chung hình thành trong thực tiễn sinh hoạt quốc tế được các chủ thể của Luật
quốc tế thừa nhận là quy phạm có giá trị pháp lý bắt buộc.
Các phương tiện bổ trợ của nguồn của Luật quốc tế bao gồm phán quyết của Tòa án
quốc tế, Nghị quyết của tổ chức quốc tế liên chính phủ, học thuyết của các luật gia nổi tiếng
và hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia. Trong đó, các phán quyết của Tòa được xem
như nguồn bổ trợ, là tiền đề hình thành nên tập quán, điều ước quốc tế, bởi:
Thứ nhất, tòa án công lý quốc tế đã phát triển liên tục những thực tiễn trong các thủ
tục của mình và đã góp phần vào sự phát triển của luật quốc tế. Các tranh chấp đưa ra tại tòa
án quốc tế sẽ được giải quyết theo luật quốc tế và tòa áp dụng nguồn của luật quốc tế theo

quy định điều 38 của quy chế của tòa án quốc tế:
“1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với luật quốc tế các vụ tranh chấp
được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:
a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được
các bên đang tranh chấp thừa nhận;
b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như
những quy phạm pháp luật;
c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận
d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia
có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương
tiện để xác định các qui phạm pháp luật.
2. Quyết định này không nằm ngoài quyền giải quyết vụ việc của Tòa án, xác định
như vậy (ex aequo et bono), nếu các bên thỏa thuận điều này”.
Như vậy, ta thấy khi giải quyết các vụ tranh chấp được chuyển đến Tòa thì Tòa án chỉ
áp dụng các quy phạm pháp luật quốc tế đã quy định tại khoản 1 điều 38 Quy chế Tòa án
quốc tế để giải quyết các vụ tranh chấp. Theo đó, tại điểm a, b khoản 1 điều 38 có quy định
các điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế được áp dụng để giải quyết các vụ tranh chấp chứ
Tòa không đặt ra chúng và phán quyết của Tòa chỉ dùng với tư cách là phương tiện bổ trợ để
xác định các quy phạm pháp lý.
Trong thực tiễn hoạt động tại tòa đã có 148 vụ tranh chấp được đưa ra trước tòa (tính
đến tháng 6/2010), trong số đó có 120 vụ tranh chấp đã được Tòa phân xử. Nhiều phán
2


quyết của tòa công lý quốc tế đã có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ dàn xếp được tranh
chấp mà còn tạo ra các quy phạm tập quán mới hoặc là cơ sở để hình thành quy phạm điều
ước quốc tế mới qua đó đóng góp cho sự phát triển của Luật quốc tế.
Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế là kết quả của hoạt động giải quyết tranh chấp
của Tòa. Các phán quyết này là chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh
chấp. Nếu một trong các bên không chịu thi hành bản án, phía bên kia có quyền yêu cầu

Hội đồng Bảo an can thiệp, buộc phải chấp hành. Phán quyết của Tòa chỉ có giá trị pháp lý
với các bên tranh chấp tuy nhiên, trong một số trường hợp, phán quyết có tác động gián tiếp
tới bên thứ ba, ví dụ các thành viên của điều ước quốc tế đa phương không thể bỏ qua phán
quyết của Tòa liên quan đến việc giải thích điều ước đó. Mặc dù mỗi phán quyết của Tòa
không đương nhiên có giá trị là tập quán quốc tế nhưng trên thực tế vẫn gián tiếp tác động
thái độ của các quốc gia đối với vấn đề mà Tòa án đã phân xử để qua đó tác động tới quan
niệm, ý chí của chủ thể luật quốc tế. Vì vậy, có thể đánh giá đóng góp quan trọng mà các
bản án do Tòa đưa ra đối với sự phát triển của luật quốc tế là việc các chủ thể của luật quốc
tế, ngoài trường hợp viện dẫn kết quả giải quyết của Tòa với tính chất của luật tập quán thì
hoàn toàn có thể chấp nhận và áp dụng từng phần hay toàn bộ phán quyết của Tòa với tư
cách là phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế. Do đó, phán quyết của tòa án quốc tế có
vai trò rất quan trọng trong việc giải thích làm sáng tỏ nội dung của quy phạm pháp luật
quốc tế và nó còn là tiền đề cơ sở để hình thành nên quy phạm pháp luật quốc tế mới.
Thứ hai, ngoài chức năng chính là giải quyết tranh chấp giữa các nước, Tòa án công
lý còn có chức năng đưa ra kết luận tư vấn những vấn đề pháp lý cho Hội đồng Bảo an và
Đại hội đồng (hoặc tư vấn pháp lý cho các cơ quan tổ chức chuyên môn khác của Liên hợp
quốc nếu được Đại hội đồng cho phép). Từ chức năng này thì Tòa đã góp nhiều ý kiến tư
vấn về pháp lý cho Liên hợp quốc cũng như góp phần phát triển quốc tế và khoa học pháp lý
quốc tế. Thực tiễn hoạt động của Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc cho thấy kết quả xét
xử thể hiện tại bản án, ngoài chức năng giải quyết tranh chấp mà tòa có thẩm quyền còn có ý
nghĩa tư vấn quan trọng trong lĩnh vực thực thi luật quốc tế. Chức năng này thể hiện sự đóng
góp của những phán quyết quan trọng trong việc làm sáng tỏ một nội dung quy phạm luật
quốc tế hiện hành, tạo tiền đề pháp lý hình thành quy phạm mới của luật quốc tế và có tác
động tích cực đến quan niệm, cách ứng xử của chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế đồng thời
có tác dụng bổ sung nhất định những khiếm khuyết của luật quốc tế.
Như vậy, theo quy chế của mình, tòa án quốc tế khi giải quyết tranh chấp giữa các
quốc gia có quyền áp dụng các phán quyết trước đó của tòa với tư cách là phương tiện để
xác định rõ quy phạm luật quốc tế liên quan đến các bên tranh chấp, giúp cho việc đưa ra
những quyết định mới một cách đúng đắn.
Trong thực tiến hoạt động của mình, tòa án quốc tế Liên hợp quốc không chỉ xác

nhận sự tồn tại thực tế của tập quán quốc tế mà còn đưa ra nhiều định nghĩa và nguyên tắc
mới, trở thành cơ sở của luật tập quán và luật điều ước. Khẳng định này được tổng kết từ
thực tiễn của tòa trong việc giải quyết tranh chấp về biển và phân định biển, cũng như trong
việc giải thích và áp dụng quy phạm luật quốc tế nói chung.
Tóm lại, mặc dù phán quyết của tòa án quốc tế có vai trò và ý nghĩa to lớn trong quá
trình phát triển của luật quốc tế cũng như trong thực tiễn quan hệ quốc tế, chúng ta vẫn
3


khẳng định rằng “các phán quyết của tòa không phải là nguồn của luật quốc tế”. Tuy vậy,
những phán quyết của tòa án phù hợp với những nguyên tắc cơ bản và xu hướng phát triển
của luật quốc tế hiện đại có thể có tác động tích cực đến ý thức pháp luật của nhân dân thế
giới và có thể gây ảnh hưởng lớn đến thực tiễn đời sồng của các nước. Không được coi là
nguồn vì tự bản thân các phán quyết của tòa không sinh ra quy phạm pháp lý có giá trị bắt
buộc các chủ thể phải tuân theo. Các quyết định này chỉ là phương tiện hỗ trợ cần thiết để
xác định sự đúng sai của các quốc gia khi áp dụng quy phạm luật quốc tế cụ thể nào. Nói
cách khác, phán quyết của tòa án quốc tế Liên hợp quốc chỉ là phương tiện để giải thích một
cách chính xác và bảo vệ sự đúng đắn của quy phạm luật quốc tế. Đồng thời, các phán quyết
lại là phương tiện hỗ trợ để chỉ rõ, xác định sự tồn tại thực tế của quy phạm tập quán.
III. Một số phán quyết của Tòa án công lý quốc tế.
1.Phán quyết góp phần hình thành quy phạm pháp luật quốc tế.
Ví dụ: phán quyết vụ ngư trường Anh – Nauy năm 1951 của tòa án công lý của tế của
Liên hợp quốc đã tạo cơ sở cho việc hình thành quy phạm xác định đường cơ sơ thẳng dùng
để tính chiều rộng lãnh hải trong công ước Giơnevơ năm 1958 và sau này là công ước Luật
biển 1982.
Sự kiện: Nửa đầu thế kỷ XX, tranh chấp giữa Anh và Nauy về quyền đánh cá trong
khu vực biển ngoài khơi Nauy, phía Bắc của vòng cung Bắc cực, ngày càng trở nên trầm
trọng. Nauy cho rằng họ có quyền bảo tồn nghề cá cho ngư dân của họ trong các khu vực
này, trong khi các tàu đánh cá của Anh kéo rất đông đến khu vực này Vương quốc Anh cho
rằng khu vực này là biển cả và ngư dân của mọi quốc gia đều có quyền đánh bắt, không có

bất kỳ một quyền bảo tồn riêng biệt nghề cá cho ngư dân của bất kỳ nước nào. Bỏ qua sự
phản đối của Anh, chính phủ Nauy quyết định hoạch định khu vực biển đó bằng Nghị định
ngày 12/7/1935. Điều này dẫn tới việc Anh nhờ Pháp viện thường trực quốc tế xem xét. Khi
đó nhà chức trách Nauy đã quyết định giảm bớt căng thẳng, tuy nhiên hai bên không đạt
được một thỏa thuận nào. Ngày 28/9/1948, Anh đơn phương thỉnh kiện Tòa án Công lý quốc
tế xem xét đường hoạch định khu vực đánh cá của Nauy ở phía Bắc kinh tuyến 66 độ 28’48”
quy định trong Nghị định ngày 12/7/1935 có phù hợp với luật quốc tế hay không.
Phán quyết ngày 18/12/1951: Trong vụ ngư trường nghề cá, Anh đã tranh cãi về giá
trị pháp lý của sắc lệnh năm 1935 của Na Uy về đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng
lãnh hải. Tòa bác bỏ tất cả các kết luận chống đối, năm 1951 tòa án công lý quốc tế đã ra
phán quyết, công nhận việc phân định của Na Uy dựa trên kỹ thuật đường cơ sở thẳng
không trái với pháp luật quốc tế.
Nauy đã đưa ra các bằng chứng lịch sử và các hoàn cảnh đặc thù để chứng minh luận
cứ của mình, trong đó Nghị định năm 1812 về quy chế trung lập có một vị trí quan trọng.
Nghị định quy định lãnh hải Nauy được mở rộng tới 1 dặm tính từ đảo, đảo nhỏ xa bờ nhất
và không bị ngập khi thủy triều lên. Thực tiễn của Nauy đã giải thích nội dung văn bản này
như cơ sở của phương pháp đường cơ sở thẳng (các nghị định năm 1869 và 1889 về hoạch
định vùng Sunmore và Romsdal, các báo cáo, trao đổi thư từ ngoại giao). Tòa nhận xét các
văn bản này và thực tiễn của Nauy chứng tỏ phương pháp đường cơ sở thẳng do thực tiễn
địa lý quy định đã được củng cố bằng cả một quá trình thực tiễn sử dụng lâu dài và đầy đủ.
Việc áp dụng này không xảy ra sự phản đối nào từ các quốc gia hàng hải lớn như Pháp.
4


Thậm chí Anh cũng không phản ứng gì trong vòng 60 năm. Anh mới phản đối chính thức
một lần vào năm 1933. Không thể nói là Anh không biết đến quan điểm này của Nauy, vì
chính Vương quốc Anh đã thực hiện những vận động để Công ước 1882 về cảnh sát nghề cá
tại biển Bắc được ký. Sự mặc nhiên thừa nhận, lòng khoan dung chung của cộng đồng quốc
tế chứng tỏ rằng hệ thống đường cơ sở thẳng của Nauy không bị coi là vi phạm luật quốc tế.
Trên cơ sở không có các bằng chứng chứng minh ngược lại, Tòa cho rằng các đường cơ sở

thẳng mà Ủy ban hoạch định đề nghị là phù hợp với hệ thống truyền thống, hơn nữa chúng
là kết quả của một quá trình nghiên cứu lâu dài, bắt đầu từ năm 1911.
Ý nghĩa của phán quyết: Phán quyết đã mở đầu cho việc công nhận rộng rãi phương
pháp đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Các nguyên tắc áp dụng đường cơ
sở thẳng năm 1935 của Na Uy, qua phán quyết của Tòa, đã trở thành các tiêu chuẩn mới của
luật quốc tế, được pháp luật quốc tế thừa nhận và được điển chế hóa trong các công ước của
Liên hợp quốc về Luật biển – Công ước Genevơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp
lãnh hải (điều 4) và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (điều 7 Công ước
1982). Điều 7 của Công ước đề cập tới nhiều thuật ngữ kỹ thuật mà theo đó quốc gia ven
biển có thể áp dụng để vạch đường cơ sở thẳng. Có ba trường hợp đường cơ sở thẳng có thể
được áp dụng. Thứ nhất ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm; thứ hai, có một chuỗi đảo
nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển; thứ ba, ở nơi nào bờ biển cực kì không ổn định do
có một châu thổ và những đặc điểm tự nhiên khác. Hai trường hợp đầu được hình thành trên
cơ sở phán quyết của Tòa án quốc tế trong vụ Nghề cá năm 1951 giữa Na Uy và Vương
quốc Anh. Trường hợp thứ ba đã được phân tích và thống nhất trong quá trình thảo luận
Công ước năm 1958. Ngày nay, đường cơ sở thẳng đã trở thành một quy phạm mang tính
điều ước và tập quan. Nó ra đời cũng xuất phát từ hoạt động phán quyết của tòa án công lý
quốc tế.
Trong phán quyết ngư trường Nauy tòa án công lý quốc tế đã định nghĩa thế nào là
vịnh, và vịnh lịch sử. Các định nghĩa của tòa về vịnh đã đi vào điều 7 Công ước 1958 và
điều 10 Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982: vịnh cần được hiểu là một vùng
lõm sâu rõ rệt vào đất liền mà chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với chiều rông ở ngoài cửa
của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bở biển bao quanh và vùng đó lõm sâu hơn
là một sự uốn cong của bờ biển. “Người ta gọi chung “vùng nước lịch sử” là các vùng nước
mà người ta đối xử như các vùng nước nội thủy, trong khi cả vùng nước này thiếu một danh
nghĩa lịch sử thì nó sẽ không có tính chất đó”.
Phán quyết được coi như một ví dụ trong việc phát triển lý thuyết mới của luật quốc
tế: Hiệu lực của sự phản đối bền bỉ - Persistant objection/Objecteur persistant. Thực tiễn của
thiểu số các quốc gia, trong một thời gian dài được sự khoan dung của cộng đồng quốc tế có
thể trở thành một quy phạm mới của luật quốc tế.

Như vậy, qua dẫn chứng thực tế trong vụ tranh chấp ngư trường Anh – Na Uy năm
1951. Theo đó, đường cơ sở thẳng được xác định theo phương pháp nối liền các điểm thích
hợp được lựa chọn tại những điểm ngoài cùng nhô ra biển tại mức thủy triều thấp nhất
(trung bình nhiều năm). Trước khi được pháp điển hóa thành điều khoản của điều ước quốc
tế thì nó là phương pháp tập quán phổ biến nhất của tập quán quốc tế. Cụ thể là phán quyết
của tòa án quốc tế năm 1951 trong vụ giải quyết tranh chấp ngư trường Anh – Na Uy. Từ
5


phán quyết này của tòa án, rất nhiều quốc gia có đường bờ biển khúc khuỷu như của Na Uy
đã áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng. Như vậy, ban đầu phán quyết dùng đường cơ
sở thẳng để xác định các vùng biển của quốc gia mình này của tòa án quốc tế chỉ có giá trị
bắt buộc đối với các bên tranh chấp, nhưng sau đó nó trở thành quy phạm luật quốc tế được
sử dụng rộng rãi và được cộng đồng quốc tế thừa nhận, được ghi nhận trong công ước Luật
biển 1982 và các tập quán quốc tế. Qua đó ta có thể thấy được phán quyết của tòa án công lý
quốc tế trong vụ giải quyết tranh chấp ngư trường Anh – Na Uy đã trở thành quy phạm điều
ước, quy phạm tập quán được ghi nhận trong Luật biển 1982 và các tập quán quốc tế.
2. Phán quyết góp phần giải thích, làm sáng tỏ quy phạm pháp luật quốc tế.
Thông qua các án lệ những nội dung của các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc
tế được ghi nhận trong các điều ước quốc tế được làm rõ. Các phán quyết của Tòa án quốc tế
lại có giá trị khẳng định những quy phạm pháp luật quốc tế được ghi nhận trong các điều
ước quốc tế (bao gồm cả những dự thảo điều ước quốc tế) và những tập quán quốc tế tồn tại
vào thời điểm ban hành phán quyết.
Ví dụ: Phán quyết của Tòa án Công lý trong vụ Các hoạt động quân sự và bán quân
sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa (Nicaragoa kiện Mỹ). Tòa xem xét và lập luận
những hành vi của Mỹ vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực nêu ra tại
điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc trong việc thực hiện các hành vi giúp đỡ các nhóm phiến
loạn tấn công, xâm nhập lãnh thổ Nicaragoa. Tòa bác bỏ lập luận của Mỹ trong việc thực
hiện “quyền tự về tập thể” với lý do Nicaragoa đã có thái độ thù địch với các nước láng
giềng là Honduras và En Xavado. Hành vi ủng hộ, giúp đỡ tài chính, huấn luyện và trang bị

cho tổ chức Contras được Tòa xác định là sự vi phạm nguyên tắc không can thiệp vào công
việc nội bộ quốc gia có chủ quyền. Theo đó, Tòa xử Nicaragoa thắng kiện.
Cụ thể: Ngày 9/4/1984, Nicaragoa gửi đơn đến Tòa kiện Mỹ về vụ tranh chấp liên
quan đến trách nhiệm của Mỹ trong việc tiến hành các hoạt động quân sự và bán quân sự tại
Nicaragoa và chống lại Nicaragoa. Ngày 10/5/1984, Tòa đưa ra quyết định phía Mỹ phải
chấm dứt ngay hoạt động phong tỏa các cảng của Nicaragoa, đặc biệt là việc đặt mìn và các
hành động tương tự. Ngày 26/11/1984, Tòa ra phán quyết: Tòa có thẩm quyền xem xét vụ
kiện và đơn khởi kiện của Nicaragoa có thể chấp nhận được. Ngày 27/6/1986, Tòa ra phán
quyết bác bỏ lý do sử dụng quyền tự vệ tập thể chính đáng do Mỹ đưa ra để biện minh cho
các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại Nicaragoa; kết luận Mỹ đã
vi phạm nghĩa vụ của luật tập quán quốc tế là không được can thiệp vào công việc nội bộ
của các nước khác và không được sử dụng vũ lực chống lại một quốc gia khác.
Nicaragoa buộc tội Mỹ sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực, vi phạm Hiến chương Liên
hợp quốc và Hiến chương của Tổ chức các nước châu Mỹ. Rõ ràng đây là cuộc tranh chấp
về việc giải thích và áp dụng một điều ước quốc tế đa phương mà cả Mỹ, Nicaragoa, En
Xanvado là thành viên của điều ước đó. Mỹ cho rằng các quy phạm mang tính tập quán có
cùng nội dung với quy phạm điều ước có trong các điều ước quốc tế mà Mỹ bảo lưu không
áp dụng cho giải quyết tranh chấp giữa Mỹ và các nước khác, cũng không được viện dẫn.
Tòa bác lập luận này, ngay khi một quy phạm điều ước và một quy phạm tập quán liên quan
tới tranh chấp này có cùng một nội dung. Tòa không chấp nhận tại sao luật tập quán không
thể tồn tại và được áp dụng một cách độc lập với luật điều ước. Bảo lưu của Mỹ không cho
6


phép Tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong việc áp dụng và giải thích các điều ước
quốc tế đó như nguồn của luật điều ước, nhưng bảo lưu này không có hiệu lực với các nguồn
khác của luật quốc tế quy định tại điều 38 Quy chế, trong đó có luật tập quán.
Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc quy định một nghĩa vụ điều ước: các bên không
được đe dọa hay sử dụng vũ lực... Qua thái độ của các bên và các quốc gia đối với các nghị
quyết của Liên hợp quốc, nhất là Nghị quyết 2625: “Tuyên bố về các nguyên tắc của luật

quốc tế về quan hệ thân thiện và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên
hợp quốc”, Tòa cho rằng trong luật tập quán có tồn tại một opinio juris rằng cấm sử dụng vũ
lực hay cấm đe dọa sử dụng vũ lực là một nghĩa vụ bắt buộc và được khẳng định. Được xác
định bởi nguyên tắc chung của luật tập quán, việc cấm sử dụng vũ lực có những ngoại lệ. Đó
là khi các quốc gia sử sụng quyền tự vệ chính đáng của cá nhân hay tập thể, là quyền tự vệ
trong trường hợp cần thiết và với các biện pháp tương xứng. Tòa không cho rằng khái niệm
“xâm lược vũ trang” có thể bao gộp cả việc giúp đỡ các nhóm phiến loạn dưới dạng cung
cấp vũ khí hoặc trợ giúp hậu cần. Và không có quy tắc nào cho phép sử dụng quyền tự vệ
chính đáng mà không có sự yêu cầu từ chính nước nạn nhân của cuộc xâm lược vũ trang.
Quyền tập quán tự vệ chính đáng tập thể chỉ có thể viện dẫn khi Nicaragoa tiến hành
một cuộc chiến tranh xâm lược chống lại En Xanvado, Ondurat và Coxta Rica. Trường hợp
của En Xanvado, Tòa cho rằng, theo luật tập quán, việc cung cấp vũ khí cho lực lượng
chống đối trong lãnh thổ một quốc gia khác không phải là một cuộc xâm lược vũ trang
chống lại nước đó (giả sử như có đủ bằng chứng). Với Ondurat và Coxta Rica, Tòa không có
bằng chứng về việc vận chuyển vũ khí qua biên giới của Nicaragoa. Tòa kết luận rằng việc
cung cấp vũ khí, trang bị, hâu cần không thể là minh chứng cho việc thực hiện quyền tự về
chính đáng tập thể. Hơn nữa, nếu các quốc gia này là nạn nhân của việc xâm lược vũ trang
do Nicaragoa tiến hành thì Mỹ chỉ có thể có một quyền tự về chính đáng tập thể khi tất cả
các điều kiện của việc thực hiện quyền này được hội tụ đầy đủ.
Tòa chứng minh Chính phủ Mỹ thông qua hành động ủng hộ lực lượng contras nhằm
gây áp lực đối với Nicaragoa trong các lĩnh vực mà mỗi quốc gia có quyền tự do hoàn toàn
trong việc lựa chọn và quyết định. Việc Mỹ ủng hộ các hành động quân sự, bán quân sự của
lực lượng contras tại Nicaragoa là sự vi phạm nguyên tắc không can thiệp. Ngược lại các
hoạt động trợ giúp nhân đạo không được coi là việc can thiệp bất hợp pháp. Tòa cho rằng
trong luật quốc tế hiện đại, các quốc gia không có quyền trả đũa bằng một hành động sử
dụng vũ lực tập thể đáp lại các hành động không tạo thành một cuộc “xâm lược vũ trang”.
Ý nghĩa của phán quyết: Phán quyết của Tòa đã góp phần quan trọng trong việc giải
quyết câu hỏi về quan hệ giữa các nguồn của luật quốc tế. Tòa đã khẳng định tính độc lập
của luật tập quán đối với luật điều ước và làm sáng tỏ thêm nội dung các nguyên tắc của luật
tập quán. Tòa đã có những đóng góp nhất định trong việc xác định ranh giới giữa nguyên tắc

tôn trọng chủ quyền quốc gia và quyền con người; giữa nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và
quyền can thiệp nhân đạo… những vấn đề nóng bỏng của luật quốc tế và thời sự quốc tế, và
tiếp tục là nhưng bài học trong việc giải quyết các xung đột sắc tộc tại Nam Tư, Ruanđa…
Đây là vụ điển hình trong thực tiễn xét xử của Tòa án Công lý quốc tế về mặt thủ tục, về
tính trung lập, vô tư, công bằng và đúng đắn của Tòa.
KẾT LUẬN
7


Tòa án công lý quốc tế là cơ quan tài phán toàn cầu trong việc giải quyết hòa bình các
tranh chấp giữa các quốc gia, duy trì hòa bình, an ninh và phát triển luật pháp quốc tế. Qua
phân tích một số phán quyết của Tòa án công lý quốc tế ở trên ta thấy phán quyết của Tòa có
ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần hình thành hoặc giải thích, làm sáng tỏ các quy
phạm pháp luật quốc tế.

8



×