Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

phán quyết của tòa án công lý quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.02 KB, 10 trang )

I – LỜI MỞ ĐẦU
Tòa án công lý quốc tế là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc. Tòa án công lý
quốc tế được thành lập và hoạt động dựa trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và Quy
chế Tòa án Công lý quốc tế. Cùng với Hiến chương và Quy chế, cơ sở pháp lý để tòa tiến
hành các hoạt động còn bao gồm Nội quy của tòa. Để hiểu rõ hơn vai trò của tòa, đặc biệt
là các phán quyết của Tòa sau đây chúng ta cùng đi tìm hiểu đề tài “ Chứng minh rằng :
phán quyết của tòa án công lý quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành
cũng như viện dẫn áp dụng QPĐƯ và QPTQ”.
II – NỘI DUNG
1 – phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế là phương tiện bổ trợ nguồn của Luật
Quốc tế.
- Trong đời sống quốc tế, tồn tại nhiều loại Tòa án khác nhau như : Tòa án công lý
quốc tế của Liên hợp quốc, Tòa án Liên minh Châu Âu, Tòa án Luật biển... Tuy nhiên, khi
nói đến phán quyết của Tòa án với vai trò là nguồn bổ trợ của Luật Quốc tế, chúng ta chủ
yếu đề cập đến các phán quyết của TACLQT.
- Trong học thuyết về Luật quốc tế ở phương Tây thường có quan điểm đề cao quá
mức vai trò của các quyết định của tòa án và trọng tài, xuất phát từ việc đề cao vai trò của
án lệ đã kiên trì quan điểm cho rằng phán quyết của Tòa án là nguồn của Luật quốc tế vì
chứa đựng quy phạm pháp luật. Lập luận này đã trái với Điều 38 của Quy chế Tòa án Liên
hợp quốc, rằng “ phán quyết của tòa án được coi là phương tiện bổ trợ để xác định quy
phạm pháp luật”
- Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế, việc xác định quy tắc xử sự nào đó là
quy phạm tập quán thật rất khó khăn phức tạp vì nó không được ghi nhận chính thức trong
một văn kiện pháp lý nào. Trong khi đó các quốc gia khi đưa tranh chấp ra giải quyết
trước Tòa án quốc tế thường yêu cầu Tòa chỉ ra các quy phạm pháp lý ràng buộc mình (cả
QPĐƯ và QPTQ ).
1
- Thực tiễn cho thấy có nhiều QPĐƯ và QPTQ do TACLQT viện dẫn, chỉ rõ trong
phán quyết của mình và được coi là cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp ở các vụ việc
sau.
Như vậy, theo Quy chế của mình, TACLQT khi giải quyết tranh chấp giữa các quốc


gia có quyên áp dụng các phán quyết trước đó của Tòa với tư cách là phương tiện để xác
định rõ quy phạm luật quốc tế liên quan đến các bên tranh chấp, giúp cho việc đưa ra các
quyết định mới một cách đúng đắn.
Trong thực tiễn hoạt động của mình, Tòa án không chỉ xác nhận sự tồn tại thực tế của
tập quán quốc tế mà còn đưa ra nhiều định nghĩa và nguyên tắc mới, trở thành cơ sở của
Luật tập quán và luật điều ước.
-Như vậy, mặc dù phán quyết của TACLQT có vai trò và ý nghĩa to lớn trong quá
trình hình thành và phát triển của luật quốc tế cũng như trong thực tiễn quan hệ quốc tế,
chúng ta vẫn khẳng định rằng các phán quyết của Tòa không phải là nguồn của luật quốc
tế. Không được coi là nguồn của vì tự bản thân các phán quyết của Tòa không sinh ra quy
phạm pháp lý có giá trị bắt buộc các chủ thể phải tuân theo. Các quyết định này chỉ là
phương tiện hỗ trợ cần thiết để xác định sự đúng sai của các quốc gia khi áp dụng quy
phạm luật quốc tế cụ thể nào đó. Nói cách khác, phán quyết của TACLQT chỉ là phương
tiện để giải thích một cách chính xác và bảo vệ sự đúng đắn của quy phạm luật quốc tế.
Đồng thời các phán quyết lại là phương tiện hỗ trợ để chỉ rõ, xác định sự tồn tại thực tế
của quy phạm tập quán quốc tế.
2 –phán quyết của tòa án công lý quốc tế có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình
thành cũng như viện dẫn áp dụng QPĐƯ và QPTQ.
Trong thực tiễn hoạt động của Tòa đã có 148 vụ tranh chấp được đưa ra trước Tòa (tính
đến tháng 6 năm 2010), Trong số đó có khoảng 120 vụ tranh chấp đã được Tòa phân xử.
trong số 148 vụ tranh chấp mà tòa có thẩm quyền giải quyết, 1/3 thông qua điều khoản
thỏa thuận trong điều ước quốc tế, 1/3 qua cơ chế tuyên bố đơn phương chấp nhận trước
thẩm quyền của tòa và 1/3 theo cơ chế chấp nhận thẩm quyền của tòa theo từng vụ việc.
nhiều phán quyết của TACLQT đã có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ dàn xếp được
2
tranh chấp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành cũng như viện dẫn áp
dụng QPĐƯ và QPTQ. Sau đây em xin đi chứng minh bằng các phán quyết của Tòa qua
một số vụ kiện thực tế:
2.1. phán quyết của TACLQT có vai trò trong việc hình thành QPTQ và QPĐƯ
 Vụ kiện 1: phán quyết thềm lục địa Biển Bắc ( CHLB Đức / Đan Mạch, CHLB

Đức / Hà Lan ) năm 1969 liên quan đến nguyên tắc công bằng trong phân định biển.
• Sự kiện :
Ngày 20/2/1967, hai thỏa thuận thỉnh cầu đã được đăng ký tại Tòa.một do CHLB Đức
và Đan Mạch thỏa thuận, một do CHLB Đức và Hà Lan thỏa thuận đưa ra tranh chấp
trước tòa. Cả hai tranh chấp này đều liên quan đến việc phân định thềm lục địa Biển Bắc
giữa các bên hữu quan.
Quyết định ngày 26/4/1968, trên cơ sở nhận xét Đan Mạch và Hà Lan có cùng một yêu
cầu. Tòa đã quyết định kết hợp hai vụ kiện này làm một, trong cùng một quá trình tố tụng.
Cả hai thỏa thuận thỉnh cầu đều đề nghị Tòa tuyên bố các nguyên tắc và quy phạm của
Luật quốc tế có thể áp dụng cho việc phân định giữa các bên vùng Thềm lục địa Biển Bắc
thuộc mỗi nước.
Tòa được yêu cầu xác định đâu là những nguyên tắc và những quy định của luật quốc tế
được áp dụng.
• Nội dung Phán quyết của Tòa án ngày 20-2-1969
Tòa nêu ra một số khả năng áp dụng nguyên tắc công bằng, lưu ý phải xem xét để bảo
đảm các quốc gia sẽ áp dụng các phương thức công bằng một cách tự do, không có giới
hạn, từ đó tìm ra một sự cân bằng hợp lý.
Các phương pháp được chọn lựa có thể dẫn tới sự chồng lấn các vùng biển. Tòa cho
rằng cần phải chấp nhận hoàn cảnh này như là một hệ quả và có thể giải quyết hoặc bằng
việc phân chia các vùng chồng lấn bằng con đường thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận
thì bằng cách phân chia thành các phần đều nhau, hoặc bằng các thỏa thuận khai thác
chung, giải pháp cuối đặc biệt có vẻ thích hợp cho việc duy trì thống nhất chung của mỏ.
• Ý nghĩa của phán quyết
Thứ nhất, Trong phán quyết lịch sử của mình Tòa án đã khôi phục và phát triển thêm
nguyên tắc kéo dài tự nhiên đã được tuyên bố Truman và công việc chuẩn bị của ủy ban
3
luật quốc tế cho Hội nghị lần thứ nhất của Liên hợp quốc về luật biển. Đối với tòa không
phải tính tiếp giáp cũng không phải tính kề cận có thể chứng minh cơ bản cho việc mở
rộng thẩm quyền quốc gia trên thềm lục địa nằm ngoài lãnh hải mà chính là khả năng sự
kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra biển đã mang lại danh nghĩa quyền chủ quyền cho

quốc gia ven biển trên phần thềm lục địa đó. Tòa đã nêu ra được nguyên tắc: “đất thống trị
biển”. Chính chủ quyền của quốc gia ven biển trên lãnh thổ đã ipsofacto một cách đương
nhiên đem lại chủ quyền cho họ trên phần thềm lục địa kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất
liền ra biển. Ngay cả khi một vùng đáy biển là gần lãnh thổ của một quốc gia hơn là lãnh
thổ của mọi quốc gia khác, người ta cũng không thể coi rằng nó thuộc quốc gia này một
khi nó không phải là phần mở rộng tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó ra biển.
Thứ hai, Tòa đã bác bỏ tính ưu tiên của nguyên tắc đường cách đều trong phân định
Tòa đã khái quát hóa và đề xuất các nguyên tắc về thỏa thuận, nguyên tắc về kéo dài tự
nhiên, nguyên tắc tính đến các hoàn cảnh đặc biệt và nguyên tắc công bằng trong phân
định biển. Phán quyết của Tòa đã tạo bước ngoặt lịch sử trong sự phát triển của luật biển
quốc tế.
Thứ ba, Tòa đã phân tích và nêu rõ các điều kiện để một nguyên tắc, một quy phạm
mang tính điều ước có thể trở thành một nguyên tắc, một quy phạm tập quán.
 Vụ kiện 2 :
Phán quyết vụ ngư trường Anh – Nauy năm 1951 liên quan đến đường cơ sở thẳng
• Sự kiện
Nửa đầu thế kỷ xx, Anh và Nauy tranh chấp về quyền đánh cá trong khu vực biển ngoài
khơi Nauy, phía Bắc của vòng cung bắc cực, Nauy cho rằng họ có quyền bảo tồn nghề cá
cho ngư dân của họ trong khu vực này. Vương quốc Anh cho rằng các khu vực này là biển
cả và ngư dân của mọi quốc gia đều có quyền đánh cá. Ngày 12-7-1935, Nauy quyết định
hoạch định khu vực biển cả đó bằng nghị định. Ngày 28-9-1948, Vương quốc Anh đơn
phương thỉnh kiện Tòa án quốc tế xem xét đường hoạch định khu vực đánh cá của Nauy
và yêu cầu Tòa tuyên bố Nauy phải bồi thường mọi thiệt hại do việc họ bắt giữ các tàu
đánh cá của Anh sau ngày 16-9-1948 tại các vùng biển được coi là biển cả.
• Nội dung phán quyết ngày 18-12-1951
4
Phán quyết năm 1951 của Tòa án Công lý quốc tế đã tuyên bố: “Người ta không thể
khăng khăng biểu thị đường ngấn nước thủy chiều thấp nhất như một nguyên tắc bắt buộc
chạy theo bờ biển tại tất cả các chỗ uốn gập của nó. Người ta cũng thể biểu thị như các
ngoại lệ của quy tắc này, các vi phạm nhiều đến nỗi chúng gợi lên các mấp mô của một

bờ biển gồ ghề; quy tắc sẽ mất đi trước các ngoại lệ. Toàn bộ một đường bờ biển như vậy
đòi hỏi áp dụng một phương pháp khác: đó là đường cơ sở cách đường hình thể của bờ
biển một khoảng hợp lý”.
Tòa công nhận việc phân định của Na Uy dựa trên kỹ thuật đường cơ sở thẳng: “không
trái với luật pháp quốc tế”.
• ý nghĩa của phán quyết về vụ ngư trường Nauy 18-12-1951
- Phán quyết đã mở đầu cho việc công nhận rộng rãi phương pháp đường cơ sở thẳng
dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Các tiêu chuẩn của đường cơ sở thẳng Na Uy qua phán
quyết của tòa, đã trở thành các tiêu chuẩn chung được Luật pháp quốc tế thừa nhận và
được điển chế hóa trong các công ước của Liên hợp quốc về luật biển- công ước Giơ ne
vơ năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải và công ước liên hợp quốc về luật
biển năm 1982.
- Các nguyên tắc áp dụng đường cơ sở thẳng năm 1935 của Nauy đã trở thành các tiêu
chuẩn mới của Luật quốc tế, thể hiện trong công ước Giơnevơ về lãnh hải và vùng tiếp
giáp lãnh hải năm 1958 và điều 4. Công ước 1982, điều 7 của công ước của Liên hợp quốc
về Luật biển năm 1982 quy định: “1.Ở nơi nào bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu
có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp đường cơ sở
thẳng nối liền các điểm thích hợp có thể được sử dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải.2.Ở nơi nào bờ biển cực kỳ không ổn định do một châu thổ và những
đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước
triều thấp nhất nhô ra xa nhất và, ngay cả trong trường hợp về sau, ngấn nước triều thấp
nhất có dịch chuyển vào phía trong bờ, các đường cơ sở đã được vạch ra vẫn có hiệu lực
cho tới khi các quốc gia ven biển sửa đổi theo đúng công ước…”
- Trong phán quyết ngư trường Na Uy, Tòa án công lý quốc tế đã cố gắng định nghĩa thế
nào là vịnh, thế nào là vịnh lịch sử. Các định nghĩa về vịnh của Tòa án đã đi vào trong
điều 7 của công ước năm 1958, điều 10 của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm
5

×