Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

tư pháp cá nhân tuần 2 đề 4 phân tích nội dung pháp lý của quyền ưu tiên trong công ước paris đồng thời chỉ ra những lợi thế mà quyền ưu tiên mang lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.84 KB, 5 trang )

MỞ ĐẦU
Vào cuối thế kỉ XIX, cùng với sự phát triển công nghiệp yêu cầu về bảo hộ những
giá trị trí tuệ của con người liên quan tới các sản phẩm cong nghiệp đc đặt ra. Với
yêu cầu đó công ước Paris năm 1883 đã ra đởi nhằm bảo hộ các liên quan tới vẫn đề
sở hữu công nghiệp. một trong các nội dung quan trọng của Công ước là đề cập đến
việc thiết lập một quyền cơ bản, đó là quyền ưu tiên. Để tìm hiểu rõ hơn về khía
cạnh quyền cơ bản này, bài viết sẽ phân tích nội dung pháp lý của quyền ưu tiên
trong Công ước Paris đồng thời chỉ ra những lợi thế mà quyền ưu tiên mang lại cho
các nước thành viên
NỘI DUNG
I.

KHÁI NIỆM

Quyền ưu tiên được hiểu là nếu người nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp nộp đơn đầu tiên của mình ở một nước thành viên của Công ước
thì trong thời hạn nhất định sau ngày nộp đơn đầu tiên có thể nộp đơn yêu cầu
bảo hộ ở bất kỳ nước thành viên nào và những đơn nộp sau được xem như có
ngày nộp đơn cùng với ngày nộp đơn của đơn đầu tiên. Những quy định liên
quan tới quyền ưu tiên được đề cập tại Điều 4 của Công ước.
II.
Nội dung của quyền ưu tiên:
1. Chủ thể hưởng quyền ưu tiên: Người được hưởng quyền ưu tiên là người bất
kỳ có quyền được hưởng lợi từ nguyên tắc đối xử quốc gia, nộp đơn yêu cầu
bằng độc quyền sáng chế hoặc một quyền sở hữu công nghiệp khác một cách
hợp lệ tại một trong số các quốc gia thành viên.
Điều 4A của Công ước Pari thừa nhận một cách rõ ràng rằng quyền ưu tiên
cũng có thể được áp dụng cho người kế thừa mà không gắn với việc chuyển giao
đồng thời đơn đầu tiên. Đặc biệt điều này cũng cho phép chuyển giao quyền ưu tiên



cho những người khác nhau ở những nước khác nhau, một thông lệ đã trở nên phổ
biến.
2. Về Đối tượng:
Theo quy định của công ước Paris thì đối tượng hưởng quyền ưu tiên bao gồm: sáng
chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu. “Bất kỳ người nào đã nộp đơn
hợp lệ xin cấp Patent hoặc xin đăng ký mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hoặc
nhãn hiệu hàng hóa tại một nước thành viên của Liên minh, hoặc người thừa kế
hợp pháp của người đó, trong quá trình nộp đơn tại nước khác sẽ được hưởng
quyền ưu tiên”
3. Về Điều kiện:
Thứ nhất, đơn đầu tiên phải được “nộp một cách hợp lệ” nhằm tạo cơ sở cho
việc yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Mọi việc nộp đơn tương đương với việc nộp đơn
quốc gia hợp lệ đều là cơ sở hợp lệ cho việc yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Việc nộp
đơn quốc gia hợp lệ có nghia xlaf việc nộp đơn bất kỳ dù để xác lập ngày nộp đơn ở
nước có liên quan. Khái niệm đơn “quốc gia” bao gồm cả những đơn được nọp theo
các điều ước song phương hoặc đa phương được ký kết giữa các quốc gia thành
viên.
Việc hủy bỏ, rút, từ chối đơn đầu tiên không làm mất khả năng là cơ sở yêu
cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn này. Quyền ưu tiên vẫn tồn tại ngay cả khi đơn
đầu tiên là cư sở của việc yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đó không còn tồn tại.
Thứ hai, Quyền ưu tiên chỉ có thể dựa trên đơn đầu tiên đối với cùng một
quyền sở hữu công ngiệp mà đã được nộp tại một quốc gia thành viên. Đơn sau phải
đề cập tới cùng một đối tượng như đơn đầu tiên, là cơ sở yêu cầu hưởng quyền ưu
tiên. Nói cách khác, đối tượng của cả hai đơn đều phải cùng là một sáng chế, một
mẫu hữu ích, một nhãn hiệu hoặc một kiểu dáng công nghiệp. Vì vậy, không thể căn
cứ vào đơn thứ hai, có thể là một đơn sửa đổi và sau đó sử dụng đơn thứ hai này


như có sở hưởng quyền ưu tiên. Lý do của nguyên tắc này là rõ ràng: một đơn yêu
cầu bảo hộ không thể cho phép một chuỗi bất tận các yêu cầu hưởng quyền ưu tiên

cho cùng môt đối tượng, bởi trên thực tế điều này có thể kéo dài đáng kể thời hạn
bảo hộ của đối tượng đó.
tuy nhiên,có thể sử dụng đơn đầu tiên yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế cho
sáng chế làm cơ sở hưởng quyền ưu tiên cho đăng ký mẫu hữu ích và ngược lại. sự
thay đổi hình thức bảo hộ tương tự theo cả hai hướng như vậy cũng có thể được
thực hiện giữa mẫu hữu ích và kiểu dáng công nghiệp quy định trong Khoản e, Điều
4 Công ước Paris, phù hợp với pháp luật quốc gia .
4. Về hiệu lực của quyền ưu tiên
Được quy định tại Điều 4B. quy định này như một hệ quả của yêu cầu hưởng
quyền ưu tiên, đơn nộp sau phải được coi như đã được nộp vào thời điểm nộp
đơn của đơn đầu tiên ở một nước thành viên khác, là cơ sở của việc yêu cầu
hưởng quyền ưu tiên của đơn đó. Bởi hệ quả của quyền ưu tiên, tất cả những
hoạt động diễ ra trong suốt thời gian từ ngày nộp đơn của đơn đầu tiên và đến
những đơn nộp sau, được gọi là giai đoạn ưu tiên không thể làm mất quyền mà
là đối tượng của đơn nộp sau.
Về ví dụ cụ thể, điều này có nghĩa là đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng
chế cho cùng một sáng chế được một bên thứ ba nộp trong giai đoạn ưu tiên sẽ
không tạo ra quyền ưu tiên, mặc dù đơn đó được nộp trước cả đơn nộp sau. Tương
tự, một sự công bố hoặc việc sử dụng công khai sáng chế mà là đối tượng của đơn
nộp sau trong giai đoạn ưu tiên sẽ không làm mất tính mới hay trình độ sáng tạo của
sáng chế đó. Vì mục đích đó, không cần quan tâm đến việc công bố do người nộp
đơn hay do chính tác giả sáng chế hay một bên thứ ba thực hiện.
5. Về thời hạn của giai đoạn ưu tiên đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp


Đối với bằng độc quyền sáng chế và mẫu hữu ích, giai đoạn tưu tiên là 12 tháng,
đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu thì thời hạn này là 6 tháng. Khi xác
định độ dài của giai đoạn ưu tiên, Công ước Pari đã phải tính đến những lợi ích
xung đột giữa người nộp đơn và các bên thứ ba. Giai đoạn ưu tiên hiện được quy
định trong Công ước Pari dường như đã tạo sự cân bằng hợp lý giữa hai chủ thể

này.
III.

Lợi thế mà quyền ưu tiên mang lại cho công dân nước thành viên.

Quyền ưu tiên được Công ước thừa nhận cho phép yêu cầu hưởng quyền “ưu
tiên kép” và “ưu tiên từng phần”. vì vậy, đơn nộp sau không chỉ có thể yêu cầu
quyền ưu tiên trên cơ sở nộp đơn sớm hơn mà còn có thể kết hợp quyền ưu tiên trên
cơ sở nhiều đơn nộp trước mà mỗi đơn trước đó có liên quan đến những điểm khác
nhau của đối tượng nêu trong đơn nộp sau. Hơn nữa, trong đơn nộp sau, các yếu tố
có yêu hưởng quyền ưu tiên có thể được kết hợp với những yếu tố không hưởng
quyền ưu tiên. Trong tất cả những trường hợp này, tất nhiên là đơn nộp sau phải phù
hợp với yêu cầu về tính thống nhất của sáng chế. Những khả năng này phù hợp với
một nhu cầu thực tế. thường thì sau khi nộp đơn lần đầu tiên,những cải tiến hay bổ
sung đối với sáng chế mà là đối tượng của những đơn nộp sau tại nước xuất xứ.
trong những trường hợp như vậy, rất thiết thực khi kết hợp những đơn nộp trước
thành một đơn nộp sau và tiến hành nộp đơn này ở một nước thành viên khác trước
khi kết thúc năm ưu tiên kép bắt nguồn từ các quốc gia thành viên khác nhau.
Một trong những lợi ích thiết thực nhất của quy định này là khi người nộp
đơn muốn đạt được sự bảo hộ ở một số nước, họ không buộc phải nộp đồng thời tất
cả các đơn tại nước xuất xứ và các nước khác mà có đến 6 hoặc 12 tháng để quyết
định xem nên nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở những nước nào và tiến hành thủ tục nộp
đơn ở các nước được chọn lựa. Trong thời gian này, họ có thể bình tĩnh lựa chọn


những nước có vai trò quan trọng, có liên quan, ảnh hưởng tới đối tượng mà họ cần
được bảo hộ.
Quyền ưu tiên cũng giúp cho công dân nước thành viên tránh được việc có
đơn nộp sau của người khác nhưng có cùng nội dung, cùng đối tượng đề cập, làm
ảnh hưởng đến việc bảo hộ đối tượng trong đơn.

Ngoài những lợi ích cơ bản nói trên, quyền ưu tiên còn mang đến cho công
dân được hưởng quyền ưu tiên những lợi ích gắn liền với nội dung của quyền ưu
tiên như: Có thể hưởng quyền ưu tiên của kiểu dáng công nghiệp trên cơ sở một đơn
yêu cầu bảo hộ một mẫu hữu ích nộp sớm hơn tại một quốc gia khác hay đơn sáng
chế trên cơ sở mẫu hữu ích và ngược lại. Hay có thể hưởng quyền ưu tiên từ nhiều
đơn, từ một phần của đơn nộp trước… Những quy định này mang lại những lợi ích
cụ thể cho chủ thể nộp đơn như tiết kiệm chi phí, linh hoạt trong hoạt động áp dụng
quyền ưu tiên.
Quyền ưu tiên có tác dụng khuyến khích công dân các quốc gia thành viên
tăng cường bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp do mình làm chủ sở hữu, hạn chế khó
khăn trong quá trình giài quyết tranh chấp sở hữu công nghiệp của các chủ thề



×