Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

bài học kỳ tư pháp quốc tế bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài trạng và đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật việt nam về bảo hộ quyền tác giả c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91 KB, 9 trang )

BÀI LÀM
Công ước Berne là công ước quốc tế đa phương về bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, nhằm loại trừ các
hành vi khai thác, sử dụng bất hợp pháp các tác phẩm của công dân nước
này trên lãnh thổ của một nước khác mà không có sự đồng ý của tác giả hoặc
người đại diện hợp pháp của tác phẩm. Tuy nhiên, ở Việt Nam, xâm phạm
quyền tác giả và vi phạm pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ngày càng phổ
biến và mức độ nghiêm trọng, phức tạp của tình hình xâm phạm quyền tác
giả ngày càng tăng. Để khắc phục tình trạng vi phạm bản quyền hiện nay,
cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả của công
ước Berne một cách nghiêm túc. Mục đích của bài tập nhằm nêu ra ý nghĩa
của bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài trạng và đưa ra kiến nghị
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài
kể từ khi Việt Nam tham gia công ước Berne năm 1886 về bảo hộ quyền tác
giả.
I, Những vấn đề chung về bảo hộ quyền tác giả.
1, Khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả.
1.1, Quyền tác giả.
về mặt pháp lý, “quyền tác giả là quyền của cá nhân, tổ chức đối với các tác
phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu” (theo khoản 2 điều 4 luật SHTT). Như vậy,
khái niệm quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học được
xem xét dưới hai góc độ: khách quan và chủ quan.
- Phương diện khách quan: quyền tác giả là một chế định pháp luật, bao gồm
các quy phạm pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác
giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủ thể trong việc
sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học đồng thời quy
định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi bị xâm phạm.
- về chủ quan: là quyền dân sự cụ thể gồm quyền tài sản và quyền nhân thân
của chủ thể với tư cách là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm
văn học, nghệ thuật công trình khoa học và quyền khởi kiện hay không khi quyền
của mình bị xâm hại.


Dưới góc độ tiếp cận của Tư páp quốc tế thì quyền tác giả trong tư pháp
quốc tế được hiểu là quyền tác giả có yếu tố nước ngoài. Là một quan hệ pháp luật
dân sự nên yếu tố nước ngoài này có thể xác định theo quy định tại điều 758 BLDS
2005. Yếu tố nước ngoài được thể hiện ở: chủ sở hữu tác phẩm là người nước
ngoài hoặc tác phẩm được sử dụng ở nước ngoài.
1.2, Bảo hộ quyền tác giả.
Hiểu theo nghĩa chung nhất, bảo hộ quyền tác giả là tổng hợp các quy định
của pháp luật, quy định các cách thức và phạm vi bảo hộ cũng như xác định các
1


hành vi vi phạm quyền tác giả, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn và xử
lý các hành vi xâm phạm đó.
*** các hình thức quốc tế về bảo hộ quyền tác giả:
- Kí kết các điều ước quốc tế song phương về bảo hộ quyền tác giả như: Hiệp định
thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Việt nam – hoa kỳ 1997; Hiệp định bảo hộ
SHTT giữa việt nam – thụy sĩ 1999…
- kí kết tham gia các điều ước quốc tế đa phương về bảo hộ quyền tác giả như:
Hiệp định TRIPs 1994, hiệp ước WIPO 1996…
- theo nguyên tắc có đi có lại: các bên giành cho nhau sự bảo hộ đối với tác phẩm
của công dân mỗi bên.
2, Nội dung cơ bản của công ước BERNE về bảo hộ quyền tác giả.
Công ước Berne ra đời ngày 9/9/1886 tại Thụy Sĩ. Trong 125 tồn tại của
mình, công ước Berne đã được sửa đổi, bổ sung 8 lần, văn bản ngày 24/7/1971 tại
Paris, sửa đổi ngày 28/9/1979 là văn bản đang được thi hành tại 164 quốc gia thành
viên. Berne đã, đang và sẽ có giá trị lớn trong việc bảo hộ quyền tác giả trên phạm
vi toàn cầu.
2.1) Các nguyên tắc bảo hộ.
- nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment): được quy định tại khoản
1 điều 5 công ước berne. Nguyên tắc này tạo nên sự bình đẳng pháp lý giữa công

dân của các nước thành viên liên hiệp với công dân nước sở tại trong lĩnh vực xác
lập và bảo hộ quyền tác giả khi đặt ra cho các quốc gia thành viên việc thực hiện
bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên khác tương tự như sự
bảo hộ tác phẩm của công dân quốc gia mình.
- nguyên tắc bảo hộ tự động (Automatic Protection): quy định tại khoản 2
điều 5 công ước berne. Quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm định hình dưới
một dạng vật chất nhất định mà không lệ thuộc vào bất kì thủ tục nào.
- nguyên tắc bảo hộ độc lập (Independence of Proctection): được quy định
tại khoản 2 điều 5 của công ước. Theo đó Việc hưởng và thực thi các quyền theo
Công ước là độc lập với những gì được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm.
- nguyên tắc bảo hộ tối thiểu: Các quốc gia thành viên khi bảo hộ cho các
tác phẩm có xuất xứ từ các quốc gia thành viên phải đảm bảo ít nhất các tiêu
chuẩn được quy định trong Công ước.
2.2) tác phẩm được bảo hộ (giới hạn bảo hộ)
Đối tượng bảo hộ của công ước berne là các tác phẩm văn học, nghệ thuật
và khoa học được liệt kê khá đầy đủ và toàn diện trong điều 2. bao gồm: các tác
phẩm gốc trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học không phân biệt hình thức
hay phương thức biểu hiện (khoản 1 điều 2); các tác phẩm phái sinh (khoản 3 điều
2); các tuyển tập tác phẩm văn học và nghệ thuật (khoản 5 điều 2). Ngoài ra công
ước còn dành cho các quốc gia thành viên quyền quyết định việc bảo hộ đối với

2


công văn nhà nước về lập pháp, hành pháp hay tư pháp cũng như các bản dịch
chính thức của văn kiện đó (khoản 4 điều 2).
2.3) điều kiện bảo hộ
Căn cứ vào điều 3 công ước berne thì các tác phẩm muốn được bảo hộ sẽ
phải thỏa mãn một trong hai tiêu chí sau: tiêu chí quốc tịch của tác giả (nguyên tắc
nhân thân) và tiêu chí nơi công bố tác phẩm đầu tiên (nguyên tắc lãnh thổ).

2.4) thời hạn bảo hộ.
Bắt đầu từ khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm và tiếp tục cho đến một khoảng
thời gian sau khi tác giả chết. Có 2 nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc tính thời hạn
bảo hộ theo đời người và không dựa theo đời người (Điều 7). Đối với các thể loại
tác phẩm khác nhau sẽ quy định số năm bảo hộ khác nhau.
2.5) các quyền được bảo hộ
Công ước quy định 3 loại quyền tác giả đối với tác phẩm của mình được
hưởng sự bảo hộ: quyền tinh thần (Moral Rights); quyền kinh tế (economic
Rights) và quyền tiếp theo (Droit de suit) Quy định cụ thể tại Điều 6 bis, Điều 8,
Điều 9, Điều 10 bis, Điều 11 bis, Điều 11 ter, Điều 12, Điều 14, Điều 14 bis, Điều
14 ter, Điều 15, Điều 16 bis.
2.6) điều khoản thực thi quyền tác giả:
Trong công ước berne vấn đề thực thi quyền tác giả được quy định tại
khoản 3 điều 13, điều 15, điều 16, điều 17.
2.7) công ước berne và các nước đang phát triển:
Công ước berne dành phần phụ lục gồm 6 điều khoản quy định ưu đãi,
miễn trừ áp dụng cho các nước thành viên đang phát triển nhằm tạo những điều
kiện thuận lợi hơn để những nước này có thể hội nhập vào sân chơi chung của
công ước khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.
2.8) hiệu lực hồi tố đối với công ước berne.
Công ước berne vẫn dành sự bảo hộ đối với các tác phẩm văn học, nghệ
thuật, khoa học tồn tại trước khi công ước berne có hiệu lực tạo nước xuất xứ tác
phẩm, nếu nó chưa rơi vào lĩnh vực công cộng vì chưa hết thời gian bảo hộ theo
quy định từ trước của quốc gia đó. Vấn đề này được quy định tại khoản 1 điều 18
công ước berne.
II. Thực trạng của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố
nước ngoài
1. thực trạng pháp luật quyền tác giả việt nam trước khi gia nhập công ước
berne.
Trước khi gia nhập công ước berne, hệ thống pháp luật việt nam chưa có

một văn bản luật riêng rẻ để điều chỉnh vấn đề quyền tác giả. Các vấn đề về quyền
tác giả chỉ được quy định tại chương I phần thứ sáu BLDS 1995. Nhưng các quy
định của pháp luật việt nam về quyền tác giả trước đây cũng đã có phần phù hợp
cơ bản với công ước berne. Chẳng hạn quy định về đối tượng bảo hộ, về tiêu
3


chuẩn bảo hộ quyền tác giả, thời điểm phát sinh quyền tác giả, giới hạn quyền tác
giả, thực thi quyền tác giả, thời hạn bảo hộ quyền tác giả…. Có thể nói, những
quy định về quyền tác giả pháp luật việt nam trước khi tham gia berne đã bước
đầu tạo cơ sở pháp lý cho việc thực thi quyền tác giả. Nhưng các quy định thời kì
này còn tản mạn gây nhiều khó khăn cho việc thực thi quyền tác giả. Còn rất
nhiều vấn đề liên quan đến quyền tác giả được quy định trong công ước mà chưa
được quy định cụ thể hoặc chưa được điều chỉnh trong pháp luật quyền tác giả
việt nam. Sở dĩ Có sự khác biệt này là bởi khi xác định nguyên tắc xây dựng pháp
luật và sự chênh lệch về kĩ thuật lập pháp.
2. sự tương thích của pháp luật quyền tác giả sau khi Việt Nam gia nhập công
ước Berne.
Công ước Berne có hiệu lực ở Việt Nam từ 26/10/2004, từ đó trở về trước
chỉ có BLDS 1995 điều chỉnh vấn đề bảo hộ quyền tác giả. Đây là các quy định về
bảo hộ quyền tác giả nói chung, trong đó bao gồm cả quyền tác giả có yếu tố nước
ngoài. Sau khi gia nhập Công ước Berne, nhà nước ta đã ban hành một loạt văn
bản luật và dưới luật như BLDS 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005... nhằm đồng bộ
hóa tới mức tối đa hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của nước ta với
Công ước Berne.
Về tiêu chuẩn bảo hộ: điều 737 BLDS 2005 quy định Nhà nước bảo hộ các
tác phẩm thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ phương tiện nào, không
phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào. Điều này
phù hợp với tinh thần của Công ước Berne. Đương nhiên việc thể hiện dưới hình
thức và phương tiện nào đi nữa thì cũng đều là chất xám, trí tuệ của tác giả sáng

tạo ra và chúng xứng đáng được Nhà nước bảo hộ. Ngoài ra, nếu lấy chất lượng
tác phẩm làm thước đo bảo hộ thì đây là điều vô cùng khó cho các nhà làm luật, vì
một tác phẩm là hay hay dở là rất khó xác định.
Thời điểm phát sinh quyền tác giả: Tinh thần Điều 739 BLDS 2005 và Điều
6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 khá khớp với nguyên tắc bảo hộ đương nhiên của Công
ước Berne là quyền tác giả sẽ phát sinh ngay sau khi tác phẩm được định hình
dưới một hình thức nhất định không lệ thuộc vào bất kì thủ tục hình thức nào. Tền
t tục đăng kí tác phẩm chỉ là quyền của tác giả, người sở hữu tác phẩm mà thôi.
Giới hạn quyền tác giả: Tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung
2009 đã quy định tương đối phù hợp với Điều 10 và Điều 10 bis của Công ước về
điều kiện sử dụng tự do các tác phẩm đã công bố. Điều này khẳng định quyền tác
giả là bất khả xâm phạm, mặt khác các tác phẩm là tài sản của nhân loại nên cần
có những điều kiện vừa thuận lợi cho người sử dụng, lại vừa bảo vệ được lợi ích
chính đáng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm để công chúng có cơ hội tiếp cận kịp
thời với tri thức của thời đại.
Thực thi quyền tác giả: Có thể áp dụng 3 loại thủ tục là dân sự, hành chính
và hình sự. Các biện pháp áp dụng cũng đã tương thích với pháp luật quốc tế về
4


bảo hộ quyền tác giả nói chung và bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài nói
riêng.
Công bố tác phẩm: Điều 3 Công ước Berne và khoản 9 Điều 4 LSHTT sửa
đổi, bổ sung 2009 đều coi việc công bố tác phẩm là phát hành với sự đồng ý của
tác giả. Trước đây, luật quy định việc công bố, phổ biến tác phẩm trái với quy
định của Công ước. Việc quy định lại điều này đã chứng minh sự cố gắng của các
nhà lập pháp Việt Nam muốn đồng bộ hóa tới mức tối đa giữa pháp luật quốc gia
và Công ước.
3. Những nội dung chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam hiện hành với Công
ước Berne.

Về đối tượng bảo hộ: ở đây vẫn chưa có sự thống nhất, pháp luật Việt Nam
quy định những tác phẩm được nhà nước bảo hộ mang tính chất „đóng“, tức là
không linh hoạt, khoa học như quy định trong Công ước mang tính chất mở. Điều
này sẽ bất cập khi có sự xuất hiện của một thể loại tác phẩm mới cần được bảo hộ
trong pháp luật Việt Nam.
Thêm vào đó, điều kiện bảo hộ cũng có chút khác biệt, pháp luật Việt Nam
quy định nội dung các tác phẩm được bảo hộ (khoản 1 Điều 8 LSHTT sửa đổi, bổ
sung 2009), trong khi đó trong Công ước không hề có quy định này.
Quy định về quyền của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm: Công ước Berne chỉ
quy định 2 loại quyền là quyền tinh thần và quyền kinh tế. Pháp luật Việt Nam lại
quy định tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có quyền nhân thân và quyền tài sản (Điều
738 BLDS 2005). Sự khác biệt này không đơn thuần chỉ là sự khác biệt về cách
gọi tên mà còn khác biệt ở chính nội hàm của thuật ngữ. Điều này làm cho quy
định về các loại quyền của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm ở Việt Nam phức tạp
hơn so với Công ước Berne.
Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa có quy định về quyền “droit de suit” đối với
tác phẩm mỹ thuật và bản thảo viết tay.
Quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả: được quy định tại Điều 7 Công
ước. Tuy nhiên, Công ước quy định thời hạn bảo hộ dựa trên đối tượng được bảo
hộ, trong khi đó, pháp luật Việt Nam lại quy định thời hạn bảo hộ là loại quyền
nào. Ngoài ra, Công ước chỉ quy định thời gian bảo hộ là có thời hạn, nhưng trong
pháp luật Việt Nam quy định cả thời gian bảo hộ là vô thời hạn (Điều 27 LSHTT
sửa đổi, bổ sung 2009). Bên cạnh đó, pháp luật nước ta cũng chưa quy định thời
hạn bảo hộ đối với quyền của nghệ sỉ biểu diễn và nhà sản xuất băng ghi âm như
Công ước Berne.
Đây chỉ là một số vấn đề chưa tương thích cơ bản giữa pháp luật trong nước
với Công ước Berne. Từ đó, các nhà làm luật cần chú ý xem xét đồng bộ hóa các
quy định hợp lý tới mức cao nhất trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa đang diễn
ra mạnh mẽ, việc tham gia và tôn trọng Công ước Berne là rất cần thiết.


5


III, Thực tiễn áp dụng pháp luật từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne
1886 đối với bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài.
1. Những thành tựu đã đạt được kể từ khi Việt Nam tham gia Công ước Berne
Trong thời gian chưa đầy 3 năm sua khi gia nhập công ước berne việt nam
đã tham gia vào hầu hết các điều ước quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan.
Đây cũng là cơ hội để việt nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của
mình về quyền tác giả và quyền liên quan, phù hợp với pháp luật quốc tế.
Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật về quyền tác giả, quyền liên
quan được tăng cường có hiệu quả.
Năm 2010 Cục Bản quyền tác giả đã tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt
các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó đặc biệt phải kể đến Dự thảo nghị định sử đổi,
bổ sung nghị định 100/CP; Hội nghị tập huấn toàn quốc về quyền tác giả, quyền
liên quan và 4 hội thảo quốc tế đã được tổ chức với trên 400 lượt người tham dự.
Cho ra đời 4 tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả và quyền liên quan, đó là
trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc việt nam (VCPMC), trung tâm quyền tác
giả văn học việt nam (VLCC) và hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt nam (RIAV);
Hiệp hội quyền sao chép việt nam (VIETRRO).
Các hoạt động tự bảo vệ quyền đã có những chuyển biến tích cực, nhiều
chủ thể quyền đã nộp đơn đăng kí quyền tác giả , quyền liên quan tại cục bản
quyền tác giả.
Các hoạt động kiểm tra xử lí của các cơ quan có thẩm quyền được tăng
cường trên phạm vi toàn quốc. Nhiều vụ việc đã được xử lý, từ việc phạt cảnh
cáo, phạt tiền đến thu hồi giấy phép kinh doanh…
2. Một số tồn tại.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình thực thi Công ước
vẫn còn nhiều vướng mắc:
Thứ nhất: tình trạng vi phạm quyền tác giả xảy ra phổ biến ở hầu hết các

lĩnh vực. +) Trong lĩnh vực xuất bản: Vấn đề sách lậu với quy mô phát triển ngày
càng lớn, thậm chí ảnh hưởng của sách lậu đã thực sự ghìm chân sự phát triển của
thị trường xuất bản. nhiều kế hoạch, dự án xuất bản đã bị hủy bỏ do sách lậu lộng
hành khiến nhà làm sách chân chính mất lòng tin. Ngoài ra, một vấn đề hết sức
nhức nhối nữa là xuất bản vi phạm bản quyền. Đó là những ấn phẩm được nhà
xuất bản cấp giấy phép nhưng lại vi phạm luật SHTT khi chưa được người sở hữu
bản quyền ấn phẩm cho phép.
+) Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh băng đĩa: tình trạng nhập lậu, in lậu,
lưu hành và kinh doanh băng đĩa lậu vi phạm bản quyền đã diễn ra trong nhiều
năm, đây là vấn đề nhức nhối trong lĩnh vực bản quyền. Mặc dù các cơ quan ban,
ngành có tiến hành kiểm tra, tịch thu, xử phạt nhưng băng đĩa lậu vẫn tràn lan,
khiến những nhà sản xuất chân chính rơi vào cảnh” dở khóc, dở cười’. Nhưng khi

6


đĩa vừa phát hành, lập tức xuất hiện đĩa sao chép, khiến các hãng sản xuất bị thiệt
hại rất lớn.
+) lĩnh vực âm nhạc: Bên cạnh việc một số ít đài truyền hình đã tiến hành
trả thù lao cho các nhạc sĩ khi phát sóng tác phẩm thì theo Trung tâm bảo vệ
quyền tác giả âm nhạc Việt Nam, hiện có khoảng 20 vạn bài hát lưu hành trên
mạng mà không xin phép, trong đó, các bài hát của tác giả nước ngoài chiếm con
số không nhỏ.
+) trong lĩnh vực phần mềm máy tính: Đây là lĩnh vực béo bở cho việc
buôn bán lậu và sử dụng lậu các phần mềm. Trong vụ kiểm tra hành chính 2 công
ty tại TPHCM trong năm 2005, cơ quan chức năng đã phát hiện các chương trình
máy tính sử dụng trái phép như Microsoft Windows, ACD See, Adobe
Photoshop… với tổng giá trị khoảng hơn 200 triệu đồng. Điều này cho thấy không
chỉ những phần mềm của các doanh nghiệp phần mềm nước ngoài bị xâm hại mà
ngay chính những phần mềm trong nước cũng đang bị sao chép tràn lan.

+) trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật: biểu diễn âm nhạc là lĩnh vực có
tình trạng vi phạm quyền tác giả khi biểu diễn nhiều nhất: không xin phép hoặc có
xin phép nhưng không trả thù lao.
Thứ hai: mức độ vi phạm của tình trạng vi phạm bản quyền tác giả này
càng nghiêm trọng: cùng với việc sao chép đơn thuần một tác phẩm, ngày nay
những tác phẩm này còn được cắt xén, bổ sung…nhiều sản phẩm băng đĩa cũng
sử dụng hình thức này để sao chéop, làm giả. Trong thời đại công nghệ thông tin
như hiện nay, một mặt giúp cho đông đảo công chúng tiếp cận được với nền văn
minh nhân loại, mặt khác cũng là điều kiện truyền bá, lan tràn các sản phẩm vi
phạm bản quyền một cách nhanh chóng. Tình trạng này không chỉ bó hẹp trong
ranh giới một quốc gia mà sẽ nhanh chóng lan nhanh trên toàn thế giới.
Thứ ba: xử lí vi phạm quyền tác giả còn gặp nhiều khó khăn và bất cập.
hàng năm lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và xử lý hàng ngàn vụ vi phạm sở
hữu trí tuệ nhưng chủ yếu do cảnh sát kinh tế, quản lý thị trường và thanh tra văn
hóa thông tin phụ trách giải quyết. Trong khi vi phạm quyền tác giả đang trở thành
một vấn nạn thì chính những người mà quyền lợi của họ bị xâm phạm tỏ ra e ngại
khi tốn thời gian, tiền bạc cho việc hầu tòa.
Với những tồn tại, vướng mắc đã nêu ở trên, sau đây em xin đưa ra một số
phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật việt nam trong lĩnh vực bảo hộ
quyền tác giả có yếu tố nước ngoài.
IV) Một số những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
về bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài.
* Tiếp tục hoàn thiện pháp luật hiện hành về quyền tác giả nói chung,
những quy định pháp luật về thực thi quyền tác giả nói riêng.
Việc thực thi quyền tác giả chịu sự điều chỉnh của nhiều ngành luật khác
nhau, do đó, hoàn thiện cơ sở pháp lý không phải chỉ được thể hiện ở việc hoàn
7


thiện Luật SHTT mà còn bao gồm các luật khác như luật hình sự, luật hành chính,

luật thương mại. Việc hoàn thiện phải mang tính thống nhất trong cả hệ thống
pháp luật chứ không phải chỉ riêng pháp luật SHTT đồng thời hướng tới các cấp
về việc xây dựng, ban hành luật bản quyền riêng như nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong pháp luật dân sự, cần quy định về việc xác định hành vi xâm phạm
SHTT, nâng cao vai trò của tòa án dân sự trong việc giải quyết tranh chấp về
SHTT. Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn thực thi quyền SHTT một cách kịp thời
và có hiệu quả. Xác định rõ thẩm quyền vụ việc tòa án trong việc xét xử các tranh
chấp về SHTT, bổ sung những quy định chi tiết về các chế tài đủ mạnh để chống
lại các hành vi xâm phạm quyền SHTT, tham khảo một số biện pháp khẩn cấp tạm
thời đã được áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp bản quyền trên thế giới.
Trong luật hành chính, Chính phủ cần quy định theo hướng mở rộng thẩm
quyền giải quyetes khiếu nại hành chính trong bảo vệ quyền SHTT cho tòa án.
Xây dựng và ban hành những quy định, hướng dẫn riêng về thủ tục tố tụng và các
vấn đề cụ thể, riêng biệt cần được áp dụng trong quá trình giải quyết các khiếu
kiện hành chính về quyền tác giả.
* tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về quyền tác
giả: Cần đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn về quyền tác giả. Việc đào tạo này
cần thực hiện trong phạm vi cả nước, từ cơ quan trung ương cho đến địa phương
và trước hết phải đào tạo chuyên sâu về pháp luật, quyền tác giả cho đội ngũ cán
bộ thông qua các lớp đào tạo chính quy, các cuộc tập huấn… Thiết lập sự phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm tạo nên sự phối hợp
nhịp nhàng trong thực thi quyền tác giả. Đồng thời cần thành lập một cơ quan nhà
nước thống nhất về SHTT
* tuân thủ các điều ước quốc tế đã tham gia và các hiệp định song phương
đã kí kết: cho đến nay việt nam đã tham gia các điều ước quốc tế quan trọng cũng
như đã kí kết các điều ước quốc tế song phương về quyền SHTT nói chung và bản
quyền tác giả nói riêng. Việc tham gia các công ước là một điều kiện thiết yếu để
việt nam tham gia bình đẳng vào các hoạt động thương mại quốc tế, các tổ chức
thế giới, đẩy mạnh quá trình hội nhập. Việc gắn bảo hộ SHTT với thương mại
quốc tế sẽ tạo điều kiện để có những cơ chế bảo hộ quốc tế hữu hiệu hơn về

SHTT, mặt khác cũng sẽ gây ra nhiều sức ép và khó khăn cho các nước có trình
độ khoa học công nghệ thấp. Bởi vậy, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm các điều ước
quốc tế, hiệp định song phương về bảo hộ quyền SHTT nói chung và bản quyền
tác giả nói riêng, cần nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của các nước khác trong
lĩnh vực này.
* tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền tác
giả. Là một Công ước quốc tế nên Berne tương đối khó hiểu hơn so với pháp luật
trong nước. Để tăng cường ý thức pháp luật của người dân, nhà nước cần đẩy
mạnh tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật cho người dân, trong đó về lĩnh
8


vực bảo hộ quyền tác giả thì quan trọng là có Công ước Berne. Một số giải pháp
được đưa ra như: tổ chức các cuộc hội thảo về công ước berne và thực thi công
ước này tại Việt nam; phát động cuộc thi tìm hiểu nội dung và vai trò của công
ước bern trong đời sống xã hội…
* Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả.
Bản chất của việc bảo hộ quốc tế quyền tác giả là sự liên kết, phối hợp cùng
hành động mang tính liên quốc gia. Cụ thể, chúng ta cần tích cực tham gia hoạt
động có hiệu quả hơn các chương trình hành động trong khuôn khổ WIPO; tranh
thủ sự ủng hộ của tổ chức cho việc thực thi Công ước Berne tại Việt Nam; cử các
chuyên gia đi học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; tranh thủ sự giúp
đỡ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức nước ngoài...
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Là một bước tiến đầu tiên trong quá trình hội nhập quốc tế nói chung và
trong tiến trình gia nhập WTO nói riêng, nên việc thực thi công ước berne có vai
trò quan trọng mở ra cơ hội đầu tư an toàn và năng động cho các nhà đầu tư nước
ngoài. Việc thực thi công ước berne không chỉ là hoàn thành tốt nhiệm vụ vowiss
cộng đồng berne mà còn là công cụ hữu hiệu giúp việt nam cải thiện tình hình bảo
hộ quyền tác giả hiện nay. Chính vì những lí do đó mà việt nam cần tích cực hơn

nữa, chủ động hơn nữa trong việc đưa ra những điều khoản berne vào thực tiễn áp
dụng.
Lê thị thu – bảo hộ quyền tác giả theo quy định của công ước berne và vấn đề
thực thi công ước tại việt nam – khóa luận tốt nghiệp –đh luật hn -2011.
ThS. Nguyễn bá bình “ công ước berne 1886- công cụ hữu hiệu bảo hộ quyền tác
giả” nxb tư pháp.
Ths. Vũ thị phương lan “ công ước berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ
thuật” tạp chí luật học số 2005/
Nguyễn thị quyên – bảo hộ quyền tác giả theo công ước berne năm 1886 và vấn
đề thực thi công ước tại việt nam – khóa luận tốt nghiệp.

9



×