Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đề cương ôn thi công chức cấp xã môn kiến thức chung và tin học tỉnh bình thuận năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 46 trang )

UBND TỈNH BÌNH THUẬN
HỘI ĐỒNG THI TUYỂN CÔNG CHỨC

NỘI DUNG ÔN THI TUYỂN CÔNG CHỨC CẤP XÃ NĂM 2017
(Môn kiến thức chung - thi viết)
Tập trung ôn tập những nội dung theo hướng dẫn của Sở Nội vụ. Cụ thể các
vấn đề sau:
1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị là một tổ hợp có tính chỉnh thể, bao gồm các tổ chức chính trị,
chính trị-xã hội vận hành theo những nguyên tắc, cơ chế và quan hệ cụ thể nhằm thực
thi quyền lực chính trị.
1.2. Cấu trúc hệ thống chính trị nước ta
Hệ thống chính trị nước ta bao gồm:
1.2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam
Đảng cộng sản là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nhưng Đảng là hạt
nhân lãnh đạo hệ thống chính trị:
*Vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị:
- Đề ra đường lối, chủ trương và mục đích cho hệ thống chính trị theo đó mà vận
hành hoạt động.
- Đảng giữ vai trò là trung tâm nòng cốt cho những bộ phận khác trong hệ thống
chính trị, lãnh đạo đối với toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.
Sự lãnh đạo của Đảng được xác định bằng các phương thức chủ yếu sau:
• Lãnh đạo bằng cương lĩnh, đường lối, chủ trương, thông qua các nghị quyết của
TW, nghị quyết của các cấp ủy Đảng ở các ngành, các cấp địa phương.
• Lãnh đạo bằng giáo dục, tuyên truyền vận động, nêu gương của đảng viên
• Lãnh đạo bằng công tác tổ chức và cán bộ, (quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí
cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị)
• Bằng công tác kiểm tra, giám sát
1.2.2. Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam



Bộ máy Nhà nước bao gồm các cơ quan :
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
- Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ
quan chấp hành của Quốc hội.
- Bộ máy chính quyền các cấp ở địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân ở cấp tỉnh; cấp huyện; cấp xã.
- Hệ thống cơ quan tư pháp gồm: Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân
*Vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị:
- Nhà nước quản lý xã hội trước hết bằng pháp luật ( thông qua hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật), bằng hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến
địa phương, cơ sở. Nhà nước thực hiện sự quản lý bằng chính sách, công cụ đòn bẩy và
các biện pháp, trong đó có biện pháp cưỡng chế để đảm bảo duy trì sự ổn định tr ật tự xã
hội, sự nghiêm minh của kỷ cương phép nước.
- Nhà nước thực hiện quản lý trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quản
lý theo ngành hoặc lãnh thổ, theo cấp vĩ mô hoặc vi mô.
- Mục tiêu của quản lý là nhằm phát huy mọi tiềm năng sáng tạo và quyền làm chủ
của nhân dân; đảm bảo cho nhân dân được làm những gì pháp luật không cấm; phát huy
sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế để phát triển nhanh và mạnh mẽ lực
lượng sản xuất.
1.2.3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân là nơi thể hiện ý chí và nguyện
vọng của nhân dân; tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước; thực hiện giám sát của nhân dân với cán bộ, công chức và gi ải quyết
những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.
*Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm các tổ chức sau:
- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
- Tổng liên Đoàn Lao động Việt Nam;
- Hội nông dân Việt Nam;


- Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
*Vai trò của MTTQVN và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị
MTTQVN và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy dân chủ,
nâng cao trách nhiệm công dân của các hội viên, đoàn viên, giữ gìn kỷ cương phép
nước, thúc đẩy công cuộc đổi mới, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và
Nhà nước. Là nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân
vào việc xây dựng, cũng cố chính quyền (Bầu cử QH, HĐND các cấp); tuyên truyền
vận động nhân dân thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật, chính sách của
Nhà nước; thực hiện giám sát của nhân dân với cán bộ, công chức và giải quyết những
mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân.

2. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA X Ã HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2.1. Bản chất Nhà nước C ộng hòa xã hội chủ nghĩa (C HXHCN) Việt Nam
Bản chất của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ở tính giai cấp, tính dân tộc,
tính nhân dân.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do
Nhân dân và vì Nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là
liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy Nhà nước CHX HCN Việt Nam
2.2.1. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
a. Vị trí của Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.
b. Chức năng của Quốc hội

- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp
- Làm luật và sửa đổi luật
- Quyết định các vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội
Quốc hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển
kinh tế - xã hội dài hạn và h ằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục
tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia .


Quốc hội quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa
đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa
ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết đ ịnh mức giới hạn an toàn nợ
quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ
ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
Quốc hội quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, chính sách cơ bản về
đối ngoại của Nhà nước.
2.2.2. Chủ tịch nước
- Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt
Nam về đối nội và đối ngoại.
- Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
- Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
- Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
2.2.3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
a. Vị trí pháp lý
- Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
- Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
b. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Chính phủ
- Chính phủ gồm có: Các bộ, các cơ quan ngang b ộ.
- Trong Chính phủ có : Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng

và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
- Chính phủ làm việc theo chế độ kết hợp trách nhiệm của tập thể với việc đề cao
quyền hạn và trách nhiệm cá nhân của Thủ tướng và của mỗi thà nh viên Chính phủ.
2.2.4. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (Chính quyền địa phương)
Nội dung này chú trọng vào những vấn đề Luật Tổ chức c hính quyền địa
phương năm 2015 quy định về chính quyền cấp xã .
2. 2.4.1. Hội đồng nhân dân
a. Vị trí, vai trò: Hội đồng nhân dân ( HĐND) gồm các đại biểu HĐND do cử tri
ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí,


nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa
phương và cơ quan nhà nước cấp tr ên.
b. Chức năng của HĐND:
HĐND có 2 chức năng cơ bản :
- Quyết định những chủ trương và biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của
địa phương; xây dựng và phát triển địa phương trên các lĩnh vực và không ngừng cải
thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương.
- Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của thường trực HĐND, UBND,
Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp (HĐND cấp xã không giám sát
hoạt động của TAND và VKSND); giám sát việc thực hiện các nghị quyết; giám sát
việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị
vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương.
c. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân cấp xã
- HĐND cấp xã gồm các đại biểu HĐND dân do cử tri bầu ra.
- Thường trực HĐND cấp xã gồm Chủ tịch HĐND, một Phó Chủ tịch HĐND. Phó Chủ
tịch HĐND cấp xã là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
- HĐND cấp xã có 2 ban: Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội. Ban của HĐND
cấp xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và các Ủy viên. Tr ưởng ban, Phó
Trưởng ban và các Ủy viên của các Ban của HĐND cấp xã hoạt động kiêm nhiệm.

2.2.4.2. Ủy ban nhân dân:
a. Vị trí , vai trò của Ủy ban nhân dân (UBND)
UBND do HĐND bầu, là cơ quan chấp hành của H ĐND, cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, H ĐND cùng cấp
và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
b. Chức năng của UBND
Tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cùng cấp. Chỉ đạo điều hành hoạt động quản lý
hành chính nhà nước ở địa phương.
c. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân cấp xã
Ủy ban nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự,
Ủy viên phụ trách công an.
2.2.4.3. Hoạt động của HĐND và UBND


a. Hoạt động của Hội đồng nhân dân
- Kỳ họp Hội đồng nhân dân
HĐND họp mỗi năm ít nhất hai kỳ. HĐND họp bất thường khi Thường trực
HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu HĐND yêu
cầu. HĐND họp công khai. Trong trường hợp cần thi ết, theo đề nghị của Thường trực
HĐND, Chủ tịch UBND cùng cấp hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu
HĐND thì HĐND quyết định họp kín.
Cử tri ở xã, phường, thị trấn có quyền làm đơn yêu cầu HĐND xã, phường, thị trấn
họp, bàn và quyết định nh ững công việc của xã, phường, thị trấn. Khi trong đơn yêu cầu
có chữ ký của trên 10% tổng số cử tri của xã, phường, thị trấn theo danh sách cử tri bầu
cử đại biểu HĐND cấp xã tại cuộc bầu cử gần nhất thì Thường trực HĐND cấp xã có
trách nhiệm tổ chức kỳ họp HĐND bất thường để bàn về nội dung mà cử tri kiến nghị.
Đơn yêu cầu của cử tri được xem là hợp lệ khi có kèm theo đầy đủ chữ ký, họ tên, ngày,
tháng, năm sinh và địa chỉ của từng người ký tên. Những người ký tên trong đơn yêu
cầu được cử một người làm đạ i diện tham dự kỳ họp HĐND bàn về nội dung mà cử tri

kiến nghị.
- Hoạt động giám sát của HĐND
+ Giám sát tại kỳ họp HĐND (Xem xét các báo cáo, các đề án trình tại kỳ họp
HĐND, xem xét trả lời chất vấn)
+ Giám sát của Thường trực HĐND
+ Giám sát của các ban HĐND
+ Giám sát của đại biểu HĐND
b. Hoạt động của Ủy ban nhân dân
Phiên họp Ủy ban nhân dân: UBND họp thường kỳ mỗi tháng một lần. UBND
họp bất thường trong các trường hợp: Do Chủ tịch UBND quyết định; Theo yêu cầu của
Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp; Theo yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số thành
viên UBND.
2.2.5. Toà án nhân dân
a. Chức năng của TAND:
- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
thực hiện quyền tư pháp.
- Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


- Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án
hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và
giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn
diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả
tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp
dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền
nhân thân.
b. Tổ chức của TAND
Tổ chức Toà án nhân dân bao gồm:

- Toà án nhân dân Tối cao.
- T Toà án nhân dân cấp cao.
- Các toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các Toà án nhân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.
- Các Toà án quân sự (Trung ương, khu vực)
- Các Toà án khác do luật định.
- Toà án đặc biệt (Trường hợp cần thiết, Quốc hội có thể quyết định thành lập)
2.2. 6. Viện Kiểm sát nhân dân
a. Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
- Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động
tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan bảo vệ pháp chế, nhằm để cho pháp luật XHCN
được thực hiện nghiêm minh, thống nhất trên phạm vi cả nước.
Chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân:
- Thực hành quyền công tố.
- Kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
b. Tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân


- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
- Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực th uộc trung ương (gọi là Viện kiểm
sát nhân dân cấp tỉnh).
- Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
(Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).

- Viện kiểm sát quân sự các cấp.
3. NGHỊ ĐỊNH SỐ Số 112/2011/NĐ-CP NGÀY 05/12/2011 QUY ĐỊNH VỀ
CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN VÀ THÔNG TƯ SỐ 06/2012/TT-BNV
NGÀY 30/10/2012 HƯỚNG DẪN VỀ CHỨC TRÁCH, TIÊU CHUẨN CỤ THỂ,
NHIỆM VỤ VÀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC XÃ , PHƯỜNG, THỊ TRẤN
Tập trung những vấn đề cơ bản sau
3.1. Tiêu chuẩn công chức cấp xã (Điều 3 NĐ 112)
3.1.1. Tiêu chuẩn chung
1. Đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và
môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi
trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:
a) Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
b) Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
c) Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm
vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
d) Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của c ộng đồng dân cư trên địa bàn
công tác.
2. Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã: ngoài
những tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải có khả năng phối hợp với các
đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượ ng khác trên địa bàn tham gia
xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ
gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính
mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
3.1.2. Tiêu chuẩn cụ thể


* Các tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã được quy định tại Điều 2 Thông
tư số 06/2012 TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ (viết tắt 06/2012) , gồm:

3.1.2.1. Công chức cấp x ã phải có đủ các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 3
Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ về công
chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Nghị định số 112/2011/ NĐ-CP) và các
tiêu chuẩn c ụ thể sau:
a) Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;
b) Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp tr ung cấp chuyên nghiệp tr ở lên của ngành
đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đ ảm nhiệm;
d) Trình độ tin học: Có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên;
đ) Tiếng dân tộc thiểu số: Ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thi ểu số
trong hoạt động công vụ thì phải biết thành thạo tiếng dân tộc thi ểu số phù hợp với địa
bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà chưa biết tiếng dân tộc thiểu số thì sau khi
tuyển dụng phải hoàn thành l ớp học tiếng dân tộc thi ểu số phù hợp với địa bàn c ông tác
được phân công;
e) Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo , bồi dưỡng quản lý hành
chính nhà nước và l ớp đào tạo, bồi dư ỡng lý luận ch ính trị theo chương trình đối với
chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm.
3.1.2. 2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp x ã và
Trưởng Công an xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các
chức danh này; trường hợp pháp luật chuyên n gành không quy định thì thực hiện theo
khoản 1 Điều 2 Thông tư số 06/2012.
3.1.2.3. Căn cứ vào tiêu chuẩn của công chức c ấp xã quy định tại khoản 1 và khoản
2 Điều 2 Thông tư số 06/2012 và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh được xem xét, quyết định:
a) Giảm một cấp về trình độ v ăn hóa, trình độ chuyên môn đối với công chức l àm
việc tại xã đ ã được cơ quan có th ẩm quyền công nhận thuộc khu vực miền núi , biên
giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có đi ều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn; đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng đ ể chuẩn hóa công chức cấp xã theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2
Thông tư số 06/2012;

b) Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức
cấp xã;


c) Thời gian để công chức cấp xã mới được tuy ển dụng phải hoàn thành lớp học
tiếng dân tộc thiểu số; lớp đào tạo, bồi dư ỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào
tạo, bồi dư ỡng lý luận chính trị theo quy định tại điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 2 Thông
tư số 06/2012.
3.1.2.4. Tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã quy định tại khoản 1, khoản 2 và
khoản 3 Điều 2 Thông tư số 06/2012 là căn cứ đ ể các địa phương thực hiện côn g tác
quy hoạch, tạo nguồn, tuyển dụng, sử dụng, đào tạ o, bồi dưỡng , đánh giá, xếp lương,
nâng bậc lươn g và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với công chức cấp xã.
3.1.3. Chức trách (Điều 1 TT 06/2012)
Công chức xã, phường, thị trấn (xã, phường, thị trấn sau đây gọi chung là cấp xã)
làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của Ủy ban nhân dân cấp xã, có trách nhiệm
tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh
vực công tác được phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã giao.
3.1.4. Nhiệm vụ của công chức cấp xã
3.1.4.1. Nhiệm vụ của công chức Trưởng Công an xã (Điều 3 TT 06/2012)
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
Ủy ban nhân dân xã trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa b àn theo quy
định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an xã và
các văn bản có li ên quan của cơ q uan có thẩm quyền.
3. Thực hiện các nhiệm v ụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân d ân xã giao.
4. Đối với thị trấn chưa bố trí lực lượng công an chính quy thì Trưởng Công an thị
trấn thực hiện nhiệm vụ như đ ối với Trư ởng Công an xã quy định tại khoản 1, khoản 2
và khoản 3 Đi ều này trên địa bàn thị trấn.
3.1.4.2. Nhiệm vụ của công chức Chỉ huy trưởng Qu ân sự (Điều 4 TT 06/2012)

1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban nhân dân cấp xã tr ong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ,
quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các v ăn bản có liên quan của cơ quan c ó
thẩm quyền.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.


3.1.4.3. Nhiệm vụ của công chức Văn phòng - Thống kê (Điều 5 TT 06/2012)
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp x ã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự,
thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn
theo quy định của pháp luật.
2. Trực ti ếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm
việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ
họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện công
tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp
xã; nhận đ ơn thư khiếu nại, t ố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồn g nhân dân, Ủy
ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc
thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện dân chủ ở cơ sở
theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển công
nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã; dự

thảo các văn bản theo yêu c ầu của Hội đồng nhân dân, Thườ ng trực Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
3.1.4.4. Nhiệm vụ của công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường
(đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và
môi trường (đối với xã) (Điều 6 TT 06/2012)
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây
dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:


a) Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo
cáo về đất đai, địa giới hành chính, tà i nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công
tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
bảo vệ môi trường trên địa b àn cấp xã;
c) Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy
ban nhân dân cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong
việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng
đất đai, tình trạn g tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các
hồ sơ, văn bản về đ ất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các côn g trình và nhà ở trên
địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhâ n dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

3.1.4.5. Nhiệm vụ của công ch ức Tài chính - kế toán (Điều 7 TT 06/2012)
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp x ã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định
của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệ m vụ sau:
a) Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã tr ình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên
địa bàn cấp xã;
b) Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng
dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài
chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật;
c) Thực hiện công tác k ế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán
các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi,
kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán
các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo
quy định của pháp luật.


3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
3.1.4.6. Nhiệm vụ của công chức Tư pháp - hộ tịch (Điều 8 TT 06/2012)
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã t ổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định
của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân
dân nghiên cứu pháp luật và t ổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc
tham gia xây dựng pháp luật;
b) Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân v à Ủy

ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công
tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã;
c) Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo
dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công
chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước , quy ước ở thôn, tổ dân phố và
công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với c ông chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành v à do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
3.1.4.7. Nhiệm vụ của công chức V ăn hóa - xã hội (Điều 9 TT 06/2012)
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, th ể dục thể thao, du lịch,
thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y t ế, giáo dục theo quy định của
pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức, theo d õi và báo cáo về các hoạt đ ộng văn hóa, thể dục, thể thao, du
lịch, y tế v à giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn h óa ở
cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã;
b) Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế - xã hội ở
địa phương ;
c) Thống kê dân số , lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo d õi, tổng
hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đ ối tượng chính sách lao động,


thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với
người hư ởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công
trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động b ảo trợ x ã hội và chương trình xóa đói,
giảm nghèo trên địa bàn c ấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố xâ y
dựng hương ước, quy ước ở thôn, t ổ dân phố và thực hiện c ông tác giáo dục tại địa bàn

cấp xã.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
4. TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC CẤP XÃ
(Được quy định tại Chương III Nghị định số 112/2011 /NĐ-CP ngày
05/12/2011 của Chính phủ quy định về công chức xã, phường, thị trấn )
4.1. Căn cứ tuyển dụng (Điều 5)
1. Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ và o yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn
chức danh và số lượng công chức cấp xã the o từng chức danh được Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) giao.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng công
chức cấp xã hàng năm theo từng chức danh, báo cáo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) để phê duyệt và tổ chức tuyển
dụng theo quy định tại Nghị định này.
Kế hoạch tuyển dụng công chức cấp xã phải nêu rõ số lượng chức danh công chức
cấp xã được giao, số lượng công chức hiện có và số lượng công chức còn thiếu so với số
được giao theo từng chức danh, điều kiện đăng ký dự tuyển theo từng chức danh công
chức cấp xã.
4.2. Điều kiện đăng ký dự tuyển (Điều 6)
1. Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều
36 Luật Cán bộ, công chức. Ủy ban nhân dân cấp xã xác định các điều kiện khác quy
định tại điểm g khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức bảo đảm phù hợp với tiêu
chuẩn chức danh công chức cấp xã cần tuyển trong kế hoạch tuyển dụng, báo cáo Ủy
ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi tuyển dụng.
2. Ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển quy định tại khoản 1 Điều này, chức danh
Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã, Trưởng Công an xã phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn
tuyển chọn theo quy định tại Điều 3 Nghị định này.


4.3. Phương thức tuyển dụng (Điều 7)

1. Đối với các chức danh Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị và
môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi
trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:
a) Thực hiện việc tuyển dụng thông qua thi tuyển, trừ các trường hợp quy định tại
điểm b khoản 1 Điều này và Điều 21 Nghị định này;
b) Đối với các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có thể thực hiện việc
tuyển dụng thông qua xét tuyển.
2. Đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã:
Thực hiện việc xét tuyển và bổ nhiệm đối với người có đủ điều kiện theo quy định
tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
Việc bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thực hiện
theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và Pháp lệnh Công an xã.
4.4. Ưu tiên trong tuyển dụng (Điều 8)
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, bệnh binh,
người hưởng chính sách như thương binh: được cộng 30 điểm vào tổng số điểm thi
tuyển hoặc xét tuyển;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên
nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh
binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của ng ười hoạt động cách
mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước), con đẻ của
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ
trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét
tuyển;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực
lượng công an nhân dân, nghĩa vụ dân quân tự vệ, đội viên thanh niên xung phong, đội
viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 2 4 tháng trở
lên; người có thời gian giữ chức danh hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và
tổ dân phố liên tục từ 03 năm trở lên: được cộng 10 điểm vào tổng số điểm thi tuyển

hoặc xét tuyển.


2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc dự xét tuyển công c hức cấp xã thuộc nhiều
diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào
kết quả thi tuyển theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này hoặc kết quả xét
tuyển theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 112/2012./.
HẾT


MỤC LỤC
1.1. Giới thiệu Microsoft Word..........................................................................................3
1.1.1. Màn hình Microsoft Word 2007: .........................................................................3
1.1.2. Các thao tác cơ bản .............................................................................................5
1.2. Định dạng văn bản ......................................................................................................7
1.2.1. Định dạng trên Ribbon Home ..............................................................................7
1.2.2. Chia cột cho văn bản khi đã chọn vùng văn bản .................................................7
1.2.3. Tạo ký tự lớn (DropCap)......................................................................................7
1.2.4. Tạo các khoảng cách trên dòng (Tab) .................................................................8
1.3. Trang trí văn bản .........................................................................................................8
1.3.1. Chèn kí tự đặc biệt (Symbol)................................................................................8
1.3.2. Chèn hình trong bộ sưu tập của Microsoft Word ................................................8
1.3. 3. Chèn hình ảnh trong máy tính.............................................................................8
1.3.4. Chèn hình vẽ (Autoshape) ....................................................................................9
1.4. Bảng biểu ....................................................................................................................9
1.5. Định dạng trang và in ấn ...........................................................................................10
1.5.1. Định dạng trang in .............................................................................................10
1.5.2. Tiêu đề trang (Header and Footer)....................................................................11
1.6. Các phím tắt thường xuyên sử dụng trong Word......................................................12
1.6.1. Thay đổi hoặc chỉnh lại kích cỡ font chữ (Font Size) ........................................12

1.6.2. Tìm, thay thế, và đi đến mục cụ thể trong tài liệu..............................................12
1.6.3. Tạo, xem và lưu tài liệu......................................................................................12
1.6.4. Thay đổi căn chỉnh văn bản ...............................................................................13
1.6.5. Sao chép định dạng ............................................................................................14
Chương II. MICROSOFT EXCEL 2007 .........................................................................15
2.1. Tổng quan về Excel...................................................................................................15
2.1.1. Giới thiệu về Excel .............................................................................................15
Trang 1


2.1.2. Màn hình giao tiếp .............................................................................................15
2.1.3. Các thao tác cơ bản ...........................................................................................15
2.2. Nhập và định dạng dữ liệu ........................................................................................16
2.2.1. Các kiểu dữ liệu .................................................................................................16
2.2.2. Nhập – xóa – sửa dữ liệu ...................................................................................16
2.2.3.Chèn xóa ô / dòng / cột .......................................................................................17
2.2.4. Cách cố định dòng/cột trong Excel....................................................................18
2.2.5. Tách dữ liệu cột trong bảng ...............................................................................18
2.2.6. Ẩn hoặc hiện dòng/cột bảng tính .......................................................................18
2.2.7. Định dạng dữ liệu...............................................................................................18
2.2.8. Trang trí văn bản ...............................................................................................19
2.2.9. Lập nhãn in cho văn bản....................................................................................19
2.3. Các hàm cơ bản trong Excel .....................................................................................20
2.3.1. Công thức:..........................................................................................................20
2.3.2. Các hàm cơ bản trong Excel..............................................................................20
2.3.2.1. Các hàm số: ................................................................................................20
2.3.2.2. Các hàm thống kê: ......................................................................................21
2.3.2.3. Các hàm chuỗi ............................................................................................22
2.3.2.4. Các hàm ngày giờ: ......................................................................................24
2.3.2.4. Các hàm chuyển đổi kiểu dữ liệu ................................................................25

2.3.2.5. Các hàm logic (luân lý)...............................................................................25
2.3.2.6. Các hàm có điều kiện ..................................................................................26
2.3.2.7. Các hàm dò tìm ...........................................................................................27
2.3.2.9. Hàm thống kê có điều kiện ..........................................................................27
2.4. Một Số Lỗi Thường Gặp Trong Excel Và Cách Khắc Phục:.............................29
2.4.1. Lỗi Độ Rộng Ô: ##### ......................................................................................29
2.4.2. Lỗi Giá Trị: #VALUE!..........................................................................................29
Trang 2


2.4.3. Lỗi Dữ Liệu Rỗng: #NULL!.................................................................................29
2.4.4. Lỗi Dữ Liệu Kiểu Số: #NUM!..............................................................................29
2.4.5. Sai Vùng Tham Chiếu: #REF! ............................................................................29
2.4.6. Lỗi Dữ Liệu: #N/A..............................................................................................29
2.4.7. Lỗi Chia Cho 0: #DIV/0......................................................................................30
2.4.8. Sai Tên: #NAME? ...............................................................................................30

Trang 3


Chương I. MICROSOFT WORD 2007

1.1. Giới thiệu Microsoft Word
- Là phần mềm soạn thảo văn bản của hãng Microsoft, trong bộ Microsoft Office. Biểu
tượng Word
- *.DOC là phần mở rộng của các tập tin Word, đọc được trên những chiếc máy vi tính hoạt
động trên hệ điều hành Windows, các mở rộng từ năm 2003 trở về trước với chiều dài từ 2 đến
4 ký tự.Đối với Microsoft 2007, các tập tin được lưu dưới định dạng *.DOCX.
1.1.1. Màn hình Microsoft Word 2007:


Gồm:
- Thanh tiêu đề (Title bar): tên tập tin – tên chương trình, góc phải có các nút như
Minimum: để xuống dưới thanh Taskbar
Maximum / Restore: phóng to thu nhỏ cửa sổ Microsoft Word
Close: đóng chương trình
- Với thanh menu theo giao diện Ribbon, các chức năng sẽ được chia ra theo từng tab
riêng biệt trên menu chứ không hiển thị ra toàn bộ như kiểu menu cũ.

Trang 4


Cỡ chữ

Kiểu chữ

Tăng cỡ
chữ

Hide\Show ký tự xuống
dòng, khoảng trắng …

Giảm cỡ chữ

Kẻ khung
Đậm

Nghiêng
Gạch chân

Màu nền

văn bảng

Màu chữ

Mở hộp
thoại Font

căn lề văn bảng

1.1.2. Các thao tác cơ bản
* Mở mới 1 văn bản
C1.Nhấn tổ hợp phím Ctrl + N
C2.File New,
* Mở văn bản đã có
C1. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O
C2.File  Open
* Lưu văn bản
C1. File  Save
C2. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + S
Mặc định, tài liệu của Word 2007 được lưu với định dạng là *.DOCX
* Lưu văn bản đã có với tên khác
C1: File  Save As
C2: Phím tắt F12
Xuất hiện hộp thoại Save As tương tự như Save, chọn đường dẫn lưu trữ file mới, viết
lại tên file và lưu.
* Đóng văn bản
C1. File Exit
C2. Click vào nút

ở góc phải trên cao của cửa sổ.


C3. Nhấn tổ hợp phím Alt + F4
* Nhập – sửa – xóa dữ liệu
- Nhập
Các phím thường dùng khi soạn thảo:
+ Các phím số từ 0 đến 9
+ Các phím dấu :’,<>?{}[]…
Trang 5


+ Các phím chữ a,b,c…
+ Phím Shift để gõ chữ in hoa và một số dấu.
+ Phím Tab: Để dịch điểm Tab.
+ Phím Caps Lock: để thay đổi kiểu gõ chữ in hoa và chữ thường.
+ Phím Enter: Tạo đoạn văn bản mới và đưa con trỏ nhập xuống đầu dòng dưới.
+ Phím Space Bar: Để chèn kí tự trống ngay vị trí con trỏ nhập.
Các phím mũi tên:
+

để dịch chuyển con trỏ trên văn bản

+ Phím Insert: Chuyển đổi chế độ chèn/ghi đè.
+ Phím Page Up và Page Down: Để dịch con trỏ về đầu hoặc cuối từng trang màn hình.
+ Phím Home, End: Để đưa con trỏ về đầu hoặc cuối dòng văn bản hiện tại.
+ Phím Delete: Để xoá ký tự bên phải con trỏ nhập.
+ Phím Back Space: Để xoá ký tự bên trái con trỏ nhập.
+ Tổ hợp phím Ctrl+Home: Đưa con trỏ nhập về vị trí đầu tiên của tài liệu (đầu dòng
đầu tiên).
+ Tổ hợp phím Ctrl+End: Đưa con trỏ nhập về cuối tài liệu.
- Sửa

 Sao chép văn bản:
Bước 1: Chọn vùng văn bản cần sao chép
Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C (hoặc ribbon Home Copy)
Bước 3: Di chuyển con trỏ soạn thảo đến vùng cần sao chép
Bước 4: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc ribbon Home Paste)
 Di chuyển văn bản:
Bước 1: Chọn vùng văn bản cần di chuyển
Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + X (hoặc ribbon Home Cut)
Bước 3: Di chuyển con trỏ soạn thảo đến vùng cần di chuyển đến
Bước 4: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + V (hoặc ribbon Home Paste)
 Xóa văn bản:
Chọn văn bản cần xóa  nhấn phím Delete
 Trả lại trạng thái cũ
Lui lại bước trước: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Z

(hoặc click )

Tiến tới bước sau: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Y

(hoặc click )
Trang 6


1.2. Định dạng văn bản
1.2.1. Định dạng trên Ribbon Home
Font chữ: Time New Roman, Size (cỡ chữ): 13, đậm (B), nghiêng (I), gạch chân (U),
canh trái

, canh phải


, canh giữa

, thêm các số đầu dòng

, canh đều hai bên

, thêm màu cho chữ

, thêm các kí tự đầu dòng

, thêm màu cho vùng văn bản

.

1.2.2. Chia cột cho văn bản khi đã chọn vùng văn bản
Chọn

trong Ribbon Page Layout.
1. Chọn số cột cần chia
3. Click đồng ý

2. Không / có đường
kẻ dọc

1.2.3. Tạo ký tự lớn (DropCap)
+ Tô đen kí tự đầu dòng
+ Chọn Ribbon Insert
+ Chọn Drop Cap: chọn các kiểu có sẵn
hoặc mở Drop Cap Options


Chọn kiểu DropCap  Thay đổi font chữ cho kí tự  thay đổi số dòng thụt vào  OK

Trang 7


1.2.4. Tạo các khoảng cách trên dòng (Tab)
Cách 1
Bước 1: Chọn kiểu tab

trái /

giữa /

phải, ở góc trái của văn bản

Bước 2: Click lên thanh thước ở vị trí thích hợp
Bước 3: Click đôi vào tab đã đặt trên thanh thước

1. Chọn tab đã đặt trên thanh thước

2. Chọn kiểu gạch từ vị
trí con trỏ đến tab

3. Nhấn Set

4. Click đồng ý

Cách 2
Bước 1: Chọn Ribbon Home
Bước 2: Chọn Paragraph

Bước 3:Tabs…

1.3. Trang trí văn bản
1.3.1. Chèn kí tự đặc biệt (Symbol)
Chọn

trên Ribbon Insert, lựa chọn trong vùng xuất hiện hoặc More

Symbols.
Chọn Font là: Symbol hoặc Wingdings hoặc Webdings
1.3.2. Chèn hình trong bộ sưu tập của Microsoft Word
Chọn

trong Ribbon Insert  Nhấn Go để mở thư viện hình.

1.3. 3. Chèn hình ảnh trong máy tính
Chọn trong Ribbon Insert
Chọn

hình ảnh có sẵn trong máy

C:\ Programfiles  Microsoft Office
 ClipArt  PUB60COR
Trang 8


Chọn hình  Insert
1.3.4. Chèn hình vẽ (Autoshape)
Chọn ribbon Insert  Shapes  Chọn 1 hình  Con chuột xuất hiện dấu +, giữ nút trái
và rê chuột theo đường chéo.

* Để thay đổi định dạng của Autoshape / hình ảnh vừa chèn để dễ dàng di chuyển: click
đôi vào hình  Wrap Text
In line with text: đường nằm ngang hình không viết
được chữ, di chuyển hình khó (không nên dùng định
dạng này)
Square / Tight / Through: chữ bao quanh hình (nên
dùng định dạng này)
Top and bottom: chữ trên và dưới hình nhưng dễ dàng
di chuyển
Behind Text: hình dưới chữ
In Front of Text: hình đè trên chữ
1.3.5. Chèn công thức toán học (Equation)
Chọn

trong Ribbon Insert  Insert new Equation

Viết công thức

1.4. Bảng biểu
Chọn

trong Ribbon Insert  Chọn số cột, số dòng có sẵn hoặc Insert Table

Nhập số
cột
Nhập số
dòng

Click đồng ý


Trang 9


×