Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Công pháp quốc tế bài tập cá nhân 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.55 KB, 6 trang )

Trường Đại Học Luật Hà Nội – Bộ môn Công Pháp Quốc Tê

Đề bài số 8
Tàu thương mại X thuộc quyền sở hữu của công tu Golden mang quốc
tịch Java. Ngày 15/2/2011, lực lượng cảnh sát biển của Kata phát hiện tàu
X đang khai thác một số lượng lớn cá hồi tại vùng tiêp giáp lãnh hải của
kata mà không có giấy phép khai thác. Cảnh sát biển của Kata đã bắt giữ
con tàu cùng thuyền trưởng và toàn bộ đoàn thủy thủ để giải quyêt vu
việc. Nhận được thong báo từ phía công ty Golden, Java đã nộp khoản
tiền là 200.000 USD để bảo lãnh cho các thành viên trên tàu. Tuy nhiên,
Kata vẫn tiên hành tạm giữ và 2 tháng sau, thuyền trưởng cùng các thủy
thủ bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt mỗi người 6 tháng tù giam, đồng
thời phải bồi thường tổng cộng 500.000 USD do hành vi khai thác trái
phép vào mùa sinh sản, gây hậu quả nghiêm trọng đối với nguồn cá hồi
tại quốc gia này. Ngay lập tức Java đã phản đối vì cho rằng Kata không
có thẩm quyền xét xử và phạt tù đối với các thành viên của tàu X, đồng
thời Kata đã vi phạm Công ước luật biển 1982 khi tạm giữ các thành viên
của tàu X sau khi Java đã nộp tiền bảo lãnh. Hãy cho biêt:
- Hành vi bắt giữ con tàu cùng thuyền trưởng và toàn bộ đoàn thủy
thủ tàu X của Kata có phù hợp với Công ước luật biển 1982 hay
không? Tại sao?
- Quan điểm của cá nhân về lập luận của Java trên cơ sở của Công
ước luật biển 1982.

-1–
Bài Tập Cá Nhân Tuần 2


Trường Đại Học Luật Hà Nội – Bộ môn Công Pháp Quốc Tê

1/ Hành vi bắt giữ con tàu cùng thuyền trưởng và toàn bộ đoàn thủy


thủ tàu X của Kata có phù hợp với Công ước luật biển 1982 hay
không? Tại sao?
Vùng tiêp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiêp
liền lãnh hải; tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính
riêng biệt và hạn chê đối với các tàu thuyền nước ngoài. Phạm vi của
vùng tiêp giáp lãnh hải không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Sự
tồn tại của vùng tiêp giáp lãnh hải trong thực tiễn nhằm:
- Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan,
thuế khóa, ý tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của
mình
- Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy
ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình.
Trong tình huống đề bài, tàu thương mại X thuộc quyền sở hữu của công
ty Golden mang quốc tịch Java đã bị cảnh sát biển Kata phát hiện đang
khai thác một số lượng lớn cá hồi tại vùng tiêp giáp lãnh hải của Kata mà
không có giấy phép khai thác. Cảnh sát biển Kata đã bắt giữ con tàu
cùng thuyền trưởng và toàn bộ thủy thủ để giải quyêt vu việc. Theo Điều
33 Công ước luật biển 1982 thì tại vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven
biển không có đầy đủ mọi quyền tài phán. Tuy nhiên, các cơ quan có
thẩm quyền của quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền như: tiên hành
các biện pháp kiểm soát cần thiêt, nhằm ngăn chặn sự vi phạm các luật
hay quy định của quốc gia đó về hải quan, thuê khóa, y tê hay nhập cư
trong phạm vi lãnh thổ hay lãnh hải của mình; trừng phạt sự vi phạm các
luật và quy định đối với các lĩnh vực nói trên đã được thực hiện trong
lãnh thổ hay lãnh hải của quốc gia đó. Khoản 1 Điều 73 Công ước luật
biển 1982 quy định:
-2–
Bài Tập Cá Nhân Tuần 2



Trường Đại Học Luật Hà Nội – Bộ môn Công Pháp Quốc Tê

“1. Trong việc thực hiện các quyền thuộc chủ quyền về thăm dò,
khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền
về kinh tế, quốc gia ven biển có thể thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể
cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc
tôn trọng các luật và quy định mà mình đã ban hành theo đúng Công
ước.”
Như vậy, khi phát hiện tàu thương mại X của Java đánh bắt trái phép cá
hồi tại vùng tiêp giáp lãnh hải của nước mình, Kata có quyền khám xét và
bắt giữ tàu đó. Việc khám xét và bắt giữ tàu X cùng thuyền trưởng và
toàn bộ thủy thủ trên tàu X của Kata phù hợp với Khoản 1 Điều 73 Công
ước luật biển năm 1982.
2/ Quan điểm của cá nhân về lập luận của Java trên cơ sở các quy
định của Công ước luật biển 1982.
Nhận được thông báo từ công ty Golden, Java đã nộp khoản tiền là
200.000 USD để bảo lãnh cho các thành viên trên tàu. Kata đã hợp lí
hoàn toàn nêu không tiên hành tạm giữ và 2 tháng sau, thuyền trưởng
cùng các thủy thủ bị đưa ra xét xử và bị tuyên phạt mỗi người 6 tháng tù
giam, đồng thời phải bồi thường tổng cộng 500.000 USD do hành vi khai
thác trái phép vào mùa sinh sản. Java có căn cứ khi phản đối phán quyêt
trên vì cho rằng Kata không có thẩm quyền xét xử và phạt tù đối với các
thành viên tàu X. Hành động tiêp tuc giam giữ của Kata đã vi phạm
Khoản 2, 3 Điều 73 Công ước luật biển 1982:
“2. Khi có một sự bảo lãnh hay một bảo đảm đầy đủ khác thì cần thả
ngay chiếc tàu bị bắt và trả tự do ngay cho đoàn thủy thủ của chiếc
tàu này.

-3–
Bài Tập Cá Nhân Tuần 2



Trường Đại Học Luật Hà Nội – Bộ môn Công Pháp Quốc Tê

3. Các chế tài do quốc gia ven biển trù định đối với những vụ vi phạm
các luật và quy định về mặt đánh bắt trong vùng đặc quyền về kinh tế
không được bao gồm hình phạt tống giam, trừ khi các quốc gia hữu
quan có thỏa thuận khác, và không bao gồm một hình phạt thân thể
nào khác.”
Như vậy, theo quan điểm cá nhân, em thấy lập luận của Java là hoàn toàn
hợp lí. Ngay sau khi nhận được thông báo của công ty Golden, Java đã
nhanh chóng thi hành các luật và quy định được nêu rõ trong khoản 2,
Điều 73 Công ước luật biển 1982. Trước thái độ chấp hành nghiêm chỉnh
Công ước luật biển 1982 của Java, Kata lại có những hành động đi ngược
lại với nội quy Công ước. Java đã hợp lí khi cho rằng Kata không có thẩm
quyền phạt tù giam đối với những thành viên tàu X và hành vi của Kata
đã vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 73 Công ước luật biển 1982.

-4–
Bài Tập Cá Nhân Tuần 2


Trường Đại Học Luật Hà Nội – Bộ môn Công Pháp Quốc Tê

Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
1) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tê, Nxb CAND,
Hà Nội 2006.
2) Luật quốc tê - Những điều cần biêt, Nxb CAND, 2010.
3) Luật quốc tê, Lý luận và thực tiễn, Nxb Giáo duc, 2001.
4) Các trang web:

www.wikipedia.org
www.thuvienphapluat.vn
www.wattpad.com

-5–
Bài Tập Cá Nhân Tuần 2


Trường Đại Học Luật Hà Nội – Bộ môn Công Pháp Quốc Tê

-6–
Bài Tập Cá Nhân Tuần 2



×