Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích nội dung của thuyết phòng ngừa tội phạm từ quan điểm của thuyết phân tâm học liên hệ với thực tiễn phòng ngừa tội phạm ở nước ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.53 KB, 7 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tâm lý học tội phạm là khoa học nghiên cứu những hiện tượng tâm lý nảy sinh
trong quá trình hoạt động phạm tội của các tội phạm nhằm phòng ngừa, phát hiện và
đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Để có cái nhìn cụ thể hơn môn khoa học này, đặc biệt là trong công tác phòng
ngừa tội phạm em xin đi vào nghiên cứu đề tài “Phân tích nội dung của thuyết
phòng ngừa tội phạm từ quan điểm của thuyết phân tâm học. Liên hệ với thực tiễn
phòng ngừa tội phạm ở nước ta.”
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài làm còn
nhiều thiếu sót,rất mong nhận được sự góp ý,đánh giá của thầy(cô) để bài làm được
hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn!

1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Lí thuyết chung về phòng ngừa tội phạm
1. Khái niệm phòng ngừa tội phạm
a, Khái niệm chung về phòng ngừa tội phạm
Phòng ngừa tội phạmlà hệ thống các quy định, các biện pháp, các hành động của
cá nhân, tổ chức nhằm hạn chế, ngăn chặn tội phạm xảy ra, phát hiện kịp thời, xử lý
nghiêm minh các tội phạm xảy ra và giáo dục người phạm tội trở thành người có ích
cho xã hội.
Như vậy, đây là hệ thống các quy định, các biện pháp, các hành động nhằm:
- Hạn chế tội phạm
- Ngăn chặn tội phạm
- Phát hiện, xử lý các tội phạm xảy ra
- Giáo dục người phạm tội.
b, Khái niệm phòng ngừa tội phạm dưới góc độ tâm lí học
Là hệ thống các biện pháp, các quy định, các hành vi của cá nhân, tổ chức:
- Hình thành ở con người những phẩm chất tâm lí tích cực, những thói quen hành


vi phù hợp với chuẩn mực xã hội;
- Ngăn chặn sự hình thành, loại bỏ, hạn chế những phẩm tâm lí tiêu cực, những
thói quen hành vi không phù hợp với chuẩ mực xã hội, giải tỏa khuynh hướng gây
hấn, xâm kích;
- Đảm bảo cho cá nhân không phạm tội trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
2. Đặc trưng của phòng ngừa tâm lí
- Cơ sở của phòng ngừa tâm lí là mối quan hệ giữa tâm lí và hành vi
+ Tâm lí: các tiến trình âm trí ở con người: tình cảm, ý chí, nhận thức..
+ Hành vi: phản ứng, xử sự của con người trong tình huống cụ thể.
+ Tâm lí điều hành hành vi
+ Hành vi tạo ra tâm lí
-Phòng ngừa tâm lí thực chất là hệ thống các biện pháp tác động lên tâm lí con
người.
+ tác động lên nhận thức;
+ tác động lên cảm xúc;
+ tác động lên ý chí;
+ tác động lên lĩnh vực ý thức;
+ tác động lên lĩnh vực vô thức;
+ đồng thờ tác đông lên nhiều lĩnh vực;
2


+ tác động có thể đưa đến những hay đổi lâu dài hoặc tạm thời.
-Tính đa dạng
+ vận động, tuyên truyền;
+ thuyết phục;
+ bắt buộc, cưỡng chế;
+ thông qua lý trí hoặc ngấm ngầm…
- Tính phức tạp: do sự phức tạp của đời sống tâm lí, của các yếu tố quy định hành
vi.

- Tính hiệu quả: bản chất của phòng ngừa tâm lí là hệ thống biện pháp ảnh hưởng
đến tâm lí để từ đó dưa đến những thay đổi về hành vi. Bởi tất cả những gì tồn tại ở
mức độ tư tưởng, tinh thần thì chỉ ở dạng tiềm năng, cho nên không thể đòi hỏi hiệu
quả tuyệt đối của phòng ngừa tâm lí. Hơn nữa, một biện pháp phòng ngừa có thể tỏ ra
hiệu quả oqr tình huống này lại có thể không đem đến một kết quả tương tự trong tính
huống khác.
II. Phòng ngừa tội phạm từ quan điểm của Phân tâm học truyền thống
Tội phạm là một loại hành vi bất bình thường, hành vi sai lệch của con người.
Muốn phòng ngừa tội phạm hiệu quả thì các biện pháp phòng ngừa phải xuất phát từ
nguyên nhân, từ các yếu tố đích thực quy định hành vi của con người.
1. Nội dung của thuyết Phân tâm học:
Bản chất con người: Gồm 3 khối
- Cái ấy (cái vô thức) bao gồm các bản năng vô thức: ăn uống, tình dục, tự vệ,
trong đó bản năng tình dục giữ vai trò trung tâm quyết định đời sống tâm lí và hành vi
của con người. cái ấy tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn và đòi hỏi.
- Cái tôi là con người thường ngày, con người ý thức, tồn tại theo nguyên tắc hiện
thực. Cái tôi có ý thức theo Freud là cái tôi giả hiệu, cái tôi bề ngoài của nhân lõi bên
trong là "cái ấy", cái tôi còn chịu ảnh hưởng của cái siêu tôi.
- Cái siêu tôi là cái siêu phàm. Cái tôi lí tưởng không bao giờ vươn tới được và
tồn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt chèn ép.
Sự quan hệ của ba miền trên theo Freud, đó là quan hệ của ba tầng: tầng vô thức
biểu hiện vai trò của di truyền, tầng tiền ý thức là cái con người đac và đang trải
nghiệm, mang tính ngẫu nhiên, tức thời và tầng ý thức biểu hiện vai trò áp chế của
người khác, của xã hội. Ba khối này tạo nên ba con người: khối vô thức tạo nên con
người trung tín mà nguyên tắc sống của nó chỉ mong muốn đòi được thỏa mãn bằng
mọi cách trong đó thỏa mãn các đam mê tình dục giữ vị trí hàng đầu. Khối tiền ý thức
tạo nên con người thực tại, hoạt động tuân theo nguyên tắc hiện thực. Còn khối ý thức
tạo nên con người xã hội hoạt động tuân theo nguyên tắc kiểm duyệt chèn ép con
3



người trung tính và con người thực tại. Vai trò của các thúc đẩy vô thức: Nếu như
không tất cả thì hầu hết hành vi của con người do các động cơ vô thức chi phối.
Bản tính con người là xấu xa, là thù địch với xã hội. Do đó, tội phạm có thể xảy
ra bất kỳ ở đâu, vào bất kỳ thời điểm nào và với bất cứ ai.
2. Phòng ngừa tội phạm theo thuyết phân tâm học:
+ Tạo các rào cản để các thúc đẩy tội lỗi không thể đưa tới hành vi thực tế: hình
phạt, các biện pháp răn đe đủ mạnh, giáo dục đạo đức, các chuẩn mực xã hội…
+ Tư vấn giúp con người chọn nghề hay các hoạt động phù hợp để giúp giả tỏa
các xung năng;
+ Tổ chức các hoạt động để con người có thể giải tỏa các xung năng bị dồn nén
hoặc tìm được đối tượng thay thế;
+ Với người phạm tội, phải phân tích, tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của hành vi
bất thường của họ và tìm biện pháp điều trị phù hợp.
III. Liên hệ công tác phòng ngừa tội phạm trong thực tế
1. Kết quả đạt được
Phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước coi là một công
tác chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt nhằm giữ vững chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước đều khẳng định: giữ vững an ninh quốc
gia, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Bảo vệ an ninh
quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là một nhiệm vụ trọng yếu, được tiến hành
bằng sức mạnh toàn dân, toàn quân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ đạo chặt chẽ
của các cấp chính quyền....
Trong công tác phòng ngừa tội phạm, nhà nước ta đã tạo ra các rào cản để tội
phạm không thể thực hiện được các hành vi này bằng việc quy định các hành vi phạm
tội và các hình phạt tương ứng. Ví dụ nếu một người có ý định phạm tội cướp tài sản
thì tại Điều 133 bộ luật hình sự có quy định hành vi cướp tài sản là việc dùng vũ
lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công
lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Đồng thời bộ
luật cũng quy định hình phạt tương ứng là bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

Do đó nếu một người nào có ý định phạm tội thì khi nhìn vào những quy định của
pháp luật sẽ phải từ bỏ ý định, sẽ phải lùi bước nếu không muốn vướng vào vòng tù
tội. Trong công tác tuyên truyền để tạo ra những rào cản phạm tội các địa phương và
các ngành chức năng đã tổ chức 7.418 cuộc, có 317.589 lượt người tham dự. Nội dung
tuyên truyền tập trung vào phát động quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, tố
giác tội phạm. Các cấp uỷ Đảng và các ngành, đoàn thể đã xác định ngày càng rõ, sâu
hơn trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, nâng cao vai trò,
4


trách nhiệm trong công tác phòng chống tội phạm, phát huy được sức mạnh tổng hợp
của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và của nhân dân trong công tác bảo vệ an
ninh quốc gia, phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Quần chúng nhân dân cũng
đã cung cấp hơn 2.612 tin có giá trị, qua đó lực lượng chức năng điều tra làm rõ 214
vụ việc, quần chúng nhân dân trực tiếp tham gia bắt giữ 103 vụ với 158 đối tượng vi
phạm pháp luật.
Công tác điều tra, xử lý tội phạm ngày càng được nâng cao về số lượng, chất
lượng. Ngành chức năng đã điều tra khám phá và đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn về
hình sự, kinh tế, ma tuý. Nhiều vụ án nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng được
điều ra làm rõ, nhiều băng ổ nhóm tội phạm được triệt xoá, góp phần ổn định tình hình
an ninh trật tự ở địa phương, tạo được lòng tin trong quần chúng nhân dân. Phạm pháp
hình sự giảm 2,25%, tỷ lệ điều tra khám phá án đạt trên 80, bắt 2.283 đối tượng phạm
pháp hình sự, phát hiện phạm pháp kinh tế tăng 20,84%, ma tuý tăng 47,7%...
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, các
ban ngành, đoàn thể, các địa phương sẽ tiếp tục tổ chức quán triệt nội dung Chỉ thị
48/CT-TW ngày 22-10-2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”. Xác định công tác phòng
chống tội phạm là một nhiệm vụ quan trọng cần được ưu tiên thực hiện trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, gắn việc thực hiện chương trình quốc
gia phòng chống tội phạm với các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội khác như xoá

đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư... để góp
phần xoá bỏ nguyên nhân phát sinh tội phạm.
2. Tồn tại, thiếu sót trong hoạt động phòng ngừa tội phạm
Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác phòng ngừa tội phạm ở Việt
Nam như đã nêu ở trên, công tác này vẫn còn những tồn tại cơ bản sau đây:
Thứ nhất việc giải tỏa các xung năng này trong thực tế vẫn chưa được các cơ
quan tổ chức làm tốt. Điển hình là việc hiện nay bạo lực học đường đang trở thành
một trong những vấn đề đáng báo động..
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Nghệ An, tính từ tháng 9/2009 đến 31/5/2011, trên
địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 93 vụ xích mích, gây gổ, đánh nhau. Trong đó có
nhiều vụ việc gây “chấn động” dư luận, thậm chí có những vụ việc gây nên hậu quả
nghiêm trọng, trong đó đã có 2 HS tử vong.
Ông Nguyễn Huy Hoàn - Phó Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết:
“Tình trạng bạo lực học đường trên địa bàn Nghệ An hiện nay đang ở mức báo động,
có nguy cơ tăng về số lượng vụ việc nghiêm trọng. Hiện tượng HS đánh nhau ở một
5


số nơi trong thời gian gần đây đã bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Và
nguy hiểm hơn là các em tìm cách tự trả thù theo kiểu “xã hội đen”.
Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn thường không lớn, thậm chí nhiều vụ việc bắt
nguồn từ những việc hết sức nhỏ nhặt nhưng để lại những hậu quả hết sức đau lòng.
Các nhà giáo dục đã dày công nghiên cứu và đi đến kết luận bạo lực học đường
xuất phát từ nhiều nguyên nhân: đặc điểm tâm, sinh lý; sự thiếu quan tâm, giáo dục
của gia đình; áp lực học hành quá lớn, thiếu thời gian thư giãn, vui chơi cho học sinh;
tác động xấu của các trò chơi bạo lực và ở một số trường hợp là do nhà trường chưa
thực sự quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đạo đức học sinh, nhất là học sinh
cá biệt.
Khi thực hiện biện pháp giáo dục đạo đức chính trị tư tưởng, tuyên truyền pháp
luật trong hoạt động phòng ngừa tội phạm cũng còn nhiều thiếu sót. Nhiều báo, tạp chí

chuyên đề của cơ quan bảo vệ pháp luật còn đăng tải nhiều vụ án rùng rợn miêu tả hết
sức kĩ lưỡng thủ đoạn phạm tội của kẻ phạm tội đã không chỉ có tính hướng dẫn cho
những kẻ đang có ý định phạm tội mà còn làm cho nhân dân hiểu sai về tình hình tội
phạm hiện nay trong xã hội
Trong công tác vận động quần chúng phòng ngừa tội phạm, việc tiến hành vận
động quàn chúng còn chưa đồng đều, rộng khắp và chưa được tiến hành trong suốt
thời gian của quá trình xây dựng đất nước. Vì thế không phải mọi nơi phong trào quần
chúng được tiến hành rầm rộ như nhau, chưa tạo nên sức mạnh toàn diện cùng tấn
công tội phạm. Nội dung vận động quần chúng phòng ngừa tội phạm còn chưa phong
phú,, hấp dẫn mà thường lập đi lập lại, chưa lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham
gia vào phong trào này. Tại nhiều địa phương, phong trào vận động quần chúng nhân
dân tham gia vào công tác phòng ngừa tội phạm, chưa có sự tham gia tich cực của các
tổ chức Đảng, chính quyền địa phương cũng như các cơ quan, đoàn thể và mọi công
dân. Điều này cũng hạn chế hiệu quả phòng ngừa tội phạm nói chung.
KẾT LUẬN
Phòng ngừa tội phạm có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống. Trách nhiệm
phòng ngừa tội phạm không phải chỉ thuộc về các cơ quan có thẩm quyền mà là trách
nhiệm của toàn dân. Chính về thế việc hiểu và vận dụng thuyết phân tâm học trong
công tác phòng ngừa tội phạm là rất cần thiết.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tâm lí học đại cương, Nxb. CAND, Hà Nội, 2010.
2. Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2001.
3.
4. website:


/>

7



×