Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quyền ưu tiên theo quy định của công ước paris

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.98 KB, 4 trang )

Công ước Paris quy định quyền ưu tiên đối với sáng chế, mẫu hữu ích, nhãn
hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể là trên cơ sở một đơn hợp lệ đầu tiên đã
được nộp tại một trong số các nước thành viên, trong một thời hạn nhất định (12
tháng đối với sáng chế và mẫu hữu ích, 6 tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng
công nghiệp) người nộp đơn có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại bất cứ nước thành
viên nào khác và các đơn nộp sau sẽ được coi như đã được nộp vào cùng ngày với
ngày nộp đơn đầu tiên. Nội dung cụ thể của quyền ưu tiên được quy định tại Điều
4 Công ước Paris.
I.

Nội dung pháp lý của quyền ưu tiên theo Công ước Paris.
1. Đối tượng được hưởng quyền ưu tiên
Đối tượng được hưởng quyền ưu tiên theo công ước Paris là: sáng chế, mẫu

hữu ích (giải pháp hữu ích), nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp.
Khoản A - (1) Điều 4 Công ước quy định: “Bất kỳ người nào đã nộp đơn
hợp lệ xin cấp paten hoặc xin đăng ký mẫu hữu ịch, kiểu dáng công nghiệp hoặc
nhãn hiệu hành hóa tại một nước thành viên của Liên minh, hoặc người thừa kế
hoặc pháp của người đó, trong quá trình nộp đơn tại nước khác sẽ được hưởng
quyền ưu tiên…”.
Một câu hỏi được đặt ra rằng tại sao quyền ưu tiên không được quy định
dành cho các đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan. Theo quy định
chung của hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới, các đối tượng bảo hộ của
quyền tác giả (gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học) và quyền liên quan
(cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh
mang chương trình được mã hóa) được bảo hộ từ thời điểm chúng được định hình
dưới một hình thức vật chất nhất định mà không cần đăng ký bảo hộ, không phụ
thuộc vào việc có đăng ký đối tượng đó hay không, nên việc quy định quyền ưu
tiên trong việc đăng ký là không cần thiết.
1



Trong khi đó quyền sở hữu đối với một đối tượng sở hữu trí tuệ khác như
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu chỉ là phát minh trên cơ sở việc đăng
ký đối tượng này tại cơ quan sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, do tính chất giới hạn của việc
đăng ký các đối tượng này chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nhất
định, nên cần có một cơ chế ghi nhận quyền ưu tiên cho người nộp đơn trước tại
một quốc gia khác.
2. Điều kiện để được hưởng quyền ưu tiên.
Để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải đáp ứng được các điều
kiện sau đây:
- Có đơn nộp sớm hơn tại một trong các nước là thành viên của điều ước
quốc tế có quy định về quyền ưu tiên.
- Đơn xin hưởng quyền ưu tiên phải đề cập đến cùng một đối tượng như
trong đơn đầu tiên.
- Đối tượng hưởng quyền ưu tiên theo công ước Paris phải là sáng chế,
mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.
Tuy nhiên theo khoản E Điều 4 công ước Paris cũng có quy định rằng: “Nếu
một đơn kiểu dáng công nghiệp nộp tại một nước với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
trên cơ sở một mẫu hữu ích, thời hạn hưởng quyền ưu tiên sẽ là thời hạn cho kiểu
dáng công nghiệp. Ngoài ra, có thể cho phép nộp một đơn mẫu hữu ích tại mội
nước với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở một đơn sáng chế và ngược lại”.
Có thể xảy ra trường hợp cùng một giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn xin bảo
hộ tại nhiều quốc gia khác nhau nhưng mỗi nước có thể bảo hộ các đối tượng này
theo cơ chế khác nhau do tính tương tự giữa chúng, điều này phụ thuộc vào pháp
luật của mỗi nước. Để khắc phục điều này, Công ước Paris đã dự liệu trường hợp
người nộp đơn có thể hưởng quyền ưu tiên của kiểu dáng công nghiệp trên cơ sở
2


một đơn yêu cầu bảo hộ một mẫu hữu ích nộp sớm hơn tại một quốc gia khác hay

đơn sáng chế trên cơ sở mẫu hữu ích và ngược lại. Cùng với đó, người nộp đơn
được hưởng quyền ưu tiên từ nhiều đơn hoặc từ một phần của đơn nộp trước.
Điểm G Điều 4 quy định: “(1) Nếu kết quả xét nghiệm khẳng định đơn sáng
chế bao gồm nhiều sáng chế, người nộp đơn có thể tách đơn thành một số lượng
nhất định các đơn riêng và giữ ngày nộp đơn ban đầu là ngày nộp đơn của mỗi
đơn đó và giữ nguyên quyền ưu tiên nếu có. (2) Người nộp đơn cũng có thể tự
mình chủ động tách đơn sáng chế và giữ nguyên ngày nộp đơn ban đầu của mỗi
đơn mới tách và giữ nguyên quyền ưu tiên của nó nếu có”.
3. Thời hạn hưởng quyền ưu tiên và các trường hợp không được hưởng
quyền ưu tiên.
Theo quy định tại Điểm (1) và (2) Khoản C Điều 4 thì đối với từng đối
tượng khác nhau, thời hạn để người nộp đơn hưởng quyền ưu tiên cũng khác nhau.
“Thời hạn hưởng quyền ưu tiên đối với sáng chế và mẫu hữu ích là 12 tháng và
đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu thì thời hạn này là 6 tháng…Kể từ
ngày nộp đơn đầu tiên, ngày nộp đơn đầu tiên không tính vào thời hạn.”
Quyền ưu tiên là một lợi thế thiết thực cho người có đơn nộp trước nhưng
không phải lức nào họ cũng được hưởng quyền này: “… nếu tại thời điểm nộp đơn
sau, đơn nộp trước nói trên đã được rút bỏ, không được xem xét tiếp hoặc bị từ
chối những chưa đưa ra xét nghiệm chông chúng và không để lại bất cứ quyền nào
chưa giải quyết, và nếu chưa phải là cơ sở để hưởng quyền ưu tiên. Lúc đó, đơn
nộp trước sẽ không được dùng làm cơ sở để hưởng quyền ưu tiên” (Điểm 4 khoản
C Điều công ước Paris) Quy định này nhằm hạn chế những người nộp đơn trước
lợi dụng điều này để xin hưởng quyền ưu tiên moojty cách không hợp lý khi đơn
đã rút bỏ hoặc bị từ chốt chính thức.

3


II.


Lợi thế mà quyền ưu tiên mang lại cho công dân nước thành viên.
Một trong những lợi ích thiết thực nhất của quy định này là khi người nộp

đơn muốn đạt được sự bảo hộ ở một số nước, họ không buộc phải nộp đồng thời
tất cả các đơn tại nước xuất xứ và các nước khác mà có đến 6 hoặc 12 tháng để
quyết định xem nên nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở những nước nào và tiến hành thủ tục
nộp đơn ở các nước được chọn lựa.
Trong trường hợp đã nộp đơn đăng ký bảo hộ cho một sáng chế tại một nước
trong liên minh, nhưng sau đó họ cải tiến thêm sáng chế để thêm công năng. Như
vậy, họ vẫn có thể được hưởng quyền ưu tiên cho phần sáng chế đã nêu trong đơn
nộp trước.

4



×