Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài tập học kỳ hành chính phân tích khái niệm quyết định hành chính và vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.31 KB, 11 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong đời sống hiện đại, Luật hành chính là một ngành luật không thể thiếu
trong công tác quản lí hành chính Nhà nước. Luật hành chính là một công cụ quản
lý nhằm tạo ra một hệ thống quy phạm pháp luật sắc bén, có hiệu lực để điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội phù hợp với lợi ích của Nhà nước và của mọi công dân.
Luật hành chính tác động đến hầu hết các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Quyết
định hành chính được ra đời trong quản lí hành chính nhà nước nhằm giải quyết
nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước. Do đó, việc đưa ra các quyết định hành
chính gây một ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lí hành chính nhà nước. Vì vậy
hôm nay chúng ta sẽ cùng phân tích khái niệm quyết định hành chính và vai trò
của quyết định hành chính trong quản lí hành chính nhà nước.

PHẦN NỘI DUNG
A. Khái niệm quyết định hành chính.
I. Khái niệm chung của quyết định hành chính.
Quyết định là kết quả của một quá trình thể hiện ý chí, suy nghĩ của người đưa ra
quyết định và có tính chắc chắn, không thay đổi. Quyết định pháp luật là quyết
định tạo ra hiệu lực pháp luật. Quyết định hành chính là một dạng của quyết định
pháp luật.
Chủ thể ban hành quyết định hành chính là các cơ quan hành chính Nhà nước, cơ
quan Nhà nước, cá nhân, tổ chức được ủy quyền nếu được pháp luật cho phép ra
quyết định hành chính. Những chủ thể này có thể ra quyết định hành chính.


Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật, kết quả của sự thể hiện
ý chí quyền lực Nhà nước thông qua hành vi của các chủ thể thực hiện quyền hành
pháp và do các chủ thể quản lí hành chính có thẩm quyền ban hành theo thủ tục
dưới hình thức Luật định ( Pháp luật quy định). Quyết định hành chính có nội dung
là các đường lối, chính sách, chủ trương, quy tắc xử sự chung hoặc các mệnh lện
quản lí hành chính cụ thể nhằm thực hiện nhiệm vụ của chủ thể đó là quản lí hành
chính. Hình thức của quyết định hành chính là quyết định và hành vi. Văn bản


được ban hành trên giấy, trên Internet hoặc được khắc gỗ. Về hành vi thì có hành vi
cử chỉ và hành vi pháp lí. Hành vi pháp lí biểu hiện ở các quyết định và các hành vi
cụ thể. Ở đây, chúng ta chỉ nghiên cứu những quyết định hành chính được ban
hành dưới dạng văn bản. Nội dung của quyết định hành chính là ý chí của Nhà
nước để giải quyết nhiệm vụ đưa ra các chủ trương, chính sách, kế hoạch và các
quy hoạch để quản lí hành chính nhà nước. Bên cạnh đó quyết định hành chính còn
chứa đựng cả các quy phạm pháp luật và các mệnh lệnh quản lí. Hiệu lực của
quyết định hành chính không thể ấn định ngày tháng chung cho các quyết định
hành chính. Mà phụ thuộc vào nội dung và phạm vi của chủ thể ban hành để đưa ra
hiệu lực cụ thể. Đối với những quyết định hành chính chưa có hiệu lực thì cơ quan
Nhà nước phải dừng ngay mọi hoạt động có liên quan để chờ có quyết định hành
chính có hiệu lực.
Tóm lại, quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật do các chủ
thể quản lí hành chính có thẩm quyền ban hành theo thủ tục dưới hình thức Luật
định (pháp luật quy định), có nội dung là các đường lối, chính sách, chủ trương,
quy tắc sử xự chung hoặc các mệnh lệnh quản lí hành chính cụ thể nhằm thực hiện
nhiệm vụ của chủ thể đó là quản lí hành chính.

II. Đặc điểm của quyết định hành chính.


1. Đặc điểm chung ( đặc điểm chung của quyết định pháp luật).
a. Tính quyền lực nhà nước.
Quyết định hành chính có tính ý chí quyền lực Nhà nước, là kết quả của sự
thể hiện ý chí của các cơ quan hành chính Nhà nước, có thẩm quyền thực hiện
nhân danh quyền lực Nhà nước. Quyết định hành chính nhà nước thể hiện tính
quyền lực nhà nước ngay ở hình thức, nội dung, mục đích và tính đảm bảo thi
hành của quyết định. Hình thức của quyết định hành chính là những văn bản và
các văn bản này thường do chủ thể quản lí hành chính ban hành. Theo quy định của
pháp luật thì chỉ có các cơ quan Nhà nước mới được đơn phương ra các quyết định

pháp luật xuất phát từ lợi ích chung ( theo quy định của Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật thì các tổ chức xã hội chỉ được phép kết hợp với cơ quan Nhà nước
để ra một số quyết định cần thiết). Việc ban hành quyết định hành chính là nhiệm
vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định, sửa
đổi hoặc bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính. Ví dụ như Quyết định số 1466
QĐ-BGDĐT năm 2012 về kế hoạch rà sát quy định, thủ tục hành chính của Bộ
Giáo dục và Đạo tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; Quyết định
10/2012/QĐ-UBND về quy định áp dụng nội dung chi và mức chi cho hoạt động
kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia
Lai ban hành. Nội dung của quyết định hành chính luôn thể hiện tính mệnh lệnh
rất cao. Quyết định hành chính có khả năng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt hoặc
phục hồi các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Khi ban hành Quyết định hành
chính các cơ quan Nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn
mà pháp luật quy định cho mình. Và cuối cùng, mọi quyết định hành chính đều bắt
buộc phải đảm bảo thi hành, có thể bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước
khi cần thiết. Ví dụ như một số biện pháp cưỡng chế hành chính được áp dụng
trong trường hợp đảm bảo thi hành các quyết định hành chính được quy định trong


Nghị định số 37/2005/NĐ-CP Quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế
thi hành quyết định hành chính.
b. Tính pháp lí của quyết định.
Quyết định hành chính do Nhà nước ban hành đều có những giá trị về mặt
pháp lí. Quyết định hành chính tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, quyết địn
hành chính có thể đưa ra những biện pháp hoặc những chủ trương lớn trong lĩnh
vực quản lí hành chính Nhà nước. Ví dụ như việc bãi bỏ một số thủ tục hành chính
thuộc thẩm quyền giải quyết của sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước
được ban hành trong Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước số
677/QĐ-UBND ngày 10/4/2012. Bên cạnh đó, quyết định hành chính còn làm xuất
hiện , thay thế hoặc hủy bỏ một quan hệ pháp luật cụ thể ( quyết định áp dụng pháp

luật ).
2. Đặc điểm riêng của quyết định hành chính.
a. Tính dưới luật.
Quyết định hành chính mang tính dưới luật thể hiện rõ qua các trường hợp
ban hành quyết định hành chính trên thực tế.
Nội dung mà quyết định hành chính hướng đến là các đường lối, chính sách,
chủ trương, quy tắc xử sự chung hoặc các mệnh lện quản lí hành chính cụ thể nhằm
thực hiện nhiệm vụ của chủ thể đó là quản lí hành chính. Nội dung của Quyết định
hành chính phải phù hợp với Hiến pháp, Luật và văn bản của cơ quan Nhà nước
cấp trên. Tính dưới luật của quyết định hành chính không chỉ gắn liền với nội dung
mà với cả trình tự xây dựng và ban hành cũng như hình thức của quyết định. Các
quyết định hành chính được ban hành theo trình tự và hình thức theo pháp luật quy
định. Hình thức ở đây có thể là tên gọi, thể thức văn bản hoặc bằng miệng, chữ kí,


con dấu, số của quyết định… Trình tự ban hành thể hiện chủ yếu ở chỗ nội dung
được thông qua được thông qua bởi tập thể hay cá nhân là người có thẩm quyền.
Nếu không đảm bảo yêu cầu này thì các quyết định hành chính này sẽ bị coi là
không có hiệu lực hoặc phải chỉnh lí, sửa đổi.
b. Quyết định hành chính có chủ thể ban hành phong phú.
Quyết định hành chính được ban hành để thực hiện quyền hành pháp tức là
hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính Nhà nước và người có
quyền hành pháp. Chủ thể ban hành quyết định hành chính là các cơ quan hành
chính Nhà nước khi thực hiện quyền lực nhà nước để quản lí các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Đó có thể là chủ thể ở trung ương, địa phương, những chủ thể có thẩm
quyền chung cũng như những chủ thể có thẩm quyền chuyên môn.
Ví dụ như Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đạo tạo, Bộ Giao thông và
Vận tải, Chính phủ…
c. Mục đích và nội dung của quyết định hành chính rất phong phú.
Điều này thể hiện khá rõ ràng ở hình thức của quyết định hành chính là nghị

quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư.

B.Vai trò của quyết định hành chính trong quản lí hành
chính nhà nước.
I. Quyết định hành chính đề ra những chủ trương, chính sách lớn
trong quản lí hành chính.
Quyết định hành chính có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lí hành
chính Nhà nước. Cụ thể đó là quyết định hành chính đã đề ra rất nhiều chủ trương,


chính sách lớn thiết thực và mang lại hiệu quả cao trong quản lí hành chính. Những
quyết định hành chính này thường là các nghị định.
Ví dụ như nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011 nêu ra bảy nhóm giải pháp
chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã
hội. Đây là những giải pháp đúng đắn và kịp thời với tình hình kinh tế - xã hội hiện
giờ. Nghị định 158/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch. Nghị
định 158/NĐ-CP đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong tiến trình cải cách nền
hành chính quốc gia, thể hiện sự đổi mới trong tư duy quản lý của Nhà nước về
quản lý dân cư. Nhà nước đã đưa ra nhiều quy định mới tạo thuận tiện cho người
dân khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, phân cấp mạnh mẽ hơn cho cơ sở,
đơn giản hoá, công khai hoá thủ tục, rút ngắn thời hạn giải quyết, quy định văn hoá
công vụ của công chức khi giải quyết thủ tục cho dân, bổ sung nhiều “chất liệu”
thực tế trong các quy định của Nghị định. Hoặc nghị định số 720/QĐ-UBND ngày
17/4/2012 về kế hoạch tuyên truyền cải cách hành chính giai đoạn 2012- 2015 trên
địa bàn tỉnh Bình Phước do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành. Hay quyết
định 115/QĐ-UBND ngày 2/3/2012 về kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh
Điện Biên đến 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành.

II. Quyết định hành chính hướng dẫn thi hành luật, cụ thể
hóa, chi tiết hóa luật, thể chế đường lối chủ trương chính

sách của Đảng.
Quyết định hành chính đã góp phần không nhỏ trong việc giúp cho cơ quan
quyền lực nhà nước hiểu đúng về việc áp dụng luật. Điều này giúp cho các đường
lối chính sách của Đảng trở nên thiết thực hơn và có thể được thực hiện một cách
dễ dàng, chính xác khi có văn bản hướng dẫn cụ thể. Ví dụ như nghị định
08/2012/NĐ-CP về quy chế làm việc của Chính phủ ngày 16/2/2012. Hoặc Chính


phủ đã ban hành Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 quy định về cơ
quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra
chuyên ngành. Nghị định số 130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ
bắt buộc. Nghị định gồm 5 chương, 24 điều quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ
bắt buộc đối với tài sản của các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ; trách nhiệm của
doanh nghiệp bảo hiểm, cơ sở phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong việc thực
hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang
Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chính phủ ra Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, thay thế Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 4-52001. Theo Nghị định, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA), điều hành về chiến lược, chính sách thu hút, quản lý
và sử dụng ODA; có phân công, phân cấp trong quản lý, kiểm tra, giám sát và phát
huy tính chủ động của các cấp, các cơ quan quản lý ngành, địa phương và các đơn
vị thực hiện. Hay Bộ Tài chính có Thông tư số 103/2006/TT-BTC sửa đổi, bổ sung
Thông tư số 88/2003/TT-BTC ngày 16-9-2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Quyết định số 182/2003/QĐ-TTg ngày 5-9-2003 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư một số công trình giao thông, thủy
lợi quan trọng của đất nước. Còn có nghị định số 136/2006/NĐ-CP Quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo. Nghị định gồm 7 chương 68
điều quy định về khiếu nại, xử lý đơn khiếu nại; trách nhiệm của thủ trưởng cơ
quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại; việc thi hành quyết định

giải quyết khiếu nại; thẩm quyền, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật;
thẩm quyền, thủ tục giải quyết tố cáo; quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo;
tiếp công dân; xử lý vi phạm phát luật khiếu nại, tố cáo và điều khoản thi hành.


Nghị định này thay thế Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19-4-2005 của Chính
phủ.

III. Quyết định hành chính đặt ra các quy tắc xử sự để điều
chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong thực tiễn quản lí nhà
nước.
Các mối quan hệ phát sinh trong thực tiễn quản lí nhà nước được quyết định
hành chính điều chỉnh giúp cho các đơn vị ngày càng đổi mới trong hoạt động
quản lí, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nâng cao năng suất lao động, hiện đại hóa công
nghệ quản lí, hoàn thiện cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động
phân bổ tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên tinh
thần tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả.
Ví dụ như Nghị định số 137/2006/NĐ-CP Quy định việc phân cấp quản lý nhà
nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập,
tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.
Nghị định gồm 6 chương, 28 điều quy định: việc phân cấp quản lý nhà nước đối
với tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, tài sản
đuợc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước giữa Chính phủ với Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương.
Hoặc Quyết định số 260/2006/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số
147/1999/QĐ-TTg ngày 5-7-1999 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tiêu
chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự
nghiệp. Nghị định sô 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 về cơ chế tự chủ, tự chịu
trách nhiệm đối với các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.



IV. Quyết định hành chính được dùng để giải quyết một
công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện hoạt
động quản lý hành chính Nhà nước( quyết định hành chính
áp dụng pháp luật)
Trong hoạt động quản lí hành chính Nhà nước cần rất nhiều quyết định hành
chính ban hành để giải quyết các vấn đề cụ thể phát sinh trong hoạt động quản lý.
Những quyết định này góp phần ổn định trật tự quản lí và thúc đẩy xã hội ngày
càng phát triển. Ví dụ như Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 259/2006/QĐTTg Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tổng Công ty Hàng
không Việt Nam, bao gồm 10 chương, 55 điều quy định về quyền và nghĩa vụ của
chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công ty, chủ sở hữu nhà nước đối với Tổng công
ty, tổ chức quản lý Tổng công ty... Ban hành kèm theo Điều lệ là phụ lục danh sách
đơn vị phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp và các công ty con, công ty liên kết thuộc Tổng
công ty hàng không Việt Nam. Hay Quyết định số 1816/2006/QĐ-BCA về việc
thành lập Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm tham nhũng. Cục CSĐT có
nhiệm vụ điều tra các vụ án tham nhũng theo quy định của pháp luật; tổ chức
phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm tham nhũng.
Nhìn chung, quyết định hành chính mang lại rất nhiều điểm tích cực cho
hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số quyết
định hành chính gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động quản lí hành chính nhà
nước. Một số quyết định nhà nước tuy ban hành nhưng không mang lại hiệu quả
hoạt động như Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/ 6/2007 về một số giải pháp
cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Phải mất một thời
gian khá dài kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực thì quyết định mới được thực hiện.
Một số quyết định lại chưa có nhất trí giữa các chuyên gia và cơ quan khoa học


gây ra nhiều ý kiến trái chiều như Nghị quyết của Liên đoàn bóng đá Việt Nam số
422/BB-LĐBĐVN ngày 18/11/2009 quy định “Mỗi câu lạc bộ chỉ được sử dụng

một cầu thủ nước ngoài đã nhập quốc tịch thi đấu trên sân” là chưa phù hợp với
quy định tại các Điều 49, 50, 52 và 55 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, khoản 2 Điều 5 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008, Điều 5
của Bộ Luật Lao động và Điều 45 của Luật Thể dục thể thao. Theo quy định tại
Hiến pháp và các Luật vừa nêu, người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt
Nam; mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật không bị phân biệt,
đối xử.... Quy định tại Nghị quyết trên của Liên đoàn bóng đá Việt Nam đã hạn chế
quyền công dân. Từ nhận định này, Bộ Tư pháp đề nghị Liên đoàn bóng đá Việt
Nam xem xét, sửa Nghị quyết cho phù hợp với pháp luật hiện hành.
Vẫn còn tình trạng ban hàng quyết định hành chính trái pháp luật, định trái với
Hiến pháp, Bộ luật dân sự về quyền sở hữu tài sản của người dân nhưng vẫn được
thực hiện trên thực tế trong thời gian khá dài.

PHẦN KẾT LUẬN
Quyết định hành chính là một quyết định pháp luật, do đó nó mang đầy đủ
tính chất của một quyết định pháp luật mà đặc điểm quan trọng nhất là thể hiện
tính ý chí, tính quyền lực của Nhà nước. Quyết định hành chính nhà nước tuy còn
một số hạn chế nhưng đóng vai trò rất quan trọng trong quản lí hành chính nhà
nước, là một công cụ truyền tải các thông tin quản lý xã hội quan trọng, có thể góp
phần thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội tại từng địa phương cũng
như trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm để nâng cao vai trò của
quản lý hành chính hiện nay và cần tìm hiểu đúng các nguyên nhân cơ bản dẫn đến
tình trạng đó để có những giải pháp thiết thực nhất. Mặc dù đã rất cố gắng như
chắc chắn bài viết còn để lại nhiều thiếu sót nên em hy vọng sẽ nhận được sự đóng
góp ý kiến của thầy cô.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb. CAND,
Hà Nội, 2008

2. Quyết định số 1466 QĐ-BGDĐT năm 2012 về kế hoạch rà sát quy định, thủ tục
hành chính của Bộ Giáo dục và Đạo tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
hành;
3. Quyết định 10/2012/QĐ-UBND về quy định áp dụng nội dung chi và mức chi
cho hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
4. Nghị định số 37/2005/NĐ-CP Quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính.
5. nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/2/2011
6. Nghị định 158/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch
7. nghị định số 720/QĐ-UBND ngày 17/4/2012 về kế hoạch tuyên truyền cải cách
hành chính giai đoạn 2012- 2015 t
8. nghị định 08/2012/NĐ-CP về quy chế làm việc của Chính phủ ngày 16/2/2012
9. Thông tư số 103/2006/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 88/2003/TT-BTC
ngày 16-9-2003 của Bộ Tài
10. nghị định số 136/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Khiếu nại, tố cáo
11. www.Cafeluat.com.vn
12. www.sinhvienluat.com.vn



×