Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích khái niệm quyết định hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.17 KB, 12 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức và
hoạt động trên cơ sở những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện
nhiệm vụ , chức năng của nhà nước. Quyền lực của nhà nước được thể hiện
thông qua hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Một trong
những hoạt động đó là việc ra các quyết định pháp luật để thực hiện theo chức
năng, nhiệm vụ được giao, trong đó có quyết định của cơ quan lập pháp,
quyết định của cơ quan tư pháp và quyết định của cơ quan hành pháp (quyết
định hành chính nhà nước).
B. NỘI DUNG
I) các quan điểm về quyết định hành chính nhà nước.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về quyết định của cơ quan
hành pháp, trong đó có một số quan điểm tiêu biểu như:
Quan điểm cho rằng quyết định của cơ quan hành pháp là quyết định
quản lý hành chính nhà nước và theo quan điểm này họ giải thích là vì những
quyết định này là của chủ thể quản lý hành chính nhà nước trong hệ thống cơ
quan hành pháp.
Có quan điểm lại cho rằng quyết định của cơ quan hành pháp là quyết
định quản lý nhà nước, ở đây hiểu theo nghĩa hẹp(quản lý hành chính). Và có
quan điểm khác lại cho rằng là quyết định hành chính, nó tồn tại ở trong khoa
học, trong các nghành luật thực định như khiếu nại, tố cáo,pháp lệnh thủ tục
giải quyết các vụ án hành chính…
Như vậy, qua một số quan điểm nêu trên chúng ta dễ dàng nhận thấy có
sự khác nhau về tên gọi của quyết định.
Bên cạnh đó, còn sự khác nhau về nội dung,tính chất của các quan
điểm: quyết định hành chính được thể hiện dưới hình thức hành vi vật chất
của chủ thể ra quyết định và quyết định bằng hình thức văn bản.Chủ thể ban
hành quyết định hành chính: có quan điểm cho rằng do nhiều chủ thể có chức
năng khác nhau được trao quyền ban hành; có quan điểm cho rằng các chủ thể
quản lý hành chính ban hành trên cơ sở pháp luât; quan điểm khác cho rằng
do cơ quan hành chính và người có thẩm quyền thuộc cơ quan hành chính ban


hành.
Về nội dung: có quan điểm cho rằng là quyết định mang tính cá biệt,
giải quyết công việc cụ thể với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Bên cạnh đó lại có
ý kiến cho rằng là tất cả các quyết định có liên quan về quản lý hành chính có
thể đặt ra quy phạm pháp luật hay mệnh lệnh hành chính cụ thể.
Ví dụ: cơ quan lập pháp trong quá trình thực hiện chức năng lập pháp
của mình có quyền ban hành ra quyết định hành chính để hỗ trợ cho chức
năng này; cơ quan hành pháp trong quá trình thực hiện chức năng quản lý
1


hành chính của mình có quyền ban hành ra quyết định hành chính; cơ quan tư
pháp trong quá trình thực hiện chức năng của mình có quyền ban hành ra
quyết định hành chính để hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng đó.
II) Phân tích khái niệm quyết định hành chính.
II.1) phân tích định nghĩa.
Theo từ điển giải thích thuật ngữ luật học (nhà xuất bản Công an nhân
dân Hà Nội, 1999) thì “quyết định hành chính” được hiểu là: “kết quả thể
hiện ý chí quyền lực đờn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân được nhà nước trao quyền,
thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do
pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính
trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.
Trên cơ sở giải thích từ ngữ luật học và thực tiễn nghiên cứu hoạt động
quản lý hành chính nhà nước các nhà nghiên cứu khoa học và theo quan điểm
của các thầy giáo, cô giáo khoa hành chính trường Luật Hà Nội đưa ra định
nghĩa : Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật ,nó là
kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của của nhà nhà nước thông qua những
hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các
cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình

thức nhất định theo quy định của pháp luật , nhằm đưa ra những chủ trương ,
biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết
một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý
hành chính nhà nước.(trang 170, Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật
hành chính Việt Nam,Nxb CAND, Hà Nội,2008). Em đồng ý với cách hiểu
này và em xin phân tích quyết định hành chính theo cách hiểu này.
Quyết định hành chính có thể được thể hiện thông qua những hành vi
hành chính của chủ thể quản lý hoặc dưới hình thức văn bản.
Về hành vi hành chính: theo quy định tại khoản 11, Điều 2 của Luật
khiếu nại, tố cáo thì:
“Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm
vụ, công vụ theo quy định của pháp luật”.
ví dụ: cảnh sát giao thông dùng hành động cho dừng phương tiện giao
thông đường bộ để kiểm tra thủ tục khi tham gia giao thông đường bộ.
Khác với quyết định hành chính phải thể hiện bằng văn bản thì hành vi
hành chính được biểu hiện bằng những hành động không đúng hoặc làm trái
với các quy định của pháp luật, cũng có thể là việc không thực hiện công vụ
mà theo quy định của pháp luật họ phải thực hiện. ví dụ: Như cán bộ công
chức có hành vi sách nhiễu, phiền hà nhân dân, không thực hiện công vụ đúng
thời hạn pháp luật quy định.. Ví dụ : pháp luật không qui định Trưởng thôn
2


được quyền phạt tiền người gây rối trật tự công cộng, thế nhưng tôi uống
rượu say gây rối trật tự công cộng bị Trưởng thôn phạt 200.000đồng….
Trong khuôn khổ giới hạn bài tập lớn, em xin phép được phân tích làm
rõ hơn về quyết định hành chính được thể hiện dưới hình thức văn bản cũng
như các đặc điểm của nó vì: quyết định hành chính bằng hình thức văn bản sẽ
thống nhất với các quyết định lâp pháp và quyết định tư pháp (chúng sử dụng

bằng hình thức văn bản); hình thức văn bản cho phép chuyển tải trọn vẹn và
thống nhất ý chí cao của chủ thể quản lý hành chính tới đối tượng quản lý; và
hình thức văn bản này thuận lợi cho quá trình tiếp nhận,lưu giữ kiểm tra đối
với quyết định hành chính…
Từ định nghĩa về quản lý hành chính của trường Đại học Luật cho
chúng ta thấy: Quyết định hành chính nhà nước là một quyết định có nghĩa ở
đây là sự lựa chọn phản ánh, sự phản ánh ý chí của các chủ thể có thẩm quyền
ra quyết định được thể hiện là quyết định. Theo từ điển tiếng việt thì “quyết
định” là định một cách chắc chắn, với ý phải nhất trí phải thực hiện. Theo các
tài liệu khác thì “quyết định” là hành động; hay theo các tài liệu pháp lý nước
ngoài thì quyết định “Actus” để chỉ những hành vi cụ thể. Trong khoa học
pháp lý nghiên cứu thì quyết định là nhằm tạo ra hiệu lực pháp luật hay đó
chính là quyết định pháp luật, và nó có đầy đủ các đặc điểm của quyết định
pháp luật như: tính ý chí của nhà nước; tính quyền lực; tính pháp lý…
Chủ thể ban hành là chủ thể hành quản lý hành chính được trao quyền,
vì đây là chủ thể có một vị trí đặc biệt quan trọng trong các chủ thể có thẩm
quyền ban hành quyết định hành chính, do đây là chủ thể cơ bản và chủ yếu
thực hiện chức năng hành pháp: quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh
vực khác nhau của đời sống xã hội .
Quyết định hành chính nhà nước phải đảm bảo tính hợp pháp. Quyết
định hành chính nhà nước được ban hành bị giới hạn bởi thẩm quyền theo quy
định của pháp luật ; quyết đinh hành chính phải phù hợp với nội dung cũng
như mục đích của luật tức các quyết định hành chính không trái với các quyết
định của Quốc hội, quyết định của hội đồng nhân dân, và quyết định của cơ
quan hành chính cấp trên; quyết định được ban hành theo đúng trình tự và thủ
tục cũng như hình thức do pháp luật quy định: ghi nhận trong luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật 2008: tại Điều 1. Văn bản quy phạm pháp luật:
“1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được
quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp

luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự
chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để
điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành
không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật
3


này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.”
II.2) phân tích các đặc điểm.
Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật do đó nó
có đầy đủ đặc điểm của quyết định pháp luật:
Quyết định hành chính có tính ý chí của nhà nước trong quản lý hành
chính hay thể hiện các quan điểm của nhà nước.
Pháp luật là ý chí của giai cấp lãnh đạo(công _nông) được nâng lên
thành luật, quyền lực của nhà nước được biểu hiện thông qua pháp luật để
thực hiện quyền lực của mình trên các lĩnh vực khác nhau: lập pháp,hành
pháp, tư pháp, nhà nước trao cho các cơ quan này những quyền lực nhất định
để thực hiện chức năng của mình được phân công.
Thực hiện quyền lực trên lĩnh vực hành pháp là ý chí của nhà nước
trong hành pháp và các quyết định của các cơ quan trong lĩnh vực hành pháp
là quyết định hành chính nhà nước. Do đó, các quyết định hành chính là quyết
định thể hiện quyền lực của nhà nước.
Quyết định nhà nước thể hiện tính quyền lực nhà nước. tính quyền lực
có mối quan hệ mật thiết với tính ý chí của nhà nước.
Quyền lực nhà nước là khả năng áp đặt ý chí của nhà nước lên các đối
tượng thuộc quản lý của nhà nước.
Theo ý kiến riêng của em thì quyền lực đã thể hiện rõ việc áp đặt ý chí
từ một phía là nhà nước đối với đối tượng quản lý do đó không cần thiết phải

viết là tính quyền lực, đơn phương của quyết định hành chính (trang 170 giáo
trình luật hành chính Việt Nam,trường ĐH Luật Hà Nội) do đó trong bài viết
của mình em xin phép được không dùng cụm từ (tính quyền lực,đơn phương).
Quyết định hành chính là một biểu hiện của quyền lực nhà nước. tính
quyền lực của quyết định hành chính được thể hiện ở hình thức, nội dung,
mục đích của quyết định đó.
Thứ nhất, tính quyền lực nhà nước được thể hiện ở hình thức quyết
định hành chính là bằng văn bản. Việc thực hiện quyền lực nhà nước thường
được thể hiện dưới hình thức quyết định bằng văn bản, trong những quyết
định đó có quyết định hành chính nhà nước. Pháp luật quy định rõ chỉ có các
cơ quan nhà nước được trao quyền mới có thẩm quyền ban hành ra quyết định
pháp luật cũng như quyết định hành chính vì lợi ích chung của đất nước và
phải tuân theo các quy định cụ thể trong luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật 2008 do quyết định được thể hiện bằng văn bản: “ Điều 1:
1. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban
hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục
được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử
4


sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để
điều chỉnh các quan hệ xã hội.”
Thứ hai, tính quyền lực của quyết định hành chính được biểu hiện
thông qua nội dung và mục đích của quyết định. Nội dung của quyết định
phải tuân thủ theo quy định của pháp luật không được trái với các quyết định
của quốc hội, cơ quan hành chính cấp trên… nhằm điều chỉnh các mối quan
hệ phát sinh đúng thẩm quyền đã được quy định.
Việc thực hiện quyết định hành chính luôn thể hiện tính quyền lực nhà
nước . tất cả các quyết định hành chính đã ban hành ra đều có giá trị bắt buộc

phải thực hiện trên thực tế đời sống xã hội và nhà nước có các biện pháp bảo
đảm cho việc thực hiện quyết định đó kể cả bằng biện pháp cưỡng chế khi cần
thiết và nhà nước có một hệ thống nhà tù,cảnh sát,công an,quân đội…để thực
hiện.
Ngoài ra tính quyền lực của nhà nước còn buộc các đối tượng thuộc
phạm vi điều chỉnh của luật hành chính phải tuôn thủ các quyết định hành
chính.
Ví dụ: chỉ thị của thủ tướng chính phủ số 406-TTG ngày 8-8-1994 về
việc cấm sản xuất buôn bán và đốt pháo. Chỉ thị này có giá trị áp dụng trong
toàn quốc và buộc mọi cá nhân, tổ chức liên quan phải thực hiện.
Quyết định hành chính thể hiện tính pháp lý. Các quyết định hành chính
được ban hành trên cơ sở theo quy định của pháp luật về thẩm quyền cũng
như nội dung hình thức …do vậy các quyết định được ban hành đều thể hiện
giá trị pháp lý của nó.
Các quyết định hành chính có khả năng tác động tới các mối quan hệ xã
hội thông qua các cơ chế pháp lý như trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra các biện
pháp hay chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lý hành chính.
Tính pháp lý của quyết định hành chính còn thể hiện ở việc làm xuất
hiện quy phạm pháp luật, thay thế hay hủy bỏ quy phạm pháp luật làm phát
sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt một quan hệ pháp luật cụ thể.
Ngoài ra, tính pháp lý của quyết định hành chính còn thể hiện ở hệ quả
pháp lý của quyết định hành chính: làm thay đổi các quy phạm pháp luật: đưa
ra các hoạch định chủ trương, đường lối, nhiệm vụ lớn đồng thời nó còn đặt
ra, sửa đổi, đình chỉ, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính
Ví dụ: quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND
huyện X đối với anh A thuộc huyện X làm phát sinh quan hệ hành chính giữa
A và nhà nước.
Bên cạnh các đặc điểm chung của quyết định pháp luật thì quyết
định hành chính còn có những đặc điểm riêng có.
Thứ nhất , tính dưới luật của quyết định hành chính.

5


Xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành và điều hành của cơ quan
quyền lực nhà nước.
Quản lý hành nhà nước thực hiện trên mảng hành pháp là quản lý hành
chính nhà nước do đó quyết định trên mảng hành pháp là quyết định hành
chính nhà nước. yếu tố cốt lõi đặc trưng của quản lý hành chính là tính chấp
hành điều hành, việc chấp hành ở đây là chấp hành luật, chấp hành nghị quyết
của quốc hội,nghị quyết, pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội do đó nó
có tính dưới luật.
Tất cả các quyết định hành chính được ban hành nhằm thực thi luật và
các văn bản luật như luật, các nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết
của ủy ban thường vụ quốc hội.
Các quyết định hành chính có hiệu lực thấp hơn văn bản luật. do đó nó
không thể tồn tại dưới dạng là luật, bộ luật,văn bản có tính chất luật( pháp
lệnh, nghị quyết).
Nội dung và hình thức của quyết định hành chính phải phù hợp với
thẩm quyền; trình tự, thủ tục theo luật định.
Ví dụ: Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/5/2007 quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai thể hiện tính dưới
luật(luật đất đai) là nghị định thực hiện luật đất đai 2003.
Thứ hai, quyết định hành chính có mục đích và nội dung phong phú.
Xuất phát từ những đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà
nước: mang tính chấp hành-điều hành; tính chủ động sáng tạo…
Hoạt động quản lý này diễn ra trên các mặt đời sống xã hội, tác động
đến các đối tượng khác nhau vì vậy mà mục đích cũng như nội dung sẽ phải
phong phú để phù hợp với chức năng của nó.ví dụ: như có quyết định hành

chính về xây dựng; môi trường; trật tự xã hội; kinh tế; văn hóa; đất đai…..
Nội dung thể hiện các hoạt động quản lý hành chính như: các chính
sách, nhiệm vụ (lớn) các kế hoạch của quản lý hành chính nhà nước; thể hiện
các quy tắc xử sự hay đó chính là các quy phạm pháp luật hành chính; các
mệnh lệnh quản lý hành chính cụ thể (quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể
xác định) hay các yêu cầu kiến nghị cụ thể được giải quyết.
Về hình thức quyết định hành chính có những tên gọi khác nhau theo quy
định của pháp luật như: nghị quyết; nghị định; quyết định;chỉ thị thông
tư…
ví dụ: nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 04 năm 2010 quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; ví dụ :
Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế,
6


hướng dẫn thi hành Nghị định số85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và
Nghị định số106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ…
Thứ ba,quyết định hành chính do nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành
chính nhà nước ban hành.
Quyết định hành chính do nhiều chủ thể ban hành nhưng nhóm chủ thể
trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành là nhóm chủ thể chủ
yếu do đây là nhóm chủ thể thực hiện quyền hành pháp thực hiện chức năng
quản lý hành chính nhà nước.
Theo quy định tại Điều 1, Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật số 17/2008/QH12 thì trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do
cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền với
trình tự, thủ tục được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật hoặc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân, có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc
chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội,

bên cạnh các loại văn bản khác, có hai loại văn bản là Nghị quyết và Quyết
định do các cơ quan nhà nước ban hành.
Quyết định hành chính do nhiều chủ thể quản lý hành chính ban hành
ví dụ như: chính phủ,bộ các cơ quan ngang bộ; UBND các cấp; thủ tướng
chính phủ; bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chủ tịch ủy ban nhân dân
tỉnh…
Chính phủ ra các quyết định hành chính dưới dạng: nghi định, nghị
quyết; thủ tướng ra quyết định, chỉ thị; quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân
dân các cấp.
Ví dụ: chỉ thị của thủ tướng chính phủ số1315/CT-TTg 03/08/2011 Về
chấn chỉnh việc thực hiện hoạt động đấu thầu sử dụng vốn nhà nước, nâng
cao hiệu quả công tác đấu thầu; Chỉ thị của bộ lao động thương binh xã hội số
1566/CT-BLĐTBXH 19/05/2011 Về thực hiện công tác quốc phòng năm
2011…
Quyết định của Ủy ban nhân dân được ban hành trong những trường
hợp sau đây:
Để thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên,
nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh;
7


Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện
các chính sách khác trên địa bàn;
Để thực hiện văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên giao cho Ủy ban
nhân dân quy định một vấn đề cụ thể.
Ví dụ:quyết định của UBND thành phố Hà Nội số 122/2009/QĐUBND Quyết định của UBND TP Hà Nội V/v ban hành Quy định trách
nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội
III) Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính

nhà nước. Quyết định hành chính nhà nước có vai trò là công cụ tiến hành
quá trình quản lý hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý hành chính
nhà nước, vai trò là công cụ quản lý hành chính được thể hiện trên một số
khía cạnh sau:
Một cơ quan hành chính được thành lập, để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ và quyền hạn của mình, phải có các công cụ (hoặc còn gọi là phương tiện)
cơ bản như: công sở, công vụ, công chức… và đặc biệt phải có quyết định
quản lý hành chính nhà nước.
Quyết định quản lý hành chính nhà nước: Trong quản lí hành chính nhà
nước,người ra quyết định được nhân danh nhà nước, có tính ý chí quyền lực
nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước hay
còn gọi là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước ,
cơ quan hành chính nhà nước phải có nghĩa vụ chấp hành theo đúng pháp luật
và thực hiện luật.
Trong quá trình hoạt động đó thì cơ quan hành chính nhà nước có nhiện
vụ đưa pháp luật vào thực tiễn một cách trực tiếp, thường xuyên và liên tục
bằng hình thức ra các quyết định hành chính (chứa các quy phạm hành chính)
để cụ thể hóa và chi tiết hóa để.;
quyết định hành chính có vai trò hướng dẫn thực hiện luật trong quá
trình quản lý.
Ví dụ: trên cơ sở pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2008 của ủy ban
thường vụ quốc hội (Số: 04/2008/PL-UBTVQH12) quy định các nguyên tắc
xử lý, đối tượng xử lý, thẩm quyền xử lý, mức xử lý…thì chính phủ phải ra
quyết định hành chính dưới dạng là các nghị định cụ thể hóa nội dung pháp
8


lệnh trong các lĩnh vực cụ thể như: xây dựng, thuế, môi trường….còn ủy ban

nhân dân các cấp ra quyết định hành chính dưới dạng các văn bản áp dụng
căn cứ vào pháp lệnh và nghị định để xử lý các vụ việc cụ thể..
Trong hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính
nhà nước có nhiều vấn đề nảy sinh như hiện tượng vi phạm hành chính của
các tổ chức cá nhân trong một lĩnh vực cụ thể xây dựng, thuế, an ninh, trật tự
công cộng…thì quyết định hành chính có vai trò to lớn cho các cơ quan hành
chính, cá nhân quản lý hành chính có thẩm quyến ra các quyết định hành
chính dưới dạng văn bản áp dụng để xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân,
tổ chức này nhằm trừng phạt những hành vi sai trái và giáo dục họ khi họ vi
phạm ở mức độ vi phạm hành chính.
Ví dụ: Chủ tịch ủy ban nhân dân xã ra quyết định xử phạt hành chính
đối với hộ dân A xây dựng nhà ở trái phép.
Trong quá trình thực hiện nhiện vụ của mình các cơ quan hành chính
ra các quyết định hành chính cần chú ý một số điểm sau: thứ nhất, Phải dựa
vào một cơ sở để ra quyết định có nghĩa là quyết định này dựa vào căn cứ
nào, nguồn thông tin nào? Thứ hai, Bảo đảm năm yêu cầu của quyết định:
Yêu cầu bảo đảm tính chính trị, tính hợp pháp và tính hợp lí. Yêu cầu bảo
đảm tính quần chúng. Yêu cầu bảo đảm tính khoa học. Yêu cầu bảo đảm tính
thẩm quyền. Yêu cầu bảo đảm tính cụ thể kịp thời, khả thi và đúng văn bản
pháp chế. Thứ ba, Thực hiện dân chủ hóa trước khi ban hành quyết định
thông qua sự bàn bạc nhất trí trong lãnh đạo và sự dân chủ bàn bạc với tập thể
và trên cơ sở đó, thủ trưởng tính toán, cân nhắc và quyết định. Thứ tư, Thực
hiện quy trình khoa học của việc ra và tổ chức thực hiện quyết định, gồm có;
sự phân tích tình hình, dự báo, lập phương án và chọn phương án tốt nhất;
soạn thảo và thông qua quyết định; ra văn bản pháp quy; tổ chức lực lượng để
thực hiện quyết định; điều tra phản hồi, nếu có phản ứng phải điều chỉnh kịp
thời; kiểm traddinhj kỳ và đột xuất; tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đúc
kết thành lí luận, tiếp tục ra quyết định mới.
Quyết định hành chính còn là phương tiện, công cụ để các cơ quan
hành chính cải cách cơ cấu tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy hành

chính nhà nước ở nước ta hiện nay:
ví dụ: Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010
được Chính phủ ban hành theo Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày
17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ đánh dấu một tầm nhìn, một nhận thức,
một tư duy mới về cải cách hành chính. Mục tiêu chương trình tổng thể cải
cách hành chính nhà nước, giai đoạn 2001-2010 được xác định là: “Xây dựng
một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại
9


hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản
được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa”. Như vậy, thấy được rằng quyết định hành chính có vai trò
to lớn để các chủ thể có thẩm quyền quyết định các kế hoạch cải cách bộ máy
cũng như hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
Mặt khác, quyết định hành chính nhà nước là sản phẩm của quá trình
quản lý nhà nước.
Quyết định hành chính nhà nước được hình thành trong quá trình chấp
hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước, chính trong hoạt
động quản lý này mà các cơ quan hành chính nhà nước và cá nhân có thẩm
quyền quản lý hành chính đã ra quyết định dưới dạng nghị định, thông tư, chỉ
thị, quyết định… để thực hiện nhiện vụ của mình được giao; các quyết định
được các cơ quan hành chính nhà nước ban ra nhằm thực hiện nhiệm vụ quản
lý hành chính nhà nước là quyết định hành chính nhà nước do đó quyết định
hành chính là sản phẩm của quá trình quản lý hành chính nhà nước.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, chúng ta thấy được khái niệm quyết định hành chính nhà

nước còn nhiều quan điểm tranh luận khác nhau, nhưng vấn cốt lõi của quyết
định hành chính nhà nước là căn bản nhất, các quan điểm đều thống nhất
quyết định hành chính là một quyết định pháp luật có các đặc điểm của quyết
định pháp luật, bên cạnh đó quyết định hành chính còn có những đặc điểm
mang tính đặc trưng của nó. Trình tự và thủ tục của quyết định hành chính
theo luật định. Đồng thời thấy được vai trò của nó trong quản lý hành chính
nhà nước, nó là công cụ là phương tiện chủ yếu để quản lý hành chính nhà
nước đạt hiệu quả.

Mục lục

10


A.ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………....
B. NỘI DUNG…………………………………………………………...........
I) các quan điểm về quyết định hành chính nhà nước.................................
II) phân tích khái niệm quyết định hành chính…………………………….
II.1) phân tích định nghĩa……………………………………………............
II.2) phân tích các đặc điểm………………………………………….............
III) Vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà
nước……………………………………………………………………………
C. KẾT LUẬN………………………………………………………...............

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt Nam, Nxb.

Công an nhân dân, Hà Nội, 2007, 2008.
2. Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật hành chính Việt
Nam, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2005.
3. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình luật hành chính và tài phán
hành chính, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005.
4. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.
5. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân, uỷ
ban nhân dân năm 2004.
6. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 và
2006);
Web :
7.
8.
9.
10.

12



×