Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

bài tập nhóm tháng 2 luật biển quốc tế hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.02 KB, 3 trang )

1. Giải quyết trực tiếp tranh chấp
Đây là phương thức được thực hiện thông qua việc đàm phán giữa các
bên tranh chấp để giải quyết những vấn đề mà các bên quan tâm. Đàm phán có
vị trí hết sức quan trọng và thường được các bên ưu tiên lựa chọn áp dụng trong
tiến trình tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
Khi tranh chấp xảy ra, các bên có thể gặp gỡ, trao đổi, thảo luận, thương
lượng, để tìm ra giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp, tiến hành đàm phán
về bất cứ vấn đề gì mà các bên quan tâm. Các cuộc đàm phán đều phải được
tiến hành trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng, và thiện chí giải quyết tranh chấp, có
tính đến sự nhượng bộ lẫn nhau bởi một trong những nguyên nhân dẫn đến
tranh chấp là các bên tham gia có những quan điểm trái ngược nhau dẫn đến
những mâu thuẫn, bất đồng không thỏa thuận được.
2. Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba
Giải quyết thông qua bên thứ ba bao gồm các phương thức sau:
Trung gian :
Trung gian là phương thức giải quyết tranh chấp mà ở đó, bên thứ ba dàn
xếp các bên tranh chấp gặp gỡ, ngồi vào bàn đàm phán và cùng tham gia vào
quá trình đàm phán với các bên tranh chấp với mục đích dung hòa lợi ích các
bên, đưa ra những giải pháp cụ thể khuyến nghị các bên áp dụng nhưng trách
nhiệm lựa chọn giải pháp cuối cùng thuộc về các bên tham gia tranh chấp
Hòa giải
Cùng với trung gian, hòa giải được tiến hành với sự tham gia của bên thứ
ba. Nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương cũng quy định hòa giải
là một trong những biện pháp mà các quốc gia có thể sử dụng khi có tranh chấp
nảy sinh trong quá trình giải thích hoặc thực hiện điều ước quốc tế.
Ủy ban điều tra và Ủy ban hòa giải
Trên cơ sở nhất trí thỏa thuận của các bên, Ủy ban điều tra, hoặc Ủy ban
hòa giải có thể được thành lập để giải quyết tranh chấp quốc tế một cách hòa
bình, hay tạo cơ sở áp dụng các biện pháp hòa bình khác nhằm giải quyết tranh
1



chấp. Quy chế pháp lí về Ủy ban điều tra giải quyết tranh chấp quốc tế được quy
định trong các Công ước Lahay năm 1899, năm 1907.
Ủy ban điều tra có hai loại: Ủy ban đặc biệt (ad_hoc) và Ủy ban thường
trực.
3. Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế
Hiện nay trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế, việc giải quyết tranh chấp
quốc tế không chỉ là quyền hạn mà còn là chức năng của các tổ chức đó. Mặc
dù, các quốc gia trên tinh thần hợp tác nhằm hướng tới lợi ích chung và đảm
bảo lợi ích quốc gia, nhưng tranh chấp vẫn xảy ra là điều khó tránh khỏi, vì vậy
để bảo đảm cho sự hợp tác, phát triển ổn định và hài hòa trong khuôn khổ tổ
chức thì việc xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp là cần thiết. Giải quyết
tranh chấp quốc tế thông qua các tổ chức như:
- Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
- Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU) nay là Liên minh Châu Phi (AU)
1.2.4 Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán
 Trọng tài quốc tế

Trọng tài có thể là một cá nhân hoặc hội đồng, quyết định của trọng tài có
giá trị pháp lí bắt buộc với các bên tranh chấp. Đối với các tranh chấp liên quan
đến việc giải thích và áp dụng điều ước quốc tế thì tòa trọng tài được đánh giá là
biện pháp hữu hiệu, công bằng và hợp lý trong trường hợp các biện pháp ngoại
giao áp dụng không thành công.
 Tòa án công lý quốc tế

Cũng như với trọng tài, các bên tham gia tranh chấp có thể lựa chọn đưa
tranh chấp ra giải quyết tại Tòa. Tòa đầu tiên là Pháp viện thường trực của Hội
quốc liên, hoạt động từ năm 1920 đến năm 1940. Sau chiến tranh thế giới thứ 2,
Tòa án công lý quốc tế Liên hợp quốc được thành lập trên cơ sở Hiến chương

Liên hợp quốc và hoạt động theo Quy chế Tòa án quốc tế được thông qua năm
1946.
2


 Tòa án quốc tế Luật biển (thành lập ngày 1/8/1996)

Theo quy định của Phụ lục VI về Quy chế của Tòa án quốc tế về Luật
biển kèm theo Công ước Luật biển 1982, Tòa án quốc tế về Luật biển có thẩm
quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên, cũng như tất cả
các thực thể khác không phải là quốc gia thành viên của Công ước trong các
trường hợp liên quan tới việc quản lý và khai thác vùng - di sản chung của toàn
thể loài người. Ngoài ra, Tòa án về Luật biển còn có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước trong lĩnh vực
thực hiện các quyền chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển đối
với các quyền tự do của các quốc gia khác về hàng hải, hàng không, đặt dây
cáp, và ống dẫn ngầm, đối với việc nghiên cứu khoa học biển, đối với các tài
nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế.

3



×