Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bình luận quan điểm sau mặc dù cấp độ liên kết của cộng đồng ASEAN trong nhiều lĩnh vực chưa đạt được mức độ như liên minh châu âu tổ chức quốc tế k

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.98 KB, 6 trang )

Bài tập học kì môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN

Đề số: 04

MỞ ĐẦU
Cộng đồng ASEAN là sự liên kết của các quốc gia ASEAN trên cơ sở hệ thống
các thiết chế và thể chế pháp lí, bao gồm ba trụ cột: Cộng đồng chính trị - an ninh,
Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng văn hóa - xã hội nhằm xây dựng ASEAN trở thành tổ
chức quốc tế năng động, thịnh vượng, vững mạnh và bản sắc chung.
Cộng đồng ASEAN không phải là thay thế ASEAN và cũng không phải là tổ
chức quốc tế mới của các quốc gia Đông Nam Á mà chỉ là sự liên kết của ASEAN ở
cấp độ cao hơn và sâu rộng hơn nhằm khai thác những lợi thế trên các lĩnh vực khác
nhau của khu vực để phát triển mọt khu vực phát triển thịnh vượng và hội nhập với các
khu vực khác trên thế giới.
So với các tổ chức khu vực khác như Liên minh Châu Âu - EU thì cấp độ liên
kết của Cộng đồng ASEAN vẫn chưa đạt được mức độ liên kết cao như thế. Nhưng
câp độ liên kết của Cộng đồng ASEAN là dựa trên những điều kiện phù hợp với đặc
trưng riêng về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của ASEAN.
Để làm rõ nhận định trên nên em chọn đề bài: Bình luận quan điểm sau:
“Mặc dù cấp độ liên kết của Cộng đồng ASEAN trong nhiều lĩnh vực chưa đạt
được mức độ như Liên minh Châu Âu - tổ chức quốc tế khu vực thành công nhất
trên thế giới hiện nay, nhưng cấp độ như vậy sẽ phù hợp với những đặc trưng riêng
về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của ASEAN”.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót
mong thầy cô góp ý bổ sung để em hoàn thiện bài viết của mình hơn.

Phạm Hồng Ngân – MSSV: 362326 – Lớp: N17 – Nhóm: 11

1



Bài tập học kì môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN

Đề số: 04

NỘI DUNG
I. Khái quát về cấp độ liên kết của Cộng đồng ASEAN
Với hiến chương, ASEAN đã có bước tiến trong việc định hình khung hợp tác
của mình. Đó là mô hình liên kết Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột Cộng đồng về
chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội, phản ánh bao quát nội dung hợp tác
toàn diện của ASEAN. Khung hợp tác này hoàn toàn khác so với EU, không hẳn giống
như trụ cột cộng đồng hay trụ cột liên chính phủ của EU. Bởi vì trụ cột cộng đồng của
ASEAN không có sự chuyển dịch chủ quyền của quốc gia thành viên cho cộng đồng
như các trụ cột cộng đồng của EU, nó cũng không được thiết lập và hoạt động với sự
trợ giúp của các thiết chế cộng đồng như các trụ cột liên chính phủ của EU. Các trụ cột
cộng đồng của ASEAN được chia tách theo các lĩnh vực riêng biệt.
Như vậy, ASEAN đã dựa trên những điều kiện vốn có và riêng biệt về chính trị,
kinh tế, văn hóa và xã hội của các nước thành viên để xây dựng nên một cấp độ liên
kết riêng biệt mang bản sắc riêng của ASEAN so với các tổ chức khác trên thế giới.
Mặc dù cấp độ liên kết đó của ASEAN chưa đặt được mức độ như Liên minh Châu Âu
- EU (một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới), vẫn còn nhiều những khó
khăn, tồn tại và những yếu kém cần khắc phục nhưng ASEAN đã biết cách xây dựng
cấp độ liên kết đó dựa trên những nền tảng vốn có và phù hợp với những đặc trưng
riêng của khu vực về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của ASEAN.
II. Ba cộng đồng chính trong cấp độ liên kết của Cộng đồng ASEAN
1. Cộng đồng kinh tế ASEAN - AEC
So với AFTA, AEC là cấp độ liên kết kinh tế cao hơn, AEC hướng tới một thì
trường chung có bốn quyền tự do, ngoài sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ,
đầu tư như ở AFTA, AEC bổ sung thêm hai nội dung mới là sự lưu chuyển tự do hơn
của nguồn vốn và lao động có tay nghề cao. Điều đó có nghĩa AEC sẽ không tạo ra sự
lưu chuyển hòan toàn của nguồn vốn và lao động. Do đó có thể nhận diện AEC là một

thị trường chung trừ hay một “FTA cộng”.
Tuy nhiên, so với Liên minh kinh tế tiền tệ của EU hiện nay thì mức độ liên kết
kinh tế của ASEAN còn thấp hơn nhiều. AEC cũng không hoàn toàn giống EEC trước
đây. EEC đã bắt đầu từ một thị trường thống nhất cho các sản phẩm than và thép để
sau này phát triển thị trường chung cho mọi sản phẩm, với vai trò điều phối mang tính
siêu quốc gia của ủy ban Châu Âu. Nguyên tắc ra quyết định của AEC là nguyên tắc
đồng thuận và của EEC là nguyên tắc đa số. AEC không có tàu tương trợ như Pháp,
Đức, Anh trong EEC. AEC là một cộng đồng kinh tế mở và các nước thành viên AEC
còn phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất nhập khẩu, vốn và công nghệ ở bên ngoài.

Phạm Hồng Ngân – MSSV: 362326 – Lớp: N17 – Nhóm: 11

2


Bài tập học kì môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN

Đề số: 04

Sự phát triển của AEC so với EU còn thấp là do ngay từ điểm xuất phát, trình
độ phát triển trong từng khu vực đã có sự chênh lệch khác rõ. Các nước ASEAN xét về
trình độ phát triển kinh tế vào thời điểm ra đời thuộc loại thấp nhất trên thế giới, đồng
thời đến nay trình độ phát triển là rất khác nhau( Xingapo: thu nhập bình quân đầu
người cao gấp 150 lần Mianma và 15 lần bình quân ASEAN).
Mặc dù cấp độ liên kết của ASEAN về kinh tế chưa đạt được mức độ như Liên
minh Châu Âu nhưng việc liên kết kinh tế của ASEAN thông qua Cộng đồng kinh tế
AEC đã tạo tiền đề ổn định về chính trị, xã hội cho ASEAN. Khoảng cách phát triển
giữa các nước thành viên dần được khắc phục là cơ sở vững chắc để giải quyết các
mâu thuẫn nội khối. Xây dựng thành công AEC đã giúp ASEAN đạt được thế mặc cả
tốt hơn trong các thỏa thuận an ninh khu vực phù hợp với những đặc trưng riêng của

khu vực. Mười hai lĩnh vực ưu tiên hội nhập trong khuôn khổ AEC được đánh giá sẽ
tạo ra sự hài hòa và thông thoáng cho các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội khác đi
kèm. AEC được đặc trưng bởi cách tiếp cận liên ngành, từng phần, tiệm tiến và nhiều
tốc độ. Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện quản lí kinh tế trung ương có nói: “ AEC là một
cách mà ASEAN có thể có vị trí quan trọng như một trung tâm của Đông Á”.
2. Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN - APSC
Việc xây dựng APSC là tương đối phù hợp với xu hướng gia tăng hợp tác chính
trị, an ninh đa phương trong bối cảnh quốc tế mới, đặc biệt là trước sự phát triển của
toàn cầu hóa và sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi truyền thống.
APSC sẽ chỉ là một cộng đồng an ninh tự nguyện có mức độ liên kết an ninh,
chính trị cao hơn hiện tại, thể hiện qua việc các nước ASEAN chủ trương xây dựng
thêm những chuẩn mực mới trong quan hệ, mở rộng phạm vi sang hợp tác quốc phòng,
an ninh biển, an ninh con người. Mục tiêu hướng tới của APSC không phải là một liên
kết liên chính phủ dựa vào những cơ chế rang buộc chặt chẽ, mà chỉ là một cộng đồng
gắn kết với nhau thông qua vị trí địa lí và vì lợi ích, mục tiêu chung. Về bản chất,
APSC không phải là một khối phòng thủ, một liên minh quân sự hay một chính sách
đối ngoại chung. APSC không có khả năng giúp các nước thành viên ASEAN đối phó
với các vấn đề an ninh, chính trị trong nước và đối phó với những thách thức an ninh
từ bên ngoài.
APSC là một cộng đồng mở và hướng ra bên ngoài, gắn kết với bạn bè và các
nước đối thoại, tạo ra nền tảng vững trắc cho ASEAN trở thành thực thể độc lập,
cường thịnh trước mọi cơ chế hợp tác đa phương trong và ngoài khu vực như ARF,
ASEAN+3, APEC,... Mặc dù mục tiêu xây dựng APSC của ASEAN còn khiêm tốn
nhưng phù hợp với thực tế trong quan hệ giữa các nước Đông Nam Á hiện nay.
ASEAN đã và đang tạo dựng một nề tảng chính trị và pháp lí cho sự hình thành
APSC. Hợp tác an ninh sẽ được nâng cao trên cơ sở tiệm tiến, có các bước đi phù hợp
Phạm Hồng Ngân – MSSV: 362326 – Lớp: N17 – Nhóm: 11

3



Bài tập học kì môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN

Đề số: 04

với các bên. ASEAN sẽ thiết lập một trụ cột dành riêng cho hợp tác chính trị trong
khuôn khổ hợp tác AC dựa trên cơ chế hợp tác liên chính phủ.
Các nước ASEAN nhận thức rõ phải hợp tác chính trị, an ninh lên một tầm cao
mới nhằm đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, duy
trì hòa bình, ổn định khu vực để tọa môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế khu
vực và mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài.
Cam kết hình thành APSC xuất phát từ nhu cầu hợp tác an ninh và chính trị của
ASEAN trong bối cảnh mới. Sau cuộc khủng hoảng tài chính(1997), nội bộ trong nước
bất ổn, cùng với đó là sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi truyền thống như khủng
bố, xung đột sắc tộc tôn giáo, li khai dân tộc, tranh chấp tài nguyên thiên nhiên, nhất là
dầu mỏ, khí đốt. Bên cạnh đó Đông Nam Á ngày càng khẳng định vị trí chiến lược
quan trọng của mình dẫn đến sự gia tăng cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc
lớn tại khu vực trong những năm gần đây.
Như vậy, từ tình hình khu vực và thế giới, từ vị trí địa lí với những thuận lợi và
điều kiện hoàn cảnh của các quốc gia thành viên mà ASEAN đã quyết định thành lập
Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN - APSC. APSN ra đời đã phù hợp với bối cảnh
khu vực và mang những đặc trưng của ASEAN.
3. Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN - ASCC
Mục tiêu cơ bản của ASCC là xây dựng cộng đồng các dân tộc ASEAN hài hòa,
đoàn kết, sống đùm bọc chia sẻ, hướng tới người dân, chăm lo cho thể chất, phúc lợi,
môi trường sống ngày càng tốt hơn của người dân và tạo dựng bản sắc chung của khu
vực. ASCC góp phần xây dựng một AC lấy con người làm trung tâm và có trách nhiệm
xã hội, nhắm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân
tộc ASEAN bằng cách tiến tới một bản sắc chung, xây dựng một xã hội sẻ chia, đùm
bọc.

Nền văn hóa của ASEAN bao gồm những quốc gia khác biết về tôn giáo và
chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây nhưng mức độ ảnh
hưởng ở từng quốc gia cũng khác nhau tạo nên những sắc màu văn hóa khác nhau.
Hình thành ASCC đã giúp các nước ASEAN phát huy tối đa lợi thế của một khu
vực giàu văn hóa với nhiều nền văn hóa khác nhau, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau,
bảo tồn và bảo vệ các di sản văn hóa, quảng bá các giá trị khu vực... Việc thực hiện các
chiến lược trong ASCC sẽ góp phần vào việc phát triển bền vững của ASEAN và có
tác động lớn đến sự hình thành hai trụ cột AEC và APSC.
Những thuận lợi truyền thống là lợi thế về nguồn tài nguyên, về địa - chiến lược
trong thương mại quốc tế, sự tương đồng về giá trị văn hóa truyền thống và ý chí,
quyết tâm chính trị của các nước ASEAN.
Phạm Hồng Ngân – MSSV: 362326 – Lớp: N17 – Nhóm: 11

4


Bài tập học kì môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN

Đề số: 04

KẾT LUẬN
Như vậy, mô hình hợp tác của ASEAN đang được xây dựng theo hiến chương
với sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thành viên. Sự giàng buộc pháp lí cùng
với sự đổi mới về bộ máy tổ chức và phương thức hoạt động sẽ giúp các nước ASEAN
thực hiện nghiêm túc các cam kết, nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác làm cho
ASEAN trở thành một thực thể chính trị - kinh tế ngày càng gắn bó. Trong mô hình
này, đoàn kết và thống nhất ASEAN được tăng cường, nâng cao thực chất hợp tác nội
khối; hỗ trợ ASEAN phát huy vai trò trong việc đảm bảo hòa bình, ổn định, hợp tác và
phát triển ở Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương; tăng cường ý thức cộng đồng
và bản sắc ASEAN, thu hút sự tham gia ngày càng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân

vào quá trình hợp tác khu vực, tạo thế và lực tốt hơn cho ASEAN cũng như từng nước
thành viên trong các quan hệ quốc tế.
Mô hình hợp tác mới của ASEAN thực chất còn thấp hơn nhiều so với EU về
mức độ, trình độ liên kết, điều này do những yếu tố đặc thù của khu vực chi phối, song
nó cũng khẳng định bước tiến mới trong hợp tác của ASEAN.
Tầm nhìn và hướng tới lộ trình hình thành AC đã được xác định rõ, điều quan
trọng là ASEAN cần hành động với những biện pháp và bước đi cụ thể để biến những
mục tiêu đề ra trở thành hiện thực. Sự nghiệp chung này đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả
các nước thành viên, trong đó có Việt Nam.

Bài viết của em đến đây là kết thúc!
Em xin chân thành cảm ơn sự theo dõi của thầy cô!

Phạm Hồng Ngân – MSSV: 362326 – Lớp: N17 – Nhóm: 11

5


Bài tập học kì môn Pháp luật Cộng đồng ASEAN

Đề số: 04

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình “Pháp luật Cộng đồng ASEAN”, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB.
CAND, Hà Nội 2012.
2. Trung tâm Luật châu Á - Thái Bình Dương, Pháp luật Cộng đồng ASEAN,
NXB.CAND, Hà Nội, 2012.
3. Nguyễn Hồng Sơn, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) - nội dung và lộ trình, NXB.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.
4. Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Trần Khánh, Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC): nội

dung, lộ trình, triển vọng và tác động, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2008.
5. Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Nguyễn Đức Ninh, Cộng đồng văn hóa - xã hội
ASEAN, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2007.
6. Hiến chương ASEAN năm 2007.
7. Trần Đình Thiên, Liên kết kinh tế ASEAN: Vấn đề và triển vọng, NXB, Thế giới,
Hà Nội, 2005.
8.

Phạm Hồng Ngân – MSSV: 362326 – Lớp: N17 – Nhóm: 11

6



×