Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Phân tích và cho các ví dụ minh họa về đặc trưng của bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.52 KB, 14 trang )

K

hi các rủi ro xảy ra thường kéo theo những tổn thất khôn lường và để
lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của con người, đến
một cộng đồng dân cư, thậm chí đến cả một xã hội (1). Trên thực tế, khi

những rủi ro ập đến thì không phải lúc nào con người cũng tránh né được nó.
Những hậu quả của nó chủ yếu là làm hư hỏng hoặc làm mất giá trị của tài sản, gây
ra thương tích hoặc suy giảm sức khỏe con người, thậm chí đến mức nghiêm trọng
là gây thiệt hại đến tính mạng. Với bản chất là một ngành dịch vụ tài chính, đồng
thời là quan hệ pháp luật dân sự, vậy thì bảo hiểm có những đặc trưng gì? Bài viết
dưới đây sẽ tập trung: “Phân tích và cho các ví dụ minh họa về đặc trưng của
bảo hiểm”.
1. Một số khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm Bảo hiểm
ó rất nhiều các quan điểm khác nhau về khái niệm của bảo hiểm. Xuất

C

phát từ góc độ kinh tế, bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với
quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung (quỹ bảo

hiểm) nhằm xử lý các rủi ro, các biến cố, các sự kiện bảo hiểm, bảo đảm cho quá
trình tái sản xuất và đời sống của xã hội được diễn ra bình thường. Nếu xuất phát từ
nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm thì bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự
bất hạnh của số ít. Tuy nhiên, ở hai khái niệm trên đây, vẫn chưa có nét đặc trưng
riêng để phân biệt bảo hiểm với các hoạt động xử lý rủi ro có tính chất tương tự (ví
dụ như cứu trợ). Như vậy, hai khái niệm trên đây vẫn chưa lột tả bản chất của bảo
hiểm.
Xét dưới góc độ pháp lý,bảo hiểm vừa là một biện pháp khắc phục rủi ro,
cũng vừa là một quan hệ pháp lý. Bảo hiểm là một biện pháp khắc phục rủi ro,


phòng trừ tai nạn, đảm bảo về mặt tài chính, bởi bảo hiểm chia sẻ rủi ro của một
người hay của số ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro
1()

/>%E1%BB%B1.html
1


cùng loại, bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một
quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng
không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Bảo hiểm là một quan hệ pháp lý, trong
quan hệ đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền nhất
định đó là phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn cho mình hoặc người thứ ba
trong trường hợp xảy ra rủi ro thì sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất
được trả bởi một bên khác đó là nhà bảo hiểm. Người này chịu trách nhiệm đối với
toàn bộ các rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê. Định
nghĩa này là dựa trên mối quan hệ pháp lý của hoạt động bảo hiểm, nghĩa là bằng
hợp đồng bảo hiểm, rủi ro đã được chuyển từ người được bảo hiểm sang cho người
bảo hiểm(2). Định nghĩa này cũng nhấn mạnh phần bồi thường, hợp với bản chất là
một ngành dịch vụ. Luật thống kê cho phép người bảo hiểm tính toán được các chi
phí của mình. Điều này phân biệt được bảo hiểm với cá cược vì bảo hiểm dựa trên
số đông với số phí được tính toán trên cơ sở của thống kê.
1.2. Khái niệm rủi ro và sự kiện bảo hiểm
ủi ro là những các sự cố không thể đoán trước và không chắc chắn được về

R

những tổn thất, thiệt hại về mặt tài sản, sức khỏe và tính mạng con người.
Ví dụ: cháy nhà, sét đánh chết người, tai nạn giao thông,…
Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật


quyđịnh mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm
cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm (khoản 10 Điều 3
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Theo đó, có thể thấy, thuật ngữ “Sự kiện
bảo hiểm” không đồng nhất với thuật ngữ “rủi ro” bởi không phải sự kiện bảo
hiểm nào cũng là rủi ro (ví dụ như sự kiện sinh đẻ trong giai đoạn thai sản, sự kiện
về hưu trong chế độ hưu trí) và cũng không phải rủi ro nào cũng được chấp nhận là
sự kiện bảo hiểm (bởi vì phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên). Sự kiện bảo
2()

/>2


hiểm bao gồm cả những rủi ro, có thể là những biến cố chắc chắn sẽ xảy ra trong
tương lai nhưng vẫn được thỏa thuận trong bảo hiểm(3).
Ví dụ, biết bệnh nhân A mắc bệnh nan y có thể tử vong trong 02 tháng tới
nhưng công ty bảo hiểm vẫn chấp nhận sự kiện bệnh nhân A chết là sự kiện bảo
hiểm.
2. Đặc trưng của bảo hiểm
2.1. Bảo hiểm là một quan hệ pháp luật dân sự
ảo hiểm, bản thân nó là một hoạt động, hoạt động này nằm trong sự

B

quản lý của nhà nước. Tuy nhiên, hoạt động này không tồn tại một cách
độc lập mà phải có các chủ thể tham gia. Chính vì lẽ đó, dưới góc độ

luật học, bảo hiểm chính là một quan hệ pháp luật dân sự. Để làm rõ quan hệ dân
sự này, chúng ta sẽ đi phân tích bảo hiểm trên các khía cạnh: chủ thể của quan hệ
bảo hiểm, khách thể của quan hệ bảo hiểm và nội dung của quan hệ bảo hiểm.

Thứ nhất, về chủ thể của quan hệ bảo hiểm
Bảo hiểm, dưới góc độ là một quan hệ pháp luật dân sự bao gồm hai bên chủ
thể chính. Bên được bảo hiểm và bên nhận bảo hiểm.

Bên được bảo hiểm

Bên nhận bảo hiểm

1. Từ tương Bên mua bảo hiểm

Bên cung cấp dịch vụ bảo hiểm; Doanh

đồng

nghiệp kinh doanh bảo hiểm; Doanh
nghiệp bảo hiểm

2.

Thành Cá nhân, tổ chức có Tổ chức có tư cách pháp nhân
Tồn tại dưới loại hình doanh nghiệp, có
phần- đặc nhu cầu bảo hiểm
giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh theo
điểm
quy định của pháp luật
3()

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh là không phải tất cả các rủi ro cũng đều có thể bảo hiểm. Và
trong số những rủi ro có thể bảo hiểm, nhà bảo hiểm chọn đảm bảo cho rủi ro nào là còn phụ
thuộc vào khả năng nghiệp vụ và tầm vóc công ty của mình

3


3. Mục đích Muốn hạn chế những Muốn có nhiều khách hàng, không mong
hướng tới

rủi ro tồn tại quanh muốn có sự kiện bảo hiểm phát sinh
cuộc sống

4. Ví dụ

Công ty Cổ phần Bảo Hiểm Viễn Đông;
Công ty TNHH Bảo Hiểm Cathay Life

Ngoài hai chủ thể trên đây, còn xuất hiện một chủ thể thứ ba với vai trò trung
gian bảo hiểm như môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm; bên cung cấp dịch vụ hỗ
trợ bảo hiểm như tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường.
Tuy nhiên, các nhóm chủ thể này không phải lúc nào cũng xuất hiện rong một quan
hệ bảo hiểm thông thường.
Theo khoản 1 Điều 6 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, SDBS 2010 quy định
về nguyên tắc hoạt động bảo hiểm: “Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ
được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam”. Tuy
nhiên, khi tham gia WTO, Việt Nam cam kết không hạn chế tiếp cận thị trường và
đối xử quốc gia với phương thức tiêu dùng ở nước ngoài (hay “tiêu dùng ngoài
lãnh thổ”). Tức là chấp nhận cả doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở nước ngoài.
Từ giai đoạn 2000- 2005 (khi Việt Nam chưa gia nhập WTO) thì bên nhận bảo
hiểm phải hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, sau năm 2005, do quá trình
hội nhập, Việt Nam đã chấp nhận cho người mua bảo hiểm được phép mua bảo
hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động tại nước ngoài. Tức là, bên nhận
bảo hiểm được mở rộng hơn(4).

4()

Tuy nhiên, cam kết này làm phát sinh mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản trong hoạt động bảo
hiểm được ghi nhận tại Luật KDBH, theo đó “tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được
tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam”. Thậm chí, nguyên tắc này
còn được tái khẳng định bởi văn bản dưới luật ngay cả khi cam kết của Việt Nam với WTO đã có
hiệu lực, theo đó “tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh
nghiệp bảo hiểm và chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động
tại Việt Nam”.Mặc dù, mâu thuẫn này được giải quyết bởi nguyên tắc “hiệu lực của luật quốc tế
cao hơn hiệu lực của luật quốc gia” (hay “ưu tiên áp dụng luật quốc tế trước luật quốc gia”) và
4


Thứ hai, khách thể của quan hệ bảo hiểm
Trong phần khách thể, chúng ta tập trung chủ yếu đến đối tượng của quan hệ
bảo hiểm. Quan hệ bảo hiểm là một quan hệ nghĩa vụ đặc biệt. Nó chỉ phát sinh khi
có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vậy thì, khi đã nhìn nhận quan hệ bảo hiểm là một
quan hệ nghĩa vụ thì đối tượng của nghĩa vụ bảo hiểm là một tài sản (khoản tiền
bảo hiểm) hay là một công việc (hoạt động chi trả bảo hiểm). Đã có hai quan điểm
tranh cãi về vấn đề xác định đối tượng của quan hệ bảo hiểm. Quan điểm thứ nhất
cho rằng, đối tượng của quan hệ bảo hiểm là tài sản, tức là một khoản tiền bảo hiểm
theo như thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật. Bởi lẽ, tất cả các thiệt hại xảy
ra bắt buộc phải lượng hóa dưới dạng vật chất (giá trị tài chính), tức là khoản tiền
bảo hiểm. Khoản tiền này sẽ được giao cho bên được bảo hiểm khi có sự kiện bảo
hiểm phát sinh. Do đó, đối tượng của bảo hiểm là một khoản tiền (tài sản). Tuy
nhiên, để phản bác lại ý kiến trên, ý kiến thứ hai cho rằng, đối tượng của quan hệ
bảo hiểm là hoạt động chi trả bảo hiểm (công việc phải thực hiện). Bởi lẽ, bảo hiểm
là một loại hình dịch vụ tài chính, do đó nó phải mang những đặc điểm của một
ngành dịch vụ nói chung. Tức là, dịch vụ, bản chất là thực hiện công việc, không
phải là tài sản. Tôi đồng ý với quan điểm thứ hai với cách lập luận như vậy.

Một thuật ngữ nữa cũng được dùng khá nhiều trong giới báo chí- luật học đó
là đối tượng của bảo hiểm. Đối tượng của bảo hiểm khác với đối tượng của quan hệ
bảo hiểm. Bởi lẽ đối tượng của bảo hiểm là con người, tài sản và trách nhiệm dân
sự. Còn đối tượng của quan hệ bảo hiểm là hoạt động chi trả bảo hiểm khi có sự
kiện bảo hiểm phát sinh.
Thứ ba, nội dung của quan hệ bảo hiểm

được ghi nhận ngay trong Luật KDBH[4] cũng như Nghị quyết số 71/2006/QH11[5], tuy nhiên
phần lớn các quy phạm luật quốc tế là cần được nội luật hóa, vì chỉ một số ít các cam kết quốc tế
là được quy định “đủ rõ, chi tiết” mới có thể được áp dụng trực tiếp.
5


Quan hệ bảo hiểm là một quan hệ pháp luật dân sự có sự tham gia chủ yếu
của hai bên, đó là bên mua bảo hiểm và bên nhận bảo hiểm. Theo đó, nội dung của
quan hệ bảo hiểm được thể hiện thông qua cơ sở pháp lý là hợp đồng bảo hiểm.
“Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo
hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm
cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (Điều 567, BLDS 2005). Tuy
nhiên, khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm lại quy định: “Hợp đồng bảo
hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó
bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền
bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm”. Giữa hai khái niệm này có sự bất đồng về sử dụng thuật ngữ
và đối tượng thụ hưởng bảo hiểm. Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 ban hành
dựa trên nội dung của Bộ luật Dân sự năm 1995, chứ không phải Bộ luật Dân sự
năm 2005. Do đó, có sự mâu thuẫn giữa hai định nghĩa này là điều hiển nhiên. Tuy
nhiên, về thứ tự ưu tiên khi áp dụng, sẽ áp dụng luật chuyên ngành trước (Luật
Kinh doanh bảo hiểm) thay vì luật gốc (Bộ luật Dân sự năm 2005). Nếu các quy
định trong luật chuyên ngành không quy định mới áp dụng luật gốc.

Về nội dung của hợp đồng bảo hiểm, trong đó trình bày (Điều 13 Luật Kinh
doanh bảo hiểm 2000):
1)
Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người
2)
3)

được bảo hiểmhoặc người thụ hưởng;
Đối tượng bảo hiểm;
Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài

4)
5)
6)
7)
8)
9)
10)

sản;
Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
Thời hạn bảo hiểm;
Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
Các quy định giải quyết tranh chấp;
Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
6



Ngoài những nội dung quy định trên đây, hợp đồng bảo hiểm cóthể có các
nội dung khác do các bên thỏa thuận.
Về hình thức của hợp đồng bảo hiểm, phải được lập thành văn bản. Giấy yêu
cầu bảo hiểm có chữ ký của bên mua bảo hiểm là bộ phận không tách rời của hợp
đồng bảo hiểm. Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm là bằng chứng của
việc giao kết hợp đồng bảo hiểm (Điều 570 Bộ luật Dân sự năm 2005). Ngoài ra,
pháp luật cũng thừa nhận các hình thức pháp lý tương đương làm bằng chứng giao
kết hợp đồng như điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định
(Điều 14 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000).

R
2.2.

Bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi ro
ủi ro là những hiện tượng thiệt hại (bị suy giảm, bị hư hỏng, bị tiêu hủy
hoặc bị mất một đối tượng nào đó) tiềm ẩn trong thực tế mà con người
không thể lường trước những hậu quả có thể xảy ra. Việc tham gia bảo

hiểm, về bản chất là việc chuyển bớt gánh nặng rủi ro từ chủ thể này (bên được bảo
hiểm) sang chủ thể khác (bên nhận bảo hiểm) thông qua hợp đồng bảo hiểm. Căn
cứ vào đối tượng được bảo hiểm thì hậu quả thiệt hại do rủi ro gây ra bao gồm ba
loại chính:
Thứ nhất, rủi ro về người là những rủi ro liên quan đến sức khỏe, thân thể và
tính mạng con người như bị suy giảm sức khỏe, bị thương tích, dị tật, thậm chí bị
mất mạng.
Thứ hai, rủi ro về tài sản là những thiệt hại về của cải vật chất được quy định
trong Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2005. Đó là những thiệt hại về vật, tiền bạc,
giấy tờ có giá và về quyền tài sản.
Thứ ba, rủi ro về trách nhiệm dân sự là những thiệt hại mà người rủi ro gây
ra cho người khác về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phảm con người

và người rủi ro phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những chủ thể đó
theo quy định của pháp luật.
7


Có rất nhiều các phương thức khác nhau để xử lý rủi ro như né tránh rủi ro
(là biện pháp tương đối vì không phải lúc nào con người cũng dự đoán chính xác về
tương lai); chấp nhận rủi ro (người rủi ro phải gánh chịu hoàn toàn những thiệt hại);
khắc phục rủi ro (giảm bớt những thiệt hại có thể xảy ra thêm); sản sẻ rủi ro (đẩy
một phần rủi ro cho chủ thể khác gánh chịu); trút bỏ rủi ro (chuyển toàn bộ rủi ro
cho chủ thể khác). Bảo hiểm chính là phương thức san sẻ rủi ro và trút bỏ rủi ro, từ
người được bảo hiểm sang người nhận bảo hiểm, theo đó người nhận bảo hiểm phải
thực hiện việc bù đắp vật chất với các tổn thất tài chính mà người được bảo hiểm
vướng phải.
Xét về nguyên nhân phát sinh, thì rủi ro bắt nguồn từ những yếu tố sau đây:
Thứ nhất, hiểm họa (sự cố gây ra tổn thất)

Hiểm họa
Căn cứ vào nguyên nhân này sinh

Hiểm họa riêng biệt

Căn cứ vào khả năng lượng hóa

Hiểm họa rõ

Hiểm họa chung

Xuất phát từ hành


Xuất phát từ các sự

Hiểm

xác

Hiểm họa không

vi của một nhóm

biến khách quan từ

định được những

xác định được

người gây ra. Thiệt

thiên

nhiên

như

tổn thất tài chính

những tổn thất

hại cũng của một


động

đất,

sóng

có thể xảy ra.

tài chính có thể

hoặc một nhóm cá

thần,… hoặc từ sự

Mức tổn thất này

xảy ra. Mức tổn

nhân riêng biệt

thay đổi xã hội như

không vượt quá

thất có thể vượt

thay đổi thể chế

giá trị đối tượng


quá giá trị đối

chính

được bảo hiểm

tượng được bảo

trị,

chính

sách pháp luật,…
Thiệt hại xảy ra đối
8

họa

Hiểm họa ẩn

hiểm


với cộng đồng
Thứ hai, nguy cơ tiềm ẩn (tần suất và mức độ nghiêm trọng của hiểm họa)
Nguy cơ tiềm ẩn phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như thái độ, tâm lý
người được bảo hiểm, giá trị đối tượng bảo hiểm,…

Nguy cơ vật chất


Nguy cơ nhân thân

Gắn liền với đặc điểm vật chất của đối tượng Gắn liền với tâm lý, thái độ và ý thức
bảo hiểm

của người bảo hiểm

Ví dụ: Bảo hiểm ngôi nhà A trị giá 5 tỉ VND Ví dụ: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
và bảo hiểm ngôi nhà B trị giá 3 tỉ VND. Xét của một người hay vi phạm an toàn
về giá trị ngôi nhà thì ngôi nhà A có giá trị lớn giao thông đường bộ, bị xử phạt
hơn ngôi nhà B, theo đó, nếu có trường hợp hành chính nhiều lần sẽ có mức phí
tổn thất tương tự xảy ra (như cùng bị bão làm bảo hiểm cao hơn người biết chấp
tốc mái) thì chi phí sửa chữa của ngôi nhà A hành an toàn giao thông đường bộ,
lớn hơn ngôi nhà B. Theo đó, mức phí bảo bởi lẽ người biết chấp hành an toàn
hiểm mà chủ nhà phải đóng của ngôi nhà A giao thông sẽ ít gây ra ít tai nạn cũng
cũng phải lớn hơn ngôi nhà B.

như thiệt hại trong trách nhiệm dân
sự.

Thứ ba, tổn thất bất thường là những tổn thất khách quan và không thể biết
trước. Tính khách quan trong tổn thất này được hiểu là không bị chi phối bởi yếu tổ
chủ quan và không do lỗi của người được bảo hiểm gây ra. Tính không biết trước
của tổn thất bất thường là khả năng không dự liệu được việc tổn thất đó có xảy ra
hay không? Với mức độ thiệt hại như thế nào? Thông thường, các tổn thất bất
thường mà có khả năng dự trù và xác định được hậu quả trong tương lai, thì sẽ

9



không được coi là sự kiện bảo hiểm, tức là không sẽ không thỏa thuận trong hợp
đồng bảo hiểm.
Như vậy, đã là một rủi ro thì luôn luôn nằm ngoài ý chỉ chủ quan của con
người (về lý trí, con người không thể dự liệu cũng như nhận thức được hết mức độ
thiệt hại của rủi ro đó gây ra; còn về ý chí, con người không mong muốn rủi ro đó
xảy ra đối với mình). Trong hợp đồng bảo hiểm, những rủi ro được coi là sự kiện
bảo hiểm khi nó thỏa mãn những yếu tố đã phân tích ở trên, được hai bên chấp
nhận tính ràng buộc pháp lý khi rủi ro đó phát sinh trên thực tế. Bên nhận bảo hiểm
sẽ có trách nhiệm bồi hoàn một khoản tài chính cho người được bảo hiểm khi có rủi
ro xảy ra đối với người được bảo hiểm, hoặc cho bên thứ ba khi bên được bảo hiểm
gây ra thiệt hại đối với bên thứ ba này.

K
2.3.

Bảo hiểm là sự chia nhỏ tổn thất
hông phải tất cả cả các chủ thể đều mong muốn tổn thất xảy ra với
mình, nhất là những tổn thất về tính mạng con người. Tuy nhiên, để hạn
chế cũng như khắc phục những rủi ro, hiểm họa ập đến bất cứ lúc nào,

(chung quy là thiệt hại về nguồn tài chính của con người), người có tham gia bảo
hiểm (có nhu cầu hoặc bắt buộc) sẽ phải đóng một khoản phí cho bên nhận bảo
hiểm một cách thường xuyên. Xét về bản chất sự vật, thì khoản tổn thất tài chính
(tức là các tổn thất đã được lượng hóa dưới vật chất, quy đổi thành khoản tiền cụ
thể) sẽ được chia nhỏ thành phí bảo hiểm. Nói như một nhà nghiên cứu chuyên sâu,
thì khoản tiền được bù đắp khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, chính là phí bảo hiểm
cộng theo khoản lãi của nó theo lãi suất đặc biệt.
Bên nhận bảo hiểm (tồn tại dưới dạng doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm) sẽ
thu phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm. Khoản phí này sẽ tích lũy thành
vốn của doanh nghiệp. Bên nhận bảo hiểm như một bên trung gian, giúp khách

hành chia tổn thất lớn thành tổn thất nhỏ.
10


Ví dụ: Chị B mua có một chiếc xe SH trị giá 200 triệu VND. Trong quá trình
tham gia giao thông, chị đã bị vâ chạm, không bị thương tích nhưng chiếc xe bị
hỏng, chi phí sửa chữa là 20 triệu VND.
Có thể thấy, nếu chị B không mua bảo hiêm cho xe, chị B phải chịu hoàn
toàn chi phí sửa chữa. Nếu chị B mua bảo hiểm cho xe với phí 500.000VND/tháng,
khi gặp rủi ro trên, bên nhận bảo hiểm của chị B phải chịu phí sửa chữa là 20 triệu.
Rõ ràng, bên cạnh việc phải trả một số tiền lớn là 20 triệu VND, thì mỗi
tháng chị B chỉ phải trả 500.000VND. Vể bản chất, số tiền 500.000VND là một tổn
thất nhỏ, cố định và biết trước.

N
2.4.

Bảo hiểm là sự san sẻ tổn thất
hư đã phân tích khái niệm ở trên, bảo hiểm là sự san sẻ tổn thất. Tức là,
bên được bảo hiểm đã đẩy rủi ro sang cho bên nhận bảo hiểm theo như
những thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trên thực tế, không phải

chỉ có một hai hay một nhóm cá thể tham gia bảo hiểm mà có rất nhiều người cùng
tham gia bảo hiểm. Việc tham gia này dưới hai hình thức, bảo hiểm bắt buộc và bảo
hiểm tự nguyện. Khi càng nhiều người tham gia thì lượng phí bảo hiểm càng tăng
lên góp phần tăng nguồn tài chính của bên nhận bảo hiểm. Nguồn tài chính này của
bên nhận bảo hiểm sẽ là nguồn vốn, đồng thời là khoản tiền chi trả cho những rủi ro
mà bên được bảo hiểm gặp phải. Thực tiễn mà nói, bên bảo hiểm tham gia ngày
càng đông nhưng các sự kiện bảo hiểm xảy ra ít, không mang tính phổ biến. Do đó,
việc chi trả để khắc phục tổn thất của bên được bảo hiểm thấp hơn rất nhiều mức

phí bảo hiểm mà tất cả người tham gia phải đóng. Chung quy lại, người tham gia
bảo hiểm đang cùng nhau chia sẻ những tổn thất, mà bên nhận bảo hiểm chỉ là
người giữ quỹ cho họ. Cũng giống như ngân hàng, bên nhận bảo hiểm đang vận
dụng triệt để nguyên tắc số đông khắc phục số ít, tổn thất mà một vài người tham
gia bảo hiểm gặp phải được san sẻ cho tất cả các cá nhân tham gia bảo hiểm.

11


Ví dụ: Công ty cổ phần bảo hiểm A thành lập năm 2008, có vốn điều lệ là 20
tỉ VND. Năm 2009 có 3.000 mua bảo hiểm. Mức bảo hiểm trung bình của mỗi
người là 2 triệu VND/người/tháng. Theo đó, doanh thu năm 2009 là 72 tỉ VND.
Xác suất rủi ro là 3%. Tức là có khoảng 90 người gặp rủi ro được trả bảo hiểm. Qua
thông số trên ta thấy rằng, công ty cổ phần bảo hiểm A chỉ phải chi trả tổn thất cho
90 người mua bảo hiểm bằng nguồn tài chính (phí bảo hiểm) thu được từ 3.000
người khác trong năm 2009. Tức là tổn thất của một cá nhân đã được sản sẻ cho
3.000 người.

K
2.5.

Bảo hiểm vừa có tính bồi hoàn, vừa không có tính bồi hoàn
hi nói bảo hiểm vừa có tính bồi hoàn, vừa không có tính bồi hoàn chỉ là
tính chất tương đối. Tính bồi hoàn này của bảo hiểm sẽ phụ thuộc chủ
yếu vào sự kiện bảo hiểm (tức là các rủi ro được thỏa thuận trả bảo

hiểm trong hợp đồng bảo hiểm).
Nếu trong thời gian bảo hiểm, bên được bảo hiểm gặp rủi ro thì bên nhận bảo
hiểm sẽ phải chi trả khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm. Trường hợp này
cũng tương tự trường hợp khách hàng mang tiền gửi tiết kiệm ngân hàng theo kì

hạn; khi đến kì hạn (tương tự có sự kiện bảo hiểm xảy ra) ngân hàng phải trả khách
hàng tiền gốc và khoản tiền lãi (tương tự như việc bên nhận bảo hiểm trả cho bên
được bảo hiểm tiền bảo hiểm). Trong trường hợp này, bảo hiểm mang tính bồi
hoàn.
Còn trong trường hợp, khi đã hết hạn hợp đồng bảo hiểm mà không có sự
kiện bảo hiểm xảy ra thì bên nhận bảo hiểm sẽ không phải chi trả khoản tiền phí
bảo hiểm.
Ví dụ, trong hợp đồng bảo hiểm xe ô tô giữa bên được bảo hiểm là anh A và
công ty bảo hiểm B có thỏa thuận thời gian bảo hiểm từ ngày 01/01/2010 đến hết
ngày 31/12/2012. Phí bảo hiểm là 2.000.000VND/tháng.

12


Nếu ô tô của anh A bị hỏng rơi vào giai đoạn từ ngày 01/01/2010 đến ngày
31/12/2012, anh A sẽ được công ty bảo hiểm B bồi hoàn chi phí sửa xe. Lúc này,
bảo hiểm đã thể hiện tính chất bồi hoàn.
Nhưng từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2012 mà ô tô của anh A không hề
bị hỏng hóc, công ty bảo hiểm B không phải một khoản tiền bảo hiểm nào cho anh
A, thì khi đó, bảo hiểm thể hiện tính không bồi hoàn.
3. So sánh bảo hiểm với hình thức xử lý rủi ro: cứu trợ
Giống nhau: đều là hình thức xử lý rủi ro, san sẻ những rủi ro theo nguyên
tắc lấy đông bù ít.
Điểm khác
Tính chất pháp lý

Cứu trợ

Bảo hiểm


Quan hệ ngoài hợp đồng: quan Quan hệ trong hợp đồng:
hệ này xuất phát từ ý chí của phải có thỏa thuận và
một bên (tính tự nguyện)

thành lập hợp đồng thì
bảo hiểm mới phát huy
hiệu lực

Thời điểm xác lập Sau khi rủi ro xảy ra: về bản Trước khi rủi ro xảy ra: về
mối quan hệ

chất, cứu trợ là biện pháp khắc bản chất, các rủi ro là các
phục thiệt hại của rủi ro gây ra sự kiện bảo hiểm sẽ hình
(giai đoạn hậu rủi ro). Tức là thành trong tương lai mà
phải có rủi ro thì mới có cứu các bên không kiểm soát
trợ.

được hậu quả.

Số tiền chi trả

Từ thiện (hành vi đơn phương) Thỏa thuận (giữa các bên)

Phạm vi hoạt động

Các sự cố do thiên nhiên như Hầu như trong mọi lĩnh
động đất, sóng thần, thiên tai, vực
bão lụt,…

13



B

ài làm trên đây tập trung tìm hiểu đặc trưng của bảo hiểm dưới hai góc
độ: pháp luật và kinh tế. Do đó, các đặc trưng nêu trên của bảo hiểm vừa
được nhìn nhận là một quan hệ pháp luật dân sự, vừa được nhìn nhận

dưới góc độ quản trị rủi ro của kinh tế. Có thể so sánh rằng, bảo hiểm tương tự như
cá cược ở góc độ rủi ro, nhưng có sự khác biệt về động cơ. Bảo hiểm là hình thức
hoán chuyển rủi ro, trong khi đó cá cược lại là hình thức đối mặt rủi ro. Từ việc tìm
hiểu những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm sẽ giúp người nghiên cứu có thêm các kĩ
năng, nhận thức và kinh nghiệm trong quan hệ bảo hiểm xảy ra trên thực tế. Bài
làm trên đây vẫn còn hạn chế, rất mong thầy cô nhận xét và đánh giá một cách chân
thành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2005;
2. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, SDBS năm 2010;
3. Giáo trình luật Dân sự Việt Nam tập 2;
TS. Lê Đình Nghị;
Nxb. Giáo dục Việt Nam; Hà Nội, 2010;
4. />%E1%BB%83m-kn-%C4%91%C4%83%CC%A3c-%C4%91i%C3%AA
%CC%89m-ca%CC%81c-hi%CC%80nh-th%C6%B0%CC%81c
5. />6. />7. />
14




×