Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Sau đợt mưa to gió lớn ngày 11052013, một trận lũ quét kinh hoàng đã xảy ra trên địa bàn huyện bảo yên, tỉnh lào cai, gây thiệt hại lớn về người và

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.74 KB, 6 trang )

ĐỀ SỐ 04.
Câu 1. So sánh Bảo hiểm xã hội với Bảo hiểm thương mại
Câu 2. Sau đợt mưa to gió lớn ngày 11/05/2013, một trận lũ quét kinh hoàng
đã xảy ra trên địa bàn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, gây thiệt hại lớn về người và
của. Trong đó, gia đình anh Hồ Xuân Q ở bản 6AB là hộ thiệt hại thương tâm nhất:
nhà của sập hoàn toàn, vợ và hai con mất tích. Được biết anh Hồ Xuân Q là bệnh
binh suy giảm 61% khả năng lao động đã xuất ngũ mới được hơn một năm.
Theo quy định của pháp luật an sinh xã hội hiện hành, gia đình anh Q được
hưởng những chế độ nào? Cụ thể là gì?

1. So sánh Bảo hiểm xã hội với Bảo hiểm thương mại

BẢO HIỂM XÃ HỘI
Điểm
giống:

BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

1) Phương thức hoạt động
Đều là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số ít
người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng
loại, bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định
vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành
1
Tính kinh tế - thương mại


viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra;
2) Nguyên tắc hoạt động
Hai loại bảo hiểm này được thực hiện trên cùng một nguyên tắc
là có tham gia đóng góp bảo hiểm thì mới được hưởng quyền lợi,


không đóng góp thì không được đòi hỏi quyền lợi;
3) Mục đích hoạt động
Hoạt động của hai loại bảo hiểm này đều nhằm để bù đắp tài
chính cho các đối tượng tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những rủi
Điểm khác:

ro gây ra thiệt hại trong khuôn khổ bảo hiểm đang tham gia;
1) Pháp luật điều chỉnh
Luật Bảo hiểm xã hội; Luật

Luật Kinh doanh bảo hiểm

lao động (có dẫn chiếu về cả (có dẫn chiếu về Bộ luật Dân sự,
Luật Bảo hiểm y tế);

Luật Thương mại, Luật Đầu tư,
Bộ luật hàng hải,…;

2) Mục tiêu hoạt động
Nhằm thực hiện chính sách

Nhằm hướng lợi nhuận

xã hội của Nhà nước, góp phần trong quá trình hoạt động kinh
ổn định đời sống cho người lao doanh, phù hợp với chính sách
động và các thành viên trong gia phát triển kinh tế;
đình họ. Hoạt động bảo hiểm xã
hội là hoạt động phi lợi nhuận và
nhằm mục đích an sinh xã hội;
Tính chất an sinh xã hội

3) Đối tượng bảo hiểm
Thu nhập của người lao
động, người làm công;

Tài sản, trách nhiệm dân sự,
tính mạng, sức khỏe, tuổi thọ của
con người;

4) Mức đóng bảo hiểm
2


Căn cứ vào tiền công, tiền

Thỏa thuận của các bên có

lương, trợ cấp, phụ cấp hoặc trong hợp đồng hoặc điều lệ doanh
mức lương cơ sở

nghiệp; Phụ thuộc vào phạm vi
bảo hiểm và giá trị bảo hiểm

5) Đối tượng tham gia
Người lao động, người sử

Tất cả các cá nhân, tổ chức

dụng lao động
6) Phạm vi hoạt động
Phạm vi hoạt động của bảo hiểm Hoạt động bảo hiểm thương mại

xã hội liên quan trực tiếp đến rộng hơn, không chỉ diễn ra trong
người lao động và các thành viên từng quốc gia mà còn trải rộng
trong gia đình họ và chỉ diễn ra xuyên quốc gia, có mặt ở tất cả
trong từng quốc gia;

các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội bao gồm cả bảo hiểm nhân
thọ và bảo hiểm phi nhân thọ;

7) Nguồn hình thành quỹ
Thu nhập của người lao động; Chủ yếu từ sự đóng góp của các
người sử dụng lao động; Nhà đối tượng tham gia; Hơn nữa, là
nước bù thêm hoặc từ hoạt động phần vốn góp của doanh nghiệp
đầu tư

và lợi nhuận phát sinh; Từ việc thế
quyền đòi bồi thường;

8) Mục đích sử dụng của quỹ

3


Chi trả trợ cấp theo chế độ bảo Bồi thường hoặc chi trả các trường
hiểm xã hội; Chi cho các hoạt hợp rủi ro thỏa thuận trong hợp
động của cơ quan sự nghiệp đồng; Chi trả các hoạt động bộ
BHXH; Chi dự phòng và hoạt máy nhân viên; Đóng thuế; Chi
động đầu tư;

đầu tư hoặc góp vốn khác;


2. Giải quyết tình huống
Gia đình anh Q sẽ được hưởng các chế độ an sinh sau đây: Trợ giúp xã hội,
Ưu đãi xã hội và Bảo hiểm Y tế;
Thứ nhất, trợ giúp xã hội
Theo đề bài, do mưa to lũ quét mà gia đình anh Hồ Xuân Q ở bản 6AB là hộ
thiệt hại nặng nề: nhà của sập hoàn toàn, vợ và hai con mất tích.
Theo khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP quy định về chính
sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội:
“1. Đối tượng được trợ giúp đột xuất (một lần) là những người, hộ gia đình
gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác gây ra, bao
gồm:
a) Hộ gia đình có người chết, mất tích;
...
c) Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng”;
Theo khoản 8 Điều 1 Nghị định 13/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thì mức trợ giúp
một lần là:
“Đối với hộ gia đình:
a) Có người chết, mất tích: 4.500.000 đồng/người;

c) Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 6.000.000 đồng/hộ;

đ) Hộ gia đình quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này sống ở vùng khó
khăn thuộc danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn do Thủ tướng
Chính phủ quy định, mức hỗ trợ: 7.000.000 đồng/hộ”.

4


Gia đình anh Q lại thuộc bản 6AB, bản này thuộc xã Kim Sơn, huyện Bảo

Yên, tỉnh Lào Cai. Theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ
tướng Chính phủ Ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn
thì địa bàn mà gia đình anh Q sinh sống thuộc vùng khó khăn. Theo đó, gia đình anh
Q sẽ được trợ giúp xã hội như sau:
Vợ và hai con mất tích: 4.500.000 đồng/người x 3 = 13.500.000 đồng;
Nhà bị sập hoàn toàn: 7.000.000 đồng/người;
Thứ hai, bảo hiểm y tế
Khoản 9 Điều 12 Luật Bảo y tế năm 2008 quy định về đối tượng tham gia
bảo hiểm y tế như sau: Người có công với cách mạng”.
Theo điểm h khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
năm 2012, anh Q cũng là bệnh binh, được coi là người có công với cách mạng nên
anh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
Khi bị ốm đau hoặc suy giảm sức khỏe, anh Q sẽ được quỹ bảo hiểm y tế
thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh với tư cách là người có công với cách
mạng theo khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008.
Thứ ba, ưu đãi xã hội
Do anh Q là bệnh binh suy giảm 61% khả năng lao động, căn cứ theo Điều
124 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2012, các chế độ ưu đãi đối với
anh Q sẽ bao gồm:
1) Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả
năng lao động; (61% khả năng lao động)
Áp dụng từ ngày
15/08/2011
15/07/2012
20/10/2013

Căn cứ pháp lý
Nghị định 52/2011/NĐ-CP
Nghị định 47/2012/NĐ-CP
Nghị định số 101/2013/NĐ-CP


Mức trợ cấp
1.452.000 đồng
1.840.000 đồng
2.022.000 đồng

2. Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào
tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần;

5


4. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản
xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy
định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006;
Luật Bảo hiểm y tế năm 2008;
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2012;
Nghị định 52/2011/NĐ-CP;

Nghị định 47/2012/NĐ-CP;
Nghị định số 101/2013/NĐ-CP;
Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ Về chính sách trợ giúp các đối

tượng bảo trợ xã hội;
8. So sánh Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại;
Website: www.myebook.vn;
9. So sánh bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thương mại;
Website: www.vnecon.com.

6



×