Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

So sánh điểm giống và khác nhau giữa dòng họ pháp luật châu âu lục địa (civil law) và dòng họ pháp luật anh mỹ (common law)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.89 KB, 6 trang )

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT SO SÁNH
Đề bài: So sánh điểm giống và khác nhau giữa dòng họ pháp luật châu Âu
lục địa (Civil law) và dòng họ pháp luật Anh - Mỹ (Common law).
Bài làm
Hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law là hai hệ thống pháp luật
lớn và điển hình trên thế giới. Hai hệ thống này có những điểm đặc thù, tạo nên
những "dòng họ" pháp luật, với những đặc trưng pháp lý riêng. Mặc dù ngày nay
pháp luật ở các nước thuộc hai hệ thống này cũng có nhiều thay đổi theo hướng
bổ khuyết những mặt hạn chế, tích hợp nhiều nội dung mới, nhưng về cơ bản sự
thay đổi ấy vẫn không làm mất đi những đặc thù riêng, triết lý riêng, từng tạo
nên "bản sắc" của hai hệ thống pháp luật này.
Sự tương đồng và khác biệt giữa hai dòng họ pháp luật này được trình bày
trong bảng so sánh sau:
STT
1

Tiêu chí

Dòng họ pháp luật
civil law

Nguồn gốc của Các bộ luật lớn của lục
luật
địa châu Âu như Bộ luật
dân sự Napoleon năm
1804, Bộ luật dân sự Đức
năm 1896 đều được hình
thành trên cơ sở kết hợp
luật tập quán địa phương
và luật La Mã. Luật La
Mã được nghiên cứu tại


các trường đại học của
Đức, Pháp và các nước
lục địa châu Âu và được
coi là nguồn luật bổ sung,
được áp dụng trực tiếp
nếu luật pháp thành văn
và tập quán pháp luật của
họ chưa có qui định đối
với quan hệ xã hội cần
thiết phải điều chỉnh.
=> Dòng họ pháp luật
civil law chịu ảnh hưởng
sâu sắc của luật La Mã.

Dòng họ pháp luật
common law
Common law là dòng họ
pháp luật có cội nguồn từ hệ
thống pháp luật Anh. Do
vậy các hệ thống pháp luật
trực thuộc ít, nhiều chịu ảnh
hưởng của Anh và thừa
nhận án lệ như nguồn luật
chính thống, tức là thừa
nhận học thuyết tiền lệ
pháp.
=> Do thừa nhận án lệ như
nguồn luật chính nên dòng
họ pháp luật common law ít
chịu ảnh hưởng của luật La

Mã do luật La Mã là luật
thành văn.


STT

Tiêu chí

Dòng họ pháp luật
civil law

Dòng họ pháp luật
common law

2

Nguồn luật

1. Ở dòng họ civil law,
pháp luật thành văn được
coi trọng và có trình độ
hệ thống hoá, pháp điển
hoá cao. Pháp luật
thành văn được coi là
nguồn quan trọng nhất
trong hệ thống các
nguồn pháp luật.

1. Ở dòng họ common law
pháp luật thành văn ít

được coi trọng và không
phải là nguồn luật chính.
Tuy nhiên hiện nay do xu
thế toàn cầu hoá, thực tiễn
hội nhập giữa các quốc gia
đã làm cho các nước có hệ
thống pháp luật thuộc dòng
họ common law tiến hành
nội luật hoá các cam kết
quốc tế bằng con đường xây
dựng và hoàn thiện hệ thống
luật thành văn.

2. Các nước thuộc civil
law không coi án lệ là
nguồn luật chính, tuy
nhiên ý nghĩa quan trọng
của án lệ ngày càng được
thừa nhận và được chứng
minh trong quá trình phát
triển của pháp luật. (Ví
dụ như trong lĩnh vực bồi
thường thiệt hại ở pháp
chủ yếu sử dụng án lệ vì
Bộ luật dân sự ít qui định
về vấn đề này).
3. Học thuyết không còn
là nguồn chính của pháp
luật nhưng nếu xem xét
pháp luật theo nghĩa rộng

là đại lượng của công
bằng, công lí thì học
thuyết vẫn là nguồn quan
trọng.
4. Tập quán pháp luật
gồm 3 loại là tập quán áp
dụng đương nhiên, tập
quán áp dụng theo sự dẫn

2. Án lệ là những nguyên
tắc pháp lí rút ra từ những
phán quyết của toà do các
thẩm phán sáng tạo ra, cung
cấp tiền lệ hay cơ sỏ pháp lý
để các thẩm phán giải quyết
các vụ việc có tình tiết
tương tự trong hiện tại và
tương lai. Trong dòng họ
common law, án lệ được
coi là nguồn luật chính.

3. Không có các học thuyết
là nguồn luật như ở dòng họ
civil law. Tuy nhiên dòng họ
common law lại coi các tác
phẩm gồm các cuốn sách do
các tác giả có uy tín viết là
nguồn luật.
4. Tập quán pháp địa
phương được coi là nguồn

luật, chủ yếu trong lĩnh vực


chiếu của pháp luật và thương mại.
tập quán trái pháp luật.
5. Các nguyên tắc chung 5. Không có các nguyên tắc
chung của pháp luật làm
của pháp luật. Các nguồn luật.
nguyên tắc này có thể là
nguyên tắc thành văn
hoặc không thành văn
được chấp nhận trong
luật các quốc gia của hầu
hết các nước thuộc civil
law.
6. Không có

3

6. Coi luật của Liên minh
châu Âu là nguồn luật.

Đặc điểm pháp 1. Civil law chịu ảnh 1. Ít chịu ảnh hưởng của

hưởng sâu sắc của luật luật La Mã.
La Mã.
2. Hệ thống pháp luật không
2. Hệ thống pháp luật phân chia thành công pháp
phân chia thành công và tư pháp.
pháp và tư pháp.

3. Hệ thống pháp luật
3. Các hệ thống pháp luật common law coi án lệ là
thuộc civil law coi trọng nguồn luật chính.
lí luận pháp luật, coi luật
thành văn là nguồn luật
chính.
4.Hệ thống pháp luật của
4. Tính pháp điển hoá common law có quan niệm
cao: Hệ thống Civil law luật pháp được hình thành
quan niệm luật pháp là từ tập quán. Ưu điểm rõ nét
phải từ các chế định cụ nhất của các tập quán là tính
thể. Ưu điểm rõ nét của cụ thể, linh hoạt và phù hợp
các Bộ luật trong Civil với sự phát triển của các
Law là tính khái quát quan hệ xã hội.
hóa, tính ổn định cao.
Hệ thống pháp luật chia
thành luật công và luật


tư. Công pháp bao gồm
các ngành luật, các chế
định pháp luật điều chỉnh
các quan hệ về tổ chức
và hoạt động của cơ quan
nhà nước, những quan hệ
mà một bên tham gia là
các cơ quan nhà nước.
Còn tư pháp bao gồm các
ngành luật, các chế định
pháp luật điều chỉnh các

quan hệ liên quan đến
các cá nhân, tổ chức
khác.
5. Các chế định đặc thù
của dòng họ civil law là
chế định luật nghĩa vụ và
chế định pháp nhân
4

5. Chề định pháp luật tiêu
biểu của các hệ thống pháp
luật thuộc dòng họ common
law là chế định uỷ thác.

Về thủ tục tố 1. Hệ thống pháp luật 1. Hệ thống pháp luật Anh –
tụng
lục địa phát triển hình Mỹ phát triển hình thức tố
thức tố tụng thẩm vấn, tố tụng tranh tụng.
tụng viết.
2.Hệ thống Civil Law
dựa trên qui trình tố tụng
thẩm vấn (inquisitorial
system) nên trong các vụ
án hình sự, thẩm phán
căn cứ chủ yếu vào Luật
thành văn, kết quả của cơ
quan điều tra, và quá
trình xét xử tại Toà để ra
phán quyết.


2. Khi xét xử, các nước theo
hệ thống Common Law rất
coi trọng nguyên tắc Due
process. Nội dung chính của
nguyên tắc này nói đến ba
yêu cầu chính: yêu cầu bình
đẳng của các đương sự
trong việc đưa ra chứng cứ
trước Toà; yêu cầu qui trình
xét xử phải được tiến hành
bởi một Thẩm phán độc lập
có chuyên môn, cùng một
bồi thẩm đoàn vô tư, khách
quan, yêu cầu luật pháp phải
được qui định sao cho một
người dân bình thường có
thể hiểu được hành vi phạm
tội.


5

Vai trò Chính
phủủa luật sư
và thẩm phán;
chứng cứ.

3. Ở các nước theo
truyền thống Civil Law,
chỉ có Nghị viện mới có

quyền làm luật, còn Toà
án chỉ là cơ quan áp
dụng pháp luật.
.
4. Các nước theo truyền
thống Civil law áp dụng
các hiệp định quốc tế, ví
dụ như ở Thụy Sĩ, các
điều ước quốc tế được áp
dụng trực tiếp như là một
phần của luật quốc nội,
vì vậy các Toà án có thể
trực tiếp áp dụng các
điều ước quốc tế khi xét
xử.

3. Toà án ở các nước theo
truyền thống Common Law
được coi là cơ quan làm luật
lần thứ hai, hay cơ quan
sáng tạo ra án lệ.

1. Pháp luật lục địa do
văn bản qui phạm pháp
luật là nguồn chủ yếu,
đồng thời do thông lệ "án
tại hồ sơ" - quá trình điều
tra phụ thuộc phần lớn
vào kết quả của cơ quan
điều tra do vậy luật sư

ban đầu ít được coi trọng
như các nước theo hệ
thống pháp luật Anh Mỹ.

1.Pháp luật Anh - Mỹ do án
lệ là nguồn cơ bản, đặc biệt
với truyền thống coi trọng
chứng cứ nên luật sư, thẩm
phán rất được coi trọng.

2. Thẩm phán ở các nước
Civil Law chỉ tiến hành
hoạt động xét xử mà
không được tham gia
hoạt động lập pháp, họ
không được tạo ra các
chế định, các qui phạm
pháp luật.

2. Thẩm phán ở các nước
common law còn có vai trò
sáng tạo và phát triển pháp
luật.

4. Ở các nước theo truyền
thống Common Law đa
phần các hiệp định quốc tế
không phải là một phần của
luật quốc nội/ luật quốc gia.
Chúng chỉ có thể được toà

án áp dụng khi các hiệp
định quốc tế đã được nội
luật hoá bởi cơ quan lập
pháp.


3. Thẩm phán của Civil
law được đào tạo theo
một qui trình riêng, họ
thường trước đó không
phải là các luật sư.

3. Ở các nước thuộc dòng
họ pháp luật Common Law
thì khác, thẩm phán hầu hết
đều được lựa chọn từ những
luật sư rất danh tiếng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật So Sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 2009.
2. Trang web



×