Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

So sánh hình thức chính thể của nhà nước thành bang xpac và nhà nước thành bang aten ở hy lạp thời cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.4 KB, 7 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vào khoảng thế kỉ VIII-VI TCN ở Hy Lạp cổ đại có sự hình thành các thành
bang. Các thành bang là những trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo của Hy Lạp với
chính quyền riêng, lực lượng riêng và luật lệ riêng. Có thể nói, những thành bang
này đã trở thành các quốc gia - nhà nước theo đầy đủ nghĩa của nó. Hình thức tổ
chức nhà nước của từng quốc gia - thành bang không giống nhau, là cộng hòa quý
tộc hoặc cộng hòa dân chủ chủ nô. Trong đó tiêu biểu cho chính thể cộng hòa quý
tộc chủ nô là nhà nước thành bang Spac còn chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô tiêu
biểu là nhà nước thành bang Aten. Vì vậy, trong phạm vi bài luận này, em muốn đi
sâu vào đề tài “So sánh hình thức chính thể của nhà nước thành bang Xpac và
nhà nước thành bang Aten ở Hy lạp thời cổ đại”.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH THỨC CHÍNH THỂ
Hình thức chính thể là một trong ba yếu tố cấu thành hình thức nhà nước,
cùng với hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị. Hình thức chính thể được
định nghĩa là cách thức và trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của quyền lực
nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau và với nhân dân.
Hình thức chính thể bao gồm hai dạng cơ bản là quân chủ và cộng hòa, trong
đó hình thức chính thể cộng hòa là hình thức phổ biến của các quốc gia thành bang ở
Hy Lạp cổ đại. Trong lịch sử thế giới thời kì chiếm hữu nô lệ chính thể cộng hòa có
hai dạng khác nhau là cộng hòa quý tộc chủ nô và cộng hòa dân chủ chủ nô. Hình
thức cộng hòa quý tộc chủ nô được hiểu là hình thức mà quyền bầu cử và được bầu
vào cơ quan tối cao cảu quyền lực nhà nước chỉ thuộc về tầng lớp quý tộc. Còn
cộng hòa dân chủ củ nô là chính thể mà về mặt pháp lý, quyền bầu cử và ứng cử vào
các cơ qua tối cao của quyền lực nhà nước thuộc về mọi công dân khi có đủ những
điều kiện luật định. Đại diện cho chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô là nhà nước
thành bang Spac còn chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô tiêu biểu là nhà nước thành
bang Aten.
II. SO SÁNH HÌNH THỨC CHÍNH THỂ CỦA NHÀ NƯỚC THÀNH
BANG XPAC VÀ NHÀ NƯỚC THÀNH BANG ATEN


1. Điểm giống nhau
Cả hai nhà nước thành bang Xpac và Aten đều có hình thức chính thể cộng
hòa. Đó là hình thức mà quyền lực cao nhất của nhà nước thuộc về một hoặc một số
cơ quan chủ yếu bằng con đường bầu cử. Điều này được thể hiện qua sự ghi nhận
của hai thành bang về vị trí của hội nghị công dân - là cơ quan quyền lực cao nhất
của nhà nước. Và đây cũng là điểm giống nhau duy nhất về hình thức chính thể của
nhà nước Xpac và Aten.
1


2. Điểm khác nhau
Trong thời kì chiếm hữu nô lệ chính thể cộng hòa có hai dạng khác nhau là
cộng hòa quý tộc chủ nô và cộng hòa dân chủ chủ nô, tùy theo đối tượng được
hưởng quyền tham gia vào việc thành lập cơ quan tối cao của quyền lực nhà nước.
Nhà nước Xpac là đại diện tiêu biểu cho hình thức chính thể cộng hòa quý tộc chủ
nô còn đối với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ chủ nô là Aten. Việc so sánh
hình thức chính thể của hai nhà nước thành bang này thông qua cách thức thành lập,
nhiệm vụ, quyền hạn, của các cơ quan trong bộ máy nhà nước sẽ giúp chúng ta làm
rõ được những đặc điểm của hai hình thức chính thể này.
a. Về cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước
Mặc dù hội nghị công dân của cả hai thành bang đều được ghi nhận là cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất của nhà nước tuy nhiên vẫn có sự khác nhau trong cách
thức tổ chức cơ quan này ở hai nhà nước Xpac và Aten (dưới thời Periclet).
Thứ nhất, về thành phần: Nếu ở nhà nước thành bang Aten công nhận mọi
công dân nam từ 18 tuổi trở lên đều có quyền tham gia vào hội nghị công dân thì ở
Xpac độ tuổi đó là 30 tuổi.
Thứ hai, về thời gian: Khác với hội nghị công dân ở nhà nước Aten quy định
10 ngày họp một lần thì hội nghị công dân ở Xpac chỉ được triệu tập khi có sự đồng
ý của cả hai vua. Có thể nói, hoạt động của hội nghị nhân dân ở Aten là cơ quan hoạt
động thường xuyên, liên tục còn ở Xpac hoạt động của cơ quan này không thường

xuyên.
Thứ ba, về quyền lực thực tế của hội nghị nhân dân:
Ở nhà nước Aten, đây là cơ quan nắm quyền lực tối cao của nhà nước. Điều
này được thể hiện qua việc công dân là lực lượng chủ yếu thảo luận và quyết định
những vấn đề lớn của nhà nước như chiến tranh và hòa bình, giám sát các cơ quan
nhà nước, bầu những quan chức cao cấp của nhà nước, xét duyệt những vấn đề quan
trọng nhất của tòa án, có quyền ban hoặc tước quyền công dân, cung cấp lương thực
cho thành phố...Hầu hết các chức vụ cao cấp của nhà nước đều được công dân bầu
bằng phương pháp bỏ phiếu hay biểu quyết.
Mặc dù cũng được ghi nhận là cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước, song
quyền lực của hội nghị công dân ở Spac lại rất hạn chế. Công dân không có quyền
chủ động thảo luận, góp ý, cũng không có quyền chủ động quyết định những vấn đề
quan trọng của quốc gia mà chỉ có quyền thụ động biểu quyết những quyết định của
một cơ quan khác. Việc quyết định những vấn đề quan trọng như chiến tranh và hòa
bình của quốc gia thuộc về hội đồng trưởng lão.
Ở nhà nước Xpac, cơ quan nắm quyền lực tối cao của nhà nước thực chất là
hội đông trưởng lão gồm 28 vị trưởng lão và 2 vua. Hội đồng trưởng lão có quyền
quyết định những vấn đề quan trọng có liên quan đến vận mệnh quốc gia như chiến
tranh và hòa bình. Ngoài ra hội đồng trưởng lão còn là cơ quan soạn thảo pháp luật
và thảo luận trước mọi vấn đề trước khi đưa ra quyết định tại Đại hội nhân dân.
2


Tuy nhiên sau này, do mâu thuẫn giai cấp giữa quý tộc và bình dân Xpac ngày
càng gay gắt, thể hiện thông qua mâu thuẫn giữa Hội đồng trưởng lão và Đại hội
nhân dân. Giai cấp quý tộc Xpac (Hội đồng trưởng lão) nắm quyền lực thực tế
(quyền phân chia ruộng đất, quyền lực kinh tế…) nên trong cuộc đấu tranh này, giai
cấp quý tộc Xpac bảo vệ quyền lợi cho mình bằng cách thành lập một cơ quan mới,
có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ, bảo vệ nền cộng hoà quý tộc
chủ nô, cơ quan đó là Hội đồng năm quan giám sát.

Qua những phân tích trên đây ta có thể nhận thấy, hội nghị công dân ở nhà
nước Aten được pháp luật trao cho quyền lực và chức năng rất lớn, nó giữ một vị trí
vô cùng quan trọng trong bộ máy nhà nước. Hội nghị công dân hoạt động thực chất,
toàn bộ quyền lực thuộc về công dân nhà nước Aten, do đó tính dân chủ được phát
huy cao nhất. Điều này khác với Xpac, hội nghị nhân dân ở đây chỉ mang tính hình
thức và quyền lực rất hạn chế. Mọi quyền lực nhà nước Xpac tập trung vào hội đồng
trưởng lão và về sau là hội đồng giám sát năm quan - đại diện của quý tộc chủ nô.
b. Về người đứng đầu
Ở nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô Aten, người đứng đầu là đại diên của
tầng lớp chủ nô công thương - chủ nô mới như Xôlông, Clixten, Pêriclet. Còn ở
Xpac, đứng đầu nhà nước là hai vua có quyền ngang nhau, được chọn từ hàng ngũ
quý tộc chủ nô có danh vọng. Không chỉ khác nhau về xuất thân của người đứng đầu
nhà nước mà về quyền lực của người đứng đầu hai nhà nước cũng có sự khác biệt.
Nếu ở Aten, quyền lực của quan chấp chính là khá lớn thì ở Xpac, quyền lực của hai
bị hạn chế nhiều. Cụ thể, thời bình, vua chỉ lo việc tế lễ và xét xử; thời chiến, thì
thống lĩnh quân đội.
c. Về cơ quan hành pháp
Ở nhà nước Aten, hội nghị công dân bầu ra Hội đồng 500 người (gọi là Bulê) là cơ quan hành pháp của nhà nước. Bulê có nhiệm vụ thay mặt nhân dân thực hiện
các công việc hành chính của nhà nước trong suốt một năm như quản lý tài chính,
giám sát công việc của các nhân viên chính quyền, thảo luận sơ bộ các vấn đề quan
trọng trước khi trình hội nghị nhân dân. Ngoài ra Bulê còn có nhiệm vụ kiểm tra tư
cách công dân cũng như tư cách của các viên chức trong bộ máy nhà nước. Hội đồng
được chia thành 10 uỷ ban - Pơritani. Mỗi Pơritani có chức năng thường trực thay
mặt Bulê giải quyết các công việc hành chính hàng ngày trong nhiệm kỳ 1/10 năm
(khoảng từ 36 đến 39 ngày).
Về sau, Hội đồng tướng lĩnh dần trở thành cơ quan hành chính cao nhất của
nhà nước. Hội đồng được Hội nghị công dân bầu ra theo hình thức biểu quyết chứ
không phải là bỏ phiếu kín như việc bầu cử các cơ quan nhà nước khác, và hoạt
động của Hội đồng 10 tướng lĩnh phải chịu sự giám sát của Hội đồng 500 người.
Khác với Aten, ở thành bang Xpac không có sự phân định rõ ràng về cơ quan

hành pháp thành lập riêng mà quyền hành pháp thuộc về hội đồng 5 quan giám sát.
Có thể nhận thấy, quyền lực của hội đồng năm quan giám sát là rất lớn, bao trùm lên
quyền lực của các cơ quan khác.
3


d. Về cơ quan tư pháp
Tòa bồi thẩm là cơ quan xét xử và giám sát cao nhất ở thành bang Aten, được bầu ra
hàng năm bằng phương pháp bỏ phiếu ở hội nghị nhân dân. Công dân Aten từ 30
tuổi trở lên có quyền ứng cử. Bên cạnh đó, để ngăn chặn tình trạng hội lộ, thiếu công
minh khi xét xử, nhà nước đã ban hành rất nhiều luật lệ. Còn ở Xpac, quyền xét xử
thuộc về hai vua. Tuy nhiên sau này, hội đồng năm quan giám sát được thành lập, có
quyền giải quyết công việc tư pháp của nhà nước, các giám chế quan được xử một số
vụ án hình sự và dân sự.
Qua những phân tích trên đây về tổ chức bộ máy nhà nước, chúng ta có thể
khẳng định rằng nhà nước Xpac là nhà nước được tổ chức theo hình thức chính thể
Cộng hoà quý tộc chủ nô, cond Aten là đại diện tiêu biểu cho chính thể nhà nước
cộng hòa dân chủ chủ nô. Có sự khác nhau về hình thức chính thể giữa hai nhà nước
xuất phát từ điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội.
III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ KHÁC NHAU VỀ HÌNH THỨC
CHÍNH THỂ CỦA THÀNH BANG XPAC VÀ ATEN
Thành bang Xpac nằm giữa vùng đồng bằng Laconi, thuộc vùng nam Hy Lạp.
Ở đây đất đai màu mỡ, sông ngòi thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Còn
thành bang Aten ở vị trí trung tâm đồng bằng Attich, thuộc miền Trung Hy Lạp. Đây
là vùng có diện tích nhỏ hẹp, đất đai cằn cỗi, nhưng lại có nhiều loại khoáng sản quý
như đất sét. Chính vì vậy, Aten không thích hợp cho việc phát triển kinh tế nông
nghiệp nhưng lại rất thuận lợi cho phát triển công thương nghiệp, thương mại đường
biển. Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên của hai thành bang dẫn đến sự khác nhau
về kinh tế và xã hội, đây là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác nhau kề hình
thức chính thể giữa hai nhà nước này.

1. Nguyên nhân kinh tế
Ở nhà nước Xpac, kinh tế nông nghiệp phát triển cho nên đất đai – tư liệu sản
xuất là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên ruộng đất ở Xpac thuộc quyền sở hữu của nhà
nước mà hực chất là thuộc quyền định đoạt của quý tộc chủ nô cũ. Những người
bình dân là người Xpac tuy được chia ruộng đất để sử dụng, nhưng họ cũng chỉ là
chủ đất, chủ nô loại vừa và nhỏ và bị phụ thuộc vào tầng lớp quý tộc chủ nô – chủ nô
lớn. Bởi vậy, tầng lớp quý tộc chủ nô có thế lực và tiềm lực kinh tế rất mạnh. Thêm
vào đó, ở Xpac một thời gian dài, việc mua bán ruộng đất bị cấm và công thương
nghiệp bị hạn chế phát triển. Vì vậy tầng lớp chủ nô mới chậm phát triển để làm đối
trọng với tầng lớp quý tộc chủ nô.
Khác với Xpac, ở Aten công thương nghiệp phát triển từ rất sớm và với tốc độ
nhanh. Bên cạnh tầng lớp quý tộc chủ nô, tầng lớp chủ nô mới (chủ xưởng, chủ
thuyền, thương nhân) xuất hiện rất sớm, tăng nhanh về số lượng và mạnh về kinh tế.
Họ có tiềm lực kinh tế rất mạnh vì giao thương và buôn bán với nhiều nơi, trong khi
tầng lớp quý tộc chủ nô ở đây chỉ nắm trong tay ruộng đất kém màu mỡ. Chủ nô mới
4


nắm vai trò quan trọng trong việc hìh thành và phát triển chính thể cộng hòa dân chủ
chủ nô sau này ở Aten.
2. Nguyên nhân chính trị xã hội
Vì nhà nước Xpac là kết quả trực tiếp của một cuộc chiến tranh xâm lược và
chinh phục, cho nên giai cấp chủ nô phải có một tổ chức quyền lực nhà nước tập
trung trong tay một số ít người để đảm bảo duy trì được ách thống trị của mình.
Trong những người tự do, chỉ có người Xpac có quyền chính trị còn người Pirieco
không có quyền tham gia vào mọi sinh hoạt nhà nước, lại càng không có quyền tham
dự chính quyền nhà nước. Thêm vào đó, quý tộc chủ nô chiếm ưu thế hơn so với
tầng lớp chủ nô mới, cho nên ở đây các cuộc đấu tranh của bình dân với tầng lớp
quý tộc, chủ nô lớn phát triển chậm và ở mức độ ít quyết liệt hơn.
Còn ở Aten, do kinh tế chủ đạo là kinh tế công thương nên giai cấp chủ nô đã

phân hóa thành hai bộ phận: chủ nô cũ (quý tộc công thương) và chủ nô mới (chủ nô
công thương). Chủ nô mới không xuất thân từ quý tộc chủ nô vì vậy họ không có
quyền tham dự chính quyền nhà nước. Dần dần lớn mạnh vè kinh tế, họ trở thành
giai cấp đối trọng với quý tộc chủ nô, họ muốn thú đẩy dân chủ để tham gia vào bộ
máy nhà nước. Bên cạnh đó, một bộ phận kiều dân không có huyết thống Đôriêng
làm nghề thủ công, buôn bán, họ là người tự do nhưng không được tham gia vào
sinh hoạt chính trị nên họ cũng mâu thuẫn với quý tộc chủ nô và trở thành đồng
minh với chủ nô công thương. Tầng lớp chủ nô mới đã đề xướng cuộc đấu tranh
chống lại quý tộc chủ nô bằng con đường cải cách, qua đó chính thể cộng hòa quý
tộc chủ nô từng bước được xác lập và phát triển.

KẾT LUẬN
Xpac và Aten là hai thành bang lớn và tiêu biểu nhất trong toàn cảnh các nhà
nước thành bang ở Hy Lạp cổ đại. Thông qua việc so sánh cách thức thành lập,
nhiệm vụ, quyền hạn, của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đã giúp chúng ta làm
rõ những đặc điểm của hai hình thức chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô và cộng hòa
dân chủ chủ nô ở hai nhà nước nói trên. Trong phạm vi bài luận này, dù đã cố gắng
rất nhiều song do hiểu biết còn hạn chế và thời gian có hạn, nên em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để hoàn thiện bài
viết. Em xin chân thành cảm ơn!

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế
giới, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008
2. Lương Ninh (chủ biên), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2006


6


MỤC LỤC

I. KHÁI NIỆM VỀ HÌNH THỨC CHÍNH THỂ........................................................1
II. SO SÁNH HÌNH THỨC CHÍNH THỂ CỦA NHÀ NƯỚC THÀNH
BANG XPAC VÀ NHÀ NƯỚC THÀNH BANG ATEN................................................1
1. Điểm giống nhau..............................................................................................1
2. Điểm khác nhau...............................................................................................1
a. Về cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước......................................................1
b. Về người đứng đầu............................................................................................2
c. Về hành
pháp………………………………………………………………3
d. Về cơ quan tư pháp............................................................................................3
III. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ KHÁC NHAU VỀ HÌNH THỨC
CHÍNH THỂ CỦA THÀNH BANG XPAC VÀ ATEN..................................................4
1. Nguyên nhân kinh tế.......................................................................................4
2. Nguyên nhân chính trị xã hội............................................................................................4
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................6

7



×