Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực trạng và các biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.41 KB, 16 trang )

A. Đặt vấn đề
Bạo lực gia đình là vấn đề được đông đảo mọi người quan tâm, từ
nhân dân đến cơ quan các cấp, bởi nó hướng đến hai đối tượng chính cần
được bảo vệ trong xã hội: đó là phụ nữ và trẻ em. Hiện nay ở Việt Nam số
vụ trẻ em bị đánh đập, hành hạ, lạm dụng sức lao động và tình dục ngày
càng gia tăng. Với mức độ đặc biệt nghiêm trọng như vậy, một vấn đề cấp
thiết được đặt ra, đó là làm thế nào để bảo vệ được trẻ em bị bạo lực gia
đình. Để làm rõ hơn hiện tượng này, em xin chọn đề số 5: Thực trạng và các
biện pháp pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em là nạn
nhân của bạo lực gia đình.

B. Giải quyết vấn đề.
1. Vài nét về bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận quan tâm sâu sắc. Đây
là một dạng tệ nạn xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình
và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Trường hợp
nhiêm trọng, bạo lực gia đình là tác nhân gây ra những hậu quả tai hại về
cuộc đời, nhân cách của con người, gián tiếp tạo nên mầm mống các tệ nạn
và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội.
Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương mà là
một vấn nạn toàn cầu, ở đâu cũng có, từ các nước nghèo, đang phát triển cho
đến giàu có, phát triển cao độ. Mọi gia đình thuộc mọi tầng lớp của xã hội
đều có thể gặp phải tệ nạn này. Đối tượng của các hành vi bạo lực trong gia
đình thường là những thành viên yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong hầu hết
các trường hợp là phụ nữ, người già và trẻ em.


Bạo lực trong gia đình tồn tại dưới nhiều hình thức, từ việc sử dụng
sức lực, vật dụng để đánh đập gây thương tích, tổn hại về thể chất cho các
thành viên khác; dùng quyền lực để kiểm soát, khống chế, cấm đoán các
thành viên khác về nhiều mặt; cưỡng bức trong quan hệ tình dục, nhất là ép


buộc người phụ nữ làm những việc liên quan đến tình dục trái với mong
muốn của họ; dùng lời nói nhục mạ, chửi mắng, đe dọa hoặc có hành vi
ruồng rẫy, bỏ rơi, không quan tâm lẫn nhau cho đến cố tình đập phá, làm hư
hỏng tài sản chung; tiêu xài hoang phí không nhằm mục đích phục vụ đời
sống gia đình, … đều ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm của
mỗi cá nhân. Đặc biệt, đối với trẻ em bạo lực còn ảnh hưởng nghiêm trọng
đến sự hình thành nhân cách, hạn chế những cơ hội để trẻ em có một cuộc
sống bình thường và nhất là tương lai của các em sau này.
Bạo lực gia đình (bạo hành gia đình) là thuật ngữ dùng để chỉ các hành
vi bạo lực giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Hành vi bạo lực
thường thấy nhất là giữa vợ và chồng nhưng bạo lực giữa cha mẹ với con cái
hay ông bà, anh chị em ruột với nhau hoặc giữa mẹ chồng và con dâu cũng
xảy ra và được xếp vào nhóm các hành vi này. Nạn nhân chủ yếu của bạo
lực gia đình thường là phụ nữ - vợ hoặc mẹ của đối tượng, và trẻ em. Bạo
lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa, tôn giáo không ngoại lệ
giàu nghèo và trình độ học vấn cao hay thấp. Trẻ em là một trong ba đối
tượng chính của nạn bạo lực gia đình ( bao gồm phụ nữ, trẻ em, người già).
Theo Điều 2 của Luật phòng chống bạo lực gia đình thì các hành vi
sau được coi là hành vi bạo lực gia đình:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác gây xâm hại đến sức
khỏe, tính mạng;
+ Lăng mạ hoặc các hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhâm phẩm;


+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng;
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông,
bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ, chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
+ Cưỡng ép quan hệ tình dục;
+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự

nguyện, tiến bộ;
+ Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài
sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các
thành viên gia đình;
+ Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá
khả năng của họ; kiểm soát thu nhập thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính;
+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
+ Hành vi bạo lực gia đình quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp
dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ
không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

2. Thực trạng bạo lực gia đình tại Việt Nam.
Trong hai năm 2008-2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ (bình quân gần
3.000 vụ một năm), trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ
em được phát hiện và xử lý, trong đó có một số vụ gây bức xúc trong dư
luận xã hội. Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, thầy cô giáo, người
sử dụng lao động và những người có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ
em có hành vi bạo lực trẻ em. Điển hình là các vụ: Cháu Nguyễn Thị Bình bị


vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương ở quận Thanh
Xuân, Hà Nội ngược đãi, đánh đập hành hạ trong một thời gian dài. Vụ
Quản Thị Kim Hoa đánh đập trẻ em tại nhóm trẻ gia đình (Biên Hòa, Đồng
Nai). Vụ cháu Hồng Anh 4 tuổi ở Xuân Mai – Hà Nội bị người “cha hờ”
đánh đập, hành hạ dã man....
Việt Nam là một nước đang phát triển nên vấn đề chăm sóc sức khỏe
thể xác và tinh thần cho trẻ em vẫn còn khá mới mẻ và xa lạ. Việc xử lý các
vụ việc trẻ bị bạo lực gia đình mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết hậu quả chứ
chưa phải ngăn ngừa. Năm 2005 đã có một cuộc điều tra quốc gia về vị

thành niên và thanh niên Việt Nam. Báo cáo cho thấy một tỉ lệ không nhỏ,
khoảng 31% vị thành niên và thanh niên có một số trục trặc về tâm lí. Tỉ lệ
trẻ em gặp trục trặc tâm lí trong một giai đoạn nào đó ở nhiều quốc gia gần
tương đương nhau là 17%, tuy nhiên ở Việt Nam do nhiều nguyên nhân mà
con số vẫn chưa sát thực tế vì còn nhiều trường hợp được phát hiện và xử lí
muộn. Theo báo cáo của Bộ công an thì cứ 2-3 ngày ở Việt Nam lại có 1
người chết vì có liên quan đến bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình hiện nay
trở thành ung nhọt của xã hội, nó diễn ra ngày càng phức tạp hơn.
Bởi bạo lực gia đình đã xuất hiện từ rất lâu, tồn tại từ thời phong kiến,
thậm chí còn được cho là truyền thống gia đình, một cách dạy con hiệu quả,
cho nên việc ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình với trẻ còn là vấn đề hết
sức khó khăn, nan giải, yêu cầu không chỉ có sự nỗ lực của nhà nước, các cơ
quan chức năng mà rất cần sự giúp đỡ của nhân dân. Nếu không có dân phát
hiện thì những vụ việc từng xảy ra trong những năm gần đây sẽ phải rất lâu
nữa mới được phát hiện. Bởi hậu quả gây ra cho trẻ là rất lớn, có thể gây đau
đớn về thể xác, lại khiến trẻ bị những chấn thương tâm lý khó khôi phục.
Nhiều trẻ phải mang thương tật suốt quãng đời còn lại. Về tinh thần trẻ trở


nên hoảng loạn, thiếu tự tin, thụ động, buồn rầu, lo sợ. Trẻ có thể bị trầm
cảm, bị ảnh hưởng về thần kinh, hay la hét, hoảng sợ...
Theo báo cáo tình trạng trẻ em thế giới của Unicef năm 2009, hiện có
khoảng 5000 triệu trẻ em bị ảnh hưởng của bạo lực chiếm khoảng ¼ tổng số
trẻ em trên thế giới. Đối với nước ta, tình trạng bạo lực trẻ em trong những
năm gần đây diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Trong hai năm
2008-2009 cả nước đã xảy ra 5956 vụ(bình quân gần 3000 vụ một năm),
trong đó có nhiều vụ là trẻ em bị chính cha mẹ, người thân và những người
có trách nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc có hành vi bạo lực trẻ em. Điển hình là
các vụ: cháu Ngyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và
Trịnh Hạnh Phương ở quận Thanh Xuân, Hà Nội ngược đãi, đánh đập hành

hạ trong một thời gian dài. Vụ cháu Hồng Anh 4 tuổi ở Xuân Mai- Hà Nội bị
người “cha hờ” đánh đập, hành hạ dã man. Vụ cháu Nguyễn Hào Anh, 14
tuổi (Cà Mau) bị vợ chồng chủ trại nuôi tôm Minh Đức hành hạ suốt một
thời gian dài bằng các hình thức dã man như dùng kìm bấm vào môi, bẻ
răng, dùng bàn là nóng dí lên da thịt. Và mới đây nhất là vụ em Nguyễn
Hữu Lợi ( 9 tuổi) bị mẹ nuôi dùng roi đánh khắp người và dùng búa đánh
vào đầu chỉ vì em đã ăn hết phần thức ăn dành cho bữa chiều. Đặc biệt gần
đây, dư luận đang rất đau xót và phẫn nộ về bé Hảo 3 tuổi bị nhục hình ở ấp
Bình Phúc, xã Đức Hạnh, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước. Em đã phải
vào bệnh viện do bị đánh đập, bị lấy ống hút chọc vào người chảy máu, bị
cắt cả vành tai, ngón tay trái, bé Hảo đã bị hành hạ kéo dài bởi cha ruột của
mình. Theo hồ sơ bệnh án, Hảo bị suy dinh dưỡng nặng, sức khỏe suy kiệt,
mặt bé Hảo biến dạng, lưng có nhiều vết thương cũ đã nhiễm trùng mưng
mũ. Và còn nhiều hơn nữa những vụ bạo hành trẻ em đang gây bức xúc
trong dư luận.


3. Nguyên nhân.
Có nhiều lý do dẫn đến bạo lực gia đình. Có thể là do hoàn cảnh gia
đình không được trọn vẹn, do ức chế tâm lý của người lớn, do các chất kích
thích như rượu bia, ma túy... Chẳng hạn như một gia đình có người cha
nghiện rượu thì nguy cơ dẫn đến các hành vi bạo lực càng lớn. Kết quả của
những nghiên cứu về bạo hành đã chứng minh rằng những người có hành vi
bạo lực thường muốn chế ngự người khác. Một người có hành vi bạo lực
thường có sự vượt trội về thể xác, sức khỏe, hay về kiến thức, uy quyền...
Trong đó các hành vi bạo lực trẻ em thường là do người lớn có sức khỏe, sử
dụng uy quyền và tinh thần của mình.
Trẻ em là đối tượng nhỏ tuổi, không có sức chống cự hoặc chống cự
yếu ớt, thường không dám lên tiếng hay phản kháng lại các hành vi bạo lực,
đặc biệt lại là hành vi do người trong gia đình thực hiện, do đó đây là đối

tượng dễ bị chi phối về mặt thể chất lẫn tinh thần, là một trong những nạn
nhân chủ yếu và thường xuyên của bạo lực gia đình.
Hoàn cảnh bạo hành xảy ra, đặc biệt là bạo hành thân thể, xảy ra khi
người lớn có những vướng mắc tồn tại từ trước, những căng thẳng và stress
tâm lý, cũng có trường hợp là do có sự xúc tác của rượu. Bạo hành được
nhận thấy có tỷ lệ cao ở các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như
kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa thấp, người chồng không có việc làm, gia
đình có cha mẹ ly thân…Tuy nhiên điều này không có nghĩa là giàu có hay
được học hành đầy đủ bảo đảm chắc chắn gia đình không tồn tại bạo lực gia
đình. Ở những gia đình như vậy, bạo hành xảy ra với hình thức mà người
ngoài khó nhận biết hơn, vì nó được che đậy tinh vi hơn. Đó có thể là hành
vi đánh thậm tệ hoặc bỏ mặc không cho ăn uống hoặc không thèm quan tâm


đến con dưới mọi hình thức. Hậu quả thường là rất nghiêm trọng, một bộ
phận trẻ có thể bỏ nhà, bỏ học hay nghiện ma túy, thậm chí là tự tử. Gái mại
dâm (ở trẻ nữ) thường có liên quan trực tiếp đến tuổi thơ bất hạnh.
Nạn bạo hành gia đình diễn ra đều khắp các nơi, không phân biệt nông
thôn hay thành phố, vùng sâu hay trung. Tuy nhiên nếu ở nông thôn tình
trạng bạo hành gia đình diễn ra thường xuyên với mức độ đễ nhận thấy là
cha mẹ đánh đập, chửi mắng, miệt thị con công khai thì trái lại, ở thành thị,
nạn bạo hành gia đình diễn ra âm thầm, kín đáo. Nhất là trong gia đình trí
thức thì điều này càng khó nhận biết, vì họ thường sống hết sức hình thức,
che đậy bằng hình ảnh một gia đình hạnh phúc, đầm ấm. Nạn bạo hành ở gia
đình trí thức phần lớn là những nguyên nhân do không vâng lời, nhận thức
kém, điểm thấp, thi trượt…họ miệt thị, cho rằng trẻ là một người thất bại, bỏ
đi, là kẻ làm xấu hổ gia đình…Từ suy nghĩ chuyện cha mẹ cãi nhau, đánh
con cái là chuyện nội bộ gia đình đã hình thành một thói quen có hại. Nhận
thức sai lầm “thương cho roi cho vọt”, nhiều cha mẹ đã làm nhiều trẻ bị tổn
thương nghiêm trọng. Nhiều trường hợp bạo hành bị giấu giếm, hoặc phủ

nhận. Hơn nữa hầu hết các vụ bạo hành khi bị đưa ra ánh sáng, và bị pháp
luật trừng trị ở mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương
tích. Mấy năm gần đây, cộng đồng liên tục nhận được những thông tin hết
sức đau lòng về việc trẻ em bị hành hạ bạo tàn ở khắp các nơi. Nguyên nhân
là do việc đánh giá xử lí những vụ bạo hành trẻ em không tận gốc. Thông
thường cơ quan chức năng chỉ mới tập trung xử lí “người dưng”( người thuê
lao động trẻ em…) đã trực tiếp ngược đãi hành hạ trẻ em…Còn với người
thân thích giám hộ của trẻ em (cha mẹ, anh chị..) thì dường như cơ quan
chức năng bỏ qua, chưa điều tra tới nơi xem liệu họ có phải là đồng phạm vớ
những người bạo hành trẻ em để xử lí họ tương xứng.


Hai là trong các vụ việc xử lý cha mẹ bạo hành con cái, cơ quan chức
năng thường chỉ mới quan tâm đến góc độ hành chính (phạt bao nhiêu tiền),
hình sự (xử bao nhiêu tháng, năm tù) mà chưa đề nghị tòa án tước hay hạn
chế quyền của cha mẹ trong việc chăm sóc , nuôi dưỡng , giáo dục con cái,
quyền quản lí tào sản của con (nếu có), quyền đại diện theo pháp luật của
con chưa thành niên theo luật định.
Ba là mặc dù pháp luật đã quy định xử lí hình sự người nào che giấu
hay thấy, biết hành vi bạo hành trẻ em đến mức thành tội phạm hình sự (giết,
hiếp dâm, cưỡng dâm, mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em…) mà
không tố giác tội phạm, nhưng thực tế hầu như chưa thấy ai bị khởi tố.
Chẳng hạn như vụ án em Hào Anh, không ai dám đứng ra tố giác, thậm chí
còn bị đe dọa nếu trình báo với cơ quan chức năng, điều này làm người dân
có tâm lý sợ bị liên lụy, không dám đứng lên bảo vệ trẻ. Đây cũng chính là
nguyên nhân dẫn đến nạn bạo hành không giảm mà còn tăng lên.
4. Biện pháp pháp lí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em là nạn
nhân của bạo lực gia đình:
a. Các quy định.
Luật hôn nhân gia đình đã quy định về nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng,

giáo dục của cha mẹ đối với con cái ( điều 34,36,37,38 ). Trẻ em có quyền
được chăm sóc sức khỏe, học hành, sống trong môi trường lành mạnh, quyền
được giải trí, thông tin, tổ chức hội họp, tự do bày tỏ ý kiến, được bảo vệ và
chống lại sự ngược đãi, chống lại sự lạm dụng tình dục, chống lại sự bóc lột,
chống lại mọi hình thức tra tấn và đối xử tồi tệ. Đó là các căn cứ để đưa ra
các biện pháp pháp lí bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Trong
tuyên ngôn về quyền trẻ em do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày
20-11-1959 đã chỉ ra " do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được


bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước
cũng như sau khi ra đời".
Theo công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em:
Điều 15 quy định: “không ai được phép làm tổn hại đến trẻ em.
Nghĩa vụ của chúng ta là tôn trọng và bảo vệ các em. Không ai được ngược
đãi trẻ em trai và gái về mặt thể chất, bằng ngôn ngữ hoặc tình cảm, kể cả
cha mẹ, thầy cô hay những người chăm sóc trẻ em. Ai xâm hại về thể chất và
tinh thần, làm tổn thương hoặc gây thương tích cho một bé trai hay gái là
người phạm tội".
Điều 16 quy định “các bậc cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ con cái của
mình tránh mọi nguy cơ bị xâm hại tình dục dưới mọi hình thức khác nhau
(từ những lời nói bóng gió, những cái vuốt ve mơn trớn, tiếp xúc bằng tay
đến những sự phô diễn xấu xa và hành vi cưỡng dâm). Không một ai kể cả
cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh em, họ hàng , thầy cô giáo hàng xóm, hay
những người xa lạ với gia đình có thể lạm dụng và xâm hại về mặt tình dục.
Lạm dụng tình dục trẻ em là một tội ác. Nếu cha mẹ hay những người có
trách nhiệm chăm sóc các em nhận thấy những điều đó mà không báo cho
các nhà chức trách thì bị coi là kẻ đồng phạm”.
Điều 19 quy định: “cấm lợi dụng trẻ em, buộc các em làm ăn xin,
hoặc làm việc vì lợi ích riêng của người lớn. Đây chính là hình thức bóc lột

trẻ em. Không một ai có quyền làm điều đó, kể cả các bậc cha mẹ”. Điều 22:
“cấm mọi hành vi làm nhục, đối xử dã man và vô nhân đạo đối với trẻ em
như đốt , trói, đánh đập bằng gậy gộc và những vật dụng khác. Người lớn
có nghĩa vụ phải bảo vệ các em và tố cáo với các nhà chức trách khi biết
được ai đó đang phạm tội ác này”.
Quyền của trẻ em cũng được quy định trong luật bảo vệ chăm sóc và
giáo dục trẻ em 2004. Theo điều 6 quy định: “Các quyền của trẻ em phải


được tôn trọng và thực hiện. mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại
đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định
của pháp luật". Trong đó việc cấm bạo lực trẻ em cũng được quy định tại
khoản 6 điều 7: “nghiêm cấm hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt,
bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em, lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi, xúi
giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân
thể, nhân phẩm danh dự của người khác”. “gia đình, nhà nước và xã hội có
trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em,
thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em. Mọi hành vi xâm
phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lí kịp
thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật”.
Mặc dù đã có những quy định cụ thể về quyền và lợi ích hợp pháp của
trẻ em tuy nhiên trên thực tế, việc trẻ em bị ngược đãi hành hạ đang diễn ra
phổ biến, trẻ em là nạn nhân chủ yếu và khá thường xuyên của nạn bạo lực
gia đình. Chính vì vậy chúng ta cần có những biện pháp pháp lí để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình.
b. Các biện pháp pháp lí nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ
em là nạn nhân của bạo lực gia đình:
Theo Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 thì các biện pháp phòng
ngừa bạo lực gia đình bao gồm:
- Thông tin tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình ( được quy

định từ điều 9 đến điều 11).
- Hòa giải mâu thuẫn tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình (từ
điều 12 đến điều 15).
- Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực
gia đình (điều 16 ,17 ) .


- Bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ( điều 18 đến điều 25).
- Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình ( điều 26 đến điều 30).
Mọi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức đều phải có trách nhiệm trong
công cuộc phòng chống bạo lực gia đình. Điều 42 luật phòng chống bạo lực
gia đình quy định :
“1. người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử bị xử lí vi phạm hành chính, xử lí
kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật.
2. cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lí vi phạm hành chính theo khoản 1
điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có
thẩm quyền quản lí người đó để giáo dục.
3. chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng
chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối
với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.
Như vậy đã có các chế tài xử phạt đối với các hành vi bạo lực gia
đình, cũng có những quy định về quyền của nạn nhân bạo lực gia đình tại
khoản 1 điều 5:
“a, yêu cầu cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe tính
mạng, nhân phẩm , quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
b, yêu cầu cơ quan tổ chức , người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn
chặn, bảo vệ , cấm tiếp xúc theo quy định của luật này.

c, được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lí, pháp luật.
d, được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin
khác theo quy định của luật này.
đ, các quyền khác theo quy định của pháp luật.”


Tuy nhiên phải thấy rằng, trẻ em là đối tượng dưới 16 tuổi, còn chưa
có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, mặc dù có năng lực pháp luật nhưng việc
nhận thức về pháp luật còn hạn chế, chưa thể tự bảo vệ mình bằng pháp luật
mà phải có sự giúp đỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Chúng ta cần
có các biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em là nạn nhân
của bạo lực gia đình
Hiện nay, điều quan trọng nhất là một mặt các cơ quan, tổ chức, đoàn
thể, chức năng cần tổ chức tuyên truyền sâu rộng pháp luật về chăm sóc, bảo
vệ quyền trẻ em nói chung và phòng chống bạo hành trẻ em nói riêng đến
từng vùng miền đất nước, đến từng gia đình, khu dân cư qua các phương tiện
thông tin đại chúng, câu lạc bộ cộng đồng. Ngoài ra cần tổ chức nhiều buổi
nói chuyện và trao đổi, mở các dịch vụ tư vấn miễn phí để phục vụ nhằm
nâng cao nhận thức của chính quyền và nhân dân địa phương về quyền trẻ
em từ đó thay đổi thái độ cuat họ nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình đối với
trẻ em.
Tuy nhiên để xử lí có hiệu quả thì các biện pháp pháp lí là quan trọng
hơn:
Với từng vụ bạo hành, vi phạm quyền trẻ em, các cơ quan chức năng
cần xử lí toàn diện, tận gốc. Việc xét xử lưu động các vụ án cha mẹ vi phạm
nghĩa vụ của mình đối với con cái, đồng phạm (giúp sức…) với những người
khác bạo hành con mình cần được thực hiện thường xuyên nhằm mục đích
phòng ngừa chung đối với xã hội.
Các cơ quan chức năng , đoàn thể nên có những biện pháp giáo dục,
xóa bỏ tư tưởng ở một số bộ phận gia đình coi con cháu như là một cái gì đó

thuộc “quyền sở hữu của mình”.
Đặc biệt nước ta cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo
vệ trẻ em. Từ năm 1990, Việt Nam đã là nước đầu tiên của Châu Á và là


nước thứ hai trên thế giới phe chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ em. Tiếp
đó, Việt Nam không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về chăm sóc, bảo
vệ trẻ em trong nhiều lĩnh vực. Đó là điều 5 và điều 7 của luật bảo vệ và
giáo dục trẻ em, điều 34 luật hôn nhân gia đình “cha mẹ có nghĩa vụ và
quyền thương yêu, trông nom , nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, ,lợi ích
hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo
dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức…” nếu
không thực hiện nghĩa vụ đó thì theo điều 41, 42 luật này, cha mẹ sẽ phải đối
mặt với việc bị tòa án chủ động hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác ra quyết định tước hoặc hạn chế quyền làm cha làm mẹ đối với
con chưa thành niên từ một đến năm năm. Thiết nghĩ, trong trường hợp có
bạo lực gia đình xảy ra mà nạn nhân là trẻ em thì không chỉ xử phạt theo
quy định là phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người
có hành vi bạo lực mà nếu người đó là cha hoặc mẹ của nạn nhân cần hạn
chế quyền của họ đối với con để đảm bạo sự an toàn cho đứa trẻ.
Chúng ta cần sửa đổi bổ sung luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em
2004, trong đó xác định rõ quyền hạn trách nhiệm và vai trò của các cơ quan
nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình và cá nhân trong việc bảo vệ chăm
sóc trẻ em, đáp ứng các nhu cầu chăm sóc và bảo vệ an toàn cho mọi trẻ em;
trách nhiệm của các cơ quan quản lí nhà nước và người đứng đầu những nơi
này mà theo luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em như ủy ban dân số,
gia đình và trẻ em, cơ quan lao động - thương binh và xã hội, ủy ban nhân
dân và mặt trận tổ quốc các cấp cũng cần được đặt ra và xử lí cụ thể, chứ
không chỉ là kết luận, kiểm điểm chung chung; bổ sung một chương riêng về
bảo vệ trẻ em nhằm tăng khả năng phòng ngừa, ngăn chặn các nguy cơ xâm

hại, bạo lực trẻ em; bổ sung những quy định, chế tài cụ thể về các hành vi
xâm hại, bạo lực trẻ em; quy định rõ các thủ tục và quy trình phòng ngừa, trợ


giúp và giải quyết các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bạo lực và trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình và cá nhân phòng
ngừa các hành vi xâm hại và bạo lực đối với trẻ em.
Trong luật phòng chống bạo lực gia đình xác định nạn nhân bạo lực
gia đình là trẻ em phải được ưu tiên bảo vệ quyền lợi hợp pháp.
Nghiêm khắc nhất là các quy định có liên quan đến việc phòng chống
bạo hành trẻ em trong bộ luật hình sự. Theo đó, có những tội danh, điều
khoản quy định các hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, tình dục trẻ em, vi
phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em, ngược đãi trẻ em, ngược đãi
hành hạ con cháu…với lỗi cố ý sẽ bị xử lí theo khung hình phạt năng hơn
hay bị áp dụng tình tiết tăng nặng so với việc phạm tội đối với người lớn.
Còn với những người không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm có
liên quan đến việc bạo hành trẻ em như giết, hiếp dâm, cưỡng dâm, mua bán,
đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em…thì bị xử lí hình sự.
Ngoài ra có không ít các văn bản pháp luật có liên quan khác. Rõ ràng
pháp luật Việt Nam mong muốn các quyền cơ bản của trẻ em phải được thực
thi và bảo vệ, mong muốn đem lại rất nhiều nụ cười, niềm hạnh phúc và
tương lai tốt đẹp cho trẻ em- chủ nhân tương lai của đất nước.
Hy vọng một tương lai không xa, đề án tổng thể về chất lượng dân số
quốc gia và sự giúp đỡ của một số dự án quốc tế sẽ tạo ra nhiều mô hình
giúp chăm sóc sức khỏe và tinh thần trẻ em tốt hơn nữa. Tuy nhiên, đó là
những bước đi khá vĩ mô liên quan đến đào tạo nguồn chuyên gia tâm lí trẻ
em, xây dựng mô hình can thiệp sức khỏe tinh thần dựa trên cơ sơ khoa học.
Còn trước mắt thì trách nhiệm này thuộc về cả gia đình và xã hội. Cần phải
thông tin tuyên truyền về tác hại của bạo hành gia đình để mọi người biết từ
đó mà tránh. Đối với trẻ em, để có một sức khỏe tinh thần tốt, thì điều cần

nhất là phải được nuôi dưỡng trong một môi trường lành manhj, chan hòa


tình yêu thương của cha vè mẹ đối với con cái, trẻ phải được tôn trọng và
được coi học hành là một sự hưởng thụ. Cần lên án các hành vi bạo hành trẻ,
dù ở mức độ thấp nhất. Trẻ phải nhận được sự yêu thương, chia sẻ để trẻ có
thể lớn lên biết chia sẻ, yêu thương và sống vị tha, đầy lòng nhân ái.

C. Kết thúc vấn đề.
Dù bằng biện pháp nào thì mục đích duy nhất mà chúng ta hướng tới
luôn là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho trẻ em, tạo một cuộc sống an
toàn cho các em phát triển năng lực bản thân tối đa. Các biện pháp pháp lý,
các quy định cũng không thể đảm bảo tuyệt đối cho trẻ khỏi bị tổn thương.
Hơn tất cả, sự quan tâm của gia đình là cách tốt nhất để trẻ được yên tâm
phát triển. Trên đây là ý kiến của cá nhân em về đề tài, mong các thầy cô
quan tâm giúp đỡ để em hoàn thiện bài tập của mình tốt hơn nữa. Em xin
chân thành cảm ơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật hôn nhân và Gia đình. NXB CAND.
2. Luật hôn nhân và gia đình, 2000.
3. Luật phòng chống bạo lực gia đình.
4. Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004
5. Công ước về quyền trẻ em của Liên hợp quốc.
6. Các website tham khảo thông tin và số liệu.




×