Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Trình bày các loại luật có thể được áp dụng điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài và điều kiện áp dụng các quy định đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.92 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
Trang
A.LỜI MỞ ĐẦU
B.NỘI DUNG

1
1

I.HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1

II. CÁC LOẠI LUẬT CÓ THỂ ÁP DỤNG

2

1. Pháp luật quốc gia

2

2. Điều ước quốc tế

3

3. Tập quán quốc tế

4

III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH
QUAN HỆ HỢP ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI


6

1. Trường hợp các bên thỏa thuận việc chọn luật áp dụng

6

2. Trường hợp các bên không thỏa thuận luật áp dụng

8

C.KẾT LUẬN

10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

11

1


A.LỜI MỞ ĐẦU
Quan hệ hợp đồng là quan hệ phổ biến trong lĩnh vực tư của đời sống quốc tế
được Tư pháp quốc tế điều chỉnh. Việc xác định luật áp dụng đối với hợp đồng có
yếu tố nước ngoài có ý nghĩa quan trọng trong việc xem xét giá trị pháp lý của hợp
đồng cũng như việc giải thích, bổ sung những khiếm khuyết của hợp đồng có yếu tố
nước ngoài. Để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về việc áp dụng các loại luật
trong lĩnh vực hợp đồng quốc tế, trong bài tập nhóm, chúng em phân tích đề tài:
“Trình bày các loại luật có thể được áp dụng điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu
tố nước ngoài và điều kiện áp dụng các quy định đó”.


B.NỘI DUNG
I.HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Một trong những quan hệ phổ biến của các quan hệ dân sự quốc tế được thực
hiện thông qua giao dịch hợp đồng. Hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân
sự có yếu tố nước ngoài. Mà trong đó “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và ngĩa vụ dân sự” (Điều 388
BLDS 2005). Khác với các quan hệ hợp đồng trong nước, hợp đồng trong tư pháp
quốc tế luôn chứa đựng yếu tố nước ngoài, thể hiện ở một trong những dấu hiệu sau:
-

Các bên chủ thể ký kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau. Vì có sự khác nhau về
quốc tịch của các bên chủ nên hệ thống luật của mỗi bên chủ thể cùng điều chỉnh

-

quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ hợp đồng.
Hợp đồng ký kết ở nước ngoài (nước các bên chủ thể ký kết không mang quốc tịch
hoặc không có trụ sở). Trong trường hợp này, luật điều chỉnh hợp đồng không chỉ là
luật của các chủ thể mang quốc tịch mà luật nơi ký kết hợp đồng cũng có thể điều
chỉnh các vấn đề liên quan đến hợp đồng trên cơ sở Lex Loci Contratus.

2


-

Đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài. Trong trường hợp mặc dù các bên
chủ thể có cùng quốc tịch, hợp đồng ký kết ở nước mà các bên mang quốc tịch
nhưng đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài thì đương nhiên quan hệ hợp

đồng này trở thành đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. bởi vì quyền và nghĩa
vụ của các bên chủ thể trong hợp đồng này cùng một lúc chịu sự điều chỉnh bởi luật
của nước mà họ mang quốc tịch và luật của nước nơi có tài sản (đặc biệt là tài sản là
bất động sản).
II. CÁC LOẠI LUẬT CÓ THỂ ÁP DỤNG
Do tính chất đặc thù, các quy định điều chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố
nước ngoài hết sức phong phú, dưới nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Hợp đồng
dân sự có yếu tố nước ngoài có thể phải chịu sự điều chỉnh không phải chỉ của pháp
luật quốc gia (luật nước người bán, luật nước người mua, hoặc luật của bất kì một
nước thứ ba nào), thậm chí phải chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế, tập quán
thương mại quốc tế hoặc án lệ.
1. Pháp luật quốc gia
Hệ thống pháp luật quốc gia có thể được áp dụng nếu như các bên trong hợp
đồng có thỏa thuận lựa chọn. Việc lựa chọn một hệ thống pháp luật quốc gia là luật
điều chỉnh đối với quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài tạo cơ sở pháp lý vững
chắc trong quan hệ hợp đồng, bổ sung những khiếm khuyết, bất đồng giữa các bên.
Tuy nhiên do tính chất của các hợp đồng quốc tế, các bên trong hợp đồng ít hiểu biết
về hệ thống pháp luật của nhau, nên việc lựa chọ một hệ thống pháp luật quốc gia
của một trong các bên không phải là biện pháp tối ưu được các bên ưa chuộng. Vì
vậy đòi hỏi các bên khi giao kết hợp đồng cần có sự hiểu biết về hệ thống pháp luật
mà mình lựa chọn.
Nhìn vào các hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, đặc biệt là hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế chúng ta thấy ngoài những nội dung cơ bản được ghi nhận
3


tương tự với hợp đồng dân sự trong nước như chủ thể, đối tượng, quyền và nghĩa vụ
của các bên… còn xuất hiện điều khoản luật áp dụng (applicable law). Vận dụng
nguyên tắc này, pháp luật Việt Nam đã quy định quyền thỏa thuận chọn luật áp dụng
cho HĐDS có YTNN trong nhiều văn bản pháp luật: Bộ luật Hàng hải năm 2005

(khoản 2 Điều 4); Luật Thương mại 2005 (khoản 2, khoản 3 Điều 4); Luật Hàng
không dân dụng Việt Nam 2006 (khoản 2, khoản 3 Điều 4). Đặc biệt, đoạn 1 khoản 1
Điều 769 BLDS năm 2005 quy định: “Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp
đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có
thỏa thuận khác”. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, cơ sở
đầu tiên để xác định luật áp dụng cho quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
là sự thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ hợp đồng.
2. Điều ước quốc tế
Quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài là một trong những vấn đề phức tạp
của tư pháp quốc tế, bởi nó có liên quan đến các chủ thể thuộc các quốc gia khác
nhau, hoặc những đối tượng, tài sản tồn tại trên lãnh thổ của các quốc gia khác,… Để
tránh các rủi ro trong việc lựa chon một hệ thống pháp luật quốc gia của một trong
các bên, các chủ thể có thể tham chiếu đến các điều ước quốc tế khi gia kết hợp
đồng. Vì điều ước quốc tế được hình thành trên sự đồng thuận, mang tính khách
quan do các quốc gia xây dựng nên được coi là khôn mẫu, mực quốc tế trong lĩnh
vực hợp đồng. Hiện nay có rất nhiều điều ước song phương và đa phương quy định
về vấn đề này, tiêu biểu như: Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hoá quốc tế; Công ước Lahaye 15/6/1955 về luật áp dụng đối với việc mua bán các
bất động sản hữu hình (bổ sung ngày 30/10/1985);... Để điều chỉnh quan hệ hợp
đồng có yếu tố nước ngoài, các điều ước quốc tế song phương hay đa phương có
những quy định rõ ràng và cụ thể.
Về việc xác định tính hợp pháp của hợp đồng, các điều ước quốc tế song
phương thường áp dụng luật nơi kí kết hợp đồng để giải quyết. Tuy nhiên, cũng có

4


những quy định áp dụng luật nơi có tài sản trong trường hợp hợp đồng liên quan đến
bất động sản. Ví dụ: Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Cuba, Hiệp định
tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Liên Xô.

Để xác định năng lực hành vi kí kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài của các
chủ thể tham gia hợp đồng, các điều ước quốc tế song phương hầu hết quy định áp
dụng luật quốc tịch của các bên chủ thể tham gia để xem xét. Mặt khác, trong các
điều ước quốc tế đa phương, nguyên tắc tự do lựa chọn luật của các bên tham gia
được xem là nguyên tắc cơ bản để xác định tính hợp pháp của hợp đồng. Ví dụ: trong
Công ước Rome năm 1980 về luật áp dụng cho trách nhiệm hợp đồng, nguyên tắc cơ
bản là tự do chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán có yếu tố nước ngoài.
Về hình thức hợp đồng, Điều 11 Công ước Liên hợp quốc năm 1980 về hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế quy định như sau:“không yêu cầu hợp đồng mua
bán phải được kí hoặc phải được xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ một yêu
cầu nào đó về mặt hình thức”.
3. Tập quán quốc tế
Ngoài pháp luật quốc gia và các điều ước quóc tế, tập quán quốc tế cũng là
nguồn được các doanh nghiệp lựa chọn khi giao kết hợp đồng đặc biệt là trong quan
hệ thương mại quốc tế. Vì vậy, trong thương mại quốc tế, tập quán quốc tế được coi
là “luật giữa các thương nhân” hay tập quán thương mại (Lex mercatoria). Thông
thường, tập quán, tập quán thương mại quốc tế trở thành luật áp dụng chung đối với
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi các bên lựa chọn. Một trong những tập quán
thông dụng trong thương mại quốc tế hiện nay là các điều kiện thương mại quốc tế –
Incoterms (International Commercial Terms) do Phòng thương mại quốc tế – ICC
ban hành năm 1936, được sửa đổi bổ sung năm 1953, 1967, 1980, 1990 và gần đây
nhất là năm 2000; Quy tắc chung về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (UCP

5


500); Bộ nguyên tắc của UNIDROIT; Luật mẫu của trọng tài UNCITRAL ban hành
năm 1985; Công ước New York năm 1958....
Tập quán thương mại quốc tế được áp dụng trong trường hợp mặc dù các bên
không có thoả thuận về việc sử dụng nó trong hợp đồng, tuy nhiên tập quán được toà

án trọng tài công nhận với tư cách là nguồn điều chỉnh quan hệ giữa các bên theo
hợp đồng xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của vụ việc. Pháp luật của tất cả các quốc gia
đều cho phép các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế sử dụng tập quán thương
mại quốc tế để điều chỉnh quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Ví dụ: Khoản 2
điều 5 Luật Thương mại 2005 quy định, các bên trong giao dịch thương mại có yếu
tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại
quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Đây cũng là một cách thức để giải quyết
xung đột pháp luật – phương pháp thực chất thống nhất, làm cho việc ký kết, thực
hiện hợp đồng trở nên nhanh chóng, đơn giản và hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu
linh hoạt của hoạt động thương mại.
Theo nguyên tắc, bản thân tập quán thương mại quốc tế không có hiệu lực
pháp lý như một quy phạm pháp luật, nó chỉ có hiệu lực trong những trường hợp cụ
thể do luật định. Trong thực tế, tập quán thương mại quốc tế có hiệu lực pháp lý khi
thoả mãn cả hai điều kiện sau đây:
- Quốc gia của các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế công nhận bằng
văn bản hiệu lực của tập quán thương mại quốc tế như là của quy phạm pháp luật.
- Các bên thoả thuận áp dụng tập quán và đưa chúng vào hợp đồng. Đây là căn
cứ của việc sử dụng tập quán thương mại quốc tế là ý chí của các bên.
Tập quán thương mại chỉ có giá trị bổ sung cho hợp đồng. Khi áp dụng tập
quán thương mại quốc tế, các bên phải chứng minh nội dung của tập quán đó. Do đó,
nếu các bên có thể tìm hiểu thông tin về tập quán đó trước khi bước vào đàm phán sẽ
6


rất thuận lợi. Các thông tin đó, các bên có thể tìm hiểu thông qua sách báo, tài liệu
hoặc ở các văn bản của các phòng thương mại, các Thương vụ Việt Nam ở nước
ngoài... Nếu có tập quán chung và tập quán riêng thì tập quán riêng có giá trị trội
hơn. Ví dụ: FOB Incortems 2000 là tập quán chung. FOB cảng đến (ship to
destination) của Hoa Kỳlà tập quán riêng nên FOB shipment to destination của Hoa

Kỳ sẽ được ưu tiên áp dụng. Nếu có tập quán mặt hàng và tập quán ngành hàng thì
tập quán mặt hàng sẽ được ưu tiên áp dụng.
III. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HỢP
ĐỒNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
1. Trường hợp các bên thỏa thuận việc chọn luật áp dụng
Xuất phát từ nguyên tắc tự do thỏa thuận trong quan hệ hợp đồng, pháp luật
các nước đều thừa nhân luật áp dụng cho nội dung hợp đồng có yếu tố nước ngoài
trước tiên là luật do các bên tham gia quan hệ hợp đồng thỏa thuận lựa chọn. Sự lựa
chọn này phải đáp ứng những điều kiện do chính hệ thống pháp luật đó đặt ra. Vận
dụng nguyên tắc này, pháp luật Việt Nam đã quy định quyền thỏa thuận chọn luật áp
dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài trong nhiều văn bản pháp luật: Bộ luật
Hàng hải năm 2005 (khoản 2 Điều 4); Luật Thương mại 2005 (khoản 2, khoản 3
Điều 4); Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (khoản 2, khoản 3 Điều 4). Đặc
biệt, đoạn 1 khoản 1 Điều 769 BLDS năm 2005 quy định rõ: “Quyền và nghĩa vụ
của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp
đồng, nếu không có thỏa thuận khác”. Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt
Nam hiện hành, cơ sở đầu tiên để xác định luật áp dụng cho quyền và nghĩa vụ của
các bên trong hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên tham gia quan hệ hợp đồng. Tuy
nhiên, để có thể áp dụng điều khoản thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng, sự
thỏa thuận này cần phải đáp ứng những điều kiện sau:

7


Thứ nhất, thỏa thuận chọn luật hợp pháp là sự lựa chọn phải nằm trong phạm
vi mà pháp luật cho phép lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Cụ thể, khoản 1 Điều
769 BLDS năm 2005 chỉ cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng đối với
quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng; còn đối với vấn đề hình thức hợp
đồng, các bên không được thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng mà phải tuân theo pháp
luật của nước nơi giao kết hợp đồng (Điều 770); hoặc vấn đề xác định nơi giao kết

hợp đồng trong trường hợp giao kết hợp đồng vắng mặt thì phải tuân theo pháp luật
của nước nơi cư trú của cá nhân hoặc nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề
nghị giao kết hợp đồng (Điều 771).
Bên cạnh đó, quyền thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng của các bên còn bị hạn
chế, ngay cả trong những vấn đề luật cho phép lựa chọn luật áp dụng. Cụ thể: đoạn 2
khoản 1 Điều 769 BLDS 2005 quy định nếu hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và
thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Ngoài ra,
thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng của các bên cũng sẽ vô hiệu do điều khoản về bảo
lưu trật tự công cộng như quy định tại Điều 759 BLDS 2005: “nếu việc áp dụng
hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Pháp luật Việt Nam có khuynh hướng
giới hạn đến mức có thể phạm vi những vấn đề của hợp đồng dân sự có yếu tố nước
ngoài mà các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng.
Thứ hai, việc chọn luật không trái với điều ước quốc tế mà quốc gia là thành
viên.
- Trường hợp Việt Nam là thành viên của điều ước quốc tế thì áp dụng quy
định của điều ước quốc tế đó.
- Khi các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả
thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế thi quy định đó
không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

8


- Đối với hoạt động đầu tư nước ngoài, trong trường hợp pháp luật Việt Nam
chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật
nước ngoài và tập quán đầu tư quốc tế nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài và tập
quán đầu tư quốc tế đó không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, về cơ bản, quy định của BLDS 2005 cho phép các bên tham gia quan
hệ hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài được thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp

đồng. Tuy nhiên, luật chỉ quy định rất chung “nếu không có thỏa thuận khác” mà
không có thêm bất cứ sự quy định hay giải thích gì cụ thể nên trong thực tế vận dụng
quy định này đã phát sinh nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện.
2. Trường hợp các bên không thỏa thuận luật áp dụng
Những năm gần đây, cùng với việc ngày càng tham gia sâu hơn vào các hoạt
động kinh tế quốc tế thì những yêu cầu về xác định luật áp dụng đối với hợp đồng
dân sự có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết, khi mà vai trò
của loại hợp đồng này ngày càng trở nên quan trọng và những vấn đề có liên quan
cũng như tranh chấp liên quan đến loại hợp đồng này ngày càng nhiều và phức tạp.
Pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng về quyền thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cho
quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, khi các
bên tham gia giao kết hợp đồng quốc tế mà không có sự thỏa thuận về việc chọn luật
áp dụng thì các quy đinh sẽ sđược áp dụng theo nguyên tắc và điều kiện sau:
* Nguyên tắc áp dụng luật về hình thức
Theo quy định tại khoản 1 Điều 769 BLDS năm 2005, thì chỉ cho phép các
bên thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng đối với quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng; còn đối với vấn đề hình thức hợp đồng, các bên không được thỏa thuận
lựa chọn luật áp dụng mà phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng
(Điều 770. Theo đó, Điều 770 BLDS quy định “hình thức của hợp đồng phải tuân
theo pháp luật của các nước nới giao kết hợp đồng”. Quy định này là phù hợp với
9


nhu cầu thực tế, nó cho phép các bên tham gia ký kết hợp đồng tiến hành một cách
thuận tiện các thủ tục về hình thức tại nơi ký kết hợp đồng mà pháp luật nơi ký kết
hợp đồng yêu cầu. Bên cạnh đó, quy định này cũng nhằm bảo vệ quyền lợi của các
bên tham gia hợp đồng cũng như quyền lợi của quốc gia nơi giao kết hợp đồng.
* Nguyên tắc áp dụng luật về nội dung
Điều 769 BLDS quy định: “quyền, nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng
dân sự được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng nếu không có

thỏa thuận khác”. Như vậy BLDS Việt Nam đã cho phép các bên lựa chọn pháp luật
áp dụng cho hợp đồng và các bên có quyền lựa chọn luật vào bất kỳ thời điểm nào.
Thường thì các bên lựa chọn pháp luật của một nước liên quan đến hợp đồng, nhất là
pháp luật của nước mà một trong các bên của hợp đồng có quốc tịch. Ngoài ra,
BLDS cũng quy định một số ngoại lệ hạn chế tự do lựa chọn luật áp dụng, trong các
trường hợp như: đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; khi hợp đồng liên quan đến bất
động sản.
Khoản 1 Điều 769 BLDS 2005 cũng quy định nếu hợp đồng được giao kết
tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt
Nam. Ngoài ra, thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng của các bên cũng sẽ vô hiệu do điều
khoản về bảo lưu trật tự công cộng như tại Điều 759 BLDS 2005: “nếu việc áp dụng
hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
* Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng
Theo pháp luật Việt Nam, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng được xác định
theo pháp luật của nước nơi ký kết hợp đồng hay luật nơi thực hiện hợp đồng, nếu
hợp đồng liên quan đến bất động sản thì điều kiện có hiệu lực của hợp đồng sẽ áp
dụng luật nơi có tài sản. BLDS 2005 quy định, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm
giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hay pháp luật quy định khác.
10


Thời điểm giao kết hợp đồng bằng miệng là thời điểm các bên thỏa thuận về nội
dung chủ yếu của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm
các bên ký vào văn bản. Nếu hợp đồng cần có công chứng, chứng thực, thì hợp đồng
có hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng có chứng nhận, chứng thực.
Việc chọn luật và việc áp dụng hệ thống pháp luật được chọn không trái với hệ
thống pháp luật quốc gia các bên. Hiện nay, pháp luật Việt Nam không cho phép
chọn luật để điều chỉnh thời điểm giao kết, tư cách chủ thể, hình thức hợp đồng. Việc
áp dụng hay hậu quả của việc áp dụng pháp luật được chọn không được trái với

nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Ví dụ, Điều 5 Luật Thương mại quy định
nội dung pháp luật được chọn không được trái với pháp luật Việt Nam; Điều 759
BLDS 2005 quy định việc chọn pháp luật không được trái với các quy định của pháp
luật Việt Nam. Luật được chọn phải là luật thực chất, có nghĩa là hệ thống pháp luật
do các bên lựa chọn phải có các quy phạm pháp luật thực chất có thể được áp dụng
để giải quyết xung đột giữa các bên. Việc các bên chọn luật áp dụng không đồng
nghĩa với việc các bên chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Việc các
bên chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không đồng nghĩa với việc
các bên chon luật áp dụng.
C. KẾT LUẬN
Trên đây là phần phân tích của nhóm về các loại luật có thể được áp dụng điều
chỉnh quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài và điều kiện áp dụng các quy định đó.
Qua đó, chúng ta có thể thấy do tính chất đặc thù của hợp đồng quốc tế nên hệ thống
pháp luật điều chỉnh quan hệ này cũng rất đa dạng và phong phú. Những quy định
này của pháp luật được các chủ thể của hợp đồng quan tâm để có thể bảo vệ quyền
và lợi ích của mình khi tham gia giao kết hợp đồng quốc tế. Hiện nay, pháp luật của
Việt Nam cũng đang dần hoàn thiện để theo kịp với xu hướng của thế giới góp phần
thúc đẩy sự hợp tác quốc tế.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. Công an Nhân dân,
Hà Nội, 2009.

2.


Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nxb. ĐHQG Thành phố Hồ
Chí Minh, 2006.

3.

Bộ luật dân sự năm 2005.

4.

Luật Thương mại năm 2005.

5.

ThS. Bùi Thị Thu, Giáo trình Luật tư pháp quốc tế, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà

6.

Nội, 2010.
Bài đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 210-211-thang-1-2-2012 ngày
01/01/2012) ThS. Bành Quốc Tuấn - Khoa Luật, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
• Chú thích
- BLDS 2005: Bộ luật Dân sự năm 2005

12



×