Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài và một số kiến nghị kết hôn có yếu tố nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.46 KB, 34 trang )

A. Phần Mở Đầu.
1. Lý do chọn đề tài.
Gia đình là tế bào của xã hội là cái nôi nuôi dưỡng con người,là môi
trường quan quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách con người,góp phần
vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Gia đình tốt thì mới có xã hội
tốt,mới phát triển được và ngược lại nếu những gia đình đó không tốt thì se
làm cho xã hội không thể phát triển được. Người ta có câu “thuận vợ thuận
chồng tát bể đông cũng cạn” qua đó cho thấy tình cảm của vợ chồng rất là
quan trọng. Một khi cả hai vợ chồng đã đồng lòng,yêu thương gắn bó với
nhau thì se giúp cho cuộc sống gia đình đầm ấm hạnh phúc,se là chìa khóa
tháo gỡ mọi khó khăn và cùng nhau nuôi dạy con cái thành những người con
có ích cho xã hội. Để có được gia đình như mình mong muốn thì mỗi chúng
ta khi đã có ý định kết hôn thì phải tìm hiểu kĩ đối tượng mà mình muốn kết
hôn không những chỉ mình họ mà còn phải tìm hiểu cả gia đình của họ để
tránh những nuối tiếc về sau khi gia đình không hạnh phúc,trói buộc lẫn nhau.
Trong xu thế toàn cầu hóa “mở cửa hội nhập” như hiện nay có nhiều
hoạt độnh không chỉ mình trong nước mà còn có nhiều hoạt động đã vượt ra
khỏi biên giới quốc gia từ đó hình thành nên các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài và quan hệ hôn nhân gia đình cũng không ngoại lệ. Hiện nay
người nước ngoài có nhu cầu kết hôn với người việt nam đang có xu hướng
tăng và ngược lại tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về pháp luật việt
nam,mà một khi đã hiểu biết về pháp luật thì dễ xẩy ra hiểu nhầm có thể gây
ra những hậu quả không hay.Một phần là do người dân thiếu hiểu biết,ít nắm
về thông tin pháp luật phần nữa là vì pháp luật việt nam có nhiều bất
cập,nhiều văn bản khiến người dân khó năm bắt.Để tránh khỏi những đáng
tiếc xẩy ra thì cần có những giải pháp để người dân biết được luật và làm
đúng luật.
Từ những lý do trên và những kiến thức được thầy cô truyền đạt trên
giảng đường và đặc biệt là môn tư pháp quốc tế và luật hôn nhân gia đình nên



em đã chọn đề tài: “thực trạng kết hôn có yếu tố nước ngoài và một số kiến
nghị về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài”. Do giới hạn vè kiến thức thực
tế,trình độ lý luận và năng lực bản thân còn hạn chế nên không thể không
tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô
giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
2. Kết cấu đề tài:
Bài làm gồm có 2 chương:
Chương I: Khái Quát Chung Về Kết Hôn Có Yếu Tó Nước Ngoài
Chương Ii: Thực Trạng Kết Hôn Và Một Số Kiến Nghị Về Vấn Đề Kết
Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài.


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TÓ NƯỚC
NGOÀI
1. Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài
1.1.1 Khái niệm kết hôn.
Luật hôn nhân gia đình có nhiệm vụ góp phần xây dựng hoàn thiện và
bảo về chế độ hôn nhân gia đình tiến bộ,xây dựng chuẩn mực pháp lý của các
thành viên trong gia đình kết thừa và phát huy truền thống đạo đức tốt đẹp của
gia đình việt nam nhằm xây dựng gia đình no ấm ,bình đẳng,hạnh phúc bền
vững.
Để có một cuộc hôn nhân,gia đình hạnh phúc như mình mong muốn và
đúng pháp luật thì trước hết phải hiểu kết hôn là như thế nào ? Theo như luật
hôn nhân và gia đình năm 2014 tại điều 3 khoản 5 thì “kết hôn là việc nam và
nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của luật này về điều kiện kết hôn
và đăng ký kết hôn” ta thấy khái niệm này cũng được hiểu giống như luật hôn
nhân gia đình năm 2000 đó là “kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ
chồng theo quy định của luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết
hôn”.Như vậy mọi công dân khi xác lập quan hệ vợ chông thì đều phải tuân

theo điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn theo luật này.
1.1.2 Khái niệm kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Ở luật hôn nhân và gia đình hiện hành tại điều 3 khoản 25 quy định một
cách rất rõ ràng đó là “quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là
quan hệ mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài,người việt nam định
cư ở nước ngoài,quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công
dân việt nam nhưng căn cứ và xác lập thay đổi chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật nước ngoài,phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản đó liên quan đến
quan hệ đó ở nước ngoài”.


Còn luật hôn nhân 2000 quy định “ Quan hệ hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam
và người nước ngoài,giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt
Nam, Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ
đó ở nước ngoài”.
1.2 Đăng kí kết hôn.
Đăng kí kết hôn là một trong những thủ tục quan trọng và có ý nghĩa
nhằm xác định tính hợp pháp của hôn nhân. Ở việt nam từ khi luật hôn nhân
và gia đình ra đời cho đến nay đều ghi nhận chung một điều kiện đó là việc
kết hôn phải đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nguyên tắc hôn
nhân được xem là hợp pháp khi nó được tiến hành trên cơ sở pháp lý thông
qua việc đăng kí kết hôn.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn đối
với người nước ngoài khi kết hôn với các cá nhân phải đăng kí kết hôn theo
thẩm quyền và trình tự thủ tục kết hôn.Đây cũng là một biện pháp để nhà
nước kiểm soát việc tuân thủ pháp luật của các bên nam nữ khi kết hôn.
1.3 Thủ tục đăng kí kết hôn giữa người việt nam và người nước
ngoài.

1.3.1 Thẩm quyền đăng kí kết hôn.
Thẩm quyền đăng kí kết hôn đối với trường hợp két hôn có yếu tố nước
ngoài được quy định tại điều 19 nghị định số 126/2014/NĐ/CP ngày
31/12/2014 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
luật hôn nhân và gia đình theo đó cơ quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn
gồm:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng kí thường trú của công dân việt
nam,thực hiện đăng kí kết hôn giữa công dân việt nam với nhau mà ít nhất
một bên định cư ở nước ngoài.trong trường hợp công dân việt nam không có


nơi đăng kí thường trú theo định của pháp luật về cư trú thì ủy ban nhân dân
cấp tỉnh,nơi đăng kí tạm trú của công dân việt nam thực hiện việc đăng kí kết
hôn.
Trường hợp người nước ngoài có yêu cầu đăng kí kết hôn với nhau tại
việt nam thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đăng kí thường trú của một trong
hai bên thực hiện đăng kí kết hôn,nếu cả hai không đăng kí thường trú tại việt
nam thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh,nơi đăng kí tạm trú tạm vắng của một trong
hai bên thực hiện đăng kí kết hôn.
Cơ quan đại diện ngoại giao,cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác
được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của việt nam ở nước ngoài(sau
đây gọi là cơ quan đại diện) thực hiện việc đăng kí kết hôn giữa công dân việt
nam với nước ngoài nếu việc đăng kí đó không trái với pháp luật nưỡ sở tại.
Trường hợp công dân việ nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau
thì cơ quan đại diện thực hiện việc đăng kí kết hôn.
Còn theo quy định của luật cũ và cụ thể là theo quy diujnh tại điều 102
luật hôn nhân và gia đình điều 3,điều 12 nghị định số 68/2002/NĐ-CP,cơ
quan có thẩm quyền đăng kí kết hôn gồm : ủy ban nhân cấp tỉnh nơi thường
trú của công dân việt nam,cơ quan đại diện ngoại giao (đại sứ quán lãnh sứ
quán việt nam ) ở nước ngoài,ủy ban nhân dân cấp xã nơi khu vực vùng biên

giới thực hiện đăng kí kết hôn cho công dân thường trú tại trong khu vực biên
giới kết hôn với công dân nước láng riêng thường trú ở khu vực biên giới.
Trong trường hợp công dân việt nam không có hoặc chưa có hộ khẩu
thường trú, nhưng đã đăng kí tạm trú có thời hạn theo quy định của pháp luật
về hộ tịch thì ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tạm trú có thời hạn của công dân
việt nam thực hiện việc đăng kí kết hôn giữa người đó vơi người nước ngoài.
Quy định cho cơ quan cơ quan ngoại giao,lãnh sự việt nam được quyên
tiếp nhận đăng kí kết hôn tạo điều kiện cho công dân sinh sống ở nước ngoài
xác lập quan hệ hôn nhân với người nước ngoài thuận lợi,tiết kiệm thời gian
đi lại cũng như chi phí đi lại.


Như vậy có thề thấy nhưng qua định về thẩm quyền kết hôn của luật
hiện hành so với luật cũ là rất cụ thể,rõ ràng trong mọi trường hợp việc quy
định này cũng giúp cho người muốn đăng kí két hôn cũng phần nào giảm
được chi phí đi lại khi mà muốn thực hiện việc đăng kí kết hôn.
1.3.2 Điều kiện kết hôn
Trong việc kết hôn giữa công dân việt nam với người nước ngoài mỗi
bên phải tuân theo pháp luật của nước mình vè điều kịên kết hôn,nếu việc kết
hôn được tiến hành tại cơ qun nhà nước có thẩm quyền của việt nam thì người
nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn.
Việc kết hôn với những nười nước ngoài thường trú ở việt nam tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của việt nam phải tuân thủ theo quy định của
luật này về điều kiện két hôn.
Như vậy các điều kiện kết hôn theo quy định của luật hôn nhân và gia
đình việt nam được áp dụng cho bên nam và nữ là công dân việt nam hoặc khi
việc két hôn cos yếu tố nước ngoài tiesn hành tại việt nam thepo đó hai ben
nam nữ muốn kết hôn với nhau phải đáp ứng các điều kiện sau đây theo điều
8 của luậy hôn nhân gia đình 2014 như sau:
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo quy định sau đây:

Nam từ đủ 20 tuổi trỏ lên,nữ từ đủ 18 tuổi trỏ lên.
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định.
Không bị mất năng lực hành vi dân sự.
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.
Nhà nước thùa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới
Còn luật hôn nhân gia đình 2000 quy định: Trong việc kết hôn giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật
của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải
tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.


Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật
này về điều kiện kết hôn đó là:
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên.
Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được
ép buộc, lừa dối bên nào,không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn việc
kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
Người đang có vợ hoặc có chồng.
Người mất năng lực hành vi dân sự.
Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là
cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng
với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Giữa những người cùng giới tính.
Nghiêm cấm lợi dụng việc kết hôn có yếu tố nước ngoài để buôn bán
phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác.

Về độ tuổi két hôn luật hôn nhân và gia đình 2014 đã nâng độ tuôi két
hôn của nữ thành 18 thay vì vừa bước sang tuổi 18 tức là 17 + 1 ngày như quy
định tại luật hôn nhân và gia đình năm 2000 như vây quy định tuổi kết hôn nữ
phải đủ 18 tuổi trở lên và nam là đủ từ 20 tuổi trở lên sở dĩ có quy định như
vậy là bởi vì đây là tuổi đã trưởng thành,đảm bảo về thể chất trí tuệ và tâm
sinnh lý đối với cả nam và nữ,quy định này đảm bảo tính đồng bộ,thống nhất
của luật hôn nhân và gia đình trong hệ thống pháp luật đảm bảo quyền công
dân không phân biệt nam,nữ đủ 18 tuổi là có đủ năng lực hành vi dân sự,đồng
thời đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới và sự tương thích với các cam kết
quốc tế mà việt nam đã tham gia.


Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định đó là “việc kết hôn do
nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc bên nào, lừa
dối bên nào, không được cưỡng ép hoặc cản trở”. Trái ngược với sự tự
nguyện đó chính là những hành vi ép buộc, lừa dối hoặc “cưỡng ép, cản trở”
các bên nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân là những hành vi vi phạm pháp luật
về hôn nhân và gia đình. Kết hôn vi phạm sự tự nguyện là một hiện tượng
diễn ra phổ biến trong xã hội phong kiến, nhất là đối với những gia đình có
địa vị thấp kém trong xã hội. Ngày nay, hiện tượng này chủ yếu tồn tại ở một
số dân tộc miền núi điển hình như tục “cướp vợ” của người dân H’mông
Những trường hợp cấm kết hôn theo quy định đó là :
Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 đã khẳng định
một trong những nguyên tắc của hôn nhân đó là hôn nhân một vợ - một
chồng. Do đó, người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác
hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đã có chồng
hoặc đã có vợ là kết hôn trái pháp luật. Đây chính là bản chất tạo nên sự khác
biệt cơ bản giữa pháp luật về Hôn nhân và gia đình của nước ta - một nước xã
hội chủ nghĩa so với nhà nước phong kiến hoặc tư sản.
Tại điểm d,Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 đã

chỉ rõ những trường hợp cấm kết hôn bao gồm: "Giữa những người cùng
dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Giữa cha,
mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi,
bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ
kế với con riêng của chồng". Xét về mặt khoa học, việc cấm kết hôn giữa
những người có quan hệ huyết thống để nhằm đảm bảo cho sự phát triển khỏe
mạnh của con cái, sự phát triển bền vững và hạnh phúc của gia đình. Xét về
yếu tố phong tục, tập quán và những quy định về chuẩn mực đạo đức, chuẩn
mực văn hóa theo xã hội Việt Nam, thì việc cấm những người có quan hệ
huyết thống kết hôn với nhau còn có tác dụng làm lành mạnh các mối quan hệ
trong gia đình, phù hợp với đạo đức và truyền thống từ xưa đến nay của dân


tộc Việt Nam. Ngày nay, hiện tượng kết hôn cận huyết vẫn tồn tại ở một số
dân tộc miền núi và vẫn là một vấn đề vô cùng nhức nhối.
Về hôn nhân đồng giới, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định
cấm kết hôn đồng giới, và vì cấm nên đi kèm se có chế tài, xử phạt. Luật Hôn
nhân và gia đình sửa đổi năm 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những
người cùng giới tính” nhưng quy định cụ thể “không thừa nhận hôn nhân giữa
những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8). Như vậy, những người đồng
giới tính vẫn có thể kết hôn, tuy nhiên se không được pháp luật bảo vệ khi có
tranh chấp xảy ra. Đây là sự nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới
tính của nhà nước ta trong tình hình xã hội hiện nay.
1.3.3 Hồ sơ đăng kí kết hôn
Các bên nam nữ phải lập hồ sơ đăng kí kết hôn để cơ quan nhà nước có
thẩm quyên đăng kí kết hôn và giải quyết.
Theo quy định tại điều 20 nghị định 126/2014/NĐ/CP hồ sơ đăng kí kết
hôn được lập thành một bộ gồm các giấy tờ sau đây :
Tờ khai đăng kí kết hôn của mỗi bên theo quy định.
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng kí kết hôn có xac

nhận tình trạng hôn nhân của công dân việt nam được cấp chưa quá 6
tháng,tính đến ngày nhận hồ sơ giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của
người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyên nước ngoài mà người đó là công
dân cấp chưa quá 6 tháng tính đén ngày tiếp nhận hồ sơ xác nhận hiện tại
người đó là người không có vợ hoặc không có chồng trường hợp pháp luật
nước ngoài không quy định vịêc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì
thay bằng giấy xác nhận tuyên thề của người đó không có vợ có chồng phù
hợp với pháp luật nước đó.
Giấy xác nhận của tổ chức y tế của tổ chức y té có thẩm quyền của việt
nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng tính đến nhận hồ sơ xác nhận


người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng
nhận thức làm chủ được hành vi của mình.
Đối với công dân việt nam đã ly hôn tại cơ quan có thâm quyền nước
ngoài,nước ngoài ly hôn đã ly hôn với công dân việt nam tại cơ quan có thẩm
quyền nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi sổ vào sổ hộ tịch việc ly hôn
đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật viet nam.
Bản sao hộ khảu hoặc sổ tạm trú (đôi với công dân việt nam cư trú ở
nước ngoài) thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc chứng nhận tạm trú(đôi với
người nước ngoài thường trú tại việt nam kết hôn với nhau).
Ngoài những giấy tờ nêu trên tùy từng trường hợp bên nam và bên nữa
phải nộp giấy tờ tường ứng sau đây:
Đối với công dân đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang
làm viejc liên quan trực tiếp đến bí mật,nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận
của cơ quan,tổ chức quản lý nghành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh xác định
người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đén bảo vẹ bí mật
nhà nước hoặc không trái với quy định nghành đó.
Đối với công dân việt nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì phảo
có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của

nước ngoài cấp.
Đối với ngươi nước ngoài không thường trú tại việt nam thì còn phải có
giấy tờ chứng minh xã nhận của người đó đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có
thẩm quyền của nhà nước mà người đó là công dân cấp trừ trường pháp luật
nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.
Hồ sơ đăng kí kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp trực tiếp tại sở
tư pháp,nếu đăng kí kết hôn tại việt nam hoặc cơ quan đại diện nếu đăng kí
kết hôn tại cơ quan đại diện.
Khi nhận hồ sơ dăng kí kết hôn thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách
nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì viết phiếu
tiếp nhận hồ sơ ghi rõ ngày phỏng vấn và ngày trả kết quả.Trường hợp hồ sơ


chưa đầy đủ,không hợp lệ cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn hai bên nam nữ
bổ sung hồ sơ hoàn thiện,việc hướng dẫn phải ghi vào văn bản trong đó ghi
đầy đủ,rõ ràng các loại giấy tờ cần bổ sung hoàn thiện,cán bộ tiếp nhận hồ sơ
kí ghi rõ họ tên và giao cho người nộp hồ sơ.
Trong trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ không đúng cơ quan có
thẩm quyền thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn người đó
đến cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ.
Theo quy định cũ cụ thể là tại điều 13 nghị định 68/2000 và NĐ-CP
quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hôn nhân và gia đình về quan
hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài thì hồ sơ đăng kí kết hôn các bên nam nữ
phải lập hồ sơ đăng kí kết hôn để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng kí
két hôn xem xét và giải quyết gồm có :
Tờ khai đăng kí kết hôn theo mẫu quy định,có dán ảnh.
Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên,do cơ quan có thẩm
quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng,tính
đến ngày nhận hồ sơ xác nhaahjn hiejn tại đơn sự là người không có vợ chồng
hoặc không có chồng (đối với đương sự là người nước ngoài cần phải căn cứ

vào quy định của nước đó về thẩm quỳn cấp các loại giấy tờ trên) trong
trường hợp pháp luật của nước mà xin đăng kí kết hôn là công dân không quy
định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên
thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng phù hợp
với quy định pháp luật của nước đó.
Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của việ nam hoặc nước
ngoài cấp chưa quá 6 tháng,tính đén ngày nhận hồ sơ,xác định hiện tại người
đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận
thức,làm chủ hành vi của mình.
Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân
(đối với công dân việt nam ở trong nước),hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như


giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân việt
nam định cư ở nước ngoài).
Bản sao công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng minh
nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối
với công dân việt nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc
giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở việt nam).
Nếu công dân việt nam đang phục vụ trong lĩnh vực vũ trang hoặc đang
làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải nộp giấy xác
nhận của cơ quan, tổ chức quản lý nghành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác
nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc
bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của nghành đó.
Cac giấy tờ trên được thành lập thành 2 bộ hồ sơ và nộp tại sở tư pháp.
Về thủ tục nộp hồ sơ: quy định tại khoản 3 điều 13 và điều 14 nghị định
số 68/2002/ NĐ-CP đối với trường hợp kết hôn tại Sở tư pháp hồ sơ đăng ký
kết hôn se được nộp tại sở tư pháp, “khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên
đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên
không thể có mặt được thì phải co đơn xin vắng mặt và ủy quyền cho bên kia

đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nhận nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua
người thứ ba”.
Khi nhận hồ sơ dăng ký kết hôn, sở tư pháp hoặc cơ quan ngoại giao,
lãnh sự việt nam kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ,
nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lẹ thì hướng dẫn cho đương sự hoàn
thiện hồ sơ.
So với quy định luật hôn nhân và gia đình cũ thì hồ sơ đăng kí kết hôn
của pháp luật hiện hành quy định chi tiết và cụ thể hơn đó là ở luật cũ không
quy định đối với công dân việt nam đã ly hôn tại cơ quan có thâm quyền nước
ngoài,nước ngoài ly hôn đã ly hôn với công dân việt nam tại cơ quan có thẩm
quyền nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi sổ vào sổ hộ tịch việc ly hôn
đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật viet nam và


điểm mới thứ hai là chỉ quy định hồ sơ đăng kí kết hôn do một trong hai bên
trực tiếp nọp tại sở tư pháp nếu đăng kí kết hôn tại việt nam hoặc cơ quan đại
diện nếu đăng kí kết hôn tại cơ quan đại diện.không như luật cũ lại quy định
khi nộp hồ sơ hai bên phải có mặt ,không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng kí
qua người thứ ba.
1.3.4 Qúa trình thủ tục đăng kí kết hôn tại việt nam
Thời gian giải quyết việc đăng kí kết hôn tại việt nam không quá 25
ngày kể từ ngày sở tư pháp nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí.Trong trường hợp
sở tư pháp yêu cầu cơ quan công an xác minh thì gian kéo dài thêm không
quá 10 ngày.
Thời hạn giải quyết việcc đăng kí kết hôn tại cơ quan đại diệnkhông
quá 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.trong trường hợp cơ quan đại diện yêu
cầu cơ quan trong nước xác minh thì thời hạn này được kéo dài thêm không
quá 35 ngày.
Trình tự giải quyết: trong thời hạn 15 ngày kẻ từ ngày tiếp nhận hồ sơ
sở tư pháp phải có trách nhiệm.

Phỏng vấn trực tiếp hai bên nam nữ tại trụ sở tư pháp đẻ kiểm tra,làm
rõ về nhân thân sử tự nguyện kết hôn,mục đích kết hôn và mức độ hiểu biết
của hai bên nam và nữ,vè hoành cảnh gia đình,hoàn cảnh cá nhân của nhau,về
ngôn ngữ,phong tục,tập quán văn hóa pháp luật gia đình của mỗi
nước.Trường hợp cần người phien dịch để phỏng vấn thì sở tư pháp chỉ định
người phiên dịch.Kết quả phỏng vấn phải được thành lập thành văn bản cán
bộ phỏng vấn phỉ nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và kí tên vào văn bản phỏng
vấn.
Nếu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên nam nữ chưa hiểu biết rõ về
hoàn cảnh của nhau thì sở tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại,việc phỏng vấn lại
được thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phỏng vấn lần trước.
Nghiên cứu,thẩm tra hồ sơ đăng kí kết hôn trường hợp nghi vấn hoặc
có khiếu nại,tó cáo việc két hoon thông qua mô giới nhằm mục đích kiếm


lời,kết hôn giả tạo,lợi dụng việc kết hôn người để mua bán người,bóc lột sức
lao động,xâm phạm tình dục,kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy
vân đề cần được làm rõ về nhân thân của bên nam,bên nữ hoặc giấy tờ trong
hồ sơ đăng kí kết hôn thì sở tư pháp xác minh làm rõ.
Trong trường hợp xết thấy vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ
quan công an thì sở tư pháp có văn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh kèm theo
bam chụp hồ sơ đăng kí kết hôn gửi cơ quan công an cùng cấp xác minh trong
thời gian là 7 ngày làm viejc,kể từ ngày nhận được văn bằng của sở tư
pháp .Cơ quan công an xác định vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản
cho sở tư pháp neus trong vòng 7 ngày mà chưa có câu trả lời thì sở tư pháp
vẫn hoàn tất hồ sơ,đè xuất ý kiến trình chủ tịch ủy bân nhân dân cấp tỉnh xem
xét quyết định trong đó nêu rõ đã yêu cầu cơ quan công an xã nhận.
Sau khi thực hiện phỏng vấn hai bên nam nữ nghiên cứu,thẩm tra hồ
sơ,ý kiến của cơ quan công an (nếu có) sở tư pháp báo cáo kết quả và đè xuất
giải quyết việc đăng kí két hôn trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định,kèm

the bộ hồ sơ đăng kí kết hôn.Trong thời hạn 5 ngày làm việc kẻ từ ngày nhận
được văn bản trình của sở tư pháp cùng hồ sơ đăng kí két hôn,xét thấy hai ben
nam nữ đã đủ điều kiện thì chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh kí giấy chứng
nhận kết hôn và trả lại hồ sơ cho sở tư pháp để tổ chức lễ đăng kí kết hôn.
1.3.5 Trình tự thủ tục kết hôn tại cơ quan đại diện.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ
quan đại diện có trách nhiệm:
Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Cơ quan đại diện đối với hai
bên nam, nữ để làm rõ về nhân thân sử tự nguyện kết hôn,mục đích kết hôn và
mức độ hiểu biết của hai bên nam và nữ,vè hoành cảnh gia đình,hoàn cảnh cá
nhân của nhau,về ngôn ngữ,phong tục,tập quán văn hóa pháp luật gia đình của
mỗi nước.Trường hợp cần người phien dịch để phỏng vấn thì cơ quan đại diện
chỉ định người phiên dịch.Kết quả phỏng vấn phải được thành lập thành văn


bản cán bộ phỏng vấn phỉ nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và kí tên vào văn
bản phỏng vấn.
Kết quả phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn
phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn; người
phiên dịch (nếu có) phải cam kết dịch chính xác nội dung phỏng vấn và ký tên
vào văn bản phỏng vấn.Nêu kết quả phỏng vấn cho thấy hai bên kết hôn chưa
hiểu biết về hoàn cảnh của nhau thì Sở Tư pháp hẹn ngày phỏng vấn lại; việc
phỏng vấn lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phỏng vấn
trước.
Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc
có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời,
kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động,
xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề
cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng
ký kết hôn thì Cơ quan đại diện xác minh làm rõ.

Nếu xét thấy các bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không
thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn quy định tại Điều 26 của Nghị định
này, người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Cơ quan đại diện có văn bản
thông báo cho hai bên nam, nữ, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Trường hợp xét thấy có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ
quan hữu quan ở trong nước, Cơ quan đại diện có văn bản nêu rõ vấn đề cần
xác minh, gửi Bộ Ngoại giao để yêu cầu cơ quan hữu quan xác minh theo
chức năng chuyên ngành.


Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ
Ngoại giao, cơ quan hữu quan ở trong nước thực hiện xác minh vấn đề được
yêu cầu và trả lời bằng văn bản gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho Cơ quan đại
diện.
Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Cơ quan đại
diện. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện
Cơ quan đại diện chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết
hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Cơ quan đại diện ghi việc kết
hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận
kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy
chứng nhận kết hôn.
Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết
hôn theo nghi thức quy định tại Khoản 3 Điều này. Việc cấp bản sao Giấy
chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Cơ quan đại diện thực hiện theo
yêu cầu.
Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn
thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn quy định tại Khoản 3 Điều này thì được

gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày
người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết
hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn không còn giá trị, Cơ quan đại diện lưu Giấy
chứng nhận kết hôn trong hồ sơ.


Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục
đăng ký kết hôn từ đầu.
Từ những quy định trên có thể thấy quy định pháp luật việt nam tương
đối chặt che trong việc giải quyets hồ sơ két hôn,việc phỏng vấn đương sự
thẩm tra xác minh hồ sơ và quyền từ chối đăng kí két hôn đã tạo cơ chế hữu
hiệu cho việc kiểm soát tình trạng hôn nhân giả mạo,vi phạm nguyên tắc hôn
nhân tự nguyện.
1.3.6 Nghi thức kết hôn.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày chủ tịch ủy ban nhân dân
cấp tỉnh kí giấy chứng nhận kết hôn,sở tư pháp tổ chức lễ đăng kí kết hôn.
Lễ đăng kí kết hôn được tổ chức tại trụ sở tư pháp khi tổ chức lễ đăng
kí kết hôn hai bên nam nữ phải có mặt đại diện sở tư pháp chủ trì hôn lễ,yêu
cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn,đây phải chăng là một trong
những bước cuối cufnh thể hiện sự tự nguyện của hai bên,nếu hai bên đồng ý
thì cơ quan đại diện sở tư pháp ghi việc kết hôn,yêu cầu hai bên kí vào giây
chứng nhận kết hôn,sổ đăng kí kết hôn và trao cho mỗi bên vợ chồng một bản
chính giấy chứng nhận kết hôn và giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ
ngày tổ chức kết hôn theo nghi thức được nêu trên.
So với pháp luật cũ quy định thì nghi thức kết hôn đã được rút ngắn từ
07 ngày xuống còn 05 ngày với quy định này nó se làm cho những người có
yêu cầu đăng kí kết hôn rút ngắn khoảng thời gian chờ đợi,tuy nhiên cần rút
ngắn thêm còn 01 ngày để họ được tổ chức lễ cưới ở gia đình nó se rút ngắn
được thời gian của họ.

1.3.7 Từ chối đăng kí kết hôn
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn từ chối đăng ký kết hôn trong
các trường hợp sau đây:


Một hoặc cả hai bên không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Bên công dân nước ngoài không đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật
của nước mà người đó là công dân.
Bên nam và bên bên nữ không cung cấp đủ hồ sơ theo quy định tại điều
20 của nghị định 126/2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
luật hoon nhân và gia đình đó là hồ sơ đăng kí kết hôn được thành lập thành
01 bộ,gồm các giấy tờ sau đây:
Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định:
Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác
nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06
tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của
người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công
dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người
đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước
ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay
bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không
có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.
Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước
ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó
không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức,
làm chủ được hành vi của mình.
Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của
nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch

việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt
Nam.


Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú
ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối
với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).
Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên
nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:
Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang
hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải nộp
giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp
tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng
đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn
phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài cấp.
Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì còn phải
có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền
của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó
không quy định cấp giấy xác nhận này.
Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu kết quả phỏng vấn, thẩm tra, xác
minh cho thấy việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời; kết
hôn giả tạo không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến
bộ, hạnh phúc, bền vững; lợi dụng việc kết hôn nhằm mục đích mua bán
người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc vì mục đích trục lợi
khác.


1.3.8 Nguyên tắc áp dụng trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước

ngoài.
Nếu các bên đăng kí kết hôn tại việt nam thì các bên phải tuân thủ quy
định pháp luật của quốc gia mà mình có quốc tịch và tuân thủ các yêu cầu về
đăng kí két hôn theo luật việt nam.
Tóm lại đây là những trình tự thủ tục mà pháp luật đã quy định đối với
kết hôn có yếu tố nước ngoài.cơ quan có thẩm quyền và các bên bên nam nữ
phải tuân thủ tuyệt đối các bước trong quy trình đăng kí két hôn. Việc tuân
thủ là cơ sở để nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân về pháp lý.
Nhìn chung,các quy định về kết hôn có yếu tố nước ngoài đã tạo điều
kiện thuận lợi cho các bên muốn đăng kí kết hôn,không phải tốn nhiều thời
gian,nhiều loại giấytờ cũng đã được giảm bớt nhưng vẫn đảm bảo các giấy tờ
cần thiết. tuy nhiên khi đưa vào áp dụng thì không thể tránh khỏi những mâu
thuẫn vì là lý thuyết và thực tế chưa hẳn giống nhau hơn nữa là thực tế thì
ngày một càng thay đổi.do đó cần phải có những quy định bổ sung,sửa đổi kịp
thời để hoạt động nhà nước có hiệu quả,người dân không phải lo về thủ tục
hành chính.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾT HÔN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ
VẤN ĐỀ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.
2.1 Thực trạng
2.1.1 Tình hình chung
Theo số liệu thống kê, từ năm 1995 đến năm 2007 có khoảng 180.000
người Việt Nam kết hôn với người của 60 nước như Mỹ, Úc, Pháp, Canađa,


các nước Bắc Âu, Đông Nam Á và Đông Á. Trong đó phụ nữ chiếm tới 80%
tức là khoảng hơn 140.000 người, tập trung nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam
bộ và chủ yếu là kết hôn với công dân Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc.
Hiện tượng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người Đài Loan xuất hiện từ năm
1989 và tăng nhanh tại TP HCM, sau đó giảm mạnh tại thành phố nhưng lan

rộng ra các tỉnh phía Nam như: Cần Thơ,Tây Ninh, Đồng Tháp, Vĩnh Long,
Sóc Trăng, Tiền Giang...Còn việc kết hôn của phụ nữ Việt Nam với người
Hàn Quốc chỉ mới xuất hiện từ năm 2000, song đã tăng nhanh về mặt số
lượng từ năm 2003 đến năm 2005 đã có 4.409 trường hợp. Có thể lấy ví dụ
điển hình ở một số tỉnh,thành phố như:
Thành phố Hồ Chí Minh: so với cả nước thì thành phố Hồ Chí Minh là
địa phương có số lượng kết hôn với người nước ngoài cao nhất. Về trường
hợp phụ nữViệt Nam lấy chồng là công dân Trung Quốc (Đài Loan) có
khoảng 13.000 trường hợp. Tuy nhiên từ năm 2003 đến nay thì giảm dần, tỷ
lệ giảm mỗi năm từ 30 đến 40%. Trong khi đó, phụ nữ Việt Nam kết hôn với
công dân Hàn Quốc lại có chiều hướng tăng so với các năm trước đây nhưng
không đáng kể, mỗi năm có khoảng 100 trường hợp. Tuy nhiên, pháp luật về
hôn nhân và gia đình của Hàn Quốc quy định rất “thoáng” như không cần có
mặt cả hai bên nam nữ vẫn được đăng ký kết hôn, điểm này chưa phù hợp với
pháp luật Việt Nam nên phát sinh tình trạngghi chú công nhận kết hôn Hàn –
Việt tăng cao. Chỉ trong hai năm 2006, 2007 đã có hơn 300 trường hợp ghi
chú công nhận kết hôn.
Ở tỉnh Long An, từ năm 2005 tình hình phụ nữ lấy chồng nước ngoài
tăng nhanh về số lượng và có đến 90/284 trường hợp kết hôn với người Đài
Loan (chiếm gần 30%). Phụ nữ Long An kết hôn với người nước ngoài chủ
yếu tập trung ở các huyện vùng sâu, vùng biên giới có điều kiện kinh tế khó
khăn, trong đó nhiều nhất ở hai huyện Đức Hòa và Đức Huệ. Trong năm
2006, riêng hai huyện Đức Hòa và Đức Huệ có 122/339 trường hợp kết hôn


với người nước ngoài (chiếm hơn 30% cả tỉnh), trong đó có 65 trường hợp ghi
chú kết hôn với người Hàn Quốc. Mười tháng đầu năm 2007, số trường hợp
kết hôn với người nước ngoài ở hai huyện trên là 149/325, chiếm gần 50% cả
tỉnh, trong đó kết hôn với người Hàn Quốc là 101 trường hợp. Những năm
gần đây, số lượng công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài có số

lượng ổn định. Theo số liệu thống kê tại các Sở Tư pháp trong Khu vực, từ
năm 2011 đến 2014, hàng năm có trên 9.000 trường hợp đăng ký kết hôn tại
Sở Tư pháp chiếm khoảng 75% so với cả nước và bình quân 3.000 trường hợp
ghi chú kết hôn/năm. Tuy số lượng kết hôn năm sau luôn cao hơn năm trước
nhưng không có sự gia tăng đột biến. Trong đó, chủ yếu là nữ công dân Việt
Nam tham gia trong quan hệ kết hôn với người nước ngoài (chiếm khoảng
95%), chủ yếu tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai và một số tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, công dân Việt Nam kết hôn với công dân Hoa Kỳ (bao gồm
cả người Việt Nam định cư tại Hoa Kỳ), Trung Quốc (Đài Loan) tại Sở Tư
pháp chiếm đa số, còn ghi chú kết hôn đa phần lại tập trung ở việc kết hôn với
công dân Hàn Quốc, Singapore, ....do luật pháp của nước sở tại thông thoáng
trong việc đăng ký kết hôn.
Ở Tiền Giang Theo số liệu thống kê tại Sở Tư pháp, từ năm 1995 đến
năm 2015, toàn tỉnh có 8557 trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước
ngoài (trung bình mỗi năm khoảng 427 trường hợp). Đối tượng kết hôn có
trên 90% là nữ công dân Việt Nam kết hôn với nam người nước ngoài của
trên 15 quốc gia và vùng lãnh thổ như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Úc, Đài Loan,
Trung Quốc, Hàn Quốc... Phần lớn thì sau khi kết hôn, công dân Việt Nam
theo chồng định cư nước ngoài, một số rất ít có chồng nước ngoài ở lại Việt
Nam làm ăn sinh sống tại các Khu công nghiệp hoặc các công ty, doanh
nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh.


Trong số kết hôn nói trên, phụ nữ Tiền Giang kết hôn với người Đài
Loan 2.288 trường hợp (chiếm tỷ lệ 26,7%), với người Hàn Quốc 174 trường
hợp (chiếm tỷ lệ 2% ). Riêng 05 năm gần đây (từ năm 2010 đến 2014), số
lượng đăng ký kết hôn nói chung có giảm, còn khoảng 350 trường hợp/năm
(trong đó số trường hợp kết hôn với Đài Loan khoảng 30 trường hợp/năm,
Hàn Quốc 05 trường hợp/năm (chiếm tỷ lệ khoảng 10%) và số lượng ghi chú

kết hôn Hàn Quốc không nhiều (khoảng 83 trường hợp, trong đó nhiều trường
hợp kết hôn thông qua giới thiệu của họ hàng người thân hoặc đã chung sống
như vợ chồng có con).
Kết hôn với người nước ngoài là quyền nhân thân của mỗi người trên
cơ sở đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ theo Luật Hôn nhân và gia đình.
Luật pháp Việt Nam không có bất cứ quy định nào ngăn cản việc kết hôn của
công dân Việt Nam với người nước ngoài nhưng những năm gần đây việc phụ
nữViệt Nam kết hôn với người nước ngoài diễn ra rất phức tạp và bộc lộ
nhiều mặt trái.
2.1.2 Nguyên nhân của thực trạng.
Cái gì cũng có nguyên nhân và nguồn cội của nó và thực tiễn trong
những năm gần đây két hôn có yếu tố nước ngoài không ngừng tăng lên vậy
nguyên dân là do đâu mà ra.Trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài,vẫn còn tồn tại trường hợp kết hôn xuất phát từ tình yêu thật sự giữa các
bên.thông thường là vì hai bên đã có quen biết từ trước có thể là do sự tìm
hiểu hoặc do người thân và bạn bè giới thiệu nên họ có thời gian tìm hiểu
hoàn cảnh gia đình của nhau.tuy nhiên phần trăm những cuộc hôn nhân xuất
phát từ tình yêu là rất ít bên cạnh nguyên nhân vừa nêu trên thì cũng có những
cuộc hôn nhân giữa người việt nam và người nước ngoài ngược lại người
nước ngoài với người việt nam lại vì những nguyên nhân khác chẳng hạn như
vì mục đích kinh tế,nhờ mô giới…nói chung quy lại là vì những lý do cuộc
hôn nhân đó không xuất phát từ tình cảm yêu thương thực sự.


Thứ nhất là xuât phát từ tình yêu chân thành thật sự : đất nước mở của
hội nhập với các nước trên thế giới khác nhau việc công dân nước này sinh
sống,học tập và làm việc ở nước kia là chuyện không lạ lẫm gì.những cuộc
hôn nhân xuất phát từ tình yêu chân thành thật sự là do chính những người họ
có tình cảm với nhau tự tìm hiểu hay thông qua gia đình và bạn bè giới thiệu
hay đơn giản chỉ làm sự tình cờ gặp và dẫn tới quên biết chẳng hạn như một

nam sinh viên việt nam du học ở hàn quốc tình cờ quen biết một cô sinh viên
bên nước hàn quốc qua quá trình tìm hiểu cảm thấy hợp nhau nên họ nghĩ tới
hôn nhân là chuện bình thường.
Thứ hai là kết hôn vì mục đích kinh tế : mong muốn đổi đời là ước
muốn của bao nhiêu người và trong số đó có những cô gái trẻ,với mong muốn
thoát khỏi cảnh khó khăn và phần giúp đỡ gia đình thì các cô gái đã lựa chọn
cho mình con đường đó là kết hôn với những người nước ngoài họ bất chấp
chẳng suy nghĩ là người mình lấy se ra sao,cuộc sông của mình sau này như
thế nào mà họ chỉ thấy một cái lợi trước mắt đó là kinh tế của mình se được
thay đổi sau cuộc hôn nhân này.đa số công dân việt nam kết hôn với người
nước ngoài nhất là đài loan,hàn quốc là những phụ nữ ở khu vực nông
thôn,trình độ học vấn thấp hiểu biết về pháp luật còn hạn hẹp bên cạnh đó còn
có sự tác động của cha mẹ đén nhận thức con cái.
Thứ ba là kết hôn theo kiểu phong trào : khi trong một khu vực có
nhiều người kết hôn với nước ngoài thì theo trào lưu se có nhiều người trong
khu vực đó muốn kết hôn với người nước ngoài chỉ qua một số thay đổi họ
thấy từ bạn bè,người thân kết hôn với người nước ngoài hoặc những người đi
làm định cư ở bên nước ngoài trở về khá giả hơn so với ở nhà.những thứ họ
hìn được đó khiến cho họ không thể không quan tâm và sự tò mò muốn sống
khác thay đổi thì các cô gái,phụ nữ đã chọn két hôn với những người nước
ngoài.
Thứ tư là kết hôn do bị ảnh hưởng bởi hoạt động của các đối tượng môi
giới bất hợp pháp: tính phức tạp của tình hình kết hôn có yếu tố nước ngoài


hiện nay một phần là do hoạt động của tổ chức cá nhân môi giới bất hợp pháp.
Lợi dụng những yếu điểm của những người thiếu hiểu biêt,khó khăn về kinh
tế, những cô gái dân tộc thiểu số nên các đối tượng này đã dụ dỗ họ tự nguyện
dẫn thân vào môi giới,các đối tượng này không chỉ hoạt động tại một địa bàn
mà địa bàn của chúng rất rộng ở nơi nào có nhu cầu là se có người tìm tới với

cách thức tiếp cận rất tạo sự tin tưởng cho những phụ nữ và tạo ra một viễn
cảnh thật đẹp khiến bao người mơ ước khi kết hôn với người nước ngoài.bởi
những lời nói ngọt ngào,hứa hẹn của ngời môi giới nên những người phụ nữ
nhẹ dạ cả tin đã đồng ý một cách nhanh chóng mà họ đã đồng ý kết hôn với
những người mà họ chỉ biết qua loa thậm chí là họ không hề biết một tí gì vì
họ.
Thứ năm là nguyên nhân khiến cho tình trạng kết hôn giữa người
nuowsc ngoài và người việt nam trở nen phổ biến là vi do pháp luật việt nam
về hôn nhân có yếu tố nước ngoài còn nhiều sơ hở,quy định còn lỏng
kẻo,chưa cụ thể.
Và ngoài những nguyên nhân đã nêu trên thì còn một số nguyên nhân
khác chẳng hạn như kết hôn vì một số mục đích khác là người việ nam két
hôn với người nước ngoài nhằm mục đích được bảo lãnh ra nước ngoài sinh
sống,làm việc vì ở nước ngoài có thể kếm được nhiều tiền hơn,được nhập
quốc tịch nước ngoài,để hưởng di sản thừa kế,kết hôn giả.
Tóm lại những nguyên nhân trên chủ yếu đều xuất phát từ sự thiếu hiểu
biết vè pháp luật,trình độ thấp của người dân tộc thiểu số ở một số vùng miền
núi và tư những nhu cầu của bản thân khiến cho số người đăng kí kết hôn với
người nước ngoài ngày càng tăng,việc két hôn xuất phát từ hôn tình yêu chân
chính thì không bàn đến nhưng còn lại những cuộc hôn nhân khác vì những lý
do bất hợp pháp thì cần xử lý như thế nào pháp luật hiện hành đã thỏa mãn
với thực tế chưa.


×