Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tư pháp quốc tế việt nam có một hệ thống các loại nguồn phức tạp và bản thân mỗi loại nguồn cũng vô cùng khó tiếp cận và nắm bắt hãy bình luận nhận x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.77 KB, 12 trang )

Đề bài: Tư pháp quốc tế Việt Nam có một hệ thống các loại nguồn phức tạp và bản thân
mỗi loại nguồn cũng vô cùng khó tiếp cận và nắm bắt. Hãy bình luận nhận xét trên, nếu có
thể hãy nêu hướng khắc phục.

Bài làm


A. LỜI MỞ ĐẦU
Tư pháp quốc tế là hệ thống những nguyên tắc và quy phạm pháp luật được xây dựng
bằng những cách thức khác nhau, nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có
yếu tố nước ngoài, góp phần thúc đẩy đời sống sinh hoạt quốc tế và bảo vệ quyền lợi
chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ tư pháp quóc tế. Tư pháp quốc tế việt nam là
một bộ phận của tư pháp quốc tế nói chung, vậy nguồn của tư pháp quốc tế Việt nam có gì
đặc biệt? Có ý kiến cho rằng: “Tư pháp quốc tế Việt Nam có một hệ thống các loại nguồn
phức tạp và bản thân mỗi loại nguồn cũng vô cùng khó tiếp cận và nắm bắt”. Sau đây em
xin đưa ra quan điểm của mình để bình luận về ý kiến trên.
B. NỘI DUNG
I. Các loại nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam
1. Khái niệm
Nguồn của tư pháp quốc tế là hình thức pháp lý chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm
pháp luật điều chỉnh những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
2. Các loại nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam
2.1 Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam
a. Các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn của tư pháp quốc tế Việt Nam
Những quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố
nước ngoài nằm rải rác trong nhiều văn bản pháp luật thuộc hệ thống pháp luật Việt Nam
như:
- Hiến pháp
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật, không một văn bản quy phạm pháp luật nào có thể trái
hoặc mâu thuẫn với hiến pháp. Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận những nguyên tắc và quy


phạm đặt nền tảng quan trọng cho tư pháp quốc tế, đặc biệt là những quy định về hoạt
động đối ngoại và các quyền tự do của cá nhân.
- bộ luật dân sự 2005
Sau hiến pháp, bộ luật dân sự có vị trí quan trọng trong hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật, điều chỉnh các vấn đề trong đời sống dân sự trong đó bao gồm cả các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài.


Với tính chất là nguồn của tư pháp quốc tế, bộ luật dân sự 2005 dành một phần riêng
(phần VII), bao gồm 20 điều (từ điều 758 đến điều 777) để quy định về quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài. Đây chính là cơ sở pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, làm nền
tảng cho việc điều chỉnh hiệu quả quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài
tại Việt nam hiện nay khi chưa có điều kiện xây dựng một văn bản pháp lý riêng cho tư
pháp quốc tế.
Ví dụ Điều 762 BLDS quy định về Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước
ngoài
“1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp
luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam có quy định khác.
2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt
Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
- Các luật khác do quốc hội ban hành
Các quy định của tư pháp quốc tế nằm rải rác trong một số bộ luật như:
+ Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, luật thương mại năm 2005, luật đầu tư năm 2005,
bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, luật hàng hải năm 2005, luật nhà ở năm 2005…
Ví dụ Điều 101của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có quy định về việc Áp dụng
pháp luật nước ngoài đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài .
“Trong trường hợp Luật này, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có quy định hoặc
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn

thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc
quy định trong Luật này.
Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng
pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam”.
- các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật
Các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật cũng là nguồn quan trọng của tư pháp quốc
tế, bao gồm một số văn bản chủ yếu như Pháp lệnh về quyền ưu đãi miễn trừ dành cho cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt
nam ngày 23/8/1993, pháp lệnh số 24/1999/PL-UBTVQH ngày 28/4/2000 về nhập cảnh,
xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt nam…


Các nghị định do chính phủ ban hành cũng giải quyết rất nhiều vấn đề thuộc phạm vi
điều chỉnh của tư pháp quốc tế như nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 quy định
chi tiết thi hành một số điều của luật hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài, nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006 quy định chi
tiết thi hành các quy định của bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Ngoài ra còn có một khối lượng lớn thông tư hướng dẫn chứa đựng quy phạm pháp
luật liên quan đến việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
b. Áp dụng pháp luật việt nam
Về nguyên tắc, các quy phạm pháp luật việt nam có thể được viện dẫn, áp dụng trong
một số trường hợp sau:
+ được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật việt nam
Trong những trường hợp này, cơ quan tư pháp có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng
pháp luật việt nam. Thỏa thuận về luật áp dụng của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngoài sẽ không có giá trị pháp lý. Nói cách khác các bên không được phép
thỏa thuận chọn một hệ thống pháp luật khác.
Ví dụ, khoản 2, điều 769 Bộ luật dân sự 2005 “Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở
Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Hay theo khoản 2 điều 770 BLDS “2. Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng

hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ
Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
+ khi các chủ thể tham gia vào quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thỏa thuận áp dụng
pháp luật việt nam.
+ khi pháp luật nước ngoài dẫn chiếu đến pháp luật việt nam
Ví dụ: anh B là công dân hàn quốc xin đăng ký kết hôn với chị A là công dân việt nam
tại hàn quốc. cơ quan có thẩm quyền tại hàn quốc sẽ xem xét điều kiện kiện kết hôn của
chị A theo pháp luật việt nam, cụ thể là điều 9 luật hôn nhân và gia đình việt nam
2.2 Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể khác
của luật quốc tế và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa
thuận đó được ghi nhận trong văn kiện duy nhất hoặc trong hai nhiều văn kiện có quan hệ
với nhau cũng như không phụ thuộc vào tên gọi của văn kiện đó.


Điều ước quốc tế là nguồn của tư pháp quốc tế việt nam gồm cả điều ước quốc tế song
phương và điều ước quốc tế đa phương.
a. điều ước quốc tế song phương
Đối với việt nam, các điều ước quốc tế song phương là loại điều ước quốc tế phổ biến
nhất để điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong số những điều ước
quốc tế này, trước tiên phải đề cập đến các hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân
sự, hôn nhân gia đình và hình sự. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để việt nam cùng các
quốc gia hữu quan công nhận và đảm bảo thực hiện các quyền nhân thân và tài sản của
công dân, pháp nhân của nước kí kết này trên lãnh thổ của nước kí kết kia, trên cơ sở tôn
trọng nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia.
Ví dụ:
Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa CHXHCN việt nam
và CHDCND Lào, ký ngày 06/7/1998
Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa CHXHCN việt nam và cộng
hòa pháp ngày 22/4/1999

Hiện nay, việt nam đã kí kết khoảng 14 hiệp định tương trợ tư pháp. Nội dung của các
hiệp định tương trợ tư pháp này chủ yếu đề cập đến những vấn đề hợp tác giữa các cơ
quan tư pháp, bảo hộ pháp lý cho công dân và pháp nhân của nhau trên lãnh thổ của hai
nước kí kết, xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự…
Bên cạnh các hiệp định tương trợ tư pháp việt nam tiến hành kí kết một số điều ước
song phương như, các hiệp định về lãnh sự nhằm bảo hộ quyền lợi của công dân và pháp
nhân của các bên kí kết, hiệp định thương mại và hàng hải quy định các ưu đãi về thương
mại mà các bên kí kết sẽ dành cho nhau trong quá trình buôn bán trao đổi hàng hóa, hiệp
định về nuôi con nuôi quy định về cơ chế hợp tác giữa hai quốc gia trong việc cho nhận
con nuôi…
b. điều ước quốc tế đa phương
Hiện nay, số lượng các điều ước quốc tế đa phương mà việt nam là thành viên để điều
chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài còn chưa nhiều và chưa bao quát mọi lĩnh vực,
chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ…
Gia nhập một số tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO việt nam đương nhiên là thành
viên của các điều ước quốc tế về thương mại ký kết trong khuôn khổ những tổ chức này,
ví dụ hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), hiệp định chung về thương mại
hàng hóa (GATT), hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS).


Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, việt nam đã gia nhập một số điều ước quốc tế như công
ước Paris năm 1883 về quyền sở hữu công nghiệp, công ước Berne 1886 về quyền tác giả,
thỏa ước Madrid năm 1891 về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, hiệp ước hợp tác sáng chế
năm 1970, hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu
trí tuệ năm 1995 của WTO.
Trong lĩnh vực công nhận và thi hành quyết định của tòa án, trọng tài nước ngoài, việt
nam là thành viên của công ước New York năm 1995 về công nhận và thi hành các quyết
định của trọng tài nước ngoài. Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc
xem xét gia nhập các điều ước quốc tế nhằm điều chỉnh hiệu quả các quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài đang là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra đối với việt nam.

c. áp dụng điều ước quốc tế
Phương thức áp dụng điều ước mà việt nam là thành viên được quy định tại khoản 3,
điều 6, luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005. Theo đó, việt nam
chấp nhận cả hai phương thức áp dụng trực tiếp và gián tiếp điều ước quốc tế.
+điều ước sẽ được áp dụng trực tiếp, trong trường hợp các quy định của điều ước đủ rõ,
chi tiết để thực hiện
+ trong những trường hợp khác, điều ước sẽ được áp dụng gián tiếp, trên cơ sở quyết định
hoặc kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban
hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.
2.3 Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự chung được hình thành trong một thời gian
dài, được áp dụng liên tục và có hệ thống, đồng thời được thừa nhận mang tính chất pháp
lý bắt buộc đối với các chủ thê tham gia vào giao lưu dân sự quốc tế.
Ví dụ về tập quán quốc tế là nguồn của tư pháp quốc tế: INCOTERMS là các điều kiện
thương mại quốc tế, hình thành trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế và được phòng
thương mại quốc tế (ICC) tập hợp, ban hành.
INCOTERMS bao gồm chủ yếu các quy định về điều kiện mua bán, bảo hiểm, cước
vận tải cũng như trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng. Hiện nay, INCOTERMS đã
trở thành một thông lệ được hầu hết các chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa quốc
tế áp dụng.
Theo quy định trong hệ thống pháp luật việt nam, tập quán quốc tế không có vị trí
tương tự như điều ước quốc tế trong mối quan hệ với pháp luật quốc gia. So với các nguồn


pháp luật khác, tập quán chỉ đóng vai trò như một nguồn bổ trợ, bổ sung các giải pháp
trong trường hợp pháp luật chưa có quy định cụ thể.
Hiện nay, pháp luật việt nam có một số quy định cho phép các chủ thể thỏa thuận áp
dụng tập quán quốc tế, như khoản 2 điều 5 luật thương mại năm 2005 “2. Các bên trong
giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài,
tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó

không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
Ngoài ra, việc áp dụng tập quán còn được quy định tại khoản 3, điều 5, pháp lệnh
ngoại hối năm 2005; khoản 3 điều 4 luật chuyển giao công nghệ năm 2006…
Tập quán quốc tế trước hết được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể tham
gia quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Trong trường hợp, không có thỏa thuận thì theo
quy định tại khoản 4, điều 759, bộ luật dân sự năm 2005 tập quán quốc tế chỉ được áp
dụng khi có các điều kiện:
+ Các văn bản quy phạm pháp luật việt nam không có quy phạm điều chỉnh quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài.
+ điều ước quốc tế mà việt nam là thành viên không có quy phạm để điều chỉnh quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài.
+ việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế không trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật việt nam.
Nhận xét
Án lệ (thực tiễn xét xử của tòa án) được hiểu là những quyết định, bản án đã có hiệu lực
pháp luật của tòa án cấp cao nhất, thể hiện quan điểm của các thẩm phán trong việc áp
dụng thống nhất pháp luật để giải quyết một vụ việc cụ thể và mang tính bắt buộc đối với
tòa án các cấp trong việc giải quyết những trường hợp tương tự
Ở VN thì án lệ không được nhìn nhận với tư cách là nguồn của pháp luật nói chung và là
nguồn của tư pháp quốc tế nói riêng
3. Tư pháp quốc tế Việt Nam có một hệ thống các loại nguồn phức tạp và bản thân mỗi
loại nguồn cũng vô cùng khó tiếp cận và nắm bắt.
3. 1 Mối quan hệ giữa các loại nguồn
- Pháp luật trong nước được coi là nguồn cơ bản và phổ biến trong việc điều chỉnh các
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, vì:


+ Xuất phát từ cơ sở hình thành nguồn pháp luật trong nước. Sự xuất hiện của pháp luật
gắn liền với sự ra đời của nhà nước nên pháp luật mang ý chí của nhà nước, do đó pháp
luật do một nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh mọi quan hệ xã hội trong đó có quan hệ

dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Đồng thời, do mỗi nước có điều kiện riêng
về chính trị, kinh tế, xã hội… nên để chủ động trong việc điều chỉnh các quan hệ TPQT
mỗi quốc gia đã tự ban hành trong hệ thống pháp luật của nước mình các quy phạm để
điều chỉnh các quan hệ đó.
+ Chủ thể cơ bản trong quan hệ tư pháp quốc tế là thể nhân và pháp nhân, do đó pháp luật
điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của một chủ thể được dựa trên dấu hiệu quốc tịch (đối với
người có quốc tịch) hoặc dấu hiệu nơi cư trú (đối với người không có quốc tích) của người
đó. Hệ thống pháp luạt đó có thể là hệ thống của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc
hệ thống pháp luật nơi người đó cư trú. Dù chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật nào
thì hệ thống pháp luật ấy vẫn được coi là hệ thống pháp luật của một nhà nước nhất định.
- Điều ước quốc tế cũng là nguồn quan trọng của tư pháp quốc tế vì các quan hệ mà tư
pháp quốc tế điều chỉnh là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nên
các điều ước quốc tế là cơ sở pháp lý giúp cho các nước thực hiện có hiệu quả việc áp
dụng các quy phạm pháp luật của nước kí kết này trên lãnh thổ nước kí kết kia.
- Tính chất bổ trợ của tập quán quốc tế với tư cách là nguồn của tư pháp quốc tế không có
nghĩa là thứ yếu, là phụ hoặc bổ sung mà tính bổ trợ của loại nguồn này thể hiện ở điều
kiện áp dụng nó. Nếu như pháp luật quốc gia và điều ước quốc tế được coi là nguồn pháp
luật bắt buộc áp dụng đương nhiên, mà nó chỉ áp dụng khi có đủ các điều kiện theo quy
định của pháp luật việt nam. Khi có đủ điều kiện để áp dụng tập quán quốc tế với tư cách
là nguồn pháp luật thì tập quán quốc tế có giá trị pháp lý bắt buộc giống như các loại
nguồn pháp luật khác trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố
nước ngoài.
Như vậy, các loại nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế có quan hệ mật
thiết với nhau và có tác dụng hỗ trợ , bổ sung cho nhau. Pháp luật trong nước được áp
dụng một cách cơ bản và phổ biến, điều ước quốc tế là nguồn quan trọng và được ưu tiên
áp dụng hơn so với pháp luật trong nước, tập quán quốc tế là nguồn bổ trợ, nó được áp
dụng trong trường hợp pháp luật trong nước và điều ước quốc tế không có quy định.
3. 2 Sự phức tạp của các loại nguồn
Như vậy, nguồn của tư pháp quốc tế việt nam không chỉ bao gồm hệ thống các văn bản
pháp luật trong nước mà còn có các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.



- Ta thấy, pháp luật quốc gia là nguồn cơ bản của tư pháp việt nam. Nhưng việt nam chưa
có luật tư pháp quốc tế riêng mà các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ của tư
pháp quốc tế nằm rải rác ở nhiều văn bản thuộc hệ thống pháp luật trong nước. Mà các
quan hệ của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
nên rất đa dạng và phức tạp, do vậy có nhiều văn bản liên quan điều chỉnh, có trường hợp
dẫn đến sự mâu thuẫn, chồng chéo. Vì nằm rải rác ở các văn bản pháp luật trong nước nên
việc tiếp cận và áp dụng đôi khi gặp nhiều khó khăn. Do mỗi văn bản điều chỉnh về một
lĩnh vực, theo đó là các nghị định và thông tư hướng dẫn nên số lượng các văn bản ngày
càng nhiều và có sự thay đổi, bổ sung liên tục. thêm nữa là pháp luật trong nước chủ yếu
điều chỉnh các quan hệ dân sự trong nước nên quy phạm điều chỉnh các quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài thường ít hơn. Do đó để tiếp cận các văn bản là nguồn của tư pháp quốc
tế cần hiểu rõ hệ thống pháp luật Việt Nam
- các hiệp định tương trợ tư pháp việt nam kí với các nước xã hội chủ nghĩa thường có
phạm vi khá rộng, bao gồm các vấn đề về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, giải quyết
xung đột pháp luật và xung đột về thẩm quyền xét xử… trong khi đó, hiệp định tương trợ
tư pháp giữa việt nam kí với các nước có chế độ kinh tế, chính trị - xã hội khác nhau
thường có phạm vi điều chỉnh hẹp hơn. Mỗi hiệp định này thường tập trung giải quyết một
nhóm quan hệ pháp lý quốc tế độc lập.
Thực tiễn các quan hệ dân sự phát sinh trong giao lưu dân sự quốc tế ngày càng được
mở rộng và phức tạp do số lượng người việt nam sinh sống và làm việc ở nước ngoài ngày
càng nhiều và các nước khác nhau. Trong khi đó việt nam tham gia kí kết các hiệp định tư
pháp chỉ với một số nước, phạm vi điều chỉnh cũng có giới hạn và số lượng cũng còn hạn
chế.
Ví dụ, hiện nay có rất nhiều người việt nam sinh sống và làm việc tại hàn quốc nhưng
việt nam với hàn quốc chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nào về các vấn đề dân sự, do
đó khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ tư pháp quốc tế có thể gặp nhiều
khó khăn.
3.3 Giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật trong nước

Vì pháp luật trong nước và điều ước quốc tế vừa là nguồn của tư pháp quốc tế nên việc
giải quyết đúng đắn, hài hòa mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ dưới khía cạnh lập pháp mà đặc biệt đối với quá trình
thực thi pháp luật.
theo khoản 1, điều 6, luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005:
“Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng


quy định của điều ước quốc tế”. Như vậy, việt nam ghi nhận ưu tiên áp dụng điều ước
quốc tế trong trường hợp có sự khác biệt giữa điều ước quốc tế và văn bản quy phạm pháp
luật cùng điều chỉnh một vấn đề. Quy định này hoàn toàn phù hợp với điều 26 và điều 27
của công ước viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế mà việt nam là thành viên và có
hiệu lực đối với việt nam từ ngày 9/11/2001
nhưng hệ thống pháp luật việt nam bao gồm hiến pháp, các luật do quốc hội ban hành
và các văn bản quy phạm dưới luật, vậy giải quyết mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và
hiến pháp như thế nào?
Theo quy định tại khoản 2, điều 3 luật kí kết, gia nhập và thực hiện hiện điều ước quốc
tế năm 2005 “Việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế phải tuân thủ những
nguyên tắc sau đây…2. Phù hợp với các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”.
Với quy định này, hiến pháp sẽ được ưu tiên áp dụng khi mâu thuẫn với điều ước quốc
tế, đây cũng là giải pháp được nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận.
II. Đưa ra hướng khắc phục
- Tư pháp quốc tế điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
trong khi đó việt nam chưa có luật tư pháp quốc tế riêng. Hiện nay, nhiều nước trên thế
giới đã có luật tư pháp quốc tế riêng như Đức, thụy sỹ, Italia, hoặc một số nước châu á
cũng đang xây dựng luật tư pháp quốc tế như Nhật, hàn quốc, trung quốc… Chúng ta có
nên học tập để xây dựng một đạo luật về tư pháp riêng nhằm điều chỉnh các quan hệ tư
pháp quốc tế?

Thiết nghĩ nếu việc xây dựng một đạo luật về tư pháp quốc tế có thể phức tạp và gặp
nhiều khó khăn thì chúng ta có nên thừa nhận án lệ là nguồn của tư pháp quốc tế như các
nước Mỹ, anh, pháp…?
Thực tiễn cho thấy, tòa án nhân dân tối cao có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổng kết
kinh nghiệm xét xử, trên cơ sở đó hướng dẫn tòa án các cấp áp dụng thống nhất pháp luật.
Trong điều kiện các văn bản quy phạm pháp luật của việt nam còn chưa hoàn thiện, tòa án
nhân dân tối cao bắt buộc phải xây dựng các quy phạm pháp luật để thực hiện nhiệm vụ
nói trên.
Do đó, việt nam nên theo xu hướng thừa nhận vai trò của án lệ trong việc điều chỉnh các
quan hệ pháp luật nói chung và của tư pháp quốc tế nói riêng. Việc thừa nhận án lệ sẽ mở
rộng thêm nguồn cho pháp luật việt nam cũng như nguồn của tư pháp quốc tế, đồng thời
giúp cho việc điều chỉnh các quan hệ thuộc tư pháp quốc tế được hiệu quả và thống nhất.


- Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự phát sinh trong
giao lưu dân sự quốc tế, việt nam cần tăng cường và mở rộng việc kí kết các điều ước
quốc tế với các quốc gia có người việt nam sinh sống và làm việc, nhất là các hiệp định
tương trợ tư pháp.
Ta thấy, điều ước quốc tế là nguồn quan trọng của tư pháp quốc tế việt nam nhưng pháp
luật việt nam chưa có quy định rõ tiêu chí xác định loại điều ước nào có thể áp dụng trực
tiếp, loại điều ước nào bắt buộc tiến hành chuyển hóa. Theo khoản 3, điều 6 Luật kí kết,
gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 “Căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất
của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ khi quyết định chấp nhận sự
ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một
phần điều ước quốc tế đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp quy định của
điều ước quốc tế đã đủ rõ, chi tiết để thực hiện; quyết định hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế
đó”, thì việc quy định điều ước quốc tế như thế nào là “đủ rõ, đủ chi tiết” để tiến hành áp
dụng trực tiếp toàn bộ hay một phần điều ước quốc tế lại chưa được quy định cụ thể.
Do đó, pháp luật việt nam cần tiếp tục quy định cụ thể, chi tiết hơn về tiêu chí xác

định loại điều ước nào có thể áp dụng trực tiếp, loại điều ước nào bắt buộc phải tiến hành
chuyển hóa, không thể giải quyết một cách sự vụ tình thế như hiện nay.
Từ những phân tích trên, ta thấy nhận định: “Tư pháp quốc tế Việt Nam có một hệ
thống các loại nguồn phức tạp và bản thân mỗi loại nguồn cũng vô cùng khó tiếp cận và
nắm bắt” là hoàn toàn chính xác, phù hợp với chế độ chính trị, kinh tế, xã hội cũng như sự
phát triển của pháp luật việt nam.
C. KẾT LUẬN
Như vậy, qua tìm hiểu ta thấy được nguồn của tư pháp quốc tế việt nam chưa được mở
rộng so với nguồn của tư pháp quốc tế nói chung xuất phát từ những đặc thù của chế độ
chính trị, kinh tế, xã hội… cùng với sự phát triển của hệ thống pháp luật quốc gia. Đồng
thời các loại nguồn đó cũng vô cùng phức tạp và việc tiếp cận cũng nhiều lúc gặp khó
khăn. Các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài ngày càng đa dạng và phát
triển, do đó Việt nam cần hoàn thiện pháp luật quốc gia cũng như mở rộng sự tham gia
vào các điều ước quốc tế để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc điều chỉnh những quan
hệ của tư pháp quốc tế.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà
Nội, 2009.
2. Giáo trình luật tư pháp quốc tế, Th.S Bùi Thị Thu (chủ biên), Nxb. Giáo dục Việt Nam
3. Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư pháp Quốc tế, TS.GVC, Nguyễn Hồng Bắc, nxb. Tư
pháp
4. Bộ luật dân sự năm 2005
5. Luật hôn nhân gia đình năm 2000
6. Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005
7. Luật thương mại năm 2005




×