Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu phát triển phương pháp chemometric để xác định đồng thời các chất có phổ hấp thụ phân tử xen phủ nhau và áp dụng trong phân tích dược phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.68 MB, 195 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP
CHEMOMETRIC ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI
CÁC CHẤT CÓ PHỔ HẤP THỤ PHÂN TỬ
XEN PHỦ NHAU VÀ ÁP DỤNG TRONG
PHÂN TÍCH DƯỢC PHẨM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC

HUẾ - NĂM 2018


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN PHƯƠNG PHÁP
CHEMOMETRIC ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐỒNG THỜI
CÁC CHẤT CÓ PHỔ HẤP THỤ PHÂN TỬ
XEN PHỦ NHAU VÀ ÁP DỤNG TRONG
PHÂN TÍCH DƯỢC PHẨM

Chuyên ngành: Hóa học Phân tích
Mã số: 62440118
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Trần Thúc Bình
2. PGS.TS. Ngô Văn Tứ

HUẾ - NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

Luận án này được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thúc Bình và PGS.TS. Ngô Văn Tứ. Tôi xin cam
đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả trong luận án là trung
thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được ai công bố trước đó.

Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Trang

ii


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành với sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của các Thầy
Cô, gia đình và bạn bè, đồng nghiệp.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Trần Thúc Bình và PGS.TS. Ngô Văn Tứ là những người thầy đã tận
tâm hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình làm luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban Giám hiệu
Trường Đại học Khoa học, Phòng Đào tạo Sau đại học, Quý Thầy Cô trong Bộ môn
Hóa học phân tích, khoa Hóa học của trường Đại học Khoa học cùng Quý Thầy Cô

giảng dạy lớp nghiên cứu sinh, các nghiên cứu sinh, học viên cao học đã tận tình
giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Lời sau cùng, tôi xin được bày tỏ tình cảm đặc biệt và lòng biết ơn chân thành
tới những người thân trong gia đình, tới những người bạn, tới lãnh đạo và các đồng
nghiệp khoa Khoa học Môi trường, trường Đại học Sài Gòn đã luôn kịp thời động
viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành luận án.

Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Trang

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BIỂU, BẢNG ......................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ...........................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................5
1.1. Định luật Bouguer Lambert Beer và tính chất cộng tính độ hấp thụ quang .....5
1.1.1. Định luật Bouguer Lambert Beer .............................................................5
1.1.2. Tính chất cộng tính độ hấp thụ quang......................................................5
1.2. Một số phương pháp phân tích quang phổ UV-VIS kết hợp với chemometric
xác định đồng thời các cấu tử có phổ hấp thụ xen phủ nhau ......................................6
1.2.1. Phương pháp Vierordt ..............................................................................7

1.2.2. Phương pháp quang phổ đạo hàm ...........................................................8
1.2.3. Phương pháp bình phương tối thiểu.......................................................11
1.2.4. Phương pháp bình phương tối thiểu từng phần (Partial Least Square PLS) ...........................................................................................................................13
1.2.5. Phương pháp hồi quy cấu tử chính (Principal Component Regression PCR) ..........................................................................................................................15
1.2.6. Phương pháp mạng nơron nhân tạo (Artificial Neural Networks - ANN)
...................................................................................................................................19
1.2.7. Phương pháp lọc Kalman .......................................................................22
1.3. Tổng quan về dược phẩm đa thành phần và các hoạt chất nghiên cứu ..........33
1.3.1. Giới thiệu về các dược phẩm đa thành phần .........................................33
1.3.2. Telmisartan (TEL), hydrochlorothiazide (HYD) ....................................34
1.3.3. Paracetamol (PAR)và caffeine (CAF) ....................................................37
1.3.4. Paracetamol (PAR) và ibuprofen (IB) ...................................................41
1.3.5. Amlodipine besylat (AML), hydroclorothiazid (HYD), valsartan (VAL)
...................................................................................................................................43
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................48
2.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................48
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................48

iv


2.2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................48
2.2.2. Phương pháp lọc Kalman và chương trình tính .....................................49
2.2.3. Phương pháp bình phương tối thiểu sử dụng phần mềm simulan .........54
2.2.4. Phương pháp phổ đạo hàm ....................................................................55
2.4.5. Phương pháp xây dựng chương trình máy tính ......................................55
2.2.6. Phương pháp đánh giá độ tin cậy của phương pháp phân tích .............55
2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................57
2.2.8. Chuẩn bị mẫu cho phân tích và tính kết quả ..........................................58
2.2.9. Thiết bị, dụng cụ và hóa chất. ................................................................62

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................65
3.1. Lựa chọn giá trị khởi tạo ban đầu ...................................................................65
3.1.1. Lựa chọn giá trị khởi tạo ngẫu nhiên .....................................................66
3.1.2. Lựa chọn giá trị khởi tạo giả định..........................................................69
3.1.3. Lựa chọn giá trị khởi tạo gần đúng ........................................................73
3.2. Chương trình máy tính để tính toán theo thuật toán lọc Kalman ...................77
3.3. Kiểm chứng phương pháp Kalman đối với hỗn hợp hai cấu tử .....................78
3.3.1. Phổ hấp thụ quang và phổ đạo hàm .......................................................78
3.3.2. Kiểm định phương pháp đối với dung dịch chuẩn phòng thí nghiệm ....82
3.4. Kiểm chứng phương pháp đối với hỗn hợp ba cấu tử .....................................96
3.4.1. Phổ hấp thụ của hỗn hợp........................................................................97
3.4.2. Kiểm định phương pháp đối với dung dịch chuẩn phòng thí nghiệm ....98
3.5. Quy trình phân tích theo phương pháp lọc Kalman .....................................104
3.6. Áp dụng thực tế ............................................................................................105
3.6.1. Kiểm soát chất lượng phương pháp phân tích .....................................106
3.6.2. Hàm lượng các hoạt chất trong các thuốc đa thành phần ...................132
KẾT LUẬN ............................................................................................................135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA
LUẬN ÁN ...............................................................................................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................138
PHỤ LỤC ...............................................................................................................153

v


KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Tiếng Việt

Tiếng Anh


Viết tắt

Amlodipin besilat

Amlodipine besylat

AML

Bình phương tối thiểu nghịch đảo

Inverse least square

ILS

Bình phương tối thiểu riêng phần

Partial least square

PLS

Bình phương tối thiểu cổ điển

Classical least square

BPTT

Cafein

Caffeine


CAF

Cấu tử chính

Principal Components

PC

Dược điển Mỹ 38

The
United
States
USP38
Pharmacopoeia 38, 2015.

Dược điển Việt Nam IV

Pharmacopoeia

vietnamica DĐVN

2009-2010

IV

Giới hạn định lượng

Limit of quantity


LOQ

Giới hạn phát hiện

Limit of detection

LOD

Hồi quy cấu tử chính

Principal component regression

PCR

Hydroclorothiazid

Hydrochlorothiazide

HYD

Ibuprofen

Ibuprofen

IB

Mạng nơron nhân tạo

Artificial Neural Networks


ANN

Mạng nơron nhân tạo kết hợp hồi Principal component regression- PCRquy thành phần chính
Artificial Neural Networks
ANN
Paracetamol

Paracetamol

PAR

Phổ tử ngoại – khả kiến

Ultraviolet-visible spectroscopy

UV-VIS

Sắc kí lỏng hiệu năng cao
Valsartan

High

Performance

Chromatography
Valsartan

Liquid

HPLC

VAL

Ghi chú: Trong luận án, tên hóa chất và hoạt chất theo quy định trong Dược điển
Việt Nam IV.

vi


DANH MỤC CÁC BIỂU, BẢNG
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới sử dụng thuật toán lọc Kalman
ứng dụng vào phân tích........................................................................... 32
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu xác định TEL và HYD .............................................. 36
Bảng 1.3. Một số nghiên cứu xác định PAR và CAF .............................................. 40
Bảng 1.4. Một số nghiên cứu xác định PAR và IB .................................................. 43
Bảng 1.5. Một số nghiên cứu xác định AML, HYD và VAL .................................. 47
Bảng 2.1 .Kết quả đo quang phổ của hỗn hợp hai chất ............................................ 51
Bảng 2.2. Kết quả tính toán nồng độ các chất trong hỗn hợp và hiệp phương sai ở
mỗi bước sóng (theo phương pháp lọc Kalman) .................................... 53
Bảng 2.3. Kết quả tính toán nồng độ, hiệp phương sai, mức cập nhật INV ở các
bước sóng khác nhau cho trường hợp hỗn hợp ba cấu tử 1, 2 và 3 ........ 54
Bảng 3.1. Kết quả xác định nồng độ TEL và HYD trong hỗn hợp theo phương pháp
Kalman với cách lựa chọn giá trị khởi tạo ngẫu nhiên ........................... 66
Bảng 3.2. Kết quả xác định nồng độ AML, HYD và VAL trong hỗn hợp theo
phương pháp Kalman với cách lựa chọn giá trị khởi tạo ngẫu nhiên ..... 68
Bảng 3.3. Kết quả xác định nồng độ TEL và HYD trong hỗn hợp bằng phương pháp
Kalman với cách lựa chọn giá trị khởi tạo giả định – Phương án 1 ....... 70
Bảng 3.4. Kết quả xác định nồng độ TEL và HYD trong hỗn hợp bằng phương pháp
Kalman với cách lựa chọn giá trị khởi tạo giả định – Phương án 2 ....... 70
Bảng 3.5. Kết quả xác định nồng độ AML, HYD và VAL trong hỗn hợp bằng
phương pháp Kalman với cách lựa chọn giá trị khởi tạo giả định –

Phương án 1 ............................................................................................ 71
Bảng 3.6. Kết quả xác định nồng độ AML, HYD và VAL trong hỗn hợp bằng
phương pháp Kalman với cách lựa chọn giá trị khởi tạo giả định –
Phương án 2 ............................................................................................ 72
Bảng 3.7. Kết quả xác định nồng độ TEL và HYD trong hỗn hợp bằng phương pháp
Kalman với cách lựa chọn giá trị khởi tạo gần đúng .............................. 75
Bảng 3.8. Kết quả xác định nồng độ AML, HYD và VAL trong hỗn hợp bằng
phương pháp Kalman với cách lựa chọn giá trị khởi tạo gần đúng ........ 76
Bảng 3.9. Kết quả xác định nồng độ TEL và HYD trong hỗn hợp bằng phương pháp
Kalman và BPTT .................................................................................... 83
Bảng 3.10. Kết quả xác định nồng độ TEL, HYD trong hỗn hợp và sai số tương đối
của phương pháp quang phổ đạo hàm .................................................... 84

vii


Bảng 3.11. Kết quả xác định nồng độ TEL và HYD trong hỗn hợp bằng phương
pháp Kalman và BPTT khi có nhiễu ...................................................... 85
Bảng 3.12. Kết quả xác định nồng độ PAR, CAF trong hỗn hợp và sai số tương đối
của ba phương pháp ................................................................................ 86
Bảng 3.13. Kết quả xác định nồng độ PAR, IB trong hỗn hợp và sai số tương đối
của các phương pháp .............................................................................. 88
Bảng 3.14. Kết quả xác định độ lặp của phương pháp đối với hỗn hợp TEL và HYD
................................................................................................................ 90
Bảng 3.15. Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp quang phổ đạo hàm ....... 92
Bảng 3.16. Kết quả xác định độ lặp của phương pháp đối với hỗn hợp PAR và CAF
................................................................................................................ 93
Bảng 3.17. Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp quang phổ đạo hàm ....... 94
Bảng 3.18. Kết quả xác định độ lặp của phương pháp đối với hỗn hợp PAR và IB 95
Bảng 3.19. Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp quang phổ đạo hàm ....... 96

Bảng 3.20. Kết quả xác định nồng độ AML, HYD, VAL trong hỗn hợp và sai số
tương đối của các phương pháp .............................................................. 98
Bảng 3.21. Kết quả xác định độ lặp lại của phương pháp đối với hỗn hợp AML,
HYD và VAL ........................................................................................ 100
Bảng 3.22. So sánh kết quả của 2 phương pháp đối với hỗn hợp H4 .................... 101
Bảng 3.23. Kết quả xác định nồng độ AML, HYD và VAL trong hỗn hợp bằng
phương pháp Kalman và BPTT khi có nhiễu ....................................... 103
Bảng 3.24. Kết quả đánh giá độ lặp lại của các phương pháp chemmometric-trắc
quang khi xác định TEL và HYD trong thuốc Micardis(R) Plus ......... 107
Bảng 3.25. Độ lặp lại và độ đúng của các phương pháp trắc quang và chemometrictrắc quang khi phân tích đồng thời TEL và HYD trong dược phẩm .... 108
Bảng 3.26. Kết quả đánh giá độ lặp lại của các phương pháp chemmometric-trắc
quang khi xác định PAR và CAF trong thuốc Panadol Extra .............. 109
Bảng 3.27. Độ lặp lại và độ đúng của các phương pháp trắc quang và chemometrictrắc quang khi phân tích đồng thời PAR và CAF trong dược phẩm ... 110
Bảng 3.28. Kết quả đánh giá độ lặp lại của các phương pháp chemmoetric-trắc
quang khi xác định PAR và IB trong thuốc Alaxan ............................. 111
Bảng 3.29. Kết quả đánh giá độ lặp lại của các phương pháp chemmometric-trắc
quang khi xác định PAR và IB trong thuốc Lopenca ........................... 112
Bảng 3.30. Kết quả đánh giá độ lặp lại của các phương pháp chemmometric-trắc
quang khi xác định PAR và IB trong thuốc Protamol .......................... 113

viii


Bảng 3.31. Độ lặp lại và độ đúng của các phương pháp trắc quang và chemometrictrắc quang khi phân tích đồng thời PAR và IB trong dược phẩm ....... 114
Bảng 3.32. Kết quả đánh giá độ lặp lại của phương pháp Kalman và BPTT khi xác
định AML, HYD và VAL trong thuốc Exforge HCT .......................... 116
Bảng 3.33. Độ lặp lại và độ đúng của các phương pháp trắc quang và chemometrictrắc quang khi phân tích đồng thời AML, HYD và VAL trong dược
phẩm ..................................................................................................... 117
Bảng 3.34. Kết quả xác định độ đúng của các phương pháp chemometric-trắc quang
khi xác định đồng thời TEL và HYD trong thuốc Micardis(R) Plus ..... 119

Bảng 3.35. So sánh độ đúng của các phương pháp chemometric-trắc quang với
phương pháp HPLC khi xác định TEL và HYD trong thuốc Micardis(R)
Plus ....................................................................................................... 121
Bảng 3.36. Kết quả xác định độ đúng của các phương pháp chemometric-trắc quang
khi xác định đồng thời PAR và CAF trong thuốc Panadol Extra ......... 122
Bảng 3.37. So sánh độ đúng của các phương pháp chemometric-trắc quang với
phương pháp HPLC khi xác định PAR, CAF trong thuốc Panadol Extra
.............................................................................................................. 123
Bảng 3.38. Kết quả xác định độ đúng của các phương pháp chemometric-trắc quang
khi xác định đồng thời PAR và IB trong thuốc Alaxan, Lopenca và
Protamol ................................................................................................ 125
Bảng 3.39. So sánh các phương pháp chemometric với phương pháp HPLC khi xác
định hàm lượng PAR, IB trong thuốc Lopenca (*) ................................ 128
Bảng 3.40. Kết quả xác định độ đúng của phương pháp khi phân tích mẫu thực tế
thuốc Exforge........................................................................................ 129
Bảng 3.41. So sánh các phương pháp chemometric với phương pháp HPLC khi xác
định hàm lượng AML, HYD và VAL trong thuốc Exforge HCT ........ 131
Bảng 3.42. Hàm lượng các hoạt chất trong một số loại thuốc đa thành phần đang lưu
hành ở thị trường Việt Nam (phân tích theo phương pháp Kalman).... 133

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Hinh 1.1. (a) Phổ hấp thụ; (b) phổ đạo hàm bậc 2; (c) phổ đạo hàm bậc 4; (d) phổ
hấp thụ của trans-stilbene trong cyclohexane; (e) phổ đạo hàm bậc 2 của
trans-stilbene trong cyclohexane; (f) phổ đạo hàm bậc 4 của transstilbene trong cyclohexane. .................................................................... 10
Hinh 1.2. Mô hình hoạt động của mạng nơron được thể hiện ở hình 1.1. ............... 21
Hình 2.1. Sơ đồ các bước tính toán theo phương pháp chemometric- trắc quang sử
dụng thuật toán lọc Kalman (sử dụng phần mềm máy tính). ................. 50

Hình 2.2. Sơ đồ tiến trình phân tích mẫu dược phẩm theo phương pháp
chemometric-trắc quang. ........................................................................ 58
Hình 3.1. Sơ đồ chương trình tính toán theo thuật toán lọc Kalman với giải pháp lựa
chọn giá trị khởi tạo gần đúng (áp dụng cho hệ 2 và 3 cấu tử). ............. 77
Hình 3.2. Phổ hấp thụ quang của dung dịch chuẩn HYD, TEL, hỗn hợp TEL và
HYD trong dung môi NaOH 0.1M. ........................................................ 78
Hình 3.3. Phổ đạo hàm bậc một của các dung dịch chuẩn TEL, HYD và dung dịch
hỗn hợp TEL, HYD. ............................................................................... 79
Hình 3.4. Phổ hấp thụ quang của dung dịch chuẩn PAR, CAF, hỗn hợp PAR và
CAF. ........................................................................................................ 80
Hình 3.5. Phổ đạo hàm bậc 1 của dung dịch chuẩn PAR và CAF. .......................... 80
Hình 3.6. Phổ hấp thụ quang của dung dịch chuẩn PAR, IB, hỗn hợp PAR và IB. 81
Hình 3.7. Phổ đạo hàm bậc 1 của dung dịch chuẩn PAR và IB trong môi trường
đệm photphat pH = 7. ............................................................................. 82
Hình 3.8. Phổ hấp thụ của các dung dịch chuẩn AML, HYD, VAL và hỗn hợp
AML, HYD, VAL đo được trong dung môi methanol. .......................... 97
Hình 3.9. So sánh kết quả của 2 phương pháp đối với hỗn hợp H4 ...................... 102
Hình 3.10. Quy trình phân tích mẫu thực tế theo phương pháp Kalman. .............. 104

x


MỞ ĐẦU
Thuật ngữ chemometric được đưa ra đầu tiên vào năm 1972 bởi Svante Wold
(người Thụy Điển) và Bruce R. Kowalski (người Mỹ). Sau đó sự ra đời của Hiệp hội
Chemometric vào năm 1974 đã đưa ra định nghĩa đầu tiên của ngành chemometric, đó
là việc ứng dụng các phương pháp toán học, thống kê, đồ họa,… để quy hoạch thực
nghiệm, tối ưu hóa các thông tin hóa học trích ra từ tập số liệu phân tích và đưa ra tối
đa những thông tin hữu ích từ tập số liệu ban đầu [26], [45], [46], [88].
Chemometric được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực như hóa học môi

trường, hóa học hữu cơ, hóa sinh, hóa học lý thuyết, thống kê trong hóa học và đặc biệt
là đã xác lập được vị trí quan trọng trong ngành hóa học phân tích [45], [88].
Hóa học phân tích là công cụ phục vụ đắc lực trong các lĩnh vực khoa học và
công nghệ, như hóa học, sinh học, nông học, y học, thực phẩm…, đặc biệt là trong
ngành dược phẩm. Ở Việt Nam, dược phẩm và chất lượng dược phẩm hiện tại đang là
vấn đề được xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm. Trong những năm gần
đây, thị trường thuốc đang phát triển nhanh cả về sản xuất và kinh doanh. Theo thống
kê của Cục quản lý Dược Việt Nam, năm 2005 có khoảng 10.000 mặt hàng thuốc lưu
hành trên thị trường với trên 800 hoạt chất. Chỉ 10 năm sau, năm 2015, số lượng thuốc
đã tăng lên nhanh chóng với trên 25.000 mặt hàng, khoảng 1.500 hoạt chất [7]. Mỗi
hoạt chất trong dược phẩm đều có những tác dụng dược lý riêng biệt, do đó để tăng
cường tác dụng chữa bệnh, người ta đã bào chế ra các loại thuốc chứa đa thành phần.
Đối với những người lớn tuổi và người già, bệnh tăng huyết áp và tim mạch là
một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Trên thị trường hiện nay, có khá nhiều loại thuốc được dùng để điều trị
bệnh cao huyết áp, trong đó các chế phẩm đa thành phần nhằm phối hợp tác dụng dược
lý của các dược chất vẫn được ưu tiên nghiên cứu và bào chế. Ví dụ như thuốc viên nén
Exforge, viên nén Exforge HCT, viên nén Co-Diovan… Những loại thuốc này chứa
các hoạt chất amlodipine, hydrochlorothiazide và valsartan hay telmisartan và
hydrochlothiazide [38], [87].

1


Bên cạnh các loại thuốc điều trị huyết áp, tim mạch thì tại Việt Nam, có gần
200 chế phẩm thuốc giảm đau phối hợp khác nhau cũng đang lưu hành. Trong đó
thuốc kết hợp hai thành phần là paracetamol (thuốc giảm đau, hạ sốt) và ibuprofen
(thuốc chống viêm không steroid) hay sự kết hợp của paracetamol và caffein có
tác dụng làm hạ sốt, giảm đau và chống viêm nhanh, tốt hơn, hiệu quả hơn so với
dùng paracetamol hay ibuprofen, caffein đơn độc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu

xác định đồng thời các hoạt chất trong các dược phẩm (hay thuốc) đa thành phần,
đặc biệt là các hoạt chất có phổ hấp thụ quang xen phủ nhau là rất cần thiết và
đang là thách thức đối với các nhà hóa học phân tích.
Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng trong lĩnh vực phân tích hóa học trên
thế giới, hàng loạt các phương pháp phân tích công cụ hiện đại ra đời và được đưa
vào ứng dụng trong phân tích dược phẩm. Tuy nhiên, hai bài toán liên quan đặt ra là
i) xử lý bộ dữ liệu khổng lồ thu được từ các phương pháp phân tích, và ii) ở các
nước đang phát triển - như Việt Nam – thì nhu cầu xây dựng được các phương pháp
phân tích sao cho tiết kiệm được chi phí và thời gian phân tích mà vẫn bảo đảm tiêu
chuẩn về kết quả phân tích được đặt lên hàng đầu. Một lời giải chung cho cả hai bài
toán trên là ứng dụng phương pháp chemometric.
Các phương pháp chemometric đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước quan tâm trong nhiều năm qua để phân tích đồng thời hỗn hợp các chất trong
các đối tượng khác nhau, trong đó có dược phẩm. Các công trình nghiên cứu cho
thấy, các phương pháp chemometric thường được dùng nhiều nhất là phương pháp
bình phương tối thiểu riêng phần (PLS), phương pháp hồi quy cấu tử chính (PCR),
phương pháp bình phương tối thiểu cổ điển (BPTT), phương pháp mạng nơron nhân
tạo (ANN), phương pháp phổ đạo hàm, phương pháp lọc Kalman (Kalman filter)…
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. Phương pháp BPTT có
thể sử dụng toàn bộ số liệu đo phổ để lập ra hệ m phương trình n ẩn số (m>n). Phép
biến đổi ma trận theo nguyên tắc của phương pháp bình phương tối thiểu sẽ cho ra
các kết quả mắc sai số thỏa mãn yêu cầu. Tuy nhiên nếu trong bộ số liệu đo phổ có
nhiều nhiễu (hay sai số đo phổ) và/hoặc khi các cấu tử có tương tác với nhau tạo ra
hiệu ứng quang học làm thay đổi hệ số hấp thụ của từng cấu tử, thì phương pháp

2


này không loại được nhiễu, dẫn đến kết quả phân tích mắc sai số lớn [2]; Phương
pháp ANN có nhược điểm là thời gian luyện mạng lâu và nó đòi hỏi nhiều thuật

toán khác nhau, nên khi xây dựng một mô hình phân tích, đòi hỏi phải thử nhiều mô
hình khác nhau để tìm được cấu trúc mạng tối ưu [25]. Phương pháp phổ đạo hàm
không áp dụng được khi mẫu chứa nhiều cấu tử có phổ hấp thụ quang xen phủ nhau
hoặc tương tự nhau, vì rất khó để lựa chọn được một bước sóng thích hợp để xác
định một cấu tử nào đó, hoặc phổ đạo hàm của chúng vẫn có các cực đại hấp thụ
trùng nhau [2], [27]. Phương pháp lọc Kalman có thể loại bỏ được tối đa các nhiễu
và do đó giảm tối đa sai số, nhưng hạn chế của phương pháp này là phải lựa chọn
các giá trị khởi tạo cho bộ lọc, tức là phải chọn được giá trị ban đầu phù hợp của
hàm lượng các chất phân tích trong hỗn hợp của chúng và sai số kèm theo (được thể
hiện qua phương sai). Nếu các giá trị khởi tạo (nồng độ và phương sai) không phù
hợp, kết quả cuối cùng sẽ mắc sai số lớn [49], [101], [110].
Trên thế giới đã có một số nghiên cứu áp dụng phương pháp lọc Kalman vào
chemometric – trắc quang để xác định đồng thời hỗn hợp 2 hoặc 3 chất trong dược
phẩm [50], [121], song các nghiên cứu đó hoặc không đưa ra cách lựa chọn giá trị
khởi tạo phù hợp hoặc không đề cập đến các giá trị khởi tạo và do vậy, rất khó áp
dụng cho các phòng thí nghiệm phân tích. Ở nước ta, Mai Xuân Trường [27] đã
nghiên cứu áp dụng phương pháp lọc Kalman để xác định đồng thời các vitamin
trong dược phẩm, các nguyên tố đất hiếm…nhưng do tác giả cũng không giới thiệu
về cách chọn giá trị khởi tạo và do vậy, đã hạn chế khả năng áp dụng phương pháp
đề xuất vào thực tế. Nói chung, mặc dù phương pháp lọc Kalman có nhiều ưu điểm
khi áp dụng vào phương pháp chemometric - trắc quang để xác định đồng thời các
hợp chất, đặc biệt là các chất có phổ hấp thụ phân tử xen phủ nhau, nhưng cho đến
nay, các nghiên cứu áp dụng nó vẫn rất hạn chế.
Xuất phát từ các vấn đề trên, rõ ràng những nghiên cứu phát triển phương
pháp chemometric – trắc quang kết hợp với sử dụng phương pháp lọc Kalman là rất
cần thiết, đặc biệt là trong định lượng đồng thời các hỗn hợp chất khó phân tích –
các hỗn hợp chứa các chất có phổ hấp thụ quang xen phủ nhau - trong các đối tượng

3



mẫu khác nhau, trong đó có các mẫu dược phẩm. Song, thách thức đặt ra là phải tìm
được giải pháp phù hợp để lựa chọn giá trị khởi tạo cho bộ lọc Kalman sao cho đưa
ra các kết quả phân tích chính xác (độ lặp lại và độ đúng tốt) hay mắc sai số chấp
nhận được, đồng thời cần xây dựng được quy trình phân tích theo phương pháp
chemmometric – trắc quang kết hợp với phương pháp lọc Kalman sao cho có thể áp
dụng thuận lợi trong trong lĩnh vực kiểm nghiệm dược phẩm ở nước ta. Với các lí do
đó, đề tài “Nghiên cứu phát triển phương pháp chemometric để xác định đồng thời các
chất có phổ hấp thụ phân tử xen phủ nhau và áp dụng trongt phương pháp phân tích đơn giản hơn, chi phí
phân tích rẻ hơn (do thiết bị trắc quang không đắt và hóa chất cần cho phân tích đơn
giản) để phân tích các loại thuốc đa thành phần đang lưu hành ở nước ta, quy trình
phân tích xây dựng được – phương pháp chemometric-trắc quang sử dụng thuật
toán lọc Kalman với chương trình phần mềm cho phép tính toán nhanh (gọi tắt là
phương pháp Kalman, như nêu ở hình 3.10) được áp dụng. Mục đích ở đây là nhằm
kiểm nghiệm xem hàm lượng các hoạt chất ghi trên nhãn thuốc có đúng không?
Theo quy định của ISO [40], khi đánh giá hàm lượng của hoạt chất ghi trên nhãn,
cần phải so sánh khoảng tin cậy 95 % của kết quả xác định được (trung bình số học
 biên giới tin cậy 95 %) với giá trị ghi trên nhãn.
Các kết quả phân tích một số loại thuốc đa thành phần theo phương pháp
Kalman được nêu ở bảng 3.42. Thông tin về các loại thuốc, kỹ thuật lấy mẫu và
chuẩn bị mẫu cho phân tích, ghi dữ liệu phổ (độ hấp thụ quang trong khoảng bước
sóng xác định tùy thuộc vào dung dịch mẫu) tương tự như đã nêu ở mục 3.6.1 và
3.6.2 (khi đề cập về độ lặp lại và độ đúng của phương pháp phân tích).

132


Bảng 3.42. Hàm lượng các hoạt chất trong một số loại thuốc đa thành phần đang
lưu hành ở thị trường Việt Nam (phân tích theo phương pháp Kalman) (*)
Hoạt

chất

Tên thuốc

Micardis(R)
Plus
Panadol
Extra

Hàm lượng xác định
được (mg/viên)

TB  S (n  3)

 95%

(mg/viên)

(mg/viên)

(mg/viên)

TEL

39,8 / 37,9 / 37,2

38,3  1,3

3,34


40,0

HYD

12,90 / 12,95 / 12,75

12,87  0,1

0,26

12,5

PAR

496,2 / 493,8 / 494,7

494,9  1,2

3,01

500,0

CAF

67,1 / 67,8 / 66,5

67,1  0,7

1,62


65,0

PAR

335,4 / 332,0 / 338,7

335,4  3,4

8,32

325,0

IB

200,9 / 198,9 / 202,9

200,9  2,0

4,97

200,0

PAR

332,0 / 328,7 / 332,4

331,0  2,0

5,04


325,0

IB

199,2 / 197,2 / 199,3

198,6  1,2

2,94

200,0

PAR

323,8 / 322,8 / 326,0

324,2  1,6

4,07

325,0

IB

212,5 / 212,0 / 214,0

212,8  1,0

2,59


200,0

AML

9,65 / 9,80 / 9,37

9,61  0,2

0,54

10,0

HYD

11,68 / 11,86 / 11,34

11,63  0,3

0,66

12,5

VAL

169,97 / 172,49 / 165,06

169,17  3,8

9,39


160

Alaxan

Protamol

Lopenca

Exforge
HCT

Hàm lượng ghi
trên nhãn thuốc

(*)

Các số liệu về hàm lượng xác định được ghi trong cột thứ 3 ở bảng được trích từ các bảng
tương ứng khi đánh giá độ lặp lại và độ đúng của phương pháp phân tích (mục 3.6.1 và 3.6.2);
TB  S: Trung bình số học và độ lệch chuẩn;

 95% : Biên giới tin cậy 95%; 95% 

t(0,95;2)*S/(n) , với n  3.
Các kết quả ở bảng 3.42 cho thấy:
1/2

- Hầu hết các giá trị về hàm lượng hoạt chất ghi trên nhãn đều đạt yêu cầu, do
các giá trị đó đều nằm trong khoảng tin cậy 95 % của các kết quả xác định được, tức
là có thể xem giá trị ghi trên nhãn và giá trị trung bình số học (TB) là như nhau, vì
chúng đều thuộc cùng một phân bố chuẩn;

- Có 3 trường hợp cần lưu ý:
+ Hàm lượng HYD trong thuốc Micardis(R) Plus xác định được lớn hơn so với
giá trị ghi trên nhãn (p < 0,05), do giá trị ghi trên nhãn thấp hơn khoảng tin cậy 95 %;

133


+ Hàm lượng IB trong thuốc Lopenca xác định được lớn hơn so với giá trị ghi
trên nhãn (p < 0,05), do giá trị ghi trên nhãn thấp hơn khoảng tin cậy 95 %;
+ Hàm lượng HYD trong thuốc Exforge HCT xác định được nhỏ hơn so với
giá trị ghi trên nhãn (p < 0,05), do giá trị ghi trên nhãn cao hơn khoảng tin cậy 95 %.
Tuy vậy, cũng cần thấy rằng, các kết quả thu được ở trên chỉ là những kết quả
mang tính nghiên cứu, vì chỉ lấy mẫu ngẫu nhiên ở một nơi xác định và trong một
thời điểm xác định. Song, các kết quả trên cũng một lần nữa cho phép khẳng định
rằng, hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp Kalman để phân tích các mẫu thuốc đa
thành phần (nêu ở bảng) đang lưu hành ở thị trường nước ta.

134


KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, đề tài luận án đi đến các
kết luận chính như sau:
1) Trên cơ sở khảo sát các giải pháp lựa chọn giá trị khởi tạo cho thuật toán lọc
Kalman, lần đầu tiên đã tìm được giải pháp mới - lựa chọn giá trị khởi tạo gần đúng
về nồng độ (bằng cách tính toán theo phương pháp bình phương tối thiểu dùng phổ
toàn phần) và phương sai (tính toán theo phương trình Horwitz). Giải pháp khởi tạo
mới này cho phép áp dụng thuận lợi phương pháp chemmometric-trắc quang sử dụng
thuật toán lọc Kalman (phương pháp Kalman) để xác định đồng thời hai hoặc ba chất

có phổ hấp thụ quang xen phủ nhau trong hỗn hợp của chúng.
2) Kết quả kiểm định phương pháp Kalman đối với ba dung dịch chuẩn hỗn
hợp (mỗi dung dịch chứa hai chất) và một dung dịch chuẩn hỗn hợp chứa ba chất
(các chất có phổ hấp thụ quang xen phủ nhau) đã cho thấy, khi phép đo độ hấp thụ
quang mắc sai số đáng kể (hay nhiễu đo lớn), đặc biệt là đối với hỗn hợp chứa ba
chất, phương pháp Kalman mắc sai số nhỏ và có độ lặp lại tốt hơn so với phương
pháp bình phương tối thiểu dùng phổ toàn phần.
3) Lần đầu tiên đã xây dựng được quy trình phân tích đồng thời các chất có
phổ hấp thụ quang xen phủ nhau trong các mẫu dược phẩm (thuốc) đa thành phần
chứa hai hoặc ba hoạt chất bằng phương pháp Kalman. Mặt khác, đã thiết lập được
chương trình máy tính sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual basic for Applications trên
phần mềm Microsoft – Excel 2016 đi kèm quy trình phân tích và do vậy, cho phép
tính toán nhanh và thuận lợi khi áp dụng vào thực tế kiểm nghiệm dược phẩm ở các
phòng thí nghiệm của nước ta. Quy trình xây dựng được không chỉ có thao tác đơn
giản hơn, mà còn cho phép giảm chi phí phân tích so với phương pháp chuẩn là
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
4) Độ đúng và độ lặp lại của quy trình phân tích (hay phương pháp) xây dựng
được đã được kiểm tra khi phân tích các mẫu thuốc chứa 2 hoặc 3 hoạt chất (các
hoạt chất có phổ hấp thụ quang xen phủ nhau): Đối với thuốc chứa 2 hoạt chất,
phương pháp được đạt độ đúng tốt với độ thu hồi 93 % – 102 % và độ lặp lại tốt với
135


RSD < 2,5 % (n  3); Đối với thuốc chứa 3 hoạt chất, phương pháp cũng đạt được
độ đúng tốt với độ thu hồi 90 % – 107% và độ lặp lại tốt với RSD < 3,5 % (n  3).
So sánh với phương pháp HPLC - phương pháp chuẩn, phương pháp Kalman cũng
đạt được độ đúng tốt (với p < 0,05) khi phân tích các thuốc chứa 2 hoặc 3 thành
phần.
5) Đã áp dụng quy trình phân tích xây dựng được vào thực tế để xác định đồng
thời hỗn hợp 2 hoặc 3 hoạt chất có phổ hấp thụ quang xen phủ nhau trong một số

loại thuốc đa thành phần đang lưu hành trên thị trường, gồm các nhóm thuốc khác
nhau: thuốc điều trị huyết áp, hạ sốt và giảm đau, tim mạch. Đặc biệt, lần đầu tiên
đã áp dụng phương pháp Kalman xác định đồng thời ba hoạt chất (AML, HYD và
VAL) trong thuốc Exforge HTC và đạt được độ đúng và độ lặp lại tốt, không thua
kém các phương pháp khác đã và đang sử dụng hiện nay. Điều này sẽ đóng góp tích
cực vào lĩnh vực kiểm nghiệm dược phẩm ở nước ta.

136


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

[1]

Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Trần Thúc Bình, Châu Viết Thạch (2017). Xác
định đồng thời Paracetamol và Cafein trong hỗn hợp bằng phương pháp trắc
quang kết hợp thuật toán lọc Kalman, Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học,T22, tr.14-21.

[2]

Nguyen Thi Quynh Trang, Tran Thuc Binh, Vo Thi Kim Truc, Ngo Van Tu
(2017). Simultaneous determination of telmiasartan and hydrochlorothiazide
in pharamacy by full spectrum spectrophometric method using Kalman filter
algorithm, Conference proceeding, The 5th Analytical Vietnam Conference
2017, pp.22-29.

[3]

Tran Thuc Binh, Nguyen Thi Quynh Trang, Vo Thi Kim Truc, Ngo Van Tu

(2017). Simultaneous spectrophotometric determination of telmiasartan and
hydrochlorothiazide in pharamaceutical product by least-square method using
full spectra, Conference proceeding, The 5th Analytica Vietnam Conference
2017, pp.14-21.

[4]

Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Trần Thúc Bình, Ngô Văn Tứ (2017). Xác định
đồng thời amlodipine, hydrochlorothiazide và valsartan trong dược phẩm bằng
phương pháp trắc quang- chemometric dùng phổ toàn phần.Tạp chí Khoa học
- Khoa học Tự nhiên, Đại học Huế, 126(1D), tr.125-137.

[5]

Trần Thúc Bình, Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Nguyễn Thị Hồng Vân (2017).
Xác định đồng thời Paracetamol và Ibuprofen trong dược phẩm bằng phương
pháp quang phổ đạo hàm, Tạp chí phân tích hóa, lý và sinh học, T-22, tr.8-16.

[6]

Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Trần Thúc Bình, Nguyễn Thị Hồng Vân (2017).
Xác định đồng thời paracetamol và ibuprofen trong dược phẩm bằng phương
pháp trắc quang phổ toàn phần dùng thuật toán lọc Kalman. Tạp chí Khoa học
và Công nghệ, Chuyên san Khoa học Tự nhiên, Kỹ thuật và Công nghệ,
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, 11(1), tr.93-104

137


TÀI LIỆU THAM KHẢO


TIẾNG VIỆT
[1]

Ngọc Bích, Tường Thụy, Quỳnh Nga (2012), C# dành cho người tự học Tập 1, NXB Thông Tin & Truyền Thông.

[2]

Trần Thúc Bình (2002), Nghiên cứu phương pháp xác định đồng thời các
chất có phổ hấp phụ xen phủ nhau sử dụng vi tính, Luận án tiến sĩ hóa học,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[3]

Bộ Y tế (2002), Dược điển Việt Nam III, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

[4]

Bộ Y tế (2009), Dược điển Việt Nam IV, NXB Y học, Hà Nội.

[5]

Bộ Y tế (2015), Dược thư quốc gia Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội, tr.187188, tr. 777-779, tr.1453-1455.

[6]

Bộ Y tế (2007), Kiểm nghiệm dược phẩm, NXB Y học Hà Nội.

[7]


Bộ Y tế – Cục quản lý dược (2016), Báo cáo thống kê ngành Dược.

[8]

Hoàng Minh Châu, Từ Văn Mạc, Từ Vọng Nghi (2002), Cơ sở hóa học phân
tích, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội.

[9]

Hoàng Minh Châu (2017), Công nghệ bào chế dược phẩm, chương trình đào
tạo dược sĩ đại học, NXB Giáo dục.

[10]

Huỳnh Minh Châu, Lý Dự Thư, Hồ Hồng Khánh, Nguyễn Hồng Thanh Vi,
Nguyễn Ánh Mai (2010), Phát triển phương pháp xác định đồng thời
paracetamol, ibuprofen và caffeine bằng phương pháp trắc quang kết hợp
bình phương tối thiểu từng phần, Hội nghị khoa học lần thứ IX Trường Đại
học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí
Minh.

[11]

Bùi Công Cường, Nguyễn Doãn Phước (2001), Hệ mờ, mạng nơron và ứng
dụng, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

[12]

Tô Anh Dũng, Huỳnh Minh Trí (2013), Giáo trình xác suất thống kê, NXB
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.


[13]

Trần Đức Thục Đoan, Vĩnh Định (2002), Áp dụng quang phổ đạo hàm phân
tích thuốc đa thành phần: các hỗn hợp speudoephedrine triprolidine;
138


betamethasone-chlorpheniramin; metronidazola spiramycine, Tạp chí Y học
Tp. Hồ Chí Minh, Tập 6 (1), tr. 263-265
[14]

Trần Tứ Hiếu (2003), Phân tích trắc quang, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.

[15]

Trần Tứ Hiếu (2004), Hóa học phân tích, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội.

[16]

Trần Tứ Hiếu, Đặng ứng Vận (2007), Phương pháp trắc quang định lượng
đồng thời các vitamin B1, B2, B3, B6, B12 và vitamin PP trong hỗn hợp theo
phương pháp lọc kalman, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 12,
Số 2/2007, tr. 21- 30.

[17]

Đặng Trần Phương Hồng, Trịnh Văn Quỳ (1997), Định lượng đồng thời

sulfadoxin và pyrimethamin trong viên nén fassnida bằng phương pháp
HPLC và phương pháp quang phổ đạo hàm, Thông báo kiểm nghiệm, Viện
kiểm nghiệm – Bộ y tế, tr. 1-11.

[18]

Đặng Trần Phương Hồng, Trịnh Văn Quỳ (1998), Định lượng đồng thời
vitamin B1 và vitamin B6 bằng phương pháp quang phổ đạo hàm, Thông báo
kiểm nghiệm, Viện kiểm nghiệm – Bộ y tế, tr. 176 - 180.

[19]

Phan Văn Khoa, Lưu Trường Văn, Lê Kiều (2006), Mạng nơron nhân tạo
(ANN) và giới thiệu một số nghiên cứu, ứng dụng trong dự án đầu tư, Tạp
chí Kinh tế, www.tnu.edu.vn/sites/duclv/.../Mang_no_ron_nhan_tao.doc.

[20]

Nguyễn Văn Ly, Nguyễn Tẫn Sĩ (2005), Xác định đồng thời các vitamin B1,
B6 và B12 trong hỗn hợp bằng phương pháp trắc quang dùng phổ đạo hàm,
Tuyển tập công trình khoa học – Hội nghị khoa học phân tích hóa, lý và sinh
học Việt Nam lần thứ hai, tr. 86-89.

[21]

Phạm Việt Nga (1996), Phân tích các vitamin tan trong nước của một số chế
phẩm polyvitamin bằng quang phổ đạo hàm bậc nhất, Thông báo kiểm
nghiệm, Viện kiểm nghiệm – Bộ y tế, tr. 21-27.

[22]


Từ Vọng Nghi (2001), Hóa học phân tích, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.

139


[23]

Quách Tuấn Ngọc (2002), Ngôn ngữ lập trình Pascal, NXB Thống kê, Hà
Nội.

[24]

Tống Đình Quỳ, Giáo trình xác suất thống kê, NXB ĐH Bách Khoa, Hà Nội.

[25]

Tạ Thị Thảo (2005), Giáo trình chemometrics, Bộ môn hóa học phân tích,
Khoa Hóa học, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên - Đại học Quốc Gia Hà
Nội, Hà Nội.

[26]

Trần Tường Thụy, Phạm Phương Hoa (2013), Tự học C# bằng hình ảnh,
NXB Từ Điển Bách Khoa.

[27]

Mai Xuân Trường (2008), Nghiên cứu phương pháp hấp thụ quang phân tử

xác định đồng thời các chất có phổ hấp thụ xen phủ nhau dựa trên thuật toán
lọc Kalman, Luận án tiến sĩ hóa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[28]

Trần Thị Ngọc Vân, Trần Thị Tiết Nghĩa (2017), Xây dựng qui trình định
lượng đồng thời paracetamol, ibuprofen và tạp C của ibuprofen bằng phương
pháp UPLC/DAD, Tạp chí Nghiên cứu dược và Thông tin thuốc, tập 8, tr.
15– 20.

[29]

Đặng Ứng Vận (2006), Giáo trình Hóa tin cơ sở, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.

TIẾNG ANH
[30]

Agarkar A.R., Bafana S.R., Mundhe D.B., Suruse S.D., Jadhav K.B. (2013),
Spectrophotometric determination and validation of telmisartan and
hydrochlorthiazide in pure andtablet dosage form, Current Pharma Research,
Vol. 3(2), pp. 777-783.

[31]

Ahmed Ashoura, Maha A. Hegazyb, Mohamed Abdel-Kawyb, Mohammad
B. ElZeinyc (2015), Simultaneous spectrophotometric determination of
overlapping spectra of paracetamol and caffeine in laboratory prepared
mixtures and pharmaceutical preparations using continuous wavelet and
derivative transform, Journal of Saudi Chemical Society, Vol. 19, Issue 2,

pp. 186-192.

140


[32]

Aktas A. Hakan, Kitis Filiz (2014), Spectrophotometric simultaneous
determination of caffeine and paracetamol in commercial pharmaceutical by
principal componentregression, partial least squares and artificial neural
networks chemometric methods, doi: 10.5562/cca2214, Croat. Chem. ACTA
CCACAA, 87(1), pp. 69–74.

[33]

Aktas A. Hakan, Pekcan Hulya (2013). Chemometric Methods for the
Simultaneous Spectrophotometric Determination of Caffeine, Theobromine
and Theophylline in Tea, Asian Journal of Chemistry, Vol. 25, No. 15
(2013), 8333-8338.

[34]

Alnajjar A.O. (2011), Validation of a capillary electrophoresis method for
the simultaneous determination of amlodipine besylate and valsartan in
pharmaceuticals and human plasma, Journal of AOAC International, 94 (2),
pp.498-502.

[35]

Altinoz Sacide, Toptan Suna (2002), Determination of tartrazine and

Ponceau-4R in various food samples by Vierordt’s method and ratio spectra
first-order derivative UV spectrophotometry, Journal of Food compostion
and Analysis, 15(6), pp. 667 – 683.

[36]

Altinoz Sacide, Toptan Suna (2003), Simultaneous determination of
Indigotin and Ponceau-4R in food samples by using Vierordt’s method, ratio
spectra first order derivative and derivative UV spectrophotometry, Journal
of Food compostion and Analysis, 4 (4), pp. 517 – 530.

[37]

Alula Melisew Tadele, Mohamed Abdel-Maaboud I., BekhiAdnan A. t
(2010), Simultaneous spectrophotometric determination of iron (II) and
copper (II) in tablets by chemometric methods, Thai J. Pharm, Sci, 34, pp.
93-106.

[38]

Anandakumar Jothieswari K., SanthVijaya I D., Vijayakumar B., Priya D.,
Rathinaraj Stephen B. (2010), A Validated UV Spectrophotometric Method
for the Simultaneous Estimation of Amlodipine Besylate, Valsartan and
Hydrochlorothiazide in Combined Tablet Dosage Form, Journal of

141


Pharmaceutical and Biomedical Sciences (JPBMS), Vol. 05, Issue 05, pp.513.
[39]


Anandakumar K., Jayamariappan M. (2011), Absorption Correction Method
for the Simultaneous Estimation of Amlodipine Besylate, Valsartan and
Hydrochlorothiazide in Bulk and in Combined Tablet Dosage Form,
International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, Vol 3, Issue
1, pp.23-27.

[40]

AOAC International (2012), AOAC® Guidelines for Single Laboratory
Validation of Chemical Methods for Dietary Supplements and Botanicals.

[41]

Battu Prasanna Reddy, Reddy MS (2009), RP-HPLC Method for
Simultaneous Estimation of Paracetamol and Ibuprofen inTablets, Asian J.
Research Chem, 2 (1): Jan.-March, pp.70-72.

[42]

Behera Chinmaya C., Joshi Vishal, Pillai Sujit, Validated Gopkumar P.
(April - June, 2014), Spectrophotometric methods for estimation of
telmisartan and hydrochlorothiazide in combined tablet dosage form,
RRJPA, Volume 3, Issue 2.

[43]

Bouromandnasr Arash, Naik L.Saida (2014), Absorption Correction Method
for the Simultaneous Estimation of Amlodipine Besylate, Valsartan and
Hydrochlorothiazide in Bulk and in Combined Tablet Dosage Form,

International Journal of Scientific Engineering and Technology Research,
Vol.03, Issue.34, pp.6821-6825.

[44]

Brereton Richard G. (2003), Chemometrics: Data Analysis for the laboratory
and Chemical plant, John Wiley and Sons Ltd, England, ISBNs: 0-47148977-8 (HB), 0-471-48978-6 (PB).

[45]

British Pharmacopocia (2014), Amlodipine Besilate, Hydrochlorothiazide,
Hydrochlorothiazide Tablets, Liquid Chromatography, Valsartan, vol. I, II,
III, V, pp. 21, 83,604.

[46]

Burn

D.T.,

Tungkananuruk

N.

and

other

(2005),


Derivative

spectrophotometric determination of acetaminophen by formation of [Fe(II)(2,2’-bipyridyl)3]2+, Che Anal, Vol 50, pp. 475.

142


×