Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài nhóm tháng 2 tố tụng hình sự tình huống 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.18 KB, 15 trang )

Tình huống số 04
A và H đột nhập vào kho quân nhu của đơn vị quân đội trộm cắp quần áo, chăn màn
bộ đội trị giá 35 triệu đồng. Khi sắp ra khỏi doanh trại thì bị bảo vệ doanh trại phát hiện và
đuổi bắt. Trên đường chạy trốn, A đâm vào xe của anh C làm đổ xe máy của anh C, xe của
anh C bị hư hỏng sửa chữa hết 3.580.000(ba triệu năm trăm tám mươi nghìn đồng). Sau
khi xác minh thông tin do quần chúng và bảo vệ doanh trại cung cấp, Cơ quan điều tra
Công an huyện M, tỉnh T nơi A và B cư trú đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi
tố bị cáo đối với A và B về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự.
Câu hỏi
1. Hãy nhận xét quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can của Cơ quan điều tra
huyện M
2. Khi kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát thấy rằng việc điều tra của cơ quan điều tra không
đúng thẩm quyền, Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra công an huyện M ra quyết định
chuyển vụ án cho cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân. Quyết định đó của Viện kiểm
sát đúng hay sai?Tại sao?
3. Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra có thẩm quyền phát hiện trước
đó A và bạn A là D đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị 150 triệu đồng.
Cơ quan điều tra giải quyết như thế nào?
4. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát thấy rằng hồ sơ điều tra của cơ quan điều tra còn
thiếu một số chứng cứ quan trọng, VKS phải giải quyết thế nào?
5. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, A và B bỏ trốn khỏi nơi cư trú, Thẩm phán được phân
công chủ tọa phiên tòa giải quyết thế nào?Tại sao?
6. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo B yêu cầu thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên tòa vì cho
rằng thẩm phán có mối quan hệ thân thiết với C là nguyên đơn dân sự trong vụ án, Hội
đồng xét xử giải quyết như thế nào? Tại sao?
7. Tòa sơ thẩm đã xử phạt A 2 năm tù, B 20 tháng tù, A còn phải bồi thường cho C số tiền
là 3.000.000 (ba triệu đồng). Anh C không đồng ý với mức bồi thường và đã đến tòa an
1


cấp phúc thẩm để trực tiếp kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại đối với A. Tòa


án cấp phúc thẩm giải quyết thế nào? Tại sao?
8. Giả sử sau khi xét xử sơ thẩm B không kháng cáo, tại phiên tòa phúc thẩm có căn cứ
giảm nhẹ hình phạt với B, Hội đồng phúc thẩm giải quyết như thế nào? Tại sao?
9. Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, có căn cứ cho rằng việc giải quyết vụ án ở cấp sơ
thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cần kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Ai có thẩm quyền kháng nghị, thủ tục kháng nghị và thời hạn kháng nghị như thế nào?
10. Trong thời hạn đang chấp hành hình phạt tại trại giam, B đã trốn khỏi trại. Giám thị trại
giam ra quyết định khởi tố vụ án về tội trốn khỏi nơi giam giữ (Điều 311 BLHS) và quyết
định khởi tố bị can đối với B. Hãy nhận xét quyết định của Giám thị trại giam.

2


1. Hãy nhận xét quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can của Cơ quan điều
tra huyện M.
Trong tình huống này, quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định khởi tố bị
can của Cơ quan điều tra huyện M là không đúng thẩm quyền, bởi vì:
Theo khoản 1 Điều 104 và khoản 1 Điều 110 BLTTHS thì cơ quan điều tra trong
Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố (ra quyết định khởi tố vụ án hình sự) đối với tất
cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong
Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Như vậy, đối
với các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân
và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì Cơ quan điều tra trong Công an
nhân dân không có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
Điều 3 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự năm 2002 quy định: “Các Toà án quân sự
có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:
1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian
tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối
thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập
làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý;

2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội có
liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.”
Xét tình huống ta thấy, A và B trộn cắp quần áo, chăm màn bộ đội trong đơn vị quân
đội. Do đó, trường hợp này A và B đã gây thiệt hại cho quân đội theo quy định tại khoản 2
Điều 3 Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự năm 2002.  Như vậy, trường hợp này thẩm
quyền điều tra thuộc về cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân, do đó, thẩm quyền khởi
tố vụ án hình sự thuộc về cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân, cụ thể là cơ quan điều
tra hình sự trong quân đội nhân dân.
Như đã phân tích ở trên, thì trong tình huống này, thẩm quyền điều tra thuộc về cơ
quan điều tra hình sự quân đội nhân dân, do đó, thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và thẩm


Xem điểm b, mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2005/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BQP-BCA: “ Gây thiệt hại cho Quân đội là
gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự, nhân phẩm của những người quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh
hoặc tài sản của những người này được Quân đội cấp phát để thực hiện nhiệm vụ quân sự; gây thiệt hại đến tài sản, danh dự,
uy tín của Quân đội…..”.

3


quyền quyết định khởi tố bị can thuộc về cơ quan điều tra hình sự trong quân đội nhân dân
theo quy định tại Điều 126 BLTTHS 2003.
Do đó, trong tình huống này, quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định khởi tố
bị can của cơ quan điều tra huyện M là không đúng thẩm quyền.
2. Khi kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát thấy rằng việc điều tra của cơ quan điều tra
không đúng thẩm quyền, Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra công an huyện M ra
quyết định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân. Quyết định
đó của Viện kiểm sát đúng hay sai?Tại sao?
Quyết định của Viện kiểm sát yêu cầu cơ quan điều tra công an huyện M ra quyết
định chuyển vụ án cho cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân là sai: Bởi vì:

Theo quy định tại Điều 116 BLTTHS và đoạn 1 tiểu mục 10.1 Mục 10 Thông tư liên
tịch số 05/2005/TTLT – BCA –BQP thì trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền
điều tra của mình, Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định
chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp tục điều tra. Trường hợp thấy vụ án
không thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp mình thì Viện kiểm sát yêu cầu
Cơ quan điều tra tiến hành các thủ tục để Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án cho Cơ
quan điều tra có thẩm quyền. Như vậy, có thể nhận định rằng, Cơ quan điều tra không có
thẩm quyền ra quyết định chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền. Thẩm quyền ra quyết
định chuyển vụ án để điều tra theo thẩm quyền chỉ thuộc về Viện kiểm sát.
Do đó, trong tình huống này, Viện kiểm sát nhận thấy vụ án không thuộc thẩm
quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp mình thì Viện kiểm sát chỉ có thể yêu cầu Cơ quan
điều tra huyện M tiến hành các thủ tục để Viện kiểm sát ra quyết định chuyển vụ án cho
Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân.
3. Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, cơ quan điều tra có thẩm quyền phát hiện
trước đó A và bạn A là D đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị 150
triệu đồng. Cơ quan điều tra giải quyết như thế nào?
Trước tiên, cần phải hiểu rằng, vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản là độc lập, riêng biệt
với vụ án trộm cắp tài sản mà Cơ quan điều tra đang điều tra. Vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài
sản xảy ra trước về cả mặt thời gian và không gian, đối tượng bị xâm hại cũng khác nhau,
đối tượng của tội trộm cắp tài sản mà A và B xâm hại là tài sản của quân đội, còn đối
4


tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà A và D đã xâm hại là tài sản của một công dân.
Do đó, hai vụ án này ngoài việc có cùng đối tượng thực hiện tội phạm là A là hai vụ án độc
lập với nhau.
Từ nhận định trên và theo quy định tại khoản 1 Điều 104 và khoản 1 Điều 110
BLTTHS thì cơ quan điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền khởi tố (ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự) đối với tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện

kiểm sát nhân dân tối cao. Do đó, xét thấy tình huống này, vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản
thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong công an nhân dân.
Tại đoạn 2 Điều 101 BLTTHS quy định: “Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận
được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn
bản.” Do đó, trong trường hợp này, Cơ quan điều tra trong quá trình điều tra đã phát hiện
trước đó A và D đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị
là 150 triệu đồng. Cơ quan điều tra phải báo tin ngay bằng văn bản cho Cơ quan điều tra
có thẩm quyền trong công an nhân dân để Cơ quan điều tra trong công an nhân dân tiến
hành khởi tố vụ án và tiến hành các hoạt động điều tra.
Trong tình huốn này, hai vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của hai cơ quan điều tra
khác nhau. Tuy nhiên, do cả hai vụ án cùng có chung một bị can là A, dó đó, khi cơ quan
điều tra trong công an nhân dân tiến hành điều tra xong sẽ gửi hồ sơ về cho Viện kiểm sát
quân sự có thẩm quyền để tiến hành truy tố cùng với vụ án trộm cắp tài sản. Tòa án quân
sự có thẩm quyền sẽ tiến hành xét xử cả hai vụ án.
Tóm lại, trong tình huống này, Cơ quan điều tra tiến hành báo tin cho Cơ quan
điều tra có thẩm quyền để Cơ quan điều tra có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sư và tiến
hành các hoạt động điều tra.
Khoản 1 Điều 106 BLTTHS quy định: “Khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố
không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự.” Như
vậy, Điều 106 BLTTHS quy định khi có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng
với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
5


ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. Do đó, trong tình
huống này, trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra phát hiện trước đó A và D đã lừa đảo
chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị 150 triệu đồng thì Cơ quan điều tra tiến hành
bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định khởi tố bị can. Mặc dù, vụ án lừa
đảo chiếm đoạt tài sản thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong công an nhân

dân, tuy nhiên, trong tình huống này, vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản có A đang là bị can
về tội trộm cắp tài sản mà Cơ quan điều tra trong quân đội nhân dân đang điều tra. Do đó,
việc chuyển vụ án cho Cơ quan điều tra trong công an nhân dân sẽ gặp nhiều khó khăn cho
công tác điều tra và cả công tác xét xử về sau.
Sau đó, Cơ quan điều tra có thể tiến hành nhập vụ án để điều tra cùng với vụ án
trộm cắp tài sản. Bởi vì:
Khoản 1 Điều 117 BLTTHS quy định: “ Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành
điều tra trong cùng một vụ án những trường hợp bị can phạm nhiều tội, nhiều bị can cùng
tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm
hoặc không tố giác tội phạm quy định tại Điều 313 và Điều 314 của Bộ luật hình sự.” Do
đó, theo quy định của Điều này, Cơ quan điều tra có thể tiến hành nhập vụ án lừa đảo
chiếm đoạt tài sản với vụ án trộm cắp tài sản để điều tra.
Việc nhập vụ án để tiến hành điều tra sẽ có lợi cho bị can A và cũng sẽ tiếp kiệm
được thời gian, chi phí cũng như rút ngắn được các thủ tục tố tụng cho cơ quan điều tra.
Hơn nữa, cả hai vụ án đều không có nhiều tình tiết phức tạp cho nên việc nhập hai vụ án
để điều tra là hợp lý nhất.
4. Trong giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát thấy rằng hồ sơ điều tra của cơ quan điều
tra còn thiếu một số chứng cứ quan trọng, VKS phải giải quyết thế nào?
Khoản 1 Điều 168 BLTTHS quy định: “Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ cho
Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung khi nghiên cứu hồ sơ vụ án phát hiện thấy:
1. Còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình
bổ sung được;”
Với quy định trên thì Viện kiểm sát sẽ trả hồ sơ để điều tra bổ sung nếu thiếu một số
chứng cứ quan trọng. Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch số
6


01/2010/TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDTC, quy định: “Chứng cứ quan trọng đối với
vụ án” quy định tại khoản 1 Điều 168 và điểm a khoản 1 Điều 179 BLTTHS là chứng cứ
quy định tại Điều 64 của BLTTHS dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại

Điều 63 của BLTTHS và nếu thiếu chứng cứ này thì không thể giải quyết vụ án được
khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.” Và những chứng cứ còn thiếu được coi là chứng
cứ quan trọng được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số
01/2010/TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDTC.
Điều kiện để Viện kiểm sát trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra bổ sung khi thiếu những
chứng cứ quan trọng đối với vụ án đó là khi thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ
án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được (điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư
liên tịch số 01/2010/TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDTC). Tuy nhiên, không được trả
hồ sơ nếu là chứng cứ quan trọng nhưng nếu thiếu cũng truy tố, xét xử được hoặc không
thể thu thập được (điểm c khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT –
VKSNDTC – BCA – TANDTC).
Như vậy, từ những phân tích ở trên, thì trường hợp trong giai đoạn truy tố, Viện
kiểm sát thấy rằng hồ sơ điều tra của Cơ quan điều tra còn thiếu một số chứng cứ quan
trọng, Viện kiểm sát phải:
Thứ nhất: Trường hợp những chứng có còn thiếu là chứng cứ quan trọng được quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT – VKSNDTC –
BCA – TANDT, và những chứng cứ đó Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được.
Trường hợp này Viện kiểm sát tiến hành trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để điều tra bổ sung
theo quy định tại khoản 1 Điều 168 BLTTHS. Quyết định tra hồ sơ để điều tra bổ sung
phải ghi những vấn đề cần được điều tra bổ sung.
Thứ hai: Trường hợp những chứng có còn thiếu là chứng cứ quan trọng được quy
định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT – VKSNDTC –
BCA – TANDT, và những chứng cứ đó Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được.
Tuy nhiên, những chứng cứ quan trọng này nếu thiếu cũng truy tố được, xét xử được hoặc
không thể thu thập được thì Viện kiểm sát không được trả hồ sơ để điều tra bổ sung (điểm
c khoản 3 Điều Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDT).
Trường hợp này, Viện kiểm sát vẫn tiến hành truy tố.
7



Thứ ba: Trường hợp những chứng cứ quan trọng còn thiếu không phải là chứng cứ
quan trọng đối với vụ án được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 1 Thông tư liên tịch
số 01/2010/TTLT – VKSNDTC – BCA – TANDT. Và trường hợp là chứng cứ quan trọng
đối với vụ án nhưng Viện kiểm sát có thể tự mình bổ sung được thì Viện kiểm sát tiến hành
truy tố bình thường hoặc tự mình bổ sung những chứng cứ còn thiếu đó để tiến hành truy
tố.
5. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, A và B bỏ trốn khỏi nơi cư trú, Thẩm phán được
phân công chủ tọa phiên tòa giải quyết thế nào?Tại sao?
Trong trường hợp này, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải yêu
cầu Cơ quan điều tra ra lệnh truy nã đối với A và B và nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử
mà vẫn không có kết quả thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định tạm đình chỉ
vụ án. Bởi vì;
Khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTCTANDTC quy định: “Trong trường hợp nhận được thông báo của Viện kiểm sát về việc bị
can bỏ trốn sau khi đã được giao bản cáo trạng (không phân biệt hồ sơ vụ án đã được
chuyển giao cho Tòa án hay chưa) cũng như trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu bị can bỏ
trốn thì Tòa án yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can và vẫn tiến hành các công việc
theo thủ tục chung.
Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 Bộ luật Tố tụng hình sự mà việc
truy nã bị can vẫn chưa có kết quả, thì Tòa án áp dụng Điều 180 Bộ luật Tố tụng hình sự
ra quyết định tạm đình chỉ vụ án.
Trường hợp đã mở phiên tòa mà bị cáo bỏ trốn, thì Hội đồng xét xử áp dụng khoản 1 Điều
187 Bộ luật Tố tụng hình sự ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra
truy nã bị cáo.” Như vậy, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu bị can bỏ trốn thì Tòa án yêu
cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can và vẫn tiến hành các công việc theo thủ tục chung. Do
đó, trong trường hợp này, trước tiên, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải
yêu cầu cơ quan điều tra truy nã A và B.

8



Sau đó, nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại Điều 176 BLTTHS mà việc
truy nã A và B vẫn chưa có kết quả, thì Tòa án áp dụng Điều 180 BLTTHS ra quyết định
tạm đình chỉ vụ án.
6. Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo B yêu cầu thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên tòa vì
cho rằng thẩm phán có mối quan hệ thân thiết với C là nguyên đơn dân sự trong vụ
án, Hội đồng xét xử giải quyết như thế nào? Tại sao?
Theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 50 BLTTHS, bị cáo có quyền đề nghị thay
đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự. Điểm a khoản 1 BLTTHS quy định thẩm phán và Hội thẩm phải phải từ
chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại
Điều 42 BLTTHS. Khoản 3 Điều 42 BLTTHS quy định trường hợp có căn cứ rõ ràng cho
rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ, là một trường hợp phải từ chối hoặc
thay đổi người tiến hành tố tụng. “Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong
khi làm nhiệm vụ” được hướng dẫn tại điểm c khoản 4 Mục I Nghị quyết số 03 năm 2004
của HĐTP như sau: “Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi
làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42 của Bộ
luật Tố tụng hình sự thì trong các trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ
thông gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế...) có căn cứ rõ ràng để có thể khẳng định là
Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không thể vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví dụ: Hội
thẩm là anh em kết nghĩa của bị can, bị cáo; Thẩm phán là con rể của bị cáo; người bị hại
là Thủ trưởng cơ quan, nơi vợ của Thẩm phán làm việc... mà có căn cứ rõ ràng chứng
minh là trong cuộc sống giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối quan
hệ về kinh tế.....
Cũng được coi là có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm
nhiệm vụ nếu trong cùng một phiên tòa xét xử vụ án hình sự, Kiểm sát viên, thẩm phán,
Hội thẩm và Thư ký Tòa án là người thân thích với nhau.”
Như vậy, từ những quy định của pháp luật nêu trên, trong trường hợp này, nếu có
căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có mối quan hệ thân thiết với C là
nguyên đơn dân sự phù hợp với hướng dẫn quy định tại điểm c khoản 4 Mục I Nghị quyết
9



sô 03 năm 2004 mà bị cáo B yêu cầu thay đổi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa trước khi xét
bắt đầu xét hỏi thì Hội đồng xét xử quyết định việc thay đổi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa
trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án (khoản 2 Điều 46
BLTTHS). Hội đồng xét xử phải tiến hành xem xét và biểu quyết việc thay đổi Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa vì đây là một trong nhưng quyền của bị cáo được BLTTHS quy định tại
Điều 50 BLTTHS. Đây là một trong những quyền để bị cáo bảo vệ quyền, lợi ích pháp của
mình.
Nêu Hội đồng xét xử quyết định thay đổi thẩm phán chủ tọa phiên tòa thì Hội đồng
xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa (đoạn 3 khoản 2 Điều 46 BLTTHS).
7. Tòa sơ thẩm đã xử phạt A 2 năm tù, B 20 tháng tù, A còn phải bồi thường cho C số
tiền là 3.000.000 (ba triệu đồng). Anh C không đồng ý với mức bồi thường và đã đến
tòa an cấp phúc thẩm để trực tiếp kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại
đối với A. Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết thế nào? Tại sao?
Trước tiên, cần phải xác định anh C có được quyền kháng cáo đối với mức bồi
thường thiệt hại hay không?
Theo điều 231 BLTTHS: “ nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện hợp
pháp của họ có quyền kháng cáo phần bản ản hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi
thường thiệt hại”. Thêm vào đó, theo điểm c khoản 1 điều 54 BLTTHS, thì người có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền “kháng cáo bản án, quyết định của toà án về
những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mình”.
Như vậy anh C (người có tài sản bị gậy thiệt hại)- với tư cách tố tụng là người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, anh C có quyền kháng yêu cầu tăng mức bồi
thường thiệt hại đối với A bởi vấn đề này có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của anh C.
Trường hợp anh C không đồng ý với mức bồi thường và đã đến tòa án cấp phúc
thẩm để trực tiếp kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường thiệt hại với A, thì Tòa án cấp
phúc thẩm từ chối chấp nhận kháng cáo của anh C và giải thích cho anh C hiểu về thủ
tục kháng cáo được quy định tại Điều 233 BLTTHS. Bởi vì:
Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 233 BLTTHs thì người kháng cáo có thể

trình bày trực tiếp với Tòa án đã xử sơ thẩm về việc kháng cáo. Như vậy, người kháng cáo
10


chỉ có thể kháng cáo bằng hình thức trình bày trực tiếp (hình thức miệng) tại Tòa án đã xử
sơ thẩm.
Điểm b, tiểu mục 3.2 Mục 3 Nghị quyết sô 05/2005 của HĐTP Tòa án nhân dân tối
cao quy định: “Trong trường hợp người kháng cáo đến Toà án cấp phúc thẩm trình bày
trực tiếp về việc kháng cáo, thì Toà án cấp phúc thẩm giải thích cho họ biết là họ chỉ có
quyền trình bày trực tiếp về việc kháng cáo với Toà án cấp sơ thẩm.” Như vậy, theo quy
định trên thì Tòa án cấp phúc thẩm cần phải từ chối chấp nhận kháng cáo của anh C và giải
thích cho anh C về thủ tục kháng cáo theo quy định tại Điều 233 BLTTHS.
8. Giả sử sau khi xét xử sơ thẩm B không kháng cáo, tại phiên tòa phúc thẩm có căn
cứ giảm nhẹ hình phạt với B, Hội đồng phúc thẩm giải quyết như thế nào? Tại sao?
Trường hợp này, Hội đồng xét xử tiến hành giản nhẹ hình phạt với bị cáo B phù
hợp với tình tình tiết giản nhẹ đó. Bởi vì:
Khoản 2 Điều 249 BLTTHS quy định: “Nếu có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm có
thể giảm hình phạt hoặc áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang
hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn; giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo cho
cả những bị cáo không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo, kháng nghị.” Như vậy, dù bị
cáo không kháng cáo nhưng nếu tại phiên tòa phúc thẩm có căn cứ giảm nhẹ hình phạt với
B thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành sửa bản án giản nhẹ hình phạt cho bị cáo B phù hợp
với tình tiết giản nhẹ đó.
9. Khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, có căn cứ cho rằng việc giải quyết vụ án ở cấp
sơ thẩm có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, cần kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm. Ai có thẩm quyền kháng nghị, thủ tục kháng nghị và thời hạn kháng nghị
như thế nào?
Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị
kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án (Điều
272 BLTTHS). Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định tại Điều

273 BLTTHS, đó là: Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; Kết
luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ

11


án;Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;  Có
những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.
Về thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đôc thẩm ttrong tình huống này:
Như đã phân tích ở mục 1 thì trong tình huống này, thẩm quyền xét xử thuộc về tòa
án quân sự. Do đó, căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 275 BLTTHS thì những người có
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong tình huống này bao gồm:
Thứ nhất; Chánh án tòa án quân sự trung ương và Viện trưởng Viện kiểm sát quân
sự trung ương. Có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm những bản án hoặc
quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp dưới.
Thứ hai: Chánh án tòa án quân sự quân khu và Viện trưởng viện kiểm sát quân sự
quân khu. Có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của
tòa án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án quân sự cấp dưới.
Ngoài ra, Phó Chánh án Toà án quân sự trung ương hay Phó Viện trưởng Viện kiểm
sát quân sự trung ương được phân công phụ trách phần việc cũng có quyền ký kháng nghị
thay Chánh án Toà án quân sự trung ương hoặc thay Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự
trung ương.
Về thủ tục kháng nghị, thủ tục kháng nghị được quy định tại Điều 277 BLTTHS
như sau:
Thứ nhất: trước khi kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, những người có quyền
kháng nghị phải nghiên cứu kỹ các đơn từ khiếu nại, hồ sơ vụ án và phải giải quyết vấn đề
có hay không căn cứ để kháng nghị. Khi đã có căn cứ và đã kháng nghị thì trong bản
kháng cáo phải nêu rõ căn cứ, lý do kháng nghị. Bản kháng nghị, những tài liệu bổ sung
(nếu có) được gửi cho: Tòa án đã ra bản án hoặc quyết định kháng nghị; Tòa án sẽ xét xử
giám đốc thẩm; người bị kết án và những người có thẩm quyền và lợi ích liên quan đến

việc kháng nghị.


Xem: khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC: ““Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố
tụng” quy định tại khoản 3 Điều 168 và điểm c khoản 1 Điều 179 của BLTTHS là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ
quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục
do BLTTHS quy định đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng hoặc làm ảnh hưởng
đến việc xác định sự thật khách quan và toàn diện của vụ án.”

12


Thứ hai: Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì trước
khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 278 BLTTHS, người có quyền kháng nghị
phải trả lời cho người hoặc cơ quan, tổ chức đã phát hiện lí do của việc không kháng nghị.
Thứ ba: Trước khi bắt đầu phiên tòa giám đốc thẩm, người đã kháng nghị có quyền
bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định của pháp luật hoặc rút
kháng nghị.
Về thời hạn kháng nghị, thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy
định tại Điều 278 BLTTHS như sau: Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người
bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án hoặc quyết định có
hiệu lực pháp luật; Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến
hành bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ;
Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp
luật về tố tụng dân sự.
10. Trong thời hạn đang chấp hành hình phạt tại trại giam, B đã trốn khỏi trại. Giám
thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án về tội trốn khỏi nơi giam giữ (Điều 311
BLHS) và quyết định khởi tố bị can đối với B. Hãy nhận xét quyết định của Giám thị
trại giam.

Thứ nhất: Quyết định khởi tố vụ án về tội trốn khỏi nơi giam gữi của Giám thị trại
giam. Quyết định này của Giám thị trại giam là đúng, có cơ sở pháp lý. Bởi vì:
Khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 quy định: “Giám thị
trại tạm giam, Giám thị trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc
có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra hình sự đến mức
phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì ra quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện
trường, lấy lời khai, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan
trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra hình sự có thẩm quyền trong
thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án”. Như vậy, trong tình huống này,
B trốn khỏi trại giam quân đội, đã vi phạm chế độ quản lý trại giam của quân đội, do đó,
tội trốn khỏi trại giam trong tình huống này thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra
13


hình sự trong quân đội nhân dân. Từ đó, có thể thấy, Giám thị trại giam trong khi thực hiện
nhiệm vụ phát hiện B trốn khỏi trại giam nên đã quyết định khởi tố vụ án hình sự là đúng
thẩm quyền, có cơ sở pháp lý.
Thứ hai: Quyết định khởi tố bị can đối với B của giám thị trại giam là sai thẩm
quyền. Bởi vì:
Theo quy định của Điều 126 BLTTHS thì chỉ có Cơ quan điều tra trong công an
nhân dân, quân đội nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới có thẩm quyền khởi tố bị
can. Và hiện nay theo Pháp lệnh số 09/2009/UBTVQH12 sửa đổi bổ sung một số điều của
Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì tại Điều 19 Pháp lệnh này, thẩm quyền
khởi tố bị can được quy định thêm cho lực lượng Bộ đội biên phòng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 thì
Giám thị trại giam có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm
hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp
đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn
bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án. Như vậy, giám thì trại giam chỉ có thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự và tiến hành một số hoạt động như lấy lời khai, khám nghiệm

hiện trường,…và trong thời hạn bảy ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án phải
chuyển hồ sơ về cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền. Do đó, có thể nhận định
rằng Giám thị trại giam không có thẩm quyền khởi tố bị can.

14


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học luật hà nội – Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam – NXB.Công
an nhân dân – Hà nội 2010
2. Bộ luật tố tụng hình sự 2003
3. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009)
4. Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự năm 2002
5. Thông tư liên tịch số 01/2010/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC

6. Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT – BCA –BQP
7. Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC

15



×