Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

phân tích nội dung của việc chuyển giao quyền yêu cầu, và chỉ ra các trường hợp loại trừ không thể chuyển giao quyền yêu cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.03 KB, 5 trang )

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật dân sự 2005.
2.
3. danluat.thuvienphapluat.com.


Đề số 5: Xây dựng một tình huống có các yếu tố của việc chuyển giao quyền
yêu cầu trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, để qua đó phân tích nội dung của việc
chuyển giao quyền yêu cầu, và chỉ ra các trường hợp loại trừ không thể chuyển
giao quyền yêu cầu.
Bài làm
1. Tình huống:
Anh A có ý định vay tiền của anh B số tiền 800 triệu đồng để làm vốn mở
cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Nhưng anh B không đồng ý vì nhận thấy
tài sản của anh A không đủ để đảm bảo cho khoản tiền vay trên. Biết được việc này,
để giúp A mở cửa hàng, anh C đã đứng ra bảo lãnh cho em mình, cam kết về thực
hiện thay nghĩa vụ của A. Ngày 8/9/2008, A giao kết hợp đồng vay tiền với B, tổng
số tiền A vay là 800 triệu đồng, thời hạn vay là 3 năm…Ngày 10/9/2008, hợp đồng
bảo lãnh giữa B và C được lập thành văn bản có công chứng, hợp đồng có nội
dung: Nếu khi đến hạn mà A không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ
trả nợ, thì anh C phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho A. Sự cam kết này chỉ có
B và C biết, A không hề hay biết. Ngày 8/9/2011, khi đã đến hạn trả nợ, nhưng A
chưa có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả tiền, căn cứ vào hợp đồng bảo lãnh, B đã
yêu cầu C thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho mình thay cho A bao gồm: 800 triệu đồng
tiền gốc + 360 triệu đồng tiền lãi. Anh C hoàn toàn đồng ý và đã thực hiện theo
đúng yêu cầu của B. Ngày 15/9/2011, khi đã nhận đủ số tiền trên từ C, B đã chuyển
giao hợp đồng vay nợ cho C, đồng thời viết giấy thông báo cho A biết về việc
quyền yêu cầu đã được chuyền giao cho C (có kèm theo hợp đồng bảo lãnh giữa B
và C, giấy xác nhận C đã thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho B). Anh C yêu cầu A thanh
toán khoản tiền trên cho mình nhưng, A trây ỳ không chịu trả khoản tiền vay gốc và
lãi cho anh C với lí do: mình không biết về hợp đồng bảo lãnh khi giao kết hợp


đồng vay tiền và việc chuyển giao quyền yêu cầu này chưa được sự đồng ý của
người vay tiền. Sau đó, anh C đã gửi đơn kiện lên tòa án nhân dân quận X (nơi 3
người đang sinh sống), đề nghị Tòa yêu cầu anh A trả cho mình số tiền gốc + lãi đã
vay của anh B cho mình. Căn cứ vào hợp đồng vay tiền, hợp đồng bảo lãnh, các qui

2

2


định của pháp luật, Tòa ra phán quyết yêu cầu A thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho C
với tổng số tiền là 1 tỷ 160 triệu đồng (bao gồm cả gốc + lãi ở trên).
2. Phân tích.
Ở tình huống dân sự trên, ta thấy đây là một quan hệ chuyển giao quyền yêu
cầu trong hợp đồng bảo lãnh, mà bản chất là sự thỏa thuận giữa người có quyền
trong quan hệ nghĩa vụ dân sự với người thứ ba nhằm chuyển giao quyền yêu cầu
cho người đó.
 Chủ thể:
Bên bảo lãnh: C

Bên nhận chuyển giao quyền yêu cầu: C

Bên nhận bảo lãnh: B

Bên chuyển giao quyền yêu cầu:B

Người được bảo lãnh: A
 Khách thể: Là sử xự của các bên chủ thể, thông qua đó, quyền yêu cầu
cũng như nghĩa vụ của các chủ thể mới được thực hiện. Ở tình huống này, bên nhận
bảo lãnh chuyển quyền yêu cầu cho bên bảo lãnh, tiếp đó, bên bảo lãnh yêu cầu

người được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ với mình, lúc này, bên có nghĩa vụ có hành
vi tác động vào tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ với bên bảo lãnh, mà cụ thể
đối tượng tác động ở đây là tiền.
 Nội dung của các quan hệ pháp luật chuyển giao quyền yêu cầu chính là
tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ chuyển giao
quyền yêu cầu đó.
- Việc anh B chuyển giao quyền yêu cầu cho anh C là hoàn toàn có căn cứ
pháp luật. Điều 367 BLDS: “Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có
quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi
bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác”.
- Tiếp theo, B cũng đã tuân thủ việc chuyển giao quyền yêu cầu đúng với
qui định của pháp luật. Thứ nhất, B đã cung cấp thông tin và chuyển giao giấy tờ có
liên quan cho bên thế quyền (Điều 311 BLDS), cụ thể là B đã chuyển giao hợp
đồng vay tài sản giữa mình và A cho C. Thứ hai, B cũng đã tuân thủ qui định tại
khoản 2 Điều 309 BLDS, khi đã thông báo bằng giấy viết tay cho A biết việc
chuyển giao và kèm theo đó là hợp đồng bảo lãnh giữa B với C, giấy xác nhận C đã
3

3


thực hiện nghĩa vụ trả tiền cho B để chứng minh tính xác thực của việc chuyển
giao. Cho dù A không đồng ý nhưng việc chuyển giao vẫn có hiệu lực, A vẫn phải
thực hiện nghĩa vụ đối với C.
- Quan hệ chuyển giao trong tình huống này thực chất là việc chuyển giao
quyền yêu cầu trả nợ, mà quyền này thì không thuộc trường hợp pháp luật cấm
chuyển giao được qui định tại khoản 1 Điều 309. Theo đó, người có quyền không
được chuyển giao quyền yêu cầu trong các trường hợp sau đây:
+ Quyền yêu cầu cấp dưỡng, yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín. Dễ thấy, các quyền trên là quyền

nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân và về nguyên tắc nó không được chuyển giao.
+ Bên có quyền và bên có nghĩa vụ có thỏa thuận không được chuyển giao
quyền yêu cầu. Việc dân sự “cốt ở hai bên”, sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể
luôn được tôn trọng và đảm bảo thực hiện, thể hiện nguyên tắc tự do, tự nguyện
cam kết, thỏa thuận trong pháp luật dân sự.
+ Những trường hợp khác mà pháp luật qui định, có thể kể ra như: người có
quyền không được chuyển giao quyền yêu cầu về đặt tên cho tác phẩm, quyền yêu
cầu về sửa chửa, cắt xén tác phẩm (Điều 738, Điều 742 BLDS)…
 Có thể rút ra kết luận, quyền yêu cầu chỉ gắn liền với tài sản thì luôn được
pháp luật cho phép chuyển giao, miễn là đúng qui định và không có sự thỏa thuận
khác.
3. Nhận xét.
Việc pháp luật qui định quan hệ chuyển giao quyền yêu cầu là hoàn toàn phù
hợp với thực tế xã hội phức tạp hiện nay, nó làm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
linh hoạt hơn mà vẫn đảm bảo quyền lợi của các bên chủ thể.
Cũng cần lưu ý rằng, chuyển giao quyền yêu cầu và việc thực hiện quyền
yêu cầu thông qua người thứ ba (ủy quyền yêu cầu) là hai quan hệ pháp luật khác
nhau. Đặt giả sử, trong tình huống này, giữa B và C không có hợp đồng bảo lãnh, B
ủy quyền cho C thực hiện thay mình việc đòi nợ với A khi đã hết hạn cho vay.
Điểm giống nhau giữa hai quan hệ này là đều có sự tham gia của chủ thể thứ ba. Về
sự khác biệt, người được ủy quyền là C chỉ thực hiện quyền yêu cầu trong phạm vi
4

4


ủy quyền và quyền lợi thu về vẫn thuộc B (bên có quyền yêu cầu). Còn đối với
chuyển giao quyền yêu cầu thì chủ thể thứ ba (người thế quyền) ở đây là C có toàn
quyền trong việc yêu cầu A (người có nghĩa vụ) thực hiện toàn bộ nghĩa vụ với
mình và quan trọng quyền lợi thu được sẽ thuộc về mình.


5

5



×