Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Phân tích tính chất tự nguyện, tự quản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.63 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
B. NỘI DUNG...............................................................................................................................2
I .Khái quát về các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của Nhà nước....................2
1. Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp.......................................................................................2
1.1.Trung tâm trọng tài.............................................................................................................2
2. Các tổ chức tự quản...........................................................................................................3
II. Tính tự nguyện, tự quản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội được thành
lập theo sáng kiến của Nhà nước...............................................................................................3
1. Biểu hiện tính tự nguyện, tự quản của tổ chức xã hội........................................................3
2. Tính tự nguyện, tự quản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội được thành
lập theo sáng kiến của Nhà nước............................................................................................4
2.1. Trung tâm trọng tài.......................................................................................................4
2.2. Đoàn luật sư..................................................................................................................6
C.KẾT LUẬN............................................................................................................................8

A. MỞ ĐẦU
Tổ chức xã hội được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của
người lao động; được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà
nước, nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội
1


nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên. Với mong muốn được tìm hiểu sâu
hơn về tính tự nguyện, tự quản trong tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội, nhóm
chúng em xin chọn đề tài “Phân tích tính chất tự nguyện, tự quản trong tổ chức và
hoạt động của các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của nhà nước” là
vấn đề nghiên cứu.
B. NỘI DUNG
I .Khái quát về các tổ chức xã hội được thành lập theo sáng kiến của Nhà
nước
1. Các tổ chức xã hội – nghề nghiệp


1.1.Trung tâm trọng tài
Trung tâm trọng tài là tổ chức xã hội – nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại mà các bên tranh chấp là cá nhân
kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh. Là một tổ chức phi chính phủ, trung tâm trọng tài
thương mại có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Việc thành lập trung
tâm trọng tài phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại Pháp lệnh Trọng tài thương
mại. Các trung tâm trọng tài theo quy chế đều có danh sách các trọng tài viên. Đối với
trường hợp các bên trong tranh chấp lựa chọn trọng tài quy chế thì các bên trong tranh
chấp sẽ lựa chọn các trọng tài viên trong danh sách của tổ chức trọng tài mà các bên
thống nhất lựa chọn.Trung tâm trọng tài được thành lập chi nhánh và văn phòng đại
diện ở trong và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trung tâm
trọng tài đặt trụ sở. Trung tâm trọng tài phải chịu trách nhiệm về hoạt động của các chi
nhánh và các văn phòng đại diện của trung tâm. Trung tâm trọng tài chỉ được phép
hoạt động khi đã được cấp giấy phép đăng ký hoạt động.
1.2.Đoàn luật sư
Đoàn luật sư là hội nghề nghiệp của các luật sư được thành lập nhằm mục đích
tập hợp, hướng dẫn, giám sát và bênh vực quyền lợi cho các luật sư, duy trì uy tín nghề
nghiệp và nâng cao hiệu quả hành nghề của các luật sư thành viên. Đoàn luật sư có tư
cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, hoạt động bằng kinh phí do các luật sư
đóng góp và các nguồn thu hợp pháp khác. Tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung
2


ương thành lập một đoàn luật sư khi có từ năm luật sư trở lên. Hoạt động của các đoàn
luật sư đã đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu giúp đỡ pháp lý của công dân, đã
đóng góp đáng kể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần
thực hiện nguyên tắc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
2. Các tổ chức tự quản
Các tổ chức này được thành lập theo sáng kiến của nhà nước, hoạt động theo quy
định của Nhà nước nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ tự quản trong một phạm vi nhất

định đối với các công việc mà nhà nước không trực tiếp quản lý như tổ chức thanh tra
nhân dân, tổ dân phố, tổ dân phòng….Các tổ chức tự quản thường được thành lập theo
chế độ bầu cử dân chủ, không có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, không tạo thành hệ thống,
giữa các tổ chức cùng loại không có mối quan hệ về tổ chức. Hoạt động của tổ chức tự
quản đặt dưới sự quản lý trực tiếp của các cơ quan nhà nước hữu quan. Các tổ chức tự
quản rất đa dạng, tiến hành hoạt động trong một phạm vi nhất định.
II. Tính tự nguyện, tự quản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã
hội được thành lập theo sáng kiến của Nhà nước
1. Biểu hiện tính tự nguyện, tự quản của tổ chức xã hội
* Tính tự nguyện
Yếu tố tự nguyện được thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được quyền tự do lựa
chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó.
Không ai có quyền ép buộc một người nào đó phải tham gia hay không được tham gia
vào các tổ chức xã hội nhất định. Tuy nhiên yếu tố tự nguyện ở đây không đồng nghĩa
với tự do vô tổ chức mà mỗi tổ chức xã hội đều đặt ra những tiêu chuẩn nhất định đối
với người muốn trở thành thành viên của tổ chức xã hội đó. Yếu tố tự nguyện được
hiểu là việc kết nạp hay không khai trừ các thành viên của tổ chức hoàn toàn do tổ
chức xã hội và những thành viên của tổ chức đó quyết định chứ nhà nước không can
thiệp cũng như không sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối hoạt động đó.
* Tính tự quản
Các tổ chức xã hội được tổ chức và hoạt động theo điều lệ do các thành viên
trong tổ chức xây dựng nên hoặc theo các quy định của nhà nước. Phần lớn các tổ
3


chức xã hội đều có điều lệ hoạt động như Ðảng Cộng sản Việt Nam, Ðoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam...điều lệ đó được các thành viên trong tổ chức soạn thảo, được nhà nước phê
chuẩn, thừa nhận một cách chính thức. Tuy nhiên, có một số tổ chức xã hội không có
điều lệ hoạt động riêng mà hoạt động theo quy định của nhà nước như Ban thanh tra

nhân dân, tổ hòa giải. Ngoài ra, có một số tổ chức vừa hoạt động theo điều lệ, vừa hoạt
động theo quy định của pháp luật như tổ chức Công đoàn.
Cho dù tổ chức xã hội hoạt động theo điều lệ hay theo quy định của nhà nước thì
những hoạt động nội bộ của các tổ chức xã hội vẫn mang tính chất tự quản. Nhà nước
không trực tiếp can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức này cũng như không sử
dụng quyền lực nhà nước để sắp xếp người lao động hay cách chức người lao động
trong tổ chức xã hội đó.
2. Tính tự nguyện, tự quản trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức xã hội
được thành lập theo sáng kiến của Nhà nước
2.1. Trung tâm trọng tài
*Tính tự nguyện
Nguyên tắc tự nguyện trước hết thể hiện ở việc thành lập. Các trung tâm trọng tài
được hình thành dựa trên nguyên tắc tự nguyện, đó là sự thỏa thuận giữa các thành
viên. Khoản 1 Điều 24 Luật trọng tài thương mại 2011 quy định: “Trung tâm trọng tài
được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện
là Trọng tài viên…”. Theo đó, để thành lập trung tâm trọng tài, cần có sự thỏa thuận
thành lập của ít nhât 5 thành viên có đủ điều kiện là trọng tài viên. Quy định đó của
pháp luật chỉ nhằm tạo ra một khung pháp lý mang tính chuẩn mực, đảm bảo cho các
trung tâm trọng tài có thể thực hiện tốt vai trò của mình; việc thành lập hoàn toàn do
sự thỏa thuận của các cá nhân, Nhà nước không bắt ép ai phải tham gia hay thành lập
trung tâm trọng tài. Trong quá trình hoạt động, trung tâm trọng tài có thể kết nạp hoặc
khai trừ thành viên theo các quy định tại điều lệ của trung tâm trọng tài; Nhà nước
không can thiệp và sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối hoạt động này. Cá nhân có
nhu cầu gia nhập, đáp ứng đủ các điều kiện theo điều lệ của trung tâm trọng tài được
xét kết nạp. Các cá nhân đáp ứng các điều kiện làm trọng tài viên theo Điều 20 Luật
4


trọng tài thương mại, nhưng không đáp ứng đủ các yêu cầu khác của trung tâm trọng
tài đó, thì Nhà nước cũng không thể buộc trung tâm trọng tài đó phải kết nạp thêm cá

nhân đó. Trường hợp cá nhân không muốn tham gia thì không một cá nhân, tổ chức, kể
cả Nhà nước cũng không có quyền ép buộc cá nhân tham gia. Tính tự nguyện ở đây thể
hiện ở cả hai phía: phía cá nhân và tổ chức. Đó là những biểu hiện của tính tự nguyện
trong tổ chức và hoạt động của trung tâm trọng tài.
* Tính tự quản.
Trung tâm trọng tài hoạt động tự quản trong khuôn khổ pháp luật, theo các quy
định của Luật trọng tài thương mại 2011 và hoạt động theo điều lệ do trung tâm xây
dựng. Nhà nước xây dựng luật trọng tài thương mại điều chỉnh các vấn đề tổ chức và
hoạt động của trung tâm trọng tài. Tuy nhiên, Nhà nước không trực tiếp can thiệp vào
công việc nội bộ của trung tâm trọng tài, mà trung tâm trọng tài hoạt động tự quản, tự
xây dựng điều lệ. Việc nhà nước phê chuẩn điều lệ chỉ là hoạt động kiểm tra, đánh giá
tính hợp hiến, hợp pháp của điều lệ, cho phép trung tâm trọng tài hoạt động theo điều
lệ, mà không đặt ra thêm một quy định nào, không áp đặt ý chí. Điều lệ của trung tâm
trọng tài không phải là pháp luật, không mang tính pháp lý vì vậy nó chỉ có hiệu lực
trong phạp vi trung tâm trọng tài đó mà không có hiệu lực thi hành đối với các trung
tâm trọng tài khác. Về tổ chức, trung tâm trọng tài tự tổ chức, xây dựng ban điều hành;
tự chủ trong việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước. Nhà
nước đặt ra một số tiêu chuẩn trọng tài viên tại Điều 20 Luật trọng tài thương mại;
nhưng trong khuôn khổ các quy định đó, trung tâm trọng tài có thể đặt ra các yêu cầu
cao hơn; điều đó thể hiện tính tự chủ, tự quản của trong tâm trọng tài. Ngoài ra, trung
tâm trọng tài có quyền khai trừ thành viên hay kết nạp thành viên mà không có sự can
thiệp của Nhà nước, Nhà nước chỉ đứng ra kiểm tra, đánh giá các quyết định kết nạp
hay khai trừ của trung tâm trọng tài có hợp pháp hay không. Trong quá trình hoạt
động, các trọng tài viên có quyền chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp; độc lập
trong quá trình giải quyết và đưa ra quyết định, kết quả giải quyết tranh chấp. Nhà
nước không can thiệp vào hoạt động giải quyết tranh chấp của trung tâm trọng tài nếu
việc giải quyết đó không trái pháp luật. Những điều đó thể hiện tính tự quản trong tổ
chức và hoạt động của trung tâm trọng tài.

5



2.2. Đoàn luật sư
* Tính tự nguyện
Tính tự nguyện thể hiện rõ nét trong việc các luật sư có quyền tự do lựa chọn và
quyết định tham gia hay không tham gia vào đoàn luật sư. Không ai có quyền ép buộc
các luật sư phải tham gia hay không tham gia vào đoàn luật sư. Tính tự nguyện thể
hiện ở việc kết nạp hay khai trừ các thành viên của đoàn luật sư hoàn toàn do đoàn luật
sư và những người muốn tham gia quyết định, nhà nước không can thiệp và cũng
không sử dụng quyền lực nhà nước để chi phối hoạt động đó. Ngoài ra, tính tự nguyện
còn được thể hiện ở việc mọi hoạt động được thực hiện bằng kinh phí do chính các
thành viên trong đoàn luật sư đóng góp và từ các nguồn thu hợp pháp khác.
* Tính tự quản
Thứ nhất , trong tổ chức và thống nhất hoạt động. Điều 6 Luật Luật sư năm
2006 quy định: “Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư thực hiện tự quản theo quy
định của luật này và điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam”. Điều kiện tiền đề để
thực hiện hoạt động tự quản là sự thống nhất tổ chức giữa các thành viên. Theo luật,
tính tự quản của đoàn luật sư thể hiện rõ nhất là sự nhận thức đầy đủ của luật sư đối
với quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam, quy tắc quy định những
giới hạn về đạo đức, những điều được làm, không được làm, quy tắc là khuôn thước để
cho luật sư ứng xử đối với khách hàng, đối với đồng nghiệp, đối với các cơ quan tiến
hành tố tụng...và là cơ sở pháp lý cao nhất để đoàn luật sư, Liên đoàn luật sư Việt Nam
xem xét xử lý kỷ luật luật sư khi có vi phạm đạo đức luật sư. Tính tự quản trong tổ
chức thống nhất hoạt động luật sư trong cả nước thể hiện sự tuân thủ của các đoàn luật
sư, của luật sư khi học tập quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam,
sự đồng thuận xây dựng quy chế xử lý kỷ luật luật sư để áp dụng chung cả nước và sẽ
là sự thống nhất cao nhất khi các đoàn luật sư trong cả nước sẽ áp dụng bản điều lệ
chung của liên đoàn luật sư Việt Nam.
Thứ hai, tính tự quản trong công tác đào tạo luật sư. Khoản 3 Điều 6 Luật luật
sư năm 2006 quy định nhiệm vụ đào tạo luật sư do liên đoàn luật sư Việt Nam phối

hợp với Bộ tư pháp đâò tạo luật sư. Bên cạnh đó thì Liên đoàn luật sư còn phải tiến
hành bồi dưỡng bắt buộc cho luật sư.

6


Thứ ba, tính tự quản trong hoạt động giám sát kiểm tra hoạt động hành nghề
của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư. Theo Điều 84 Luật luật sư quy định: “ Liên
đoàn luật sư Việt Nam phối hợp với Bộ tư pháp của tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương kiểm tra giám sát hoạt động hành nghề luật sư của các tổ chức hành nghề luật
sư” Có thể nói đây là hoạt động cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên nhằm
nhắc nhở luật sư thành viên cần tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động nghề .
Thứ tư, tính tự quản trong công tác xây dựng tổ chức - nhân sự của đoàn luật
sư. Quyết định số 323/ QĐ- TƯ về việc thành lập Đảng đoàn Liên đoàn luật sư nhằm
thiết lập cơ quan lãnh đạo chấp hành đường lối chính sách của Đảng và chấp hành
pháp luật Nhà nước trong hoạt động của Liên đoàn luật sư Việt Nam, sự kiện này đã
xác lập tính trách nhiệm đối với việc xây dựng tổ chức luật sư trong cả nước; tính độc
lập trong công tác xây dựng nhân sự của Đảng đoàn Liên đoàn luật sư Việt Nam đối
với liên đoàn luật sư Việt Nam và các Đoàn Luật sư trong cả nước.
Thứ năm, là tính tự quản tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động nghề
nghiệp luật sư. Dịch vụ pháp lý là dịch vụ phát sinh rủi ro cao nên Luật luật sư có quy
định Luật sư có trách nhiệm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và các thành
viên trong đoàn luật sư phải có trách nhiệm thực hiện và Đoàn luật sư phải có trách
nhiệm giám sát việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của các luật sư thành
viên.
2.3. Các tổ chức tự quản
*Tính tự nguyện
Thứ nhất, tự nguyện gia nhập tổ chức. Các thành viên của tổ chức đều là
những người tự nguyện gia nhập, dựa trên chỉ tiêu tuyển thành viên của tổ chức đó.
Ban lãnh đạo tổ chức có những tiêu chí riêng để tuyển thành viên phù hợp với mục

đích hoạt động của tổ chức. Trong đời sống xã hội, các cơ quan nhà nước không thể
kiểm soát được hết các hoạt động của cá nhân, tổ chức. Các tổ chức tự quản được
thành lập nhằm thực hiện nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lí
hành chính nhà nước đồng thời tăng cường hiệu quả của kiểm tra, giám sát và quản lí
hành chính bằng sức mạnh của nhân dân.
Ví dụ: Kí túc xá trường Đại học Luật Hà Nội thành lập Đội tự quản thuộc Đoàn
trường, có nhiệm vụ bảo vệ trật tự trong Kí túc xá, kết hợp với tổ bảo vệ của trường và
7


báo cáo lên Đoàn trường về các hiện tượng trong kí túc xá. Điều kiện để gia nhập Đội
tự quản là: Sinh viên nam trong Kí túc xá của trường, có đạo đức tốt, sức khỏe tốt và
có thời gian thực hiện công việc của đội.
Thứ hai, tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ trong tổ chức tự quản. Dựa vào đặc
điểm của các tổ chức này là do cơ quan nhà nước hữu quan thành lập với những mục
tiêu nhất định, ta có thể thấy tính tự nguyện trong việc thực hiện các nghĩa vụ của
mình với tổ chức. Khi đã gia nhập thì thành viên tổ chức có nghĩa vụ thực hiện các
hoạt động đã được phân công, thực hiện các nghĩa vụ tài chính phù hợp. Ví dụ: Gia
nhập Đội thanh niên tự quản thì các thành viên có nghĩa vụ đóng các khoản phí của
Đoàn.
*Tính tự quản
Thứ nhất, về điều lệ tổ chức. Với tính chất là một tổ chức tự quản, các tổ chức
này chịu sự quản lí của các cơ quan nhà nước và thực hiện các chức năng của mình với
quyền lực nhà nước nhất định được các cơ quan nhà nước trao cho. Bên cạnh đó, các
tổ chức đó cần có những điều lệ và cách tổ chức tương đối độc lập và cần có điều lệ
quy định cụ thể về các yếu tố liên quan như cách thức tổ chức, nhân sự, hoạt động cụ
thể của các ban ngành trong tổ chức đó…. Trong cơ quan nào cũng có điều lệ quy định
về tổ chức cụ thể, vì các cơ quan này chủ yếu là tự chủ về tài chính nên cần điều lệ để
quản lí hoạt động một cách khoa học nhất.
Thứ hai, tự quản về hoạt động tài chính. Nguồn ngân quỹ của tổ chức được

hình thành do nguồn vốn của ngân sách địa phương hỗ trợ, sự đóng góp của nhân dân
và từ việc thực hiện các hoạt động chức năng. Tài chính của tổ chức là hoàn toàn tự
quản nhằm duy trì hoạt động của tổ chức đó.
Thứ ba, tự quản về hoạt động đúng với chức năng của tổ chức. Hoạt động của
tổ chức cần đúng với mục đích thành lập, và các thành viên của tổ chức có nghĩa vụ
thực hiện các hoạt động đó phù hợp với vị trí của mình trong tổ chức.
C.KẾT LUẬN
Mỗi tổ chức xã hội đều có những hoạt động mang tính chất đặc thù, phản ánh
vị trí, vai trò của nó trong hệ thống chính trị. Tuy vậy, các tổ chức xã hội cũng có
những đặc điểm chung nhất định, đó là tính tự nguyện và tính tự quản trong tổ chức và
hoạt động. Nhờ có tính tự nguyện, tự quản trong tổ chức và hoạt động , các tổ chức xã
8


hội có thể tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội và bảo vệ lợi ích chính đáng
của các thành viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình luật Hành chính Việt Nam, nxb

CAND, Hà Nội -2008
2.

Luật luật sư năm 2006

3.

Luật trọng tài thương mại năm 2010


3.

http:// luatsu.phapluatvn.vn

4.



5.



6.



9



×