Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đổi mới phương pháp dạy học văn bản nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.6 KB, 11 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Bộ môn: Ngữ văn
Đề tài: Đổi mới phương pháp dạy học các văn bản nước ngoài trong
chương trình Ngữ văn 8

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại cung cấp cho con người quá nhiều sự
tiện nghi về vật chất, cũng là lúc lấy dần đi những giá trị tinh thần tốt đẹp. Điều
kiện xã hội với nhiều cám dỗ khiến cho việc giáo dục và đào tạo thế hệ tương lai
càng trở nên vất vả hơn. Không nằm ngoài thực trạng đó, việc dạy học bậc THCS
trong những năm gần đây gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù sự đổi mới phương
pháp đã được thực hiện khá đồng bộ ở tất cả các môn học, nhưng vẫn còn nhiều
học sinh chưa thật sự hứng thú với việc học tập. Nhất là khi đạo đức của học sinh
có chiều hướng xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì vậy, người giáo viên không chỉ
chú trọng dạy chữ mà quan trọng hơn là dạy các em biết cách làm người. Trước
thực trạng và yêu cầu của xã hội, bộ môn Ngữ văn với đặc trưng giáo dục cơ bản
“chân – thiện – mỹ” có lợi thế rất lớn trong việc giúp học sinh tìm đến vẻ đẹp của
tâm hồn.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy các em học sinh (dù ngoan hay
chưa ngoan) có nhiều ý tưởng sáng tạo thú vị và sự cảm thụ văn chương lại hết sức
hồn nhiên. Vậy làm thế nào để giúp các em khơi dậy tiềm năng và phát huy tốt
nhất vai trò chủ động, tích cực trong học tập. Đó là vấn đề tôi đặt ra cho bản thân
để tìm ra phương pháp dạy học văn bản nước ngoài vừa hiệu quả, vừa phù hợp với
điều kiện khách quan hiện tại. Sau nhiều năm tiến hành thể nghiệm theo từng
phần, năm học 2016 – 2017, tôi mạnh dạn vận dụng các phương pháp dạy học tích
cực vào quá trình hướng dẫn học sinh khai thác các văn bản nước ngoài trong

1


chương trình Ngữ văn 8 nhằm mang đến cho các em sự tự tin khi tiếp cận với bộ


phận văn học thế giới.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Cơ sở lí luận
1.1.

Văn bản nước ngoài

Văn học là tiếng nói chung của toàn nhân loại. Tùy thuộc vào nền văn
hóa, truyền thống, lịch sử của từng dân tộc mà mỗi quốc gia có nền văn học riêng.
Thông qua sự phong phú, tinh tế của nghệ thuật ngôn từ, ta có thể tiếp cận với
nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, thấy và hiểu được những con người
sống cách ta hàng vạn dặm, kéo những người không cùng tiếng nói, màu da…
xích lại gần nhau. Vì lẽ đó mà văn học thế giới đã trở thành bộ phận văn học
không thể thiếu trong nền giáo dục của nhiều quốc gia.
Ở Việt Nam, chương trình Ngữ văn chỉnh lý gần đây đã có những thay đổi
quan trọng về hình thức lẫn nội dung. Đặc biệt, việc lựa chọn và sắp xếp các văn
bản nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 8 đã thể hiện được sự đổi mới theo
quan niệm giáo dục hiện đại. Theo đó, vai trò của người giáo viên không chỉ là
truyền thụ tri thức mà phải hướng đến việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và thẩm mĩ
cho học sinh. Đồng thời tạo cho các em những kĩ năng cơ bản trong việc tiếp cận
và khai thác giá trị của các văn bản thuộc nền văn học thế giới.
1.2.

-

Hình thức tổ chức dạy học theo phương pháp đổi mới

Căn cứ vào nội dung hướng dẫn “Những vấn đề chung về đổi mới

giáo dục Trung học cơ sở môn Ngữ văn” (Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm

2007), tôi vận dụng hình thức dạy học theo dự án kết hợp với việc ứng dụng công
nghệ thông tin.
-

“Dạy học theo dự án là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó học

sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết
với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả.” ( Nhà xuất bản

2


Giáo dục – Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở môn Ngữ
văn)
-

Trong điều kiện hiện tại khó thể nào thực hiện đầy đủ và chính xác

theo yêu cầu của hình thức dạy học theo dự án. Vì vậy tôi chỉ lấy ý tưởng từ quy
trình thực hiện, từ đó tổ chức cho học sinh hoạt động theo tiêu chí các em cùng
nhau khám phá, giải quyết một vấn đề theo yêu cầu của giáo viên. Và nhằm giúp
tiết học sinh động hơn, các em phải trình bày nội dung vấn đề trên Power Point
với hình ảnh và âm thanh minh họa cụ thể.
2. Quá trình thực hiện
2.1.

Định hướng

2.1.1 Lý do chọn đối tượng
Mục tiêu của môn Ngữ văn ở trường THCS: “Môn Ngữ văn có vị trí đặc

biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS: góp phần hình thành
những con người có trình độ học vấn phổ thông cơ sở, . . . Đó là những con người
có ý thức tự tu dưỡng, biết thương yêu, quý trọng gia đình, bè bạn; có lòng yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tình cảm cao đẹp như
lòng nhân ái, tinh thần trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái
ác…”. Ở cấp THCS, chương trình văn học nước ngoài không lấy việc cung cấp
cho học sinh những tri thức về lịch sử phát triển văn học, về trường phái nghệ
thuật, về thi pháp… làm mục đích chủ yếu. Mà qua từng tác phẩm, từng đoạn trích
vừa với trình độ nhận thức, hợp với tâm lý lứa tuổi, tầm hiểu biết của học sinh
được mở rộng; tình cảm cao thượng, tình yêu quê hương, đất nước, ý chí niềm
tin… của các nhà văn lớn cũng theo các em vào trong đời sống hằng ngày.
Chương trình Ngữ văn 8 mang đến thế giới đầy màu sắc của những tác
phẩm văn học nước ngoài thấm đẫm giá trị nhân văn. Đó là một “Cô bé bán diêm”
của nhà văn Đan Mạch Andersen đậm đà chất thơ trữ tình, vừa thực vừa ảo với
màu sắc cổ tích gợi lên vẻ đẹp nhân văn sâu sắc. Đó là bức tranh hiện thực lấp
lánh tình yêu thương với kết cấu đảo ngược tình huống điển hình của O’Henry qua
văn bản “Chiếc lá cuối cùng”. Và “Đánh nhau với cối xay gió” của Cèrvantes, sau
3


những nụ cười là sự đọng lại của niềm tin, của tinh thần tôn trọng lẽ phải, khát
vọng cao đẹp cho sự công bằng. “Hai cây phong” (Người thầy đầu tiên, Aimatov)
là một bức tranh mở ra thế giới tuổi thơ đẹp đẽ dạt dào tình quê hương.
Chính vì vẻ đẹp đầy sức hấp dẫn, mang đậm màu sắc cổ điển có tác dụng
to lớn trong việc bồi dưỡng tâm hồn đó, tôi chọn các văn bản nước ngoài trong
chương trình Ngữ văn 8 làm chất liệu để giúp học sinh từng bước đi sâu vào thế
giới văn học để tự tìm ra những giá trị sống cho bản thân.
2.1.2. Thực trạng
Không ít giáo viên có quan niệm xem trọng các tác phẩm văn học Việt
Nam hơn các tác phẩm văn học nước ngoài. Bởi khi kiểm tra, thi cử thì nội dung

liên quan đến phần văn học nước ngoài rất ít, thậm chí không có. Đó cũng là một
trong những lí do khiến cụm văn bản này không được chú ý nhiều khi giáo viên
muốn tìm hiểu thể nghiệm phương pháp dạy – học mới.
Đối với học sinh, việc tiếp cận văn học nước ngoài cũng có phần khó
khăn hơn. Chưa nói đến sự khác biệt về văn hóa, điều kiện xã hội, phong cách
nghệ thuật,…, chỉ riêng phần tên tác giả, tên nhân vật, tên địa danh cũng đủ làm
các em “chóng mặt”. Thái độ học đối phó, kiêng dè với các văn bản này càng trở
nên phổ biến khi Ngữ văn có nguy cơ trở thành một trong những môn học đáng sợ
của học sinh. Trước hiện trạng đó, việc chấn chỉnh lại phương pháp dạy học là vô
cùng cần thiết. Đặc biệt với các văn bản nước ngoài, chúng ta có thuận lợi là
không bị áp lực quá nặng nề của kiểm tra, thi cử nên có thể mạnh dạn thể nghiệm
các phương pháp dạy học mới, phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của học
sinh. Đồng thời qua đó cũng giúp cho học sinh có một cách nhìn khác về bộ môn
Ngữ văn, không rắc rối, khó hiểu như các em từng nghĩ. Và với đối tượng là học
sinh lớp 8, có thể tin tưởng vào khả năng làm việc nhóm để giao đề tài cho các em
tự chuẩn bị. Tuy quy mô chưa thể gọi là dạy học theo dự án nhưng hi vọng đây là
bước khởi đầu gợi sự hứng thú cho học sinh tích cực tìm đến vẻ đẹp của văn
chương.
2.1.3. Phương pháp thực hiện
4


Vận dụng phối hợp các phương pháp dạy học tích cực, đồng thời ứng
dụng công nghệ thông tin nhằm tổ chức dạy học theo hướng đổi mới, phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Những hoạt động dạy học chính được thực hiện trong nội dung này gồm:
-

Tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm, từ đó giúp học sinh bước đầu


làm quen với hình thức dạy học theo dự án.
-

Tổ chức cho học sinh hoạt động để phát triển kỹ năng đọc, kỹ năng nói.

-

Sử dụng bài giảng điện tử.
2.2.

Các bước tiến hành

2.2.1. Nêu vấn đề
Để thực hiện thành công hoạt động tổ chức dạy học theo dự án, việc chọn
lựa và nêu vấn đề là yếu tố vô cùng quan trọng cần được xác định rõ. Bởi vì đây là
cơ sở dữ liệu ban đầu định hướng cho học sinh tiến hành các thao tác tiếp theo.
Đối tượng là văn bản văn xuôi nước ngoài nên khi đặt vấn đề phải chú ý đến việc
dạy – học theo đặc trưng thể loại. Với các văn bản trong chương trình Ngữ văn 8,
thông thường, tôi đặt vấn đề dựa trên bố cục và ý nghĩa của văn bản.
Cụ thể với văn bản “Cô bé bán diêm”, tôi chia ra các vấn đề sau:
-

Giới thiệu về tác giả Andersen và tác phẩm “Cô bé bán diêm”.

-

Đọc và tóm tắt văn bản.

-


Giới thiệu tình cảnh của em bé bán diêm trong đêm giao thừa.

-

Giá trị của phép tương phản được sử dụng trong phần đầu đoạn trích.

-

Giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực thể hiện qua những mộng tưởng của

cô bé bán diêm.
-

Cái chết thương tâm của em bé.

2.2.2. Phân công nhiệm vụ cụ thể
Ở bước này, giáo viên có thể cho học sinh bốc thăm để chọn vấn đề.
Nhưng nếu là lớp khá - trung bình thì nên dựa vào năng lực của các thành viên
trong nhóm để phân chia nội dung làm việc phù hợp, vừa sức với từng đối tượng
học sinh.
5


Thông thường với lớp từ 40 đến 45 học sinh, tôi chia làm 5 nhóm. Ở mỗi
nhóm chọn ra một nhóm trưởng và một thư kí. Theo đó sẽ phân nhiệm vụ cho từng
nhóm. Việc phân chia càng cụ thể, rõ ràng, khoa học thì hiệu suất công việc càng
cao. Tuy nhiên, giáo viên chỉ nên dừng lại ở việc đặt vấn đề cho từng nhóm, chỉ
gợi ý hoặc góp ý khi cần thiết. Mỗi nhóm sẽ tự giao và nhận trách nhiệm ở lĩnh
vực nào phù hợp nhất với khả năng của thành viên. Đây là cơ hội để các em phát
huy tinh thần tập thể và kĩ năng làm việc nhóm.

Cũng trong bước này, giáo viên thông báo kế hoạch thực hiện, chú ý nhấn
mạnh những mốc thời gian yêu cầu học sinh phải báo cáo tiến trình làm việc và
ngày trình bày “sản phẩm”. Thông thường, học sinh có thể chuẩn bị và hoàn tất
trong vòng 2 tuần, tính từ khi nhận đề tài.
2.2.3. Hướng dẫn học sinh cách thực hiện và giới thiệu nguồn tham khảo

Để các bước tiếp theo được tiến hành thuận lợi, giáo viên nên có sự tham
khảo, chọn lọc trước để giới thiệu với học sinh một số nguồn tham khảo có độ tin
cậy cao. Hiện nay, phương tiện thông tin hiện đại cho phép ta tiếp cận kiến thức dễ
dàng hơn. Nhưng điều đó lại là một vấn đề gây khó khăn cho không ít học sinh vì
không phải học sinh nào cũng đủ khả năng thẩm định tính chính xác của tư liệu.
Vì vậy, giáo viên phải xem trước một số trang web, forum… có liên quan để sớm
cảnh báo trước cho học sinh những kiến thức lệch lạc cần lưu ý.
Do đối tượng là học sinh lớp 8, chưa am hiểu nhiều về phương pháp phân
tích tác phẩm nên việc hướng dẫn cách thực hiện là cần thiết. Cũng nên chú ý giúp
học sinh cụ thể hóa vấn đề được phân công thành các luận điểm, các câu hỏi để dễ
dàng định hướng giải quyết.
Ví dụ, với các vấn đề đã đặt ra ở văn bản “Cô bé bán diêm”, có thể gợi ý
học sinh chuyển đổi cụ thể như sau:
-

Phân tích ý nghĩa của những lần quẹt diêm và các mộng tưởng của em

bé để nêu bật giá trị nhân đạo, giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm.
-

Việc đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm “Cô bé

bán diêm” nhằm đặt ra vấn đề gì?
6



-

Với đoạn kết của truyện, tác giả Andersen đã truyền cho chúng ta

niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận của em bé bất hạnh. Hãy chứng minh
điều đó.
-

Những câu chuyện cổ tích thường kết thúc có hậu. Theo em, kết thúc

của truyện ngắn “Cô bé bán diêm” có hậu hay không? Vì sao?
Về hình thức, giáo viên quy định một số nguyên tắc cơ bản cho một bài
PowerPoint trình chiếu trước tập thể. Tuy nhiên, các em chọn themes, background,
font chữ phù hợp để có những sản phẩm phong phú về nội dung lẫn hình thức.
Giáo viên cần hướng dẫn và quy định cụ thể về phương pháp thuyết trình,
cách thức trình bày trước tập thể.
2.2.4. Kiểm tra theo từng quy trình thực hiện
Để thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá việc thực hiện, tôi chia quá
trình tiến hành của học sinh thành 3 bước:
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm – Lập kế hoạch
thực hiện.
- Đề cương khái quát nội dung trình bày.
- Thể hiện ý tưởng trên sản phẩm PowerPoint hoàn chỉnh.
Giáo viên quy định thời gian kiểm tra theo từng giai đoạn. Có thể linh
động thời gian theo tình hình của mỗi lớp. Theo kinh nghiệm cá nhân, học sinh
cần khoảng 2 tuần. Trong tuần đầu sẽ thực hiện bước 1 và 2, thời gian còn lại dành
cho bước 3.
Các nhóm phải đảm bảo mỗi thành viên đều được phân công nhiệm vụ

phù hợp với năng lực, sở trường của từng người. Thư kí của có nhiệm vụ ghi chép
và báo cáo một cách cụ thể các hoạt động đã thực hiện theo yêu cầu.
Để tránh làm mất thời gian dạy – học ở lớp, giáo viên và học sinh có thể
trao đổi qua mail những nội dung cơ bản. Giáo viên cần xem kĩ lại phần nội dung
và hình thức bài thuyết trình của mỗi nhóm để góp ý, chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Nhằm phát huy năng lực của học sinh một cách tốt nhất, thay vì trực tiếp chỉ ra
những phần nội dung chưa sâu hay bị lệch hướng, giáo viên chỉ nên gợi ý bằng
7


cách đặt vấn đề, nêu câu hỏi phản biện để nhóm tự giải quyết. Đặc biệt là sau khi
các nhóm hoàn thành bài thuyết trình bằng PowerPoint, giáo viên phải nhận mail
và lưu trữ trước để hạn chế sự cố về kĩ thuật khi trình chiếu.
2.2.5. Trình bày sản phẩm

Đại diện của mỗi nhóm sẽ lần lượt trình bày theo trình tự nội dung văn
bản. Số lượng học sinh lên trình bày tùy vào mỗi nhóm, nhưng không nên vượt
quá 3 người. Có thể một học sinh chịu trách nhiệm về kĩ thuật trình chiếu, một
hoặc hai học sinh trình bày.
2.2.6. Nhận xét - đánh giá
Lập ra ban giám khảo gồm các thành viên đại diện cho mỗi nhóm. Nhiệm
vụ của ban giám khảo là nhận xét và cho điểm. Dựa trên thang điểm quy định sẵn,
các thành viên trong ban giám khảo phải nêu điểm từng phần và lí giải rõ ràng,
thuyết phục. Điểm của mỗi nhóm được tính theo tổng số điểm các thành viên trong
ban giám khảo.
Sau khi giám khảo nhận xét và cho điểm, giáo viên nêu thêm những ý
kiến cần thiết để nhóm tiếp theo rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn. Đồng thời
khen ngợi những ý kiến nhận xét, những phát vấn hay của các bạn trong lớp.
2.3.


Kết quả đạt được

Năm học 2016 – 2017, tôi thực hiện đổi mới phương pháp với hai lớp
dạy: 8/1 và 8/6. Tôi đã thu được những kết quả khác nhau. Nhưng điều tích cực là
dù lớp chọn hay lớp thường, học sinh đều có sự chuyển biến rõ nét.
Học sinh hứng thú hơn khi tiếp cận với văn bản nước ngoài. Đồng thời tự
tìm thấy vẻ đẹp nhân văn sâu sắc trong từng tác phẩm. Bên cạnh đó, các em nâng
cao kĩ năng sử dụng vi tính, làm quen với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
học tập. Cụ thể:
- Học sinh hứng thú hơn với các văn bản nước ngoài, tích cực hơn trong
học tập.
- Khả năng phối hợp kiến thức linh hoạt, các em đã có thói quen chủ động
tìm hiểu, vận dụng, tích hợp kiến thức.
8


- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu, niềm đam mê dành cho văn học, mà văn
học nước ngoài là một bộ phận phong phú, đa dạng.
- Học sinh dần hoàn thiện các kĩ năng: xây dựng kế hoạch, làm việc nhóm,
thuyết trình, lắng nghe và phản biện…
- Tích hợp rèn luyện cho học sinh bước đầu làm quen với dạng văn nghị
luận văn học.
- Kết quả kiểm tra phần văn bản nước ngoài được cải thiện đáng kể so với
năm học trước (khi chưa thực hiện nội dung sáng kiến này), học sinh nắm chắc nội
dung bài học, hiểu biết sâu hơn, kiến thức cũng được mở rộng .
Sau đây là bảng so sánh kết quả kiểm tra phần văn bản nước
ngoài qua hai năm học 2015 – 2016 và 2016 – 2017

Năm học
2015 – 2016

2016 – 2017

Giỏi
5%
11%

Khá
45%
48%

Xếp loại
Trung bình
47%
41%

Yếu
3%

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Việc tổ chức dạy – học theo tinh thần vận dụng kết hợp nhiều phương
pháp cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin giúp cho tiết dạy đạt được hiệu
quả giao tiếp tốt, tạo hứng thú cho cả thầy lẫn trò. Có thể phần chuẩn bị ở lần đầu
tiên gặp không ít khó khăn, lúng túng, thậm chí mất nhiều thời gian nhưng kết quả
đạt được mang lại nhiều niềm vui. Học sinh tự tin hơn về khả năng của chính
mình, hứng thú với những nội dung kiến thức mới do chính mình tìm ra. Bên cạnh
đó, trong quá trình thực hiện, các em có dịp làm việc nhóm cùng nhau, có khoảng
thời gian vừa vui chơi, vừa học tập. Nói như vậy không có nghĩa là tổ chức dạy
học theo hình thức này thực hiện thường xuyên. Như vậy sẽ khiến học sinh mệt
mỏi bởi các em còn phải chuẩn bị cho các môn học khác. Theo tôi, thực hiện được
một lần trong một học kì là vừa sức với học sinh. Sẽ thuận lợi hơn nếu trước đó

giáo viên đã từng dạy bằng giáo án điện tử để học sinh hình dung rõ hơn về nội
dung công việc cần làm.

9


Một kinh nghiệm nữa cần lưu ý trong trình thực hiện là yếu tố thời gian.
Nên lưu ý và quy định cụ thể. Nhắc nhở các em thiết kế và thực hiện theo yêu cầu
về thời gian để không làm ảnh hưởng đến chương trình chung.
Không phải học sinh nào cũng có khả năng và tích cực tham gia cùng các
bạn trong nhóm. Vì vậy thường thì chỉ có đối tượng học sinh giỏi, khá mới hứng
thú làm việc. Tránh trường hợp đó bằng cách yêu cầu học sinh phải có nhật kí ghi
lại công việc và quá trình thực hiện của từng thành viên. Gợi ý các em chọn nhiệm
vụ theo sở trường của mình. Có thể một học sinh không giỏi môn Ngữ văn nhưng
rất thích Tin học, sẽ đảm nhận việc thực hiện trình chiếu. Những em sức học trung
bình, yếu có thể nhận việc sưu tầm hình ảnh, tư liệu… Như vậy sẽ không quá sức
với khả năng của các em. Chỉ cần tích cực tất cả học sinh đều có thể hoàn thành
nhiệm vụ của mình.
IV. KẾT LUẬN
Việc dạy – học đòi hỏi sự đổi mới bắt kịp với xu hướng phát triển của xã
hội. Tuy nhiên không phải lúc nào tôi cũng biết cách tạo nên một tiết học sinh
động, thú vị với học sinh. Vì vậy, tôi cố gắng chuyển hóa những lý thuyết được
học từ nhà trường, từ đồng nghiệp, từ nội dung bồi dưỡng thường xuyên cho giáo
viên THCS chu kì III, thành hình thức tổ chức dạy – học tích cực, mang lại hứng
thú cho cả thầy và trò. Sau những tiết dạy như vậy, tôi tự rút ra kinh nghiệm từ thất
bại của chính mình để làm tốt hơn ở những lần sau.
Việc tổ chức cho học sinh học tập theo hình thức sử dụng công nghệ
thông tin để trình bày vấn đề đã thực sự mang lại hiệu quả tích cực. Và hình thức
này còn có triển vọng với các văn bản thuộc nhóm văn bản nhật dụng, vốn mang
những nội dung gần gũi với cuộc sống và có nhiều tư liệu, hình ảnh minh họa.

Những điều tôi thực hiện có thể chưa được xem là một sáng kiến vì thực
ra đó là sự vận dụng những nội dung được học tập. Tôi chỉ muốn chia sẻ quá trình
tiến hành để nhận được sự góp ý từ các thầy cô cho bài dạy ngày càng hoàn chỉnh
hơn.
10


11



×