Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

BÁO CÁO TỔNG KẾT (Dự thảo) CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO SO SÁNH LIÊN PHÒNG THÍ NGHIỆM NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 139 trang )

BỘ Y TẾ
VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TP. HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
(Dự thảo)

CHƯƠNG TRÌNH
THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO
SO SÁNH LIÊN PHÒNG THÍ NGHIỆM
NĂM 2014
Hạn cuối để gửi các nhận xét và góp ý về chuyên môn: 08.11.2014

Các phòng thử nghiệm cần trao đổi thêm thông tin xin liên hệ với ThS. Nguyễn Thanh Hà
Tel: 098 232 52 71 – Fax: 08 8367900 – E-mail:


BỘ Y TẾ
VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC
TP. HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 46 /QĐ-VKNT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 02 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH
Về việc Thành lập Ban Tổ chức chương trình Thử nghiệm thành thạo
năm 2014
VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC TP. HỒ CHÍ MINH


Căn cứ Quyết định số 1874/QĐ -TTg ngày 12/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 2952/QĐ -BYT ngày 15/8/2006 của Bộ Y tế về việc ban hành
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ vào TCVN ISO/IEC 17043: 2011 Đánh giá sự phù hợp yêu cầu chung đối với
thử nghiệm thành thạo;
Căn cứ vào nhu cầu công tác của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. HCM và xét năng lực
của cán bộ;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Khoa học và Đào tạo, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.
HCM,

QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 . Nay thành lập Ban Tổ chức chương trình Thử nghiệm thành thạo năm 2014 gồm
các Ông, Bà có tên sau đây:
1. Ông Nguyễn Ngọc Vinh
Viện trưởng
Trưởng Ban
2. Bà Trương Thị Thu Lan
Phó Viện trưởng
Phó trưởng Ban
3. Bà Trần Thị Thu Hà
Trưởng khoa KN Nguyên liệu
Ủy viên
4. Bà Phạm Thị Minh Tâm
Trưởng khoa Vi sinh
Ủy viên
5. Bà Lê Thị Thu Cúc
Trưởng khoa Vật lý đo lường
Ủy viên
6. Bà Hoàng Thái Phượng Các

Trưởng khoa Dược lý
Ủy viên
7. Bà Chương Ngọc Nãi
PGĐ Trung tâm ĐG TĐSH
Ủy viên
8. Bà Nguyễn Thị Kim Phương
Phó trưởng khoa KN Các dạng BC Ủy viên
9. Bà Nguyễn Thanh Hà
Trưởng phòng Khoa học và đào tạo Ủy viên thư ký
Điều 2. Ban Tổ chức chương trình Thử nghiệm thành thạo có nhiệm vụ như sau:
- Lựa chọn mẫu thử thành thạo thích hợp;
- Hoạch định chương trình thử nghiệm thành thạo;
- Thực hiện các phương thức lấy mẫu cụ thể;
- Vận hành thiết bị cụ thể;

i


- Tiến hành các phép đo để xác định độ ổ n định và tính đồng nhất, cũng như giá trị

ấn định và độ không bảo đảm kèm theo của các đại lượng đo của mẫu thử nghiệm
thành thạo;

- Chuẩn bị, xử lý và phân phối mẫu thử nghiệm thành thạo;
- Vận hành hệ thống xử lý dữ liệu;
- Tiến hành phân tích thống kê;
- Đánh giá việc thực hiện của các bên tham gia thử nghiệm thành thạo;
- Đưa ra ý kiến và các diễn giải và cho phép phát hành báo cáo thử nghiệm thành

thạo.


Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Ban sẽ tự giải thể sau khi
hoàn thành nhiệm vụ.
Các ông, bà: Trưởng phòng Khoa học và đào tạo, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ,
Trưởng phòng Tài chính kế toán và các Ông, Bà có tên ở Điều 1 chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này.
VIỆN TRƯỞNG

Nơi nhận:
- Như điều 3
- Lưu ĐBCL,P.KHĐT
- Lưu VT.

ii


MỤC LỤC
TT

NỘI DUNG

Trang

1.

Giới thiệu chung

1

2.


Hướng dẫn cách tính thống kê

6

3.

Nội dung chương trình TNTT 2014

14

4.

Phụ lục A. Chuẩn bị mẫu và đánh giá độ đồng nhất mẫu thử

4.1.

A.1. Phép thử định lượng bằng phương pháp HPLC

23

4.2.

A.2. Phép thử độ hoà tan bằng phương pháp quang phổ UV - VIS

25

4.3.

A.3. Phép thử xác định chỉ số pH


27

4.4

A.4. Phép thử xác định hàm lượng nước bằng phương pháp Karl - Fischer

29

4.5.

A.5. Phép thử xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật

31

5.

Phụ lục B. Xác định giá trị ấn định và độ lệch chuẩn để đánh giá thành thạo

5.1.

B.1. Phép thử định lượng bằng phương pháp HPLC

33

5.2.

B.2. Phép thử độ hoà tan bằng phương pháp quang phổ UV - VIS

38


5.3.

B.3. Phép thử xác định chỉ số pH

43

5.4.

B.4. Phép thử xác định hàm lượng nước bằng phương pháp Karl - Fischer

46

5.5.

B.5. Phép thử xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật

49

6.

Phụ lục C. Báo cáo kết quả

6.1.

C.1. Phép thử định lượng bằng phương pháp HPLC

56

6.2.


C.2. Phép thử độ hoà tan bằng phương pháp quang phổ UV - VIS

72

6.3.

C.3. Phép thử xác định chỉ số pH

89

6.4

C.4. Phép thử xác định hàm lượng nước bằng phương pháp Karl - Fischer

101

6.5.

C.5. Phép thử xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật

112

7.

Phụ lục D. Danh sách các đơn vị tham gia chương trình thử nghiệm thành
thạo so sánh liên phòng thí nghiệm năm 2014

125


8.

Tài liệu tham khảo

131

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTC

Ban tổ chức

DĐVN

Dược điển Việt Nam

HPLC

High-performance liquid chromatography (Sắc ký lỏng hiệu năng cao)

ISO

International Standard Organization

PTN

Phòng thí nghiệm


TNTT

Thử nghiệm thành thạo

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU
RSSZ

Chỉ số RSSZ

RSZ

Chỉ số RSZ

n

Dân số mẫu (số lọ hoặc số PTN)

uX

Độ không đảm bảo đo chuẩn của giá trị ấn định

ui

Độ không đảm bảo đo chuẩn của kết quả xi tương ứng với từng PTN

S

Độ lệch chuẩn




Độ lệch chuẩn để đánh giá trong chương trình

ˆ

Độ lệch chuẩn đích

Ss

Độ lệch chuẩn giữa các mẫu

S*

Độ lệch chuẩn thực

C

Giá trị thống kê theo test Cochran

G

Giá trị thống kê theo test Grubb

X

Giá trị ấn định

xi

Giá trị của từng mẫu


F

Giá trị thống kê trong phân tích phương sai

x

Giá trị trung bình của mẫu

X

Giá trị trung bình của từng PTN

z-score

Giá trị z

S2

Phương sai

r

Số lần đo lặp lại của từng mẫu

x

Trung vị của xi (i = 1, 2, …, n)

p


Xác suất với độ tin cậy  = 0,05 và 0,01.

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

Hướng dẫn cách tính thống kê
1

Kết quả phân tích

6

2

Phân tích phương sai một yếu tố

7

3

Các hệ số tương ứng


10

4

Giá trị tiêu chuẩn của RSSZ

11

Nội dung chương trình TNTT 2014
5

Cách xác định giá trị ấn định và độ lệch chuẩn để đánh giá thành thạo của
các phép thử

15

Phép thử định lượng bằng phương pháp HPLC
A1.1.

Kết quả phân tích

23

A1.2.

ANOVA một yếu tố

24

Kết quả phân tích robust mẫu A và B


33

C1.1.

Kết quả phân tích của các phòng thí nghiệm và test Cochran

56

C1.2.

Kết quả đánh giá theo test Grubb đơn

59

C1.3.

Kết quả đánh giá theo test Grubb đôi

60

C1.4.

Giá trị lệch và phần trăm sai khác của các phòng thí nghiệm so với giá trị
ấn định

61

C1.5.


Giá trị z-score, RSZ và RSSZ

63

C1.6.

Các PTN cần xem xét lại quá trình tiến hành để tìm nguyên nhân và biện
pháp khắc phục.

70

B1.

Phép thử độ hoà tan bằng phương pháp quang phổ UV - VIS
A2.1.

Kết quả phân tích

26

A2.2.

ANOVA một yếu tố

26

Kết quả phân tích robust mẫu A và B

38


C2.1.

Kết quả phân tích của các phòng thí nghiệm và test Cochran

72

C2.2.

Kết quả đánh giá theo test Grubb đơn

77

C2.3.

Kết quả đánh giá theo test Grubb đôi

78

C2.4.

Giá trị lệch và phần trăm sai khác của các phòng thí nghiệm so với giá trị
ấn định

78

C2.5.

Giá trị z-score, RSZ và RSSZ

80


C2.6.

Các phòng thí nghiệm cần xem xét lại quá trình tiến hành để tìm nguyên
nhân và hành động khắc phục

87

B2.

Phép thử xác định chỉ số pH
A3.1.

Kết quả phân tích

27
v


ANOVA một yếu tố

28

Kết quả phân tích robust mẫu A và B

43

C3.1.

Kết quả phân tích của các phòng thí nghiệm và test Cochran


89

C3.2.

Kết quả đánh giá theo test Grubb đơn

92

C3.3.

Kết quả đánh giá theo test Grubb đôi

92

C3.4.

Giá trị lệch và phần trăm sai khác của các phòng thí nghiệm so với giá trị
ấn định

93

C3.5.

Giá trị z-score, RSZ và RSSZ

94

C3.6.


Các PTN cần xem xét lại quá trình tiến hành để tìm nguyên nhân và biện
pháp khắc phục.

99

A3.2.
B3.

Phép thử xác định hàm lượng nước bằng phương pháp Karl Fischer
A4.1.

Kết quả phân tích

30

A4.2.

ANOVA một yếu tố

30

Kết quả phân tích robust mẫu A và B

46

C4.1.

Kết quả phân tích của các phòng thí nghiệm và test Cochran

101


C4.2.

Kết quả đánh giá theo test Grubb đơn

104

C4.3.

Kết quả đánh giá theo test Grubb đôi

104

C4.4.

Giá trị lệch và phần trăm sai khác của các phòng thí nghiệm so với giá trị
ấn định

105

C4.5.

Giá trị z-score, RSZ và RSSZ

106

C4.6.

Các PTN cần xem xét lại quá trình tiến hành để tìm nguyên nhân và biện
pháp khắc phục.


111

B4.

Phép thử xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật
A5.1.

Kết quả phân tích

32

A5.2.

ANOVA một yếu tố

32

Kết quả phân tích robust mẫu A và B

49

C5.1.

Kết quả phân tích của các phòng thí nghiệm và test Cochran

112

C5.2.


Kết quả đánh giá theo test Grubb đơn

115

C5.3.

Kết quả đánh giá theo test Grubb đôi

116

C5.4.

Giá trị lệch và phần trăm sai khác của các phòng thí nghiệm so với giá trị
ấn định

117

C5.5.

Giá trị z-score, RSZ và RSSZ

118

C5.6.

Các PTN cần xem xét lại quá trình tiến hành để tìm nguyên nhân và biện
pháp khắc phục.

124


B5.

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH

TÊN HÌNH

TRANG

Giới thiệu chung

1

1

Sơ đồ minh họa so sánh liên PTN

3

2

Sơ đồ mô tả các giai đoạn xử lý thống kê các kết quả của chương trình th ử
nghiệm thành thạo
Phép thử định lượng bằng phương pháp HPLC

C1.1.


Biểu đồ phân bố các kết quả trung bình của mẫu A

66

C1.2.

Biểu đồ phân bố các kết quả trung bình của mẫu B

67

C1.3.

Biểu đồ z-score mẫu A

68

C1.4.

Biểu đồ z-score mẫu B

68

C1.5.

Biểu đồ Youden của mẫu A và mẫu B

69

Phép thử độ hoà tan bằng phương pháp quang phổ UV - VIS
C2.1.


Biểu đồ phân bố các kết quả trung bình của mẫu A

83

C2.2.

Biểu đồ phân bố các kết quả trung bình của mẫu B

84

C2.3.

Biểu đồ z-score mẫu A

85

C2.4.

Biểu đồ z-score mẫu B

85

C2.5.

Biểu đồ Youden của mẫu A và mẫu B

86

Phép thử xác định chỉ số pH

C3.1.

Biểu đồ phân bố các kết quả trung bình của mẫu A

96

C3.2.

Biểu đồ phân bố các kết quả trung bình của mẫu B

96

C3.3.

Biểu đồ z-score mẫu A

97

C3.4.

Biểu đồ z-score mẫu B

97

C3.5.

Biểu đồ Youden của mẫu A và mẫu B

98


Phép thử xác định hàm lượng nước bằng phương pháp Karl - Fischer
C4.1.

Biểu đồ phân bố các kết quả trung bình của mẫu A

108

C4.2.

Biểu đồ phân bố các kết quả trung bình của mẫu B

108

C4.3.

Biểu đồ z-score mẫu A

109

C4.4.

Biểu đồ z-score mẫu B

109

C4.5.

Biểu đồ Youden của mẫu A và mẫu B

110


Phép thử xác định hoạt lực kháng sinh bằng phương pháp vi sinh vật
C5.1.

Biểu đồ phân bố các kết quả trung bình của mẫu A

121

C5.2.

Biểu đồ phân bố các kết quả trung bình của mẫu B

122

C5.3.

Biểu đồ z-score mẫu A

123

C5.4.

Biểu đồ z-score mẫu B

123

C5.5.

Biểu đồ Youden của mẫu A và mẫu B
vii


124


Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc T P.HCM

GIỚI THIỆU CHUNG
1. Giới thiệu
- Năng lực các PTN có thể được đánh giá tại chỗ theo các yêu cầu của ISO/IEC 17025 [8] hoặc
bằng thử nghiệm thành thạo. Thử nghiệm thành thạo xác định hoạt động của PTN thông qua các
chương trình so sánh liên phòng, nhờ đó PTN thực hiện các thử nghiệm thực tế và các kết quả
thử nghiệm của họ được so sánh với các PTN khác.
- So sánh liên PTN bao gồm tổ chức, thực hiện và đánh giá các phép thử đã được tiến hành trên
các mẫu nhỏ (chia từ một mẫu lớn) phân phối đến các PTN tham gia theo các điều kiện xác địn h
trước, được minh họa ở Hình 1.

Hình 1. Sơ đồ minh họa so sánh liên PTN
2. Mục đích
- Đánh giá quá trình thử nghiệm của một PTN bao gồm nhận mẫu, bảo quản mẫu, tiến hành thử
nghiệm, đánh giá tính toán kết quả, báo cáo kết q uả, giải thích các số liệu và kết luận.
- Đánh giá năng lực của một PTN so với mặt bằng năng lực chung của các PTN khác.
- Giúp các PTN kiểm soát, phát hiện các vấn đề không phù hợp nếu có, từ đó có hành động khắc
phục để cải tiến, đảm bảo chất lượng quá trình thử nghiệm của đơn vị.
- Cung cấp thông tin và bằng chứng về năng lực thử nghiệm cho các PTN với các PTN khác
bằng so sánh liên phòng.
- Khẳng định và nâng cao năng lực của PTN theo GLP và ISO/IEC 17025 [8] với khách hàng,
cơ quan công nhận hoặc cơ q uan có thẩm quyền.
3. Quá trình thực hiện

3.1. BTC và xây dựng chương trình
BTC được thành lập cho chương trình thử nghiệm thành thạo, gồm một hoặc nhiều chuyên gia
kỹ thuật có uy tín, bằng cấp, kinh nghiệm trong lĩnh vực thử nghiệm, trong kế hoạch chương
trình và trong việc đánh giá kết quả.
Xây dựng chương trình gồm các nội dung sau:
- Chỉ định các phép thử, đối tượng phân tích và phương pháp phân tích được thực hiện thành
thạo .
- Phạm vi của các giá trị sẽ được tính đến và số lượng mẫu.
- Chuẩn bị qui trình thử nghiệm, biểu mẫu báo cáo, tài liệu kèm theo cho từng phép thử.
1


Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM

- Chỉ định cách xác định giá trị ấn định và độ lệch chuẩn để đánh giá thành thạo cho phù hợp với
từng phép thử.
- Xây dựng phương pháp thống kê phù hợp để đánh giá chính xác các kết quả.
3.2. Cung cấp và chuẩn bị mẫu
Người điều phối chương trình chịu trách nhiệm tổ chức việc cung cấp mẫu và chuẩn bị mẫu cho
các PTN tham gia. Việc chuẩn bị mẫu phải đảm bảo các mẫu đồng nhất và ổn định. Một số mẫu
được chọn một cách ngẫu nhiên để kiểm tra độ đồng nhất của mẫu thử bằng quy trình thử
nghiệm dùng thành thạo ở cùng điều kiện thử nghiệm trước khi phân phối đến các PTN tham
gia. Kết quả đánh giá độ đồng nhất sẽ được phân tích thống kê và ghi vào báo cáo tổng kết.
3.3. Tài liệu
Các tài liệu dùng cho chương trình thử nghiệm thành thạo gồm có:
- Thư mời được gửi tới các đơn vị bao gồm các phép thử, phí tham dự, biểu thời gian.
- Qui trình thử nghiệm phải được xây dựng hướng dẫn cẩn thận, yêu cầu các PTN tham gia tuân
thủ chặt chẽ.

- Biểu mẫu báo cáo kết quả được thiết kế phù hợp với từng phép thử.
3.4. Đóng gói và gửi mẫu
Đóng gói và phương pháp vận chuyển các mẫu được quan tâm cẩn thận để đảm bảo mẫu thử
luôn ổn định.
3.5. Nhận kết quả
Các kết quả từ các PTN tham gia gửi về cho BTC trong thời hạn qui định của chương trình. Cá c
PTN được yêu cầu gửi tất cả các kết quả đúng thời hạn để đưa ra những giá trị chung cho toàn
bộ phòng thí nhiệm.
3.6. Phân tích dữ liệu và thông báo kết quả
Sau khi nhận được các kết quả từ các PTN tham gia, BTC đưa vào phân tích thống kê ngay để
có thể đưa ra thông tin sớm nhất cho các PTN tham gia. Báo cáo tổng kết sẽ được đưa ra tại thời
điểm hoàn thành chương trình và bao gồm toàn bộ dữ liệu thống kê từ các kết quả của các PTN
tham gia và đánh giá kết quả của các PTN tham gia. Nếu PTN có số lạc, nên tìm nguyên nhân
gây sai lệch và có hành động khắc phục.
4. Kỹ thuật thống kê
Các giai đoạn xử lý thống kê các kết quả thành thạo thử nghiệm thành thạo theo ISO 13528 [7]
và ISO 17043 [9] được t iến hành theo sơ đồ minh họa ở Hình 2.
5. Bảo mật thông tin
- Các thông tin của PTN tham gia được xem là thông tin bảo mật.
- Các thông tin này chỉ được cung cấp cho chuyên gia đánh giá và chuyên gia kỹ thuật khi đáng
giá các PTN.
- Mỗi PTN được gán ngẫu nhiên một mã số để đảm bảo tính bảo mật của kết quả và kết quả đánh
giá của mỗi PTN trong báo cáo được thể hiện thông qua mã số.

2


Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc T P.HCM

Bắt đầu

Kiểm tra phương pháp
chuẩn bị mẫu

Giá trị ấn định và độ không đảm bảo
đo có được xác định trước khi tiến
hành chương trình TNTT không?

Không


Áp dụng theo một trong các cách sau:
- Giá trị danh định
- Giá trị quy chiếu trong chứng chỉ
- Giá trị quy chiếu

Độ lệch chuẩn để đánh giá thành
thạ o có xác định trước khi tiến
hành chương trình TNTT không?

Áp dụng theo một trong các cách sau:
- Giá trị đồng nhất từ PTN chuyên gia
- Giá trị đồng nhất từ PTN tham gia

Không


Kiểm tra phương ph áp xác định
giá trị ấn đ ịnh theo hướng dẫn giới

hạn độ k hông đảm bảo đo của giá
trị ấn định

Áp dụng theo một trong các cách sau:
- Giá trị được công nhận
- Giá trị do Ban tổ chức quyết định
- Giá trị theo mô hình chung (Horwitz)
- Giá trị từ kết quả của một phương
pháp có độ chính xác cao

Kiểm tra số lần đo lặp lại theo
hướng dẫn lựa chọn số lần đo lặp
lại

Tiến hành chương trình
thử nghiệm thành thạo

Áp dụng:
Giá trị từ tập hợp các dữ
liệu thu được trong các
chương trình TNTT

Tính toán thống kê theo một trong các
cách sau:
- Ước lượng độ lệch phòng thí nghiệm
- Tỷ lệ phần trăm sai khác với giá trị
ấn định
- z-score
- Số E n
- z’- score

- ζ - score
- Ez score

Khi thích hợp, áp dụng:
- So sánh các giá trị ấn định
- So sánh giá trị độ chính xác từ chương
trình TNTT với giá trị đã thiết lập

Trình bày xử lý thống kê theo một hoặc
nhiều biểu đồ sau:
- Biểu đồ biểu diễn kết quả TNTT
- Biểu đồ thanh biểu diễn độ lệch PTN
chuẩn hóa
- Biểu đồ thanh biểu diễn số lần đo lặp lại
chuẩn hóa
- Biểu đồ Youden
- Biểu đồ biểu diễn độ lệcch chuẩn lặp lại
- Mẫu lạc

Kết hợp xử lý thống kê theo một
trong các cách:
- Biểu đồ Shewhart đối với z- scores
- Biểu đồ Cusum đối với z - scores
- Biểu đồ biểu diễn độ lệch PTN
chuẩn hóa với giá trị trung bình
PTN

Thông báo kết quả đến PTN tham gia

Kết thúc


Hình 2. Sơ đồ mô tả các giai đoạn xử lý thống kê các kết quả của chương trình thử nghiệm thành thạo

3


Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM

THÔNG TIN VỀ C ÁC HOẠT ĐỘNG THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO
VIỆN KIỂM NGHIỆM THUỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÃ THAM GIA
TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ (NĂM 2009 – 2014)

STT

1

Nhà cung cấp

Viện Kiểm Nghiệm Thuốc
TW

TRONG NƯỚC
Thời
Phương pháp
gian
Phương pháp UV - VIS
2009 Phương pháp chuẩn độ điện thế
Phương pháp HPLC

Phương pháp xác định mất khối lượng
do làm khô
Phương pháp xác định góc quay cực
2011 riêng
Phương pháp Karl – Fischer.
Phương pháp UV - VIS
Phương pháp HPLC
Định lượng natri bằng AAS
Xác định nhiệt độ nóng chảy
2013
Độ hòa tan bằng UV-Vis
Định lượng magnesi bằng Complexon
Xác định hoạt lực kháng sinh bằng
phương pháp vi sinh vật
2010

2

Viện Kiểm Nghiệm Thuốc
Tp. HCM

2012

2014

Phương pháp HPLC
Phương pháp chuẩn độ đo điện thế
Phương pháp đo độ hòa tan
Phương pháp xác định mất khối lượng
do làm khô

Độ đồng đều hàm lượng bằng HPLC
Định lượng bằng HPLC
Giới hạn nhiễm khuẩn
Xác định giá trị pH
Xác định mất khối lượng do làm khô
Phép thử định lượng bằng phương pháp
HPLC
Phép thử độ hoà tan bằng phương pháp
quang phổ UV - VIS
Phép thử xác định chỉ số pH
Phép thử xác định hàm lượng nước b ằng
phương pháp Karl - Fischer
Phép thử xác định hoạt lực kháng sinh
bằng phương pháp vi sinh vật

4

Kết
quả
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt

Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt


Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc T P.HCM

STT

Nhà cung cấp

1

IFM Quality Services Pty
Ltd (Úc)


2

Bureau of Drug and Narcotic
- Department of Medical
Sciences (Thái Lan)

3

4

European Directorate for the
Quality of Medicines &
HealthCare (EDQM - Hội
đồng Châu Âu)
The United States
Pharmacopeial Convention
(Mỹ)

QUỐC TẾ
Thời
Phương pháp
gian
2010 Giới hạn nhiễm khuẩn
2011 Giới hạn nhiễm khuẩn
2013 Giới hạn nhiễm khuẩn mỹ phẩm (lotion)
Chuẩn độ điện thế
Xác định hoạt lực kháng sinh bằng
2011
phương pháp vi sinh vật

Phương pháp HPLC
2012 Định lượng bằng phương pháp HPLC
2014 Định lượng bằng phương pháp HPLC
Định lượng tạp chất bằng phương pháp
2013 HPLC
Sắc ký khí đầu dò FID
2014 Độ hòa tan bằng quang phổ UV-Vis
Định lượng bằng phương pháp HPLC
2014 Độ hòa tan 02 hoạt chất bằng phương
pháp HPLC và quang phổ UV-Vis

5

Kết
quả
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt
Đạt



Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM

HƯỚNG DẪN CÁCH TÍNH THỐNG KÊ
1. Đánh giá độ đồng nhất mẫu thử
1.1. Đánh giá độ đồng nhất trong từng lọ
Dùng kỹ thuật thống kê test Cochran, được thực hiện tính toán theo các bước sau:
- Tập hợp kết quả
- Tính phương sai của từng lọ
r

S2 

 x
i 1

i

 x

2

r 1

Trong đó:
xi: giá trị riêng của từng mẫu trong lọ
x : giá trị trung bình của từng lọ
r: số lần đo
- Tính tổng phương sai của các lọ:

- Tìm phương sai lớn nhất: S

n

 S2
i 1

2
max

- Tính Ct:

Ct 

2
S max
n

S

2

i 1

- Tra bảng C c = C0,01(r,n) với ngưỡng tin cậy  = 0,01
Trong đó:
r: số lần đo
n: số lọ kiểm tra
- Nhận xét:


Nếu Ct < Cc: mẫu thử trong từng lọ là đồng nhất.

Nếu Ct > Cc: mẫu thử trong từng lọ là không đồng nhất.
1.2. Đánh giá độ đồng nhất giữa các lọ
Dùng kỹ thuật thống k ê phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA: single factor), được thực
hiện tính toán theo các bước sau:
- Nhập kết quả vào bảng tính trong phần mềm Excel như Bảng 1.
Bảng 1. Kết quả phân tích
Số mẫu
Kết quả 1
Kết quả 2
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
6


Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc T P.HCM

- Sử dụng phần mềm Excel: nhấp lần lượt đơn lệnh Tools và lệnh Data Analysis, chọn chương
trình Anova: Single Factor trong hộp thoại Data Analysis rồi nhấp nút OK. Trong hộp thoại

Anova: Single Factor, lần lượt ấn định:

Phạm vi đầu vào (Input Range): chọn khối dữ liệu.

Cách sắp xếp dữ liệu theo hàng hay cột (Group by): chọn Row.

Nhãn dữ liệu (Labels in First Row/Column).
Kết quả như Bảng 2.
Bảng 2. Phân tích phương sai một yếu tố
Nguồn sai số
Giữa các lọ
(Between Group)
Trong từng lọ
(Within Group)
Tổng cộng
(Total)

Tổng số
bình phương
(SS)

Bậc tự do
()

Bình phương
trung bình
(MS)

Ft


Giá trị p

Fc

Nhận xét:
- Nếu F t < Fc: mẫu thử giữa các lọ là đồng nhất.
- Nếu F t > Fc: mẫu thử giữa các lọ là không đồng nhất.
1.3. Đánh giá độ đồng nhất theo ISO 13528 và ISO 17043
- Xác định giá trị độ lệch chuẩn giữa các mẫu ss bằng công thức sau:

s s  (MS Between Group - MS Within Group)/2
- So sánh ss với độ lệch chuẩn để đánh giá thành thạo .
- Mẫu thử được coi là đồng nhất khi ss  0,3 ˆ .
2. Xác định giá trị ấn định
Theo hướng dẫn ISO 13528 [7], có 5 phương pháp xác định được chia thành 2 nhóm.
Nhóm 1: giá trị được xác định trước khi tiến hành chương trình TNTT
- Giá trị danh định của mẫu chuẩn
- Giá trị được công nhận ghi trong chứng chỉ của chất chuẩn.
- Giá trị đối chiếu thu được khi tiến hành phân tích mẫu thử song song mẫu chuẩn đã biết giá trị
ấn định.
Nhóm 2: giá trị ấn định được xác định từ số liệu của chương trình TNTT
- Giá trị đồng nhất từ tập hợp kết quả các PTN chuyên gia đ ược xử lý theo kỹ thuật phân tích
robust: Algorithm A (yêu cầu số PTN chuyên gia ≥ 11).
- Giá trị đồng nhất từ tập hợp kết quả các PTN tham gia được xử lý theo kỹ thuật phân tích
robust: Algorithm A.
Kỹ thuật phân tích robust: Algorithm A
Kỹ thuật phân tích robust: Algorithm A theo hướng dẫn ISO 13528 [7] được thực hiện tính toán
theo các bước sau:
- Nhập kết quả của các PTN vào bảng tính Excel.
- Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: x1, x2, …, xi,…, xn.

- Gọi giá trị trung bình (robust average) và độ lệch chuẩn thực (robust standard deviation) của
các kết quả này lần lượt là x và s * . Tính các giá trị khởi điểm của x và s * như sau:
x = trung vị của xi (i = 1, 2, …, n)

7


Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM
s * = 1,483 trung vị của xi  x * (i = 1, 2, …, n)

- Cập nhật các giá trị x và s  như sau:
Tính  = 1,5 s 
Với mỗi giá trị xi (i = 1, 2, …, n) tính giá trị xi* như sau:

x i  x *  

x i  x *  

khác


 x*   ,

xi*   x*   , nếu
x ,
 i

- Tính các giá trị mới của x và s  theo công thức sau:

n

x*   xi / n
i 1

s*  1,134

 x
n

i 1

*
i

 / n  1
2

 x*

- Chu kỳ tính toán các giá trị mới của x và s  được lặp lại cho đến khi các giá trị này không
thay đổi ở số thứ 3 sau dấu phẩy thì dừng lại.
- Chọn giá trị x cuối cùng là giá trị ấn định sử dụng để đánh giá thành thạo.
Tính độ không đảm bảo đo chuẩn (u X) của giá trị ấn định
- Tính độ không đảm bảo đo chuẩn của giá trị ấn định thu được từ PTN chuyên gia

uX 

1,25


n

n

u
1

2
i

Trong đó:
ui: độ không đảm bảo đo chuẩn của kết quả x i tương ứng với từng PTN
n: số PTN chuyên gia
Trong trường hợp không biết rõ u i thì áp dụng công thức tính độ không đảm bảo đo chu ẩn
của giá trị ấn định thu được từ PTN tham gia
- Tính độ không đảm bảo đo chu ẩn củ a giá trị ấn định thu được từ PTN tham gia
u X  1,25 

s
n

Trong đó:
s  : độ lệch chuẩn thực thu được khi tính giá trị ấn định (tương đương ˆ ) .
n: số PTN tham gia
3. Xác định độ lệch chuẩ n để đánh giá thành thạo ( ˆ )
Theo hướng dẫn ISO 13528 [7], có 5 phương pháp chọn giá trị độ lệch chuẩn để đánh giá thành
thạo.
Giá trị độ lệch chuẩn được công nhận của phương pháp phân tích với điều kiện phương pháp
phân tích này phải được sử dụ ng thành thạo TNTT.
- Giá trị độ lệch chuẩn do BTC quyết định và được lựa chọn phù hợp với mục đích đánh giá của

chương trình, đòi hỏi phải biết thông tin về độ lặp lại và độ tái lặp của phương pháp.
- Giá trị độ lệch chuẩn tính theo mô hình chung (Horwit z)

 R  0,02c 0,8495
8


Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc T P.HCM

- Giá trị độ lệch chuẩn từ các kết quả của một phương pháp có độ chính xác cao
Độ lệch chuẩn giữa các PTN:
 L   2R   2r

Độ lệch chuẩn để đánh giá thành thạo:
ˆ   2L  ( 2r r )

Trong đó:
ˆ r: độ lệch chuẩn lặp lại
ˆ R: độ lệch chuẩn sao lại
r: số lần thử lặp lại trong từng PTN
Độ lệch chuẩn lặp lại và độ lệch chuẩn sao lại được tính theo hướng dẫn ISO 5725 -2 [5].
- Giá trị độ lệch chuẩn từ tập hợp kết quả của các PTN tham gia
Giá trị độ lệch chuẩn từ tập hợp kết quả của các PTN tham gia là độ lệch chuẩn thực s  cuối
cùng tính theo kỹ thuật phân tích robust: Algorithm A.
Tuy nhiên, giá trị độ lệch chuẩn  ở mỗi chương trình TNTT sẽ khác nhau khi áp dụng cách
tính này, bản thân các PTN sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá xu hướng hoạt động của đơn
vị mình khi so sánh giá trị z-score của các chương trình với nhau.
Để giải quyết vấn đề này, tài liệu ISO 13528 [7] có hướng dẫn cách tính giá trị độ lệch chuẩn

chung (robust pooled value of the standard deviation) từ các giá trị độ lệch chuẩn của các
chương trình TNTT trước theo kỹ thuật phân tích robust: Algorithm S.
Kỹ thuật phân tích robust: Algorithm S
Cách xác định giá trị độ lệch chuẩn chung được thực hiệ n tính toán theo các bước sau:
- Nhập số liệu wi độ lệch chuẩn của các chương trình tổ chức trước đó (p lần) , sắp xếp theo thứ
tự tăng dần: w 1, w2, …, wi, … wp.
Tính độ lệch chuẩn chung (robust pooled value of the standard deviations) w  của dãy kết quả,
với bậc tự do  liên quan đến từng w i. (Khi wi là độ lệch chuẩn của n kết quả thử thì
 = n-1). Từ số bậc tự do tìm các hệ số  và  tương ứng theo Bảng 3.




Tính giá trị khởi điểm w * : là giá trị trung vị của dãy kết quả wi sắp xếp tăng dần
(i = 1, 2, …, p).
Cập nhật giá trị w * như sau:
Tính 1    w *
Với mỗi giá trị w i (i = 1, 2, …, p) trong dãy kết quả, tính giá trị w *i

,
w *i  
nếu
w i ,

w i  

khác 

Tính giá trị mới của w * theo công thức:
*


w 

 w 

* 2
i

p

- Chu kỳ tính toán giá trị mới của w * được lặp lại cho đến khi giá trị này không thay đổi ở số
thứ 3 sau dấu phẩy thì dừng lại.

9


Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM

- Chọn giá trị w * cuối cùng là giá trị độ lệch chuẩn chung sử dụng để đánh giá hoạt động của
PTN qua nhiều đợt tham gia.

w

*
(n)

 w 


2
*
i(n )



p

Bảng 3. Các hệ số tương ứng
Bậc tự do ()

Hệ số giới hạn ()

Hệ số hiệu chỉnh ()

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

1,645
1,517
1,444
1,395

1,359
1,332
1,310
1,292
1,277
1,264

1,097
1,054
1,039
1,032
1,027
1,024
1,021
1,019
1,018
1,017

4. Đánh giá kết quả
4.1. Giá trị z-score
Đánh giá độ lệch giữa kết quả của các PTN so với giá trị ấn định, được tính theo công thức sau:
z 

XX
Trong đó:
ˆ

X : giá trị trung bình của từng PTN
X : giá trị ấn định
ˆ : độ lệch chuẩn để đánh giá thành thạo

Phân loại năng lực của PTN:
|z| ≤ 2: đạt
2 < |z| < 3: cần xem xét lại
|z| ≥ 3: có số lạc
4.2. Giá trị RSZ
Nói lên sai số hệ thống trong PTN
m

RSZ 

z
i 1

m

Trong đó:
z: giá trị z của từng PTN
m: số giá trị z của từng PTN
|RSZ|≤ 2: đạt
2 < |RSZ|< 3: xem xét và thảo luận
|RSZ|> 3: có mắc sai số
4.3. Giá trị RSSZ
Khẳng định lại việc loại bỏ hay chấp nhận các giá trị z-score và RSZ
Nếu

10


Chương trình TNTT năm 2014


Viện Kiểm nghiệm thuốc T P.HCM
m

RSSZ 

z

2

i 1

m

Trong đó:
z 2: Bình phương giá trị z của từng PTN
m: số giá trị z 2 của từng PTN
Giá trị tiêu chuẩn của RSS Z phụ thuộc v ào m theo Bảng 4 như sau:
Bảng 4. Giá trị tiêu chuẩn của RSSZ
m
Nghi ngờ
Loại bỏ
2
3
4
5
6

 3,00
 2,60
 2,37

 2,21
 2,10

 4,61
 3,78
 3,32
 3,02
 2,80

4.4. Test Cochran
Để loại giá trị trung bình có phương sai lớn nhất nhằm đánh giá mức độ đồng nhất của dãy
phương sai, được thực hiện tính toán theo các bước sau:
- Tính phương sai của từng PTN
r

S2 

 x i  x 
i 1

2

r 1

Trong đó:
xi: giá trị riêng của từng mẫu
x : giá trị trung bình của mẫu
r : số lần đo của mẫu
- Tính tổng các phương sai của các PTN:
- Tìm phương sai lớn nhất: S


n

 S2
i 1

2
max

- Tính Ct:
Ct 

2
S max
n

S

2

i 1

- Tra bảng C c = C0,01(r,n) với ngưỡng tin cậy  = 0,01
Trong đó:
r: số lần đo
n: số PTN tham gia
- Nhận xét:
Nếu C t > Cc: loại bỏ kết quả của PTN có phương sai lớn nhất.
- Tiếp tục tính toán lại theo các bước trên cho đến khi nào C t < Cc.
4.5. Test Grubbs đơn

Để loại bỏ giá trị trung bình lớn nhất hoặc nhỏ nhất nhằm đánh giá mức độ đồng nhất của dãy
kết quả trung bình, được thực hiện tính toán theo các bước sau:
11


Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM

- Tính S: độ lệch chuẩn của toàn bộ các PTN (sau khi đã tiến hành test Cochran).
- Tính SH: độ lệch chuẩn của toàn bộ các PTN bỏ qua giá trị trung bình lớn nhất.
- Tính SL: độ lệch chuẩn của toàn bộ các PTN bỏ qua giá trị trung bình nhỏ nhất.
- Tìm S : là giá trị nhỏ nhất trong hai giá trị S H và SL.
- Tính Gt:

S
Gt  1
S
- So sánh với giá trị Gc đơn với n là số PTN tham gia .
- Nhận xét:
Nếu Gt > Gc đơn: loại bỏ kết quả của PTN có giá trị trung bình tương ứng với S .
- Tiếp tục tính toán lại theo các bước trên cho đến khi nào G t < Gc đơn.
4.6. Test Grubbs đôi
Để loại bỏ hai giá trị trung bình lớn nhất hoặc hai giá trị trung bình nhỏ nhất hoặc một giá trị
trung bình nhỏ nhất và một giá trị trung bình lớn nhất nhằm khẳng định lại việc đánh giá mức độ
đồng nhất của dãy kết quả trung bình của test Grubbs đơn, được thực hiện tính toán theo các
bước sau:
- Tính S: độ lệch chuẩn của toàn bộ các PTN (sau khi đã tiến hành test Cochran).
- Tính S2H: độ lệch chuẩn của toàn bộ các PTN bỏ qua hai giá trị trung bình lớn nhất.
- Tính S2L: độ lệch chuẩn của toàn bộ các PTN bỏ qua hai giá trị trung bình nhỏ nhất.

- Tính SLH: độ lệch chuẩn của toàn bộ các PTN bỏ qua một giá trị trung bình nhỏ nhất và một giá
trị trung bình lớn nhất.
- Tìm S : là giá trị nhỏ nhất trong ba giá trị S 2H, S2L và SLH.
- Tính Gt:

S
S
- So sánh với giá trị Gc đôi với n là số PTN tham gia
- Nhận xét:
Gt  1

Nếu Gt > Gc đôi: loại bỏ kết quả của PTN có giá trị trung bình tương ứng với S .
- Tiếp tục tính toán lại theo các bước trên cho đến khi nào G t < Gc đôi.
4.7. Độ chẻ (split level)
Để phát hiện sai số theo biểu đồ Youden (biểu đồ hai chiều) nhằm đán h giá mức độ sai số của
các PTN, được thực hiện theo các bước sau:
- Vẽ biểu đồ điểm biểu diễn sự biến thiên dữ liệu dựa trên hai cặp kết quả mẫu A và mẫu B của
các PTN.
- Vẽ một đường thẳng song song với trục tung và một đường thẳng song song với trục hoà nh đi
qua giá trị ấn định.
- Vẽ một đường chéo trung tâm để biểu thị đường qui ước.
- Tính độ lệch chuẩn
n

Sr 

 x
i 1

A ,i


 x B ,i 

2

2n

Trong đó:

12


Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc T P.HCM

x A ,i : giá trị trung bình của từng PTN trong mẫu A
x B,i : giá trị trung bình của từng PTN trong mẫu B

n: số PTN tham gia
- Tính bán kính hình tròn
R  Sr  2 ln P

Trong đó:
p: xác suất với độ tin cậy  = 0,05 và 0,01.
Bán kính hình tròn trong tương ứng  = 0,05
Bán kính hình tròn ngoài tương ứng  = 0,01
- Tính khoảng cách giữ a đường chéo trung tâm và đường gạch nố i:
d  S r  t n ,95%


- Nhận xét:

PTN có thể mắc sai số hệ thống (có kết quả quá lớn hoặc quá nhỏ so với giá trị ấn định)
khi điểm  có gán mã số tương ứng với PTN nằm ngoài vòng tròn lớn thuộc phần tư thứ
nhất (I) hoặc phần tư thứ ba (III).

PTN có thể mắc sai số ngẫu nhiên (có kết quả giữa hai mẫu A và B quá lệch) khi điểm 
có gán mã số tương ứng với PTN nằm ngoài vòng tròn thuộc phần tư thứ nhất (II) hoặc
phần tư thứ ba (IV).

PTN có thể mắc cả hai loại sai số khi điểm  gán với mã số tương ứng với PTN nằm xa
giá trị chung và chạy hai bên đường chéo của trục tọa độ.

13


Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌN H THỬ NGHIỆM THÀNH THẠO
NĂM 2014
1. Số đơn vị tham gia
152 đơn vị đăng ký tham gia chương trìn h thử nghiệm thành thạo năm 2014, trong đó:
- Các Viện và Trung tâm Kiểm nghiệm: 67.
- Các Công ty: 85.
2. Số phép thử
Phép thử
Phép thử định lượng bằng phương pháp HPLC
Phép thử độ hoà tan bằng phương pháp quang

phổ UV - VIS
Phép thử xác định chỉ số pH
Phép thử xác định hàm lượng nước bằng phương
pháp Karl - Fischer
Phép thử xác định hoạt lực kháng sinh bằng
phương pháp vi sinh vật

Số PTN đăng ký

Số PTN trả kết quả

107

107

80

80

41

40

42

42

59

59


329

328

Tổng
3. Đối tượng phân tích cho phép thử
Phép thử
Phép thử định lượng bằng phương
pháp HPLC
Phép thử độ hoà tan bằng phương
pháp quang phổ UV - VIS
Phép thử xác định chỉ số pH
Phép thử xác định hàm lượng nước
bằng phương pháp Karl - Fischer
Phép thử xác định hoạt lực kháng
sinh bằng phương pháp vi sinh vật

Đối tượng phân tích

Phương pháp phân tích

Viên nang chứa cefadroxil
250 mg
Viên nén chứa meloxicam
7,5 mg
Nguyên liệu cephalexin

Theo Dược điển Anh 2013


Nguyên liệu c efixim

Theo DĐVN IV

Nguyên liệu spiramycin

Theo DĐVN IV

Theo Dược điển Mỹ 34
Theo DĐVN IV

4. Các bước tiến hành chương trình
- Chuẩn bị mẫu thử được thực hiện trong cùng điều kiện, một số lượng mẫu được lựa chọn ngẫu
nhiên để đánh giá độ đồng nhất mẫu. Cách tính đánh giá độ đồng nhất mẫu thử được trình bày ở
phụ lục A (trang 23-32). Dựa theo kết quả đánh giá độ đồng nhất, BTC kết luận các mẫu được
chuẩn bị cho chương trình thử nghiệm thành thạo của 5 phép thử là đồng nhất. Do đó, yếu tố
mẫu thử không ảnh hưởng đến kết quả của các PTN và bất kỳ kết quả nào được xác định là số
lạc không được quy là do mẫu không đồn g nhất.
- Mỗi PTN tham gia nhận 1 lọ mẫu thử A và 1 lọ mẫu thử B; qui trình thử nghiệm; biểu mẫu báo
cáo kết quả phân tích và tài liệu tham khảo kèm theo.
- Các PTN sau khi nhận được mẫu, tiến hành thử nghiệm theo qui trình thử nghiệm, báo cáo kết
quả theo biểu mẫu và gửi về cho BTC.
- Các PTN tham gia được mã hóa khi xử lý kết quả và mỗi PTN nhận được mã PTN của đơn vị
kèm theo báo cáo tổng kết.
- BTC áp dụng tài liệu ISO 13528 [7] và ISO 17043 [9] để xác định các giá trị ấn định và độ lệch
chuẩn để đánh giá thành thạo của 5 phép thử. Cách tính giá trị ấn định và độ lệch chuẩn được
trình bày ở phụ lục B (trang 33-55).
14



Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc T P.HCM

- Từ các kết quả của các PTN tham gia gửi về, BTC tiến hành xử lý thống kê. Báo cáo kết quả
được trình bày ở phụ lục C (trang 56-125).
- BTC gửi dự thảo báo cáo chương trình TNTT cho các đơn vị tham gia để xem xét, góp ý, về
chuyên môn cho báo cáo được hoàn chỉnh.
- Sau khi nhận được các ý kiến đóng góp của các đơn vị tham gia, BTC xem xét, sửa đổi, bổ
sung vào báo cáo tổng kết.
- Báo cáo kết quả thành thạo TNTT so sánh liên PTN không được chỉnh sửa nếu PTN phát hiện
phát hiện có số lạc.
Bảng 5. Cách xác định giá trị ấn định và độ lệch chuẩn để đánh giá thành thạo của các phép thử
Phép thử
Phép thử định lượng bằn g phương
pháp HPLC
Phép thử độ hoà tan bằng phương
pháp quang phổ UV - VIS

Giá trị ấn định

Độ lệch chuẩn

Xác định dựa trên các kết quả của các PTN tham gia theo
kỹ thuật phân tích robust: Algorithm A.
Xác định dựa trên các kết quả của các PTN tham gia theo
kỹ thuật phân tích robust: Algorithm A.
Xác định dựa trên các kết quả của các PTN tham gia theo
Phép thử xác định chỉ số pH
kỹ thuật phân tích robust: Algorithm A.

Phép thử xác định hàm lượng nước Xác định dựa trên các kết quả của các PTN tham gia theo
bằng phương pháp Karl - Fischer
kỹ thuật phân tích robust: Algorithm A.
Phép thử xác định hoạt lực kháng sinh Xác định dựa trên các kết quả của các PTN tham gia theo
bằng phương pháp vi sinh vật
kỹ thuật phân tích robust: Algorithm A.
5. Đánh giá kết quả
Giá trị z-score cho ước lượn g về độ lệch của kết quả. Giá trị tuyệt đối của z  3 là bị số lạc, kết
quả không đạt.
z-score được tính theo công thức sau:
z 

XX
ˆ

Trong đó:

X : giá trị trung bình của kết quả PTN
X : giá trị ấn định
ˆ : độ lệch chuẩn để đánh giá thành thạo
Thử nghiệm thành thạo đánh giá toàn bộ hiệu năng của PTN. Điều này bao gồm toàn bộ quá
trình từ khi nhận, bảo quản mẫu, tiến hành thử nghiệm, báo cáo kết quả, đánh giá tính toán kết
quả và giải thích các số liệu cũng như kết luận. Do vậy, báo cáo kết quả thành thạo thử nghiệm
thành thạo không thể được chỉnh sửa nếu PTN phát hiện không đạt sau khi tiếp nhận báo cáo sơ
kết.
Các đóng góp ý kiến về chuyên môn từ các PTN tham dự được bổ sung vào báo cáo tổng kết
nhưng các bảng biểu, hình và các kết luận sẽ không được sửa trừ khi số liệu do PTN gửi đến bị
BTC hiểu sai.

15



Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc TP.HCM
6. Bình luận kỹ thuật
6.1. Phép thử định lượng bằng HPLC
6.1.1. Xem xét từ báo cáo các PTN tham gia
PTN 4, 5, 13, 80, 92, 95, 105
- Sử dụng cột chiều dài 15 cm.
PTN 1, 7, 96
- Sử dụng cột C8.
PTN 57
- Không báo cáo AS.
PTN 29
- Báo cáo không có sắc ký đồ.
PTN 3, 28, 32, 38, 39, 64,71, 74, 83, 86, 93, 95, 106, 107
- Hệ số đối xứng không đạt.
PTN 32

- Độ lệch chuẩn tương đối của thời gi an lưu có RSD >2% (RSD = 3,46%).
PTN 52
- Sử dụng nhiệt độ cột 40 oC.
PTN 22
- Sắc ký đồ của dung dịch phân giải có thời gian lưu của pic cefadroxil là 6,685 phút và pic
amoxicillin là 2,83 phút nhưng pic cefadroxil trong dung dịch chuẩn và thử có thời gian lưu
2,821 phút.
PTN 26
- Thời gian lưu của pic cefadroxil trong dung dịch phân giải là 11,585 phút nhưng pic cefadroxil
trong dung dịch chuẩn và thử có thời gian lưu 6,418 phút.

PTN 34, 65
- Pic bị chẻ không đạt yêu cầu.
6.1.2. Tổng hợp kết quả đánh giá
Đánh giá test Cochran:
Mẫu A: Loại phương sai của 1/107 PTN ( 104); chiếm 0,93%.
Mẫu B: Loại phương sai của 4/107 PTN ( 10, 32, 47 và 104); chiếm 3,74%.
Đánh giá test Grubb
Mẫu A: Loại giá trị trung bình của 3/107 PTN (5, 47 và 86); chiếm 2,80%.
Mẫu B: Loại giá trị trung bình của 2/107 PTN ( 5 và 91); chiếm 1,87%.
Đánh giá z-score
Mẫu A:
- Các PTN có giá trị 2 < |z| < 3 cần phải xem xét lại: 9/107 PTN (11, 17, 18, 32, 57, 62, 73, 91
và 105); chiếm 8,41%.
16


Chương trình TNTT năm 2014

Viện Kiểm nghiệm thuốc T P.HCM

- Các PTN có giá trị |z|  3 bị lạc số, nên có biện pháp khắc phục: 3/107 PTN (5, 47 và 86);
chiếm 2,80%.
Mẫu B:
- Các PTN có giá trị 2 < |z| < 3 cần phải xem xét lại: 4/107 PTN (17, 57, 80 và 85); chiếm
3,74%.
- Các PTN có giá trị |z| ≥ 3 bị số lạc, nên có biện pháp khắc phục: 5/107 PTN (5, 47, 69, 86 và
91); chiếm 4,67%.
Đánh giá theo biểu đồ 2 chiều (Youden):
- Mắc sai số hệ thống: 10/107 PTN (5, 17, 18, 47, 57, 62, 69, 83, 85 và 86); chiếm 9,35%.
- Mắc sai số ngẫu nhiên: 6/107 PTN (25, 56, 75, 80, 104 và 105); chiếm 5,61%.

- Mắc sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên: 4/107 PTN (11, 32, 73 và 91); chiếm 3,74%.
6.2. Phép thử độ hoà tan bằng phương pháp quang phổ UV - VIS
6.2.1. Xem xét từ báo cáo các PTN tham gia
PTN 4, 5, 9, 12, 25, 28, 29, 30, 32, 35, 39, 45, 47, 48, 63, 68, 70, 79
- Không báo cáo hạn hiệu chuẩn có hiệu lực của 1 hoặc các thiết bị liên quan.
PTN 6, 11, 15, 20, 23, 31, 32, 65, 72, 77
- Không báo cáo hạn hiệu chuẩn có hiệu lực của máy đo pH, chỉ ghi hiệu chuẩn hàng ngày.
PTN 55
- Báo cáo ngày tiến hành là 15/ 08/2014 nhưng hạn hiệu chuẩn thiết bị là 13/ 09/2015 (chu kỳ
hiệu chuẩn hơn 12 tháng) .
PTN 50
- Không báo cáo tên máy UV- Vis.
PTN 26
- Không báo cáo hạn hiệu chuẩn có hiệu lực mà báo cáo ngày hiệu chuẩn .
PTN 26, 39
- Báo cáo lượng cân mẫu chuẩn và pha loãng không tuân thủ quy trình.
PTN 2, 6, 10, 16, 27, 30, 58, 68, 71
- Đo định lượng bằng chế độ quét phổ .
PTN 2
- Tính sai kết quả 1 viên (lệch 2%).
PTN 3, 4, 17, 26, 29, 32, 34, 37, 42, 43, 53, 54, 57, 60, 73, 78
- Số liệu độ hấp thu (2, 4, 5, 7, 9, 10, 12, 13, 18, 19, 20, 24, 26, 27, 30, 33, 38, 40, 46, 48, 54, 55,
61, 62, 66, 71, 80) không báo cáo dữ liệu cân.
PTN 6, 79
- Báo cáo sai đơn vị cân chuẩn.
PTN 18
- Nhập sai dữ liệu chuẩn (S3).
PTN 56, 74
- Có sửa số, tẩy xóa trong báo cáo .
17



×