Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Đề thi HSNK vat li 8 NH 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.07 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018
Môn thi: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 03 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (10,0 điểm)
Chọn đáp án đúng và ghi vào Bài làm trên tờ giấy thi (Ví dụ: 1 – A)
Câu 1: Khi hành khách ngồi trên ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị nghiêng
sang bên trái? Điều nào sau đây có thể là nguyên nhân của hiện tượng trên?
A. Ô tô đột ngột rẽ sang phải.
B. Ô tô đột ngột giảm vận tốc.
C. Ô tô đột ngột rẽ sang trái.
D. Ô tô đột ngột tăng vận tốc.
Câu 2: 72 km/h tương ứng với bao nhiêu m/s ?
A: 15m/s
B: 20m/s
C: 25m/s
D: 30m/s
Câu 3: Một chiếc xe có khối lượng 2 tấn chuyển động đều trên đường. Biết lực ma sát cản
trở chuyển động có độ lớn bằng 0,2 trọng lượng của xe. Độ lớn của lực kéo động cơ xe bằng
A. 2000 N.
B. 4000 N.
C. 20000 N.
D. 8000 N
Câu 4: Một người đi xe đạp trên đoạn đường AB dài 2,5 km hết 30 phút. Sau đó tiếp tục
chạy lên dốc BC dài 1km với vận tốc 4/3 km/h. Tốc độ trung bình của người đó trên cả đoạn
đường ABC là
A. 2,8 km/h.
B. 3,5 km/h.
C. 1,9 km/h.
D. 3,2 km/h.


Câu 5: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học?
A. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.
B. Người công nhân đang đẩy xe làm xe chuyển động.
C. Người học sinh đang cố sức đẩy hòn đá nhưng không dịch chuyển.
D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo một vật lên cao.
Câu 6: Đầu tầu hoả kéo toa xe với lực F = 5000N, toa xe chuyển động được 1000m
Tính công lực kéo của đầu tầu ?
A. A = 50 000 000 (J )
B. A = 5 000 000 (J )
C. A = 500 000 (J )
D. A = 50 000 (J)
Câu 7: Khi treo một quả cầu vào một lò xo, chiều dài lò xo khi đó đo được là 24 cm. Treo
thêm một quả cầu giống hệt như thế, chiều dài của lò xo lúc này là 26 cm. Chiều dài tự nhiên
của lò xo là:
A. 22cm.
B. 23cm.
C. 21cm.
D. 20cm.
Câu 8: Một vật móc vào một lực kế, ở ngoài không khí thì lực kế chỉ 2,13N còn khi nhúng
chìm vật vào trong nước thì lực kế chỉ 1,83N. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m 3.
Bỏ qua lực đẩy Ác-si-mét của không khí lên vật. Thể tích của vật là
A. 396cm3.
B. 213cm3.
C. 30cm3.
D. 183cm3.
Câu 9: Hai vật có thể tích bằng nhau, khi thả cả hai vật vào trong nước (d 0 = 104N/m3) thì vật
1 chìm ¼ thể tích của nó; vật 2 chìm ¾ thể tích của nó. Khối lượng riêng của vật 1 và vật 2
nhận giá trị nào trong các giá trị sau đây:
A. D1= 100kg/m3; D2= 300kg/m3
B. D1= 2500kg/m3; D2= 7500kg/m3

C. D1= 250kg/m3;
D. D2= 750kg/m3
1


Câu 10: Khi ngâm mình trong nước, ta cảm thấy “nhẹ hơn” trong không khí là do
A. cảm giác tâm lý.
B. lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên người.
C. lực hút của trái đất tác dụng lên người giảm.
D. áp suất khí quyển giảm.
Câu 11: Một khối đồng hình lập phương có cạnh là 20 cm đặt trên mặt đất. Biết khối lượng
riêng của đồng là 8900 kg/m3. Áp lực và áp suất do khối đồng đó gây ra trên mặt đất tương
ứng là
A. 71,2 N và 1780 N/m2.
B. 712 N và 1,78 N/m2.
C. 712.106 N và 1,78.1010 N/m2.
D. 712 N và 17800 N/m2.
Câu 12: Một người tác dụng áp suất 18000 N/m 2 lên mặt đất. Biết diện tích mà chân người
đó tiếp xúc với đất là 250cm2. Khối lượng của người đó là:
A. m = 45kg;
B. m = 72 kg;
C. m= 450 kg;
D. Một kết quả khác
3
Câu 13: Một miếng gỗ có thể tích 3 dm nằm cân bằng trên mặt nước. Thể tích phần chìm
của miếng gỗ là bao nhiêu? Biết khối lượng riêng của gỗ là 600 kg /m 3, khối lượng riêng của
nước là 1000 kg /m3.
A. 0,5 dm3;
B. 0,18dm3;
C. 1,8 dm3;

D. 0,5 m3.
Câu 14: Ba vật đặc A, B, C lần lượt có tỉ số khối lượng là 3 : 2 : 1 và tỉ số khối lượng riêng
là 4 : 5 : 3. Nhúng cả ba vật trên chìm vào nước thì tỉ số lực đẩy Ácsimét của nước lên các
vật lần lượt là:
A. 12 : 10 : 3;
B. 4,25 : 2,5 : 1;
C. 4/3 : 2,5 : 3 ;
D. 2,25 : 1,2 : 1
Câu 15: Khi rán thức ăn bằng dầu ăn thường thấy: Nếu vài giọt nước rơi vào chảo dầu đang
sôi thì dầu bắn lên kèm theo âm thanh sôi "xèo xèo". Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng
này là
A. Nước không dẫn được nhiệt
B. Nhiệt độ sôi của nước thấp hơn của dầu.
C. Nhiệt độ giọt nước rơi vào quá thấp.
D. Nhiệt dung riêng của nước lớn hơn của dầu
Câu 16: Dùng một bếp dầu có hiệu suất 80% để đun 2kg nước từ 30 OC đến 100OC, tính
nhiệt lượng cần cung cấp? Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K
A. 1470kJ
B. 147kJ.
C. 735kJ.
D. 588kJ.
Câu 17. Pha m1(g) nước ở 1000C vào m2 (g) nước ở 400C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp
nước là 700C. Biết m1 + m2= 200g. Khối lượng m1 và m2 là:
A. m1= 100g; m2= 100g.
B. m1= 125 g; m2= 75 g.
C. m1= 75g; m2= 125 g.
D. m1=50 g; m2= 150g.
Câu 18: Chiếu một tia sáng tới gương phẳng,biết góc tới bằng 20 0 muốn cho góc tạo bởi tia
tới và tia phản xạ bằng 600 thì phải tăng góc tới thêm bao nhiêu độ?
A. 300

B. 100
C. 200
D. 400
Câu 19: Điểm sáng S đặt trước gương phẳng một khoảng 25 cm. Di chuyển S về phía gương
theo phương vuông góc với gương một đoạn 10 cm. Khoảng cách giữa điểm sáng S và ảnh
của nó khi đó là:
A. 50cm
B. 20 cm.
C. 35cm.
D. 30cm
Câu 20: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt năng?
2


A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
B. Một vật có nhiệt độ 00C thì không có nhiệt năng.
C. Nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật càng lớn.
D. Vận tốc của các phân tử càng lớn thì nhiệt năng của vật càng lớn.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (10,0 điểm)

Bài 1. (2,0 điểm)
Một vật được nung nóng đến 1200C và thả vào bình nhiệt lượng kế. Khi đó nước trong
bình nhiệt lượng kế tăng từ 200C đến 400C. Nếu tiếp tục thả và bình nhiệt lượng kế đó một vật
như vậy nhưng được nung nóng đến 1000C thì sau khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ nước trong bình
nhiệt lượng kế là bao nhiêu. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa vật và môi trường.
Câu 4. (2,0 điểm)
Hai gương phẳng hình chữ nhật G 1, G2 giống nhau được ghép
chung theo một cạnh tạo thành góc như hình vẽ
(Điểm M1, M2 nằm trên hai gương và OM1 = OM2). Trong khoảng giữa
hai gương gần O có một điểm sáng S. Biết rằng tia sáng từ S đến vuông

góc với G1, sau khi phản xạ ở G1 thì đến G2, sau khi phản xạ ở G2 thì
đập vào G1 và phản xạ trên G1 một lần nữa. Tia phản xạ cuối cùng
vuông góc M1 M2. Tính góc ?
Bài 3. (3,0 điểm)
Một người đi xe máy xuất phát từ địa điểm A đến địa điểm B, trên nửa đoạn đường
đầu đi với vận tốc không đổi v1, nửa đoạn đường sau đi với vận tốc không đổi v2. Một xe ô tô
con xuất phát từ B đi về A, trong nửa thời gian đầu đi với vận tốc không đổi v 1, nửa thời gian
sau đi với vận tốc không đổi v2. Biết v1 = 20km/h và v2 = 60km/h. Nếu xe ô tô con xuất phát
muộn hơn 30 phút so với người đi xe máy, thì xe ô tô con đến A và người đi xe máy đến B
cùng một lúc.
a. Tính vận tốc trung bình của mỗi xe trên đoạn đường AB.
b. Nếu hai xe xuất phát cùng một lúc thì chúng sẽ gặp nhau tại vị trí cách A một
khoảng bằng bao nhiêu?
Bài 4. (3,,0 điểm)
Thả một khối gỗ đặc hình lập phương cạnh a = 30cm, có trọng lượng riêng d = 9000N/m3
vào trong bình đựng chất lỏng có trọng lượng riêng là d1 = 12 000N/m3.
a. Tìm chiều cao của phần khối gỗ chìm trong chất lỏng.
b. Đổ nhẹ vào bình một chất lỏng có trọng lượng riêng d 2 = 8000N/m3 sao cho chúng
không hòa lẫn vào nhau. Tìm chiều cao của khối gỗ ngập trong chất lỏng có trọng lượng
riêng d1? Biết khối gỗ nằm hoàn toàn trong hai chất lỏng.
c. Tính công để nhấn chìm khối gỗ hoàn toàn trong chất lỏng d1? Bỏ qua sự thay đổi mực
nước.
---------------------- Hết ------------------Họ và tên thí sinh: ……………………………………. Số báo danh ………..

3


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018

Môn thi: VẬT LÝ
(Đáp án gồm 03 trang)
I. TRĂC NGHIỆM (10 điểm):Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án đúng
A
B
B
A
C
B
A
C
C,D
Câu
11
12
13
14
15
16

17
18
19
Đáp án đúng
D
A
C
D
B
C
B
B
D
II. TỰ LUẬN. (10 điểm)
Bài 1: (2,0 điểm)
Gọi khối lượng, nhiệt dung riêng của vật, nước và bình nhiệt lượng kế lần lượt là
m1, c1, m2, c2 ; m3, c3
Khi cho vật thứ nhất vào ta có phương trình
m1c1( 120 - 40) = (m2c2 + m3c3) (40 - 20)
=> 4 m1c1 = (m2c2 + m3c3)
Khi cho vật thứ 2 vào ta có phương trình
m1c1( 100 – t ) = (m2c2 + m3c3 + m1c1 ) ( t – 40 )
� 100 - t = 5 ( t – 40 ) � t = 500C
Bài 2. (2,0 điểm)
Nội dung trình bày

10
B
20
A,C,D


0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
Điểm
Hình vẽ
0,5đ

0,25
( góc có cạnh tương ứng vuông góc )
( I2N1 là đường pháp tuyến của G2 )

0,5
0,25
0,5

cân tại O
Bài 3. (3,0 điểm)
A

.

C

S/2

.


B

S/2

a) Thời gian đi từ A đến B của người đi xe máy là:

.
0,25
4


t1 = S/2v1 + S/v2 = S.(v1 + v2)/2.v1.v2
Vận tốc trung bình trên quãng đường AB của xe máy là:
vtb1 = S/t1 = 2v1v2/ (v1 + v2) = 30km/h.
Gọi thời gian đi từ B đến A của xe ô tô con là t2. Theo đầu bài ta có:
S = t2.v1/2 + t2v2/2 = t2 (v1+ v2)/2.
Vận tốc trung bình trên quãng đường BA của xe ô tô con là:
Vtb2 = S/t2 = (v1 + v2)/2 = 40km/h.
Theo bài ra ta có t1 – t2 = 0,5 (h)
=> S/vtb1 – S/vtb2 = 0,5 => S = 60km/h.
Và t1 = 2h ; t2 = 1,5h
Thời gian xe máy đi từ A đến C là tA1 = S/2v1 = 1,5h.
Khi 2 xe xuất phát cùng một lúc thì quãng đường xe máy và ô tô con đi được
trong khoảng thời gian t là:
S1 = 20t
nếu t ≤ 1,5h
(1)
S1 = 30 + (t – 1,5).60
nếu t ≥ 1,5h
(2)

S2 = 20t
nếu t ≤ 0,75h
(3)
S2 = 0,75.20 + (t - 0,75). 60 nếu t ≥ 0,75h
(4)
Khi 2 xe gặp nhau ta có S1 + S2 = S = 60
Các trường hợp (1) và (3); (2) và (3); (2) và (4) không xảy ra.
Chỉ xảy ra khi 0,75h ≤ t ≤ 1,5h.
Sử dụng (1) và (4) ta có: 20t + 15 + (t – 0,75).60
Giải phương trình ta được t = 9/8 h và vị trí xe máy gặp ô tô con cách A là: S 1 =
20.9/8 = 22,5km
Bài 4. (3,0 điểm):
Gọi chiều cao khối gỗ chìm trong chất lỏng d 1 là h. Khi khối gỗ đứng cân
a
bằng ta có:P = FA => d.a3 = d1.h.a2
=> h = d.a/d1 = 0,225m = 22,5cm

a
y

b

x

Vì d2 < d < d1 nên khối gỗ nằm ở mặt phân cách giữa hai chất lỏng.
Gọi x (cm) là chiều cao của khối gỗ chìm trong chất lỏng d 1 => chiều cao
khối gỗ nằm trong chất lỏng d2 là y = a – x (cm)
Lực đẩy Acsimet của chất lỏng d1 tác dụng lên khối gỗ là: F1 = d1.x.a2.
Lực đẩy Acsimet của chất lỏng d2 tác dụng lên khối gỗ là: F2 = d2.(a-x).a2.
Trọng lượng của khối gổ là: P = d.a3

Vì khối gỗ nằm cân bằng nên ta có: P = F1 + F2
(*)
=> P = d1.x.a2 + d2.(a-x).a2
=> d.a3 = d1.x.a2 + d2.(a-x).a2
(1)

0,5
0,25
0,5
0,25

0,5

0,5

0,25

0,5

0,25

0,25
0,5

0,5

5


c


Thay số vào (1) ta tìm được x = 7,5cm
Khi nhấn chìm khối gỗ vào chất lỏng d 1 thêm một đoạn y, lực cần tác
dụng lên khối gỗ là: F = F’1 + F’2 – P với
(2)

F 1 là lực đẩy Acsimet của chất lỏng d1 tác dụng lên khối gỗ.
F’1 = d1.a2.(x+y)
(3)
F’2 là lực đẩy Acsimet của chất lỏng d2 tác dụng lên khối gỗ.
F’2 = d2.a2.(a - x - y)
(4)
Từ (*); (2); (3); (4) ta có F = (d1 – d2). a2. y
Lực tác dụng vào khối gỗ tăng dần từ F 0 = 0 ( do y = 0) đến khi chìm
hoàn toàn trong chất lỏng d1 (y = a – x) là
F = (d1 – d2). a2. y = (d1 – d2). a2. (a – x)
Thay số ta được F = 81N
Vì bỏ qua sự thay đổi mực nước nên khối gỗ di chuyển được quãng
đường y = a - x =22,5cm = 0,225m
Vậy công thực hiện được là: A = (F0 + F).y/2 = 9,1125J

0,25

0,25
0,25

0,25

* Lưu ý: Học sinh có cách giải đúng khác vẫn cho điểm tối đa.


6



×