Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi HSG sử 8 năm 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.09 KB, 8 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS
NĂM HỌC: 2016 - 2017
Đề chính thức
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi có: 04 trang
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 8 điểm, 20 câu)
Câu 1: Từ năm 1662 đến đầu thế kỉ XIX, Nam phi là thuộc địa của?
A. Anh

C. Mĩ

B. Pháp

D. Hà Lan

Câu 2: “ Bản đồ gen người” được giải mã hoàn chỉnh vào thời gian nào?
A. 4/1997

C. 3/2004

B. 4/2003

D. 4/2004

Câu 3: Cho các sự kiện sau:
1. Tổng thống Mĩ Bu- sơ và Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Gooc-ba-chốp
tuyên bố chấm dứt “ Chiến tranh lạnh”
2. Thành lập cộng đồng Châu Âu EC.
3. Khối quân sự Đông Nam Á được thành lập.


4. Trung Quốc thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.
A. 1324

C. 3214

B. 2314

D. 4321

Câu 4: Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến
tranh thế giới thứ hai là:
A. Thực hiện các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa
B. Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập
C. Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới
D. Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối
với các thuộc địa trước đây
Câu 5: Nhật Bản kí với Mĩ “ Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật” vào thời gian nào?
A. 8-9-1951

C. 9-9-1951

B. 10-9-1951

D. 11-9-1951

Câu 6. Giai cấp nào không bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn ở Việt
Nam?
A. Công nhân


C. Nông dân

1


B. Tiểu tư sản

D. Địa chủ

Câu 7: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, ngoài thực dân Pháp còn có giai cấp
nào trở thành đối tượng của cách mạng Việt Nam ?
A. Giai cấp nông dân

C. Giai cấp địa chủ phong kiến

B. Giai cấp công nhân

D. Giai cấp tư sản

Câu 8: Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của tư sản mại
bản là:
A. Câu kết chặt chẽ về chính trị với đế quốc
B. Có khuynh hướng kinh doanh độc lập, có tinh thần yêu nước
C. Có thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp cải lương.
D. Câu kết chặt chẽ với thực dân, tăng cường bóc lột nông dân.
Câu 9: Ý nào không phải là đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam?
A. Chịu ba tầng áp bức bóc lột.
B. Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân.
C. Sinh sống tập trung.
D. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất trong xã hội.

Câu 10: Thực dân Pháp hạn chế phát triển ngành nào nhất trong cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ hai?
A. Nông nghiệp

C. Giao thông vận tải

B. Công nghiệp nhẹ

D. Công nghiệp nặng

Câu 11: Vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức
tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng đó là nội dung trong tờ báo nào?

A. Đời sống công nhân

C. Tạp chí thư tín quốc tế.

B. Người cùng khổ.

D. Sự thật

Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin, đứng
về Quốc tế thứ ba:
A. Nguyễn Ái Quốc đọc “ Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa”
B. Đưa yêu sách đến hội nghị Vec-xai.
C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.
Câu 13: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn
Ái Quốc?

A. Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa
B. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
C. Tham dự Hội nghị Quốc tế nông dân
D. Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp

2


Câu 14: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp nào ở Việt Nam nhanh chóng
vươn lên lãnh đạo cách mạng nước ta?
A. Địa chủ phong kiến

C. Công nhân

B. Nông dân

D. Tư sản

Câu 15: Cơ quan tuyên truyền của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên là tờ
báo ?
A. Tin tức

C. Búa liềm

B. Người cùng khổ.

D. Thanh niên

Câu 16: Đâu không phải là vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với Hội Việt Nam
cách mạng Thanh niên?

A. Sáng lập, lãnh đạo vạch ra mục đích và chương trình hoạt động của Hội.
B. Soạn thảo tuyên ngôn, Điều lệ Đảng cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh
niên.
C. Mở lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ, xuất bản sách báo làm cơ sở lí
luận truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin về nước.
D. Vạch ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Câu 17: Cho các sự kiện sau:
1. Xuất bản sách “Đường cách mệnh”
2. Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân.
3. Hội liên hiệp thuộc địa ở Pa-ri được thành lập.
4. Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo đúng trình tự thời gian.

A. 3421

C. 2314

B. 2341

D. 3241

Câu 18: Năm 1927, số vốn Pháp đầu tư vào nông nghiệp lên tới:
A. 400 triệu phrăng

C. 200 triệu phrăng

B. 120 triệu phrăng

D. 300 triệu phrăng


Câu 19: Cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên sau khi được đào tạo
đã làm gì?
A. Về nước hoạt động
B. Đi học quân sự ở Liên Xô và Trung Quốc
C. Chọn đi học trường Đại Học Phương Đông ( Liên Xô)
D. Đi học tập quân sự tại Nhật Bản .
Câu 20: Ý nào không phải là chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam?
A. Thẳng tay đàn áp khủng bố những hành động yêu nước.
B. Vị trí chủ chốt trong bộ máy chính quyền do vua quan Nam triều nắm giữ.
C. Ban hành thêm một số quyền tự do dân chủ.
D. Thực hiện chính sách “ chia để trị”.

3


II. PHẦN TỰ LUẬN ( 12 điểm)
Câu 1: ( 3,0 điểm)
Nêu những biến đổi to lớn của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh thế
giới thứ hai. Trong các năm 1945, 1967, 1976 có những sự kiện nào tác động
đến sự phát triển của các nước Đông Nam Á? Ý nghĩa của các sự kiện đó?
Câu 2: ( 3,0 điểm)
Tại sao nói Cu Ba là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩlatinh?
Câu 3: ( 4,0 điểm)
Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã xác định và
truyền bá vào Việt Nam lí luận cách mạng gì? Trình bày những hoạt động yêu
nước của Nguyễn Ái Quốc từ 1921 -1925 nhằm truyền bá lí luận cách mạng đó
vào Việt Nam?
Câu 4: ( 2,0 điểm)
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam đã
làm cho xã hội Việt Nam nảy sinh những mâu thuẫn cơ bản nào? Vì sao lại xuất

hiện những mâu thuẫn đó?
.....Hết....
Họ và tên thí sinh:.......................................SBD:..........
Cán bộ coi thi không cần giải thích gì thêm./.

4


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THUỶ
ĐÁP ÁN- HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN: LỊCH SỬ
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 8 điểm, 20 câu)
- Mỗi đáp án đúng được 0,4 điểm.
- Đáp án có nhiều lựa chọn, chỉ cho điểm khi đúng toàn bộ đáp án của câu hỏi.

Câu
Đáp án

1
D

2
B

3
B

4
D


5
A

6
ABD

7
C

8
A

9
CD

10
D

Câu
Đáp án

11
B

12
A

13
D


14
C

15
D

16
BD

17
D

18
A

19
ABC

20
BC

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 12 điểm)
Câu

Nội dung cần đạt
* Những biến đổi to lớn của khu vực Đông Nam Á sau chiến
tranh thế giới thứ hai:
- Trước chiến tranh thế giới hai, các nước Đông Nam Á đều là
thuộc địa hoặc phụ thuộc vào thực dân phương tây ( trừ Thái
Lan). Sau chiến tranh thế giới hai đến nay, các nước Đông Nam

Á đều giành được độc lập.
- Sau khi giành được độc lập các nước Đông Nam Á ra sức phát
triển kinh tế xã hội và đạt nhiều thành tựu to lớn như Thái Lan,
Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po. Đặc biệt Xin-ga-po trở thành “con rồng
châu Á”, được xếp vào hàng các nước phát triển của thế giới.
- Hiện nay, hầu hết các nước Đông Nam Á đều tham gia tổ chức
ASEAN- liên minh kinh tế- chính trị của khu vực Đông Nam Á,
Câu 1 nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp
3,0 tác giữa các nước trong khu vực.
điểm *Sự kiện trong các năm 1945, 1967, 1976 tác động đến sự phát
triển của các nước Đông Nam Á? Ý nghĩa ...
- Năm 1945, một loạt các nước giành độc lập như In-đô- nê-xi-a,
Việt Nam, Lào đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở
Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ.
- Năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN )
thành lập đã mở ra một hướng phát triển mới cho khu vực, tạo
cơ sở cho các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển.
- Năm 1976, Hiệp ước Bali ( Hiệp ước thân thiện và hợp tác
Đông Nam Á) được kí kết. Đã xác định những nguyên tắc cơ
bản trong quan hệ hợp tác giữa các nước Đông Nam Á; đặt nền
tảng cho sự hợp tác ASEAN, mở ra thời kỳ phát triển mới cho
Đông Nam Á: các nước trong khu vực gia nhập vào ASEAN.

5

Điểm
0,5

0,5


0,5

0,5
0,5
0,5


- Từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX, các nước Mĩ La tinh
đã giành được độc lập, thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban
Nha, nhưng sau đó các nước Mĩ Latinh lại rơi vào vòng lệ thuộc
nặng nề, trở thành sân sau của đế quốc Mĩ. Nhiều phong trào
đấu tranh chống Mĩ diễn ra nhưng chưa giành được thắng lợi
- Từ đầu những năm 50 của thế kỉ XX, ở Cu Ba đã bùng nổ
phong trào đấu tranh vũ trang chống lại chế độ độc tài thân Mĩ
Ba-ti-xta. Mở đầu là cuộc tấn công pháo đài Môn-ca-đa của 135
thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của Phi-đen Cát-xtơ-rô
( ngày 26/7/1953) Từ cuối năm 1956, phát triển thành đấu tranh
vũ trang.
- Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công, chính quyền
độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ; Cu-ba trở thành nước đầu tiên ở khu
vực giành được độc lập bằng con đường đấu tranh vũ trang.
Câu 2
Thắng lợi đó đã thúc đẩy phong trào giải phóng
3,0
dân tộc ở Mĩ latinh đưa các nước trong khu vực vào
điểm
thời kì đấu tranh quyết liệt, giành nhiều thắng lợi .
- Từ những năm 60 đến 80 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh
vũ trang diễn ra ở nhiều nước : Cô-lôm-bi-a, Bô-li-vi-a, Ni-cara-goa... khu vực này được ví như “lục địa bùng cháy” của
phong trào cách mạng. Kết quả là chính quyền độc tài ở nhiều

nước bị lật đổ; các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
- Cu Ba là nước đầu tiên tiến hành các cải cách dân chủ triệt để:
cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản nước
ngoài, xây dựng chính quyền cách mạng , phát triển kinh tế, giáo
dục, y tế.
- Cu Ba giành được nhiều thắng lợi trong sự nghiệp đấu tranh
bảo vệ tổ quốc, đặc biệt làm thất bại cuộc tập kích của lính đánh
thuê Mĩ trên bãi biển Hi-rôn (1961)
- Cu Ba là quốc gia đầu tiên ở Mĩ La-tinh xây dựng đất nước
theo con đường chủ nghĩa xã hội, là lá cờ đầu cho phong trào
giải phóng dân tộc trong khu vực.
Câu 3 * Trong những năm 20 của thế kỉ XX, Nguyễn Ái Quốc đã xác
4,0 định và truyền bá vào Việt Nam lí luận cách mạng vô sản- chủ
điểm nghĩa Mác Lê-nin
* Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1921 đến năm
1925:
- 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của các
thuộc địa Pháp sáng lập Hội Liên Hiệp Thuộc Địa để đoàn kết
các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lê nin đến các dân tộc thuộc địa

6

0,5

0,5

0,5

0,5


0,5

0,25
0,25
0,5

0,25


- Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ, vạch
trần chính sách áp bức, bóc lột dã man của Chủ nghĩa đế quốc
nói chung và thực dân Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị
áp bức đứng lên tự giải phóng.
- Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài báo cho báo Nhân Đạo,
Đời sống công nhân… và cuốn sách “ Bản án chế độ thực dân
Pháp”.
- Mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, cấm
đoán nhưng các sách báo tiến bộ nói trên vẫn được bí mật truyền
về nước.
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp là quá trình
chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản
Việt Nam sau này.
- Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp sang Liên xô dự Hội
nghị quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành. Sau đó
Người ở lại Liên xô một thời gian vừa nghiên cứu, vừa học tập.
- 1924, Nguyễn Ái Quốc dự Đại Hội lần thứ V của Quốc tế cộng
sản, trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí, chiến
lược của cách mạng ở các nước thuộc địa, về mối quan hệ giữa
phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách

mạng ở các nước thuộc địa; về vai trò và sức mạnh to lớn của
giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
- Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- lê nin về cách
mạng giải phóng thuộc địa trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và
cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận và truyền bá
vào Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất là bước chuẩn
bị quan trọng về chính trị, tư tưởng cho sự thành lập chính đảng
vô sản ở Việt Nam -trong giai đoạn sau này.
- Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu- Trung
Quốc. Người tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam có mặt
tại đây, cùng một số thanh niên mới từ trong nước sang để thành
lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh Niên, trong đó tổ chức Cộng
Sản Đoàn là nòng cốt ( tháng 6/1925)
- Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị
để đào tạo một số thanh niên Việt Nam trở thành những cán bộ
cách mạng.
- Sau đó, một số người được chọn đi học tại trường Đại học
Phương Đông ( Liên Xô) , một số người đi học đại học quân sự
ở Liên xô hoặc Trung Quốc, còn phần lớn lên đường về nước
hoạt động.

7

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


0,25

0,25

0,25

0,25


- 1925, báo Thanh Niên được xuất bản- đây được coi là cơ quan
tuyên truyền của Hội. Các bài giảng của Người trong các lớp
huấn luyện chính trị được tập hợp lại sau đó in thành sách
Đường cách Mệnh (1927) vạch ra phương hướng cơ bản cho
cách mạng giải phóng đân tộc Việt Nam.
- Tác phẩm Đường cách Mệnh, báo Thanh Niên được bí mật
chuyển về trong nước đúng vào lúc phong trào yêu nước và dân
chủ đang sôi nổi từ Nam ra Bắc trên cơ sở giai cấp công nhân
đang lớn mạnh nên càng có điều kiện đi sâu vào quần chúng.
- Quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1921 – 1925 là
quá trình chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời
của Đảng cộng sản Việt Nam sau này.
* Những mâu thuẫn cơ bản:
- Mâu thuẫn dân tộc, giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực
dân Pháp xâm lược.
- Mâu thuẫn giai cấp, giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa
chủ phong kiến.
* Xuất hiện những mâu thuẫn đó vì:
- Thực dân Pháp thống trị và khai thác thuộc địa lần thứ hai ở
Câu 4 Việt Nam đã chà đạp lên độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt

Nam.
- Quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam
làm cho các giai cấp và tầng lớp nhân dân Việt Nam bị đẩy vào
con đường khốn khổ ( trừ thành phần làm tay sai cho Pháp)
- Giai cấp địa chủ phong kiến, nhất là đại địa chủ đã đầu hàng,
làm tay sai cho Pháp, câu kết với Pháp để bóc lột giai cấp nông
dân, làm cho đời sống nông dân vốn đã khốn khổ lại càng khốn
khổ hơn.
------------- Hết------------

8

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,5

0,5
0,5



×