Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Đề thi HSG thanh thủy 2017 2018 (8)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.94 KB, 8 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH THỦY
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS DỰ THI CẤP TỈNH
NĂM HỌC: 2017 – 2018
MÔN: SINH HỌC
( Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề )
Đề thi có 04 trang
Đề chính thức
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm):
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1: Cho các hoạt động sau:
(1) Sát trùng vết thương.
(2) Dùng ngón tay cái dò tìm và ấn động mạch làm ngừng chảy máu ở vết thương vài
ba phút.
(3) Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
(4) Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt vào vị trí gần sát nhưng cao
hơn vết thương (về phía tim), với lực ép đủ để cầm máu.
Thứ tự các bước cầm máu khi bị thương ở cổ tay làm chảy máu động mạch là:
A. (3)→(2) →(4) →(1).
B. (2)→(4) →(1) →(3).
C. (1)→(2) →(4) →(3).
D. (2)→(1) →(4) →(3).
Câu 2: Vai trò của van thất – động là:
A. ngăn không cho máu chảy ngược từ tâm thất lên tâm nhi.
B. ngăn không cho máu chảy ngược chiều trọng lực.
C. ngăn không cho máu chảy ngược từ động mạch về tim.
D. ngăn không cho máu chảy ngược từ tinh mạch về tim.
Câu 3: Những biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại là:
A. xây dựng môi trường trong sạch: trồng nhiều cây xanh, vệ sinh môi trường bằng các
biện pháp cụ thể hằng ngày.
B. Không hút thuốc lá.
C. Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải khí độc.


D. Khi đi đường hay làm việc ở nơi có nhiều bụi không cần đeo khẩu trang.
Câu 4: Thành phần không khí hít vào và thở ra như sau:
O2
CO2
N2
Hơi nước
Khí hít vào 20,96% 0,03% 79,01% Ít
Khí thở ra
16,40% 4,10% 79,50% Bão hòa
Một người hô hấp bình thường là 18 nhịp/ 1 phút, mỗi nhịp hít vào với lượng khí là 450ml.
Lượng khí O2 người đó đã lấy từ môi trường bằng con đường hô hấp trong một ngày khoảng:
A. 8,1 lít.
B. 192,289 lít.
C. 53,188 lít
D. 244,477 lít
Câu 5: Giao tử thuần khiết là gì?
A. Giao tử chưa tham gia thụ tinh.
B. Giảm phân chỉ cho 1 loại giao tử.
C. Giao tử chứa cặp alen đồng hợp.
D. Giao tử chỉ mang 1 trong 2 alen và còn giữ nguyên bản chất của P.
Câu 6: Nếu mỗi gen quy định một tính trạng, trường hợp nào sau đây gen không di truyền
theo quy luật phân li của Menđen?
A. Các cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và sự phân li của nhiễm sắc thể
diễn ra bình thường.

1


B. Gen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính và sự phân li của nhiễm
sắc thể diễn ra bình thường.

C. Gen nằm trên nhiễm sắc thể và xảy ra sự rối loạn phân li nhiễm sắc thể trong giảm
phân.
D. Các cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và xảy ra trao đổi đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 7: Một cơ thể có kiểu gen Aa

Ee

. Hãy chọn kết luận đúng.

A. Cặp gen Bb di truyền phân li độc lập với cặp gen Ee và di truyền liên kết với cặp gen
Hh.
B. Cặp gen Aa di truyền phân li độc lập với tất cả các cặp gen còn lại.
C. Hai cặp gen Aa và Mm cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.
D. Bộ nhiễm sắc thể của cơ thể này là 2n = 12.
Câu 8: Trong quá trình sinh sản hữu tính, cấu trúc nào sau đây được truyền đạt nguyên vẹn từ
đời bố mẹ cho đời con?
A. Nhiễm sắc thể.
B. Tính trạng.
C. Alen.
D. Nhân tế bào.
Câu 9: Có bao nhiêu thành phần dưới đây tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi
polipeptit:
1. gen.
2. mARN.
3. Axitamin.
4. tARN.
5. ribôxôm.
6. Enzim.
Số phương án đúng là:
A. 4

B. 6
C. 5.
D. 3
Câu 10: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit được tổng hợp theo chiều nào?
A. 3’ → 3’.
B. 3’ → 5’.
C. 5’ → 3’.
D. 5’ → 5’.
Câu 11: Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến được kí
hiệu từ (1) đến (6) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của
mỗi thể đột biến là:
(1) 21 NST. (2) 18NST (3) 9 NST. (4) 15 NST. (5) 42 NST. (6) 54 NST.
Số đáp áp đúng cho thể đột biến đa bội lẻ là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
Câu 12: Ở một loài thực vật, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định hoa đỏ trội hoàn
toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng
được F1. Các cây F1 tự thụ phấn được F2. Cho rằng khi sống trong một môi trường thì mỗi kiểu
gen chỉ quy định một kiểu hình. Theo lí thuyết, sự biểu hiện của tính trạng màu hoa ở thế hệ F 2
sẽ là:
A. Trên mỗi cây chỉ có một loại hoa, trong đó cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 75%.
B. Trên mỗi cây có cả hoa đỏ và hoa trắng, trong đó hoa đỏ chiếm tỉ lệ 75%.
C. Có cây ra hai loại hoa, có cây chỉ ra một loại hoa, trong đó hoa đỏ chiếm tỉ lệ 75%.
D. Có cây ra hai loại hoa, có cây chỉ ra một loại hoa, trong đó cây có hoa đỏ chiếm tỉ lệ
75%.
Câu 13: Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc
lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời
con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai

cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là:
A. 50% và 25%
B. 25% và 50%
C. 25% và 25%
D. 50% và 50%
Câu 14: Ở đậu hà lan, trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, khi cho các cá thể
F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ bắt buộc, Menđen đã thu được thế hệ F3 có kiểu hình như thế
nào?
A. 100% đồng tính.

2


B. 100% phân tính.
C. 1/3 cho F3 đồng tính ; 2/3 cho F3 phân tính 3:1.
D. 2/3 cho F3 đồng tính ; 1/3 cho F3 phân tính 3:1.
Câu 15: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn và
không xảy ra hoán vị gen, phép lai cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 2 : 1 là:
A.

x

B.

x

C. Aa x Aa

D.


x

Câu 16: Hai người phụ nữ đều có mẹ bệnh bạch tạng (do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường),
bố không mang gen gây bệnh, họ đều lấy chồng bình thường. Người phụ nữ thứ nhất sinh 1
con gái bình thường, người phụ nữ thứ hai sinh 1 con trai bình thường. Xác suất để con của 2
người phụ nữ này lấy nhau sinh ra 1 đứa con bị bệnh bạch tạng là:
A. 1/4
B. 13/64
C. 1/16
D. 49/144
Câu 17: Ở ruồi giấm (2n=8), xét một tế bào sinh dục sơ khai thực hiện nguyên phân bình
thường 4 đợt liên tiếp. Ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4, tổng số NST kép có trong tất cả
các tế bào con là:
A. 64.
B. 128.
C. 256.
D. 32.
Câu 18: Ở đậu Hà Lan 2n = 14. Xét 4 tế bào sinh dưỡng A, B, C, D đang phân bào, người ta
nhận thấy số tế bào con tham gia vào đợt phân bào cuối cùng của các tế bào lần lượt phân chia
theo tỷ lệ 1: 2: 4: 8 . Tổng số crômatit đếm được trên mặt phẳng xích đạo của tất cả các tế bào
con trong đợt phân bào cuối cùng là 3360 . Số lần phân bào của mỗi tế bào A, B, C, D lần lượt
là :
A. 1, 2, 3, 4
B. 2, 4, 6, 8
C. 4, 5, 6, 7
D. 1, 3, 4, 5
Câu 19: Một phân tử ADN có tỉ lệ
A. 20%.

= thì tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử ADN này là:


B. 37,5%.

C. 25%.

D. 12,5%.

Câu 20: Một đoạn phân tử ADN có tổng số 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Đoạn ADN
này:
A. dài 4080 A0
B. có 300 chu kì xoắn.
C. có 600 ađênin
D. có 5998 liên kết cộng hóa trị.
II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm):
Câu 1 (2.0 điểm):
1. Phân biệt quy luật phân ly độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về hai cặp tính
trạng?
2. Ở một loài bọ cánh cứng: alen A mắt dẹt trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt
lồi; alen B quy định mắt xám trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng. Biết gen nằm
trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong
phép lai AaBb x AaBb, người ta thu được 780 cá thể con sống sót. Xác định số cá thể con có
mắt lồi, màu trắng.
Câu 2 (1.5 điểm):
1. Hãy nêu 3 sự kiện trong giảm phân bình thường dẫn đến việc hình thành các tổ hợp
nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử.

3


2. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật là 6,6.10 – 12 g. Xác

định hàm lượng ADN có trong nhân tế bào ở kì giữa I, kì giữa II và kì sau II khi một tế bào
lưỡng bội của loài đó giảm phân bình thường.
Câu 3 (2.0 điểm):
1. Thể ba nhiễm và thể một nhiễm là gì? Vẽ sơ đồ cơ chế phát sinh?
2. Ở phép lai: ♂AaBbEe x ♀AaBBee. Nếu trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở
một số tế bào cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân
II diễn ra bình thường, các tế bào khác và cơ thể cái giảm phân bình thường. Trong quá trình
thụ tinh, sẽ tạo ra tối đa:
- Bao nhiêu kiểu gen?
- Bao nhiêu kiểu gen đột biến dị bội?
- Bao nhiêu kiểu gen đột biến dị bội dạng thể ba nhiễm?
Câu 4 (2.0 điểm): :
Một đoạn phân tử ADN có 2 gen I và II.
- Gen I có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với một loại nuclêôtit khác bằng 30% tổng số nuclêôtit
của gen.
- Gen II có A2 – G2 = 15% số nuclêôtit của gen.
Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
Câu 5 (2.5 điểm):
Ở lúa, gen A quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp;
gen B quy định tính trạng chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định chín muộn. Cho cây
lúa cao, chín sớm lai với cây thấp, chín muộn, F 1 thu được: 1901 cây cao, chín muộn; 1899 cây
thấp, chín sớm.
1. Biện luận xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai.
2. Cho cây lúa thân cao, chín sớm P trên lai với một cây khác. Xác định kiểu gen của cây
đó để ngay F1 có sự phân tính theo tỉ lệ: 3 : 1 (không viết sơ đồ lai)
------------------Hết-------------------Họ và tên thí sinh:......................................................., SBD:.....................
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

4



HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG NĂM 2017 – 2018
Môn: SINH HỌC
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 03 trang)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 điểm):
Câu
Đáp án
Điểm

1
2
3
4
5
6
B C ABC C D C
0.5 0.5 0.5
0.5 0.5 0.5

Câu
16
17
18
Đáp án
C
A
C
Điểm
0.5
0.5

0.5
II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm):

19
B
0.5

7
8
9 10 11
B C C C A
0.5 0.5 0.5 0.5 0.5

12 13 14
15
A A C ABD
0.5 0.5 0.5 0.5

20
CD
0.5

Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1 1. Phân biệt quy luật phân ly độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về hai 2.0 đ
cặp tính trạng?
2. Ở một loài bọ cánh cứng: alen A mắt dẹt trội hoàn toàn so với alen a quy
định mắt lồi; alen B quy định mắt xám trội hoàn toàn so với alen b quy định
mắt trắng. Biết gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và thể mắt dẹt đồng hợp

bị chết ngay sau khi được sinh ra. Trong phép lai AaBb x AaBb, người ta
thu được 780 cá thể con sống sót. Xác định số cá thể con có mắt lồi, màu
trắng.
1.
Quy luật phân li độc lập
Hiện tượng di truyền liên kết
- Mỗi gen nằm trên 1 NST(hay 2 - Hai gen nằm trên 1 NST( hay 2
cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST
đồng khác nhau)
tương đồng)

0.25đ

- Hai cặp tính trạng di truyền độc - Hai cặp tính trạng di truyền
lập và không phụ thuộc vào nhau
không độc lập và phụ thuộc vào
nhau

0.25đ

- Các gen phân li độc lập trong - Các gen phân li cùng nhau trong
giảm phân tạo giao tử
giảm phân tạo giao tử

0.25đ

- Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ - Hạn chết xuất hiện các biến dị tổ
hợp
hợp
2.

- Xét riêng từng cặp tính trạng:
Aa x Aa → 1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa
Bb x Bb → 1/4BB : 1/2Bb : 1/4bb
→ Tỉ lệ hợp tử mắt dẹt đồng hợp là 1/4
→ Tỉ lệ cá thể sống sót là: 1-1/4 = ¾ = 12/16
- Tỉ lệ hợp tử mắt lồi, màu trắng (aabb) là: ¼.1/4 = 1/16
→ Số cá thể mắt lồi, màu trắng: 780.1/12 = 65 cá thể
Câu 2 1. Hãy nêu 3 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp
nhiễm sắc thể khác nhau trong các giao tử.

0.25đ

5

0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
1.5 đ


2. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật là
6,6.10 – 12 g. Xác định hàm lượng ADN có trong nhân tế bào ở kì giữa I, kì
giữa II và kì sau II khi một tế bào lưỡng bội của loài đó giảm phân bình
thường.
1.
Ba hiện tượng:
- Sự trao đổi chéo các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng ở kì đầu của
giảm phân I.
- Sự xếp thành hai hàng của các NST kép vào kì giữa I.

- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong cặp tương đồng
ở kì sau giảm phân I.
– Kì giữa I: 13,2 . 10 – 12 g
2.
– Kì giữa II: 6,6 . 10 – 12 g
– Kì sau II: 6,6 . 10 – 12 g
Câu 3 1. Thể ba nhiễm và thể một nhiễm là gì? Vẽ sơ đồ cơ chế phát sinh?
2. Ở phép lai: ♂AaBbEe x ♀AaBBee. Nếu trong quá trình giảm phân của
cơ thể đực, ở một số tế bào cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân
li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác và
cơ thể cái giảm phân bình thường. Trong quá trình thụ tinh, sẽ tạo ra tối đa:
- Bao nhiêu kiểu gen?
- Bao nhiêu kiểu gen đột biến dị bội?
- Bao nhiêu kiểu gen đột biến dị bội dạng thể ba nhiễm?
1.
* Khái niệm
- Thể ba nhiễm: Là cơ thể mà trong tế bào thừa NST ở một cặp nào đó, kí
hiệu là 2n + 1
- Thể một nhiễm: là cơ thể mà trong tế bào thiếu một NST ở một cặp nào đó,
kí hiệu là:
2n – 1
* Sơ đồ minh hoạ:
Tế bào sinh GT:

2.

2n

x


0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
2.0 đ

0.25đ
0.25đ

2n

Giáo tử:

n

(n+1), (n-1)

Hợp tử:

(2n+1)

(2n-1)

Thể 3 nhiễm

Thể 1 nhiễm

- Xét riêng từng cặp gen:
♂Aa x ♀Aa → AA, Aa, aa, AAa, Aaa, 0A, 0a

♂Bb x ♀BB → BB, Bb
♂Ee x ♀ee → Ee, ee
Vậy:
- Số kiểu gen tối đa là: 7 x 2 x 2 = 28 kiểu
- Số kiểu đột biến dị bội tối đa: 4 x 2 x 2 = 16 kiểu
- Số kiểu đột biến dị bội dạng thể ba tối đa: 2 x 2 x 2 = 8 kiểu

6

0.25đ

0.5đ

0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ


Câu 4 Một đoạn phân tử ADN có 2 gen I và II.
2.0đ
- Gen I có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với một loại nuclêôtit khác bằng
30% tổng số nuclêôtit của gen.
- Gen II có A2 – G2 = 15% số nuclêôtit của gen.
Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
1. Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của mỗi gen:
* Gen I:
Theo NTBS ta có G = X nên X – G = 0 ⇒ Theo đề hiệu số giữa nuclêôtit
loại X với nuclêôtit khác bằng 30% chỉ có thể là hiệu số giữa X với A hay T.
Vậy:

X – A = 30% (1)
Mà:
X + A = 50% (2)
Lấy (1) + (2) ta được: 2X = 80% ⇒ G = X = 40%
⇒A = T = 50% - 40% = 10%
* Gen III:
Theo đề ta có: A2 – G2 = 15% ⇒ (A + G)(A – G) = 15% (1)
Mà:

A + G = 50% =

(2)

Thay (2) vào (1) ta được: (A – G) = 15% ⇒A – G = 30% (3)
Từ (2) và (3) ⇒ 2A = 80% ⇒A = T = 40%; G = X = 50% - 40% = 10%
Câu 5 Ở lúa, gen A quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy
định thân thấp; gen B quy định tính trạng chín sớm trội hoàn toàn so với
alen b quy định chín muộn. Cho cây lúa cao, chín sớm lai với cây thấp, chín
muộn, F1 thu được: 1901 cây cao, chín muộn; 1899 cây thấp, chín sớm.
1. Biện luận xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai.
2. Cho cây lúa thân cao, chín sớm P trên lai với một cây khác. Xác định
kiểu gen của cây đó để ngay F 1 có sự phân tính theo tỉ lệ: 3 : 1 (không viết
sơ đồ lai)
1.
- Xét riêng từng cặp tính trạng ở F1:
+ Tính trạng chiều cao cây:
Cao/thấp = 1901/1899 1/1 ⇒ kiểu gen của P: Aa x aa (1)
+ Tính trạng thời gian chín:
Chín sớm/chín muộn = 1899/1901
1/1 ⇒ kiểu gen của P: Bb x bb (2)

- Xét chung 2 cặp tính trạng:
F1 có tỉ lệ: 1 : 1 (1 : 1)(1 : 1) ⇒ Hai tính trạng trên di truyền liên kết.
- Nhận thấy F1 không xuất hiện cây thấp, chín muộn (ab/ab) ⇒ cây P cao,
chín sớm không cho giao tử ab (3)
- Từ (1),(2),(3) ⇒ kiểu gen của P là:

x

2.5đ

0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ

- Sơ đồ lai: HS viết đúng
2.

- Kiểu gen cây P thân cao, chín sớm là:

7

0.25đ


- Để ngay F1 có sự phân tính theo tỉ lệ 3 : 1 thì cây lai phải có kiểu gen 0.5đ
sau:


hoặc

----------Hết-------------

8



×