Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

phân lập và tuyển chọn vi sinh vật ứng dụng trong xử lý nước thải nhà máy chế biến dứa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 97 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học bách khoa hà nội

----------------------------------------

Luận văn thạc sĩ khoa học

PHÂN LậP Và TUYểN ChọN VI SINH VậT
ứng dụng trong xử lý nước thải
nhà máy chế biến dứa

Ngành: Công nghệ sinh học
Mã số:

Nguyễn thị hoà

Người hướng dẫn khoa học: TS. Tăng Thị chính

Hà nội 2006


MỤC LỤC
Trang
CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... iii
MỞ ĐẦU………………… ................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................. 3
1.1. CÂY DỨA, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN DỨA .................... 3
1.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm sinh lý và giá trị dinh dưỡng của cây dứa .............. 3
1.1.2. Tình hình trồng và chế biến dứa trên thế giới và trong nước .................... 5


1.1.3. Thành phần của nước thải dứa và ảnh hưởng của nước thải dứa tới
môi trường ............................................................................................................ 8
1.2. NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI . ............ 9
1.2.1. Phân loại nước thải .................................................................................... 9
1.2.2. Các phương pháp xử lý nước thải .............................................................. 10
1.2.2.1. Phương pháp hiếu khí xử lý nước thải bằng cấp khí tự nhiên................ 12
1.2.2.2. Phương pháp xử lý hiếu khí bằng cấp khí cưỡng bức ........................... 14
1.3. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SINH HỌC ........... 18
1.4. CÁC VI SINH VẬT ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI ....................................................................................................... 21
1.4.1. Các nhóm vi sinh vật sử dụng trong quá trình xử lý nước thải ................. 21
1.4.2. Đặc điểm của một số nhóm vi sinh vật chính trong quá trình xử lý
nước thải .............................................................................................................. 21
1.4.2.1. Vi khuẩn .................................................................................................. 21
1.4.2.2. Nấm men ................................................................................................. 23


1.4.2.3. Các vi sinh vật khác ................................................................................ 24
1.4.3. Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong xử lý nước thải ..................... 24
1.4.3.1. Quá trình hiếu khí và hiếu khí không bắt buộc (tùy nghi) ...................... 24
1.4.3.2. Quá trình yếm khí ................................................................................... 25
1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của vi sinh vật ............................... 25
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 28
2.1. VẬT LIỆU .................................................................................................... 28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 28
2.1.2. Dụng cụ và hoá chất................................................................................... 28
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 29
2.2.1. Phương pháp lấy mẫu nước thải ................................................................ 29
2.2.2. Phương pháp xác định sinh khối tế bào theo mật độ quang ...................... 30
2.2.3. Phương pháp phân lập vi sinh vật .............................................................. 30

2.2.4. Phương pháp chọn chủng vi sinh vật ........................................................ 30
2.2.5. Phương pháp xác định các đặc điểm sinh lý sinh hoá của các chủng
vi sinh vật ............................................................................................................. 31
2.2.5.1. Phương pháp xác định các đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hoá
của các chủng vi khuẩn ........................................................................................ 31
2.2.5.1. Phương pháp xác định các đặc điểm hình thái, sinh lý sinh hoá
của các chủng nấm men ...................................................................................... 32
2.2.6. Phương pháp thử nhiệt độ, pH, nguồn C, nguồn N ................................... 36
2.2.7. Phương pháp xác định enzym ngoại bào (xenluloza, amylaza…)
bằng phương pháp khuếch tán trên thạch ............................................................ 38
2.2.8. Phương pháp xác định các chỉ tiêu hoá lý ................................................ 38


2.2.9. Phương pháp xác định nitơ tổng số ..........................................................38
2.2.10. Phương pháp xác định photpho tổng số .................................................. 39
2.2.11. Phương pháp xác định SV30 (solid value 30) ......................................... 40
2.3. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÀM SẠCH NƯỚC THẢI CỦA CÁC
CHỦNG VI SINH VẬT TUYỂN CHỌN ........................................................... 40
2.3.1. Đánh giá khả năng làm sạch nước thải của từng chủng vi sinh vật
riêng biệt .............................................................................................................. 40
2.3.2. Đánh giá khả năng làm sạch nước thải của hỗn hợp các chủng vi
sinh vật tuyển chọn ở các giá trị COD nước thải khác nhau ............................... 41
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 42
3.1. ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI DỨA
CỦA CÔNG TY THỰC PHẨM ĐỒNG GIAO TRƯỚC KHI XỬ LÝ.............. 42
3.1.1. Các chỉ tiêu hoá lý ..................................................................................... 42
3.1.2. Đánh giá khu hệ vi sinh trong môi trường nước thải dứa ......................... 42
3.2. PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI SINH VẬT ........................................ 43
3.3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC CHỦNG VI SINH VẬT
TUYỂN CHỌN .................................................................................................... 44

3.3.1. Đặc điểm sinh học của các chủng nấm men tuyển chọn .......................... 44
3.3.1.1. Đặc điểm hình thái ................................................................................. 44
3.3.1.2. Xác định các đặc tính sinh lý sinh hóa của các chủng NM .................... 48
3.3.2. Đặc điểm sinh học của các chủng vi khuẩn tuyển chọn ............................ 51
3.3.2.1. Đặc điển hình thái của các chủng vi khuẩn tuyển chọn ......................... 51
3.3.2.2. Xác định các đặc tính sinh lý sinh hóa của các chủng VK ..................... 53
3.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÁC
CHỦNG VI SINH VẬT TUYỂN CHỌN ........................................................... 55
3.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của các chủng nấm men .............. 55


3.4.1.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ ......................................................................... 55
3.4.1.2. Ảnh hưởng của pH ................................................................................. 57
3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của các chủng vi khuẩn ............... 59
3.4.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ ........................................................................ 59
3.4.2.2. Ảnh hưởng của pH ................................................................................. 60
3.4.2.3. Ảnh hưởng của nguồn cacbon ............................................................... 61
3.4.2.4. Ảnh hưởng của nguồn nitơ lên sinh trưởng và sinh tổng hợp
enzym của các chủng VK đã tuyển chọn ............................................................. 65
3.5. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÁC
CHỦNG VI SINH VẬT TUYỂN CHỌN ........................................................... 68
3.5.1. Đánh giá khả năng xử lý nước thải chế biến dứa của các chủng vi
sinh vật tuyển chọn .............................................................................................. 68
3.5.2. Thí nghiệm với thể tích 200 ml/bình ......................................................... 70
3.5.3. Thí nghiệm với thể tích 2500ml/bình ........................................................ 72
3.5.4. Thí nghiệm với thể tích 20 lit/mẻ ............................................................. 74
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 77
4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 77
4. 2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 89

PHỤ LỤC I .......................................................................................................... 84
PHỤ LỤC II ......................................................................................................... 87


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần hoá học trong nước ép quả dứa ....................................... 4
Bảng 1.2. Các nhà máy chế biến dứa và rau quả ở Việt Nam hiện nay .............. 6
Bảng 3.1. Đánh giá khu hệ vi sinh vật có trong môi trường nước thải dứa ........ 43
Bảng 3.2. Đặc điểm sinh học của các chủng nấm men tuyển chọn ..................... 46
Bảng 3.3. Khả năng lên men các loại đường của các chủng NM tuyển
chọn ...................................................................................................................... 48
Bảng 3.4. Khả năng đồng hoá nguồn cacbon của các chủng nấm men .............. 50
Bảng 3.5. Đặc điểm hình thái của các chủng VK tuyển chọn ............................. 51
Bảng 3.6. Đặc điểm sinh lý-sinh hóa của các chủng VK .................................... 53
Bảng 3.7. Khả năng sử dụng đường của các chủng VK tuyển chọn ................... 54
Bảng 3.8. Mật độ tế bào (OD) của các chủng nấm men tuyển chọn ở các
pH khác nhau ....................................................................................................... 57
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của pH ban đầu lên sinh trưởng của các chủng VK ......... 60
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của nguồn cacbon lên sinh trưởng của các chủng
VK ........................................................................................................................ 62
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của nguồn cacbon đến khả năng sinh tổng hợp
xenlulaza của các chủng VK đã tuyển chọn ........................................................ 63
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của nguồn cacbon đến khả năng sinh tổng hợp
enzym thuỷ phân CMC-Na .................................................................................. 63
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của nguồn cacbon đến khả năng sinh tổng hợp
amylaza của các chủng VK đã tuyển chọn .......................................................... 64
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh trưởng của các
chủng VK ............................................................................................................. 65
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh tổng hợp
xenlulaza của các chủng VK đã tuyển chọn ........................................................ 66

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của nguồn nitơ đến khả năng sinh tổng hợp
enzym thuỷ phân CMC-Na ................................................................................. 66
Bảng 3.17. Đánh giá khả năng xử lý nước thải của các chủng nấm men ............ 69
Bảng 3.18. Đánh giá khả năng xử lý nước thải của các chủng vi khuẩn ............ 69
Bảng 3.19. Kết quả xử lý nước thải với thể tích 200 ml/bình ............................ 71
Bảng3.20. Chất lượng nước thải trong quá trình xử lý với thể tích 2,5
lit/bình .................................................................................................................. 73
Bảng 3.21. Kết quả phân tích chất lượng nước thải xử lý với thể tích 20
lit/thùng ................................................................................................................ 75


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình1.1. Quy trình công nghệ chế biến dứa có sử dụng enzym ......................... 7
Hình1.2. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải công ty Thực phẩm xuất khẩu
Đồng Giao ............................................................................................................ 17
Hình 1.3. Sự thay đổi các chất sinh học trong quá trình BOD ............................ 19
Hình 3.1. Hình thái các tế bào vi sinh vật tuyển chọn ......................................... 44
Hình 3.2. Tế bào nấm men soi tươi dưới kính hiển vi quang học ....................... 45
Hình 3.3. Khuẩn lạc của các chủng nấm men tuyển chọn sau 14 ngày nuôi
cấy ........................................................................................................................ 47
Hình 3.4. Khuẩn lạc của các chủng VK tuyển chọn ........................................... 52
Hình 3.5. Ảnh nhuộm capsule, gram của chủng DII17......................................... 52
Hình 3.6. Ảnh nhuộm capsule, gram của chủng DIII6 ....................................... 52
Hình 3.7. Khuẩn lạc của các chủng nấm men khi nuôi ở các nhiệt độ khác
nhau ...................................................................................................................... 56
Hình 3.8. Ảnh hưởng của pH lên sinh trưởng của các chủng nấm men .............. 58
Hình 3.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ lên sinh trưởng của các chủng VK ............... 59
Hình 3.10. Ảnh hưởng của pH ban đầu lên sinh trưởng của các chủng VK ....... 61
Hình 3.11. Hoạt tính xenlulaza của các chủng VK nuôi trên môi trường
CMC-Na ...................................................................................................................... 63

Hình 3.12. Hoạt tính amylaza của các chủng VK nuôi trên môi trường
tinh bột ................................................................................................................. 64
Hình 3.13. Hoạt tính CMC-Na của chủng DIII6 nuôi trên các nguồn nitơ
khác nhau ............................................................................................................. 67
Hình 3.14. Nước thải sau khi xử lý với thể tích 200ml/bình ............................. 70
Hình 3.15. Dịch nước thải sau khi xử lý với dung tích 2500ml/bình .................. 74


TÓM TẮT
Quá trình chế biến dứa thường tạo ra một khối lượng lớn chất thải rắn và
chất thải lỏng, do vậy cần phải xử lý trước khi thải ra môi trường ttự nhiên. Nước
thải của quá trình chế biến dứa chứa hàm lượng chất hữu cơ cao trong đó chủ
yếu là đường, axit hữu cơ và xenluloza. Những hợp chất này là nguyên nhân gây
ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý hợp lý. Dựa vào khả năng phân huỷ
mạnh các hợp chất hữu cơ của vi sinh vật, chúng tôi đã phân lập và tuyển chọn
được 2 chủng vi khuẩn (DII17 và DIII6) có khả năng phân huỷ xenluloza và hai
chủng nấm men (H5, H7) có khả năng sử dụng đường và axit hữu cơ có trong
môi trường nước thải dứa.
Để đánh giá khả năng làm sạch nước thải trong quy mô phòng thí nghiệm.
Thí nghiệm được tiến hành ở thể tích 200 ml với pH ban đầu 4,2 và COD 1533
mg/l, bổ xung các chủng vi sinh vật tuyển chọn, xử lý trong điều kiện nhiệt độ
300C, lắc 220 vòng/phút. Sau 72 giờ xử lý, COD của nước thải đã giảm được
94%. Trong khí đó trong mẫu đối chứng COD chỉ giảm được 37%.
Kết quả thí nghiệm sử dụng bùn hoạt tính có chứa vi sinh vật tuyển chọn để
xử lý nước thải dứa ở các giá trị COD khác nhau cho thấy ở nồng độ COD từ
1670 đến 2520 khả năng xử lý của các chủng vi sinh vật là tốt nhất. Thí nghiệm
tiếp tục được tiến hành ở thể tích 20 lit/mẻ, sau 72 giờ xử lý COD của nước thải
dứa đã giảm xuống còn khoảng 100 mg/lit, pH của nước thải sau quá trình xử lý
tăng từ 3,85 lên 8,50, Như vậy, các chủng vi sinh vật đã tuyển chọn có thể sử
dụng để xử lý nước thải của quá trình chế biến dứa.

Từ khoá: sử lý nước thải, dứa, vi khuẩn, nấm men


Abstract
The canning process of pineapple fruit ussually generates a huge amount of
solid and liquid waste that should be proper treated before relaesed in to the
inveronment. Wastewater from the processing of fruit is ussually high in organic
components such as sugars, organic acids, cellulose and can cause serios
pollution if released into the environment wthout proper treatment. The ability of
yeasts strains (H5 and H7) utilizing soluble sugars and organic acids and
bacterial strains (X3, X7) degrading cellulose, leads us to apply them in
treatment of pineapple wastewater.
The bath process for cultivating above microorganisms for reducing COD
of pipeapple wastewater was carried out. A volume of 200ml unsteriled
pipeapple wastewater with initial pH 4,2 and COD 1534mg/litter, and inoculated
with the yeast strains and bacterial strains. With shaking 220rpm/min within 72h,
the experement addition inoculated microbial strains could removed 94% of
COD from wastewater, meanwhile the experiment without inoculated microbial
strains removed only 37% of COD.
The result of experiment using activated slugde from mixture of seleted bacterial
and yeast strains showed that, the quality of treated pineapple wastewater was
stabilized after 72th hour, COD reduced from 2520mg/l to about 100mg/l. These
selected bacterial strains and yeasts strains will be applying
pineapple wastewater in the future.
Key word: treatment wastewater, pineapple, bacteria, yeasts

for treatment


1


MỞ ĐẦU
Cùng với sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật của thế giới, đời sống
của con người ngày càng được cải thiện và nhu cầu của con người về vật chất
và tinh thần ngày càng tăng cao. Bên cạnh sự phát triển chóng mặt của các
ngành công nghệ viễn thông, tin học... thì ngành công nghệ chế biến thực
phẩm cũng phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên
bên cạnh những thành tựu đạt được như sản lượng tăng, số lượng mặt hàng
ngày càng phong phú, chất lượng hàng hóa ngày một cải thiện thì một vấn đề
bức xúc đó là xử lý nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm.
Khác với các ngành công nghiệp khác đặc thù của nước thải của các nhà
máy chế biến thực phẩm có hàm lượng chất hữu cơ cao. Nếu thải trực tiếp ra
môi trường không qua xử lý sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường và ảnh
hưởng tới sức khoẻ của cộng đồng.
Cũng như các nhà máy chế biến thực phẩm khác, nước thải của các nhà
máy chế biến đồ hộp rau quả có hàm lượng chất hữu cơ rất cao như các loại
đường đơn, axit hữu cơ, protein, xenluloza, …, đây là nguồn dinh dưỡng thích
hợp cho nhiều loại vi sinh vật phát triển.
Sự phát triển của các loài vi sinh vật trong môi trường nước thải không
có sự kiểm soát của con người thường diễn ra trong điều kiện thiếu khí, nên
chúng thường sinh ra các sản phẩm trung gian như: SH2, CH4, NH4+… là
những hợp chất độc hại cho môi trường sống. Do vậy, nước thải thực phẩm
cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường tự nhiên. Có nhiều phương
pháp xử lý nước thải khác nhau như: phương pháp cơ học, hoá lý, hoá học và
sinh học. Tuy nhiên, đối với nước thải thực phẩm thì phương pháp sinh học là
có hiệu quả hơn cả, các vi sinh vật phân hủy rất nhanh các hợp chất hữu cơ,

Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà



2

các sản phẩm tạo ra sau quá trình xử lý đạt mức an toàn cao không độc hại
cho con người và môi trường xung quanh.
Hiện nay, ở Việt Nam các nhà máy chế biến đồ hộp rau quả cũng đã xây
dựng hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên hiệu quả xử lý nước thải tại các nhà
máy này chưa cao. Có thể do công nghệ xử lý chưa thật sự phù hợp hoặc do
các chủng vi sinh vật sử dụng để xử lý chưa hợp lý. Do vậy, cần có các
nghiên cứu để tìm ra những biện pháp xử lý tốt nhất để đảm bảo nước thải sau
khi xử lý thải ra môi trường đạt được các chỉ tiêu cho phép.
Để thúc đẩy quá trình xử lý sinh học nước thải trong các hệ thống xử lý
nước thải chế biến dứa, góp phần làm sạch và nâng cao chất lượng nước thải,
chúng tôi chọn đề tài: “Phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật, ứng
dụng xử lý nước thải của nhà máy chế biến dứa”.
Luận văn tập trung giải quyết những vấn đề chính sau:
* Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật có khả năng sử dụng tốt
các chất hữu cơ có trong nước thải (các loại đường, axit hữu cơ, xenluloza),
đồng thời kết lắng tốt để làm sạch nước thải của quá trình chế biến dứa.
* Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của các chủng vi sinh vật đã
tuyển chọn.
* Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của các
chủng vi sinh vật tuyển chọn: nhiệt độ, pH, nguồn cacbon, nguồn nitơ.
* Sử dụng các chủng vi sinh vật đã tuyển chọn để xử lý nước thải của nhà
máy chế biến dứa ở quy mô phòng thí nghiệm.

Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà



3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CÂY DỨA, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN DỨA
1.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm sinh lý và giá trị dinh dưỡng của cây dứa
Dứa (có tên khoa học là Ananas comosus) có xuất xứ từ phía Nam
châu Mỹ và được đưa vào trồng từ rất lâu đời ở Colombia. Hiện nay dứa được
trồng ở hơn 70 nước trên thế giới nhưng chủ yếu tập trung ở châu Á.
Dứa là cây thân bụi, thảo mộc, cây cao khoảng 0,75 – 1,5 m, bụi rộng
khoảng 0,9 – 1,2 m, lá nhỏ, dài, cứng và có gai ở rìa lá [44].
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều giống dứa nhưng có thể chia thành
bốn nhóm chính [44]:
- Smooth Cayenne
-

Red Spanish

-

Queen

-

Abacaxi
Dứa smooth cayenne hay gọi tắt là cayenne là giống dứa được trồng

nhiều nhất để phục vụ cho ngành chế biến dứa đồ hộp. Dứa cayenne trái to

(1,5 - 4,5 kg/quả) có mắt nông vỏ vàng cam, thịt vàng, ít sơ, nhiều nước có vị
hơi chua rất thích hợp cho chế biến nước giải khát và các loại đồ hộp dứa
khác [5].
Thành phần hoá học của quả dứa thay đổi theo từng thời vụ, giống và
vùng trồng.

Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà


4

Bảng 1.1. Thành phần hoá học trong nước ép quả dứa [4]
Thành phần hoá học
Nước (%)

Thành phần hoá học
72 - 78

Muối khoáng (%)

0,25

Axit hữu cơ (%)

0,3 - 0,8

Chất tro (%)


0,4 -0,6

Đường (%)

8 – 15

Vitamin A(mg%)

0,06

Protein (%)

0,25 – 0,5

Vitamin B1(mg%)

0,09

Xenluloza (%)

0,4 - 0,8

Vitamin B2(mg%)

0,04

Vitamin C (mg%)

24 – 26


Sắt (mg%)

0,3 - 0,5

Vitamin PP (mg%)

0,2

Caroten (mg%)

0,3 - 0,5

Photpho (mg%)

11 – 17

Bromelin (mg5)

0,3 - 0,5

Về mặt dinh dưỡng dứa được xem là “hoàng hậu” trong các loại quả vì
hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Thịt quả chứa nhiều nước,
hương thơm, vị ngọt và hơi chua. Vì thế dứa rất thích hợp để chế biến các các
loại đồ uống giải khát và các sản phẩm đồ hộp giàu chất dinh dưỡng khác.
Các chất dinh dưỡng trong dứa hầu hết là các chất tan tốt trong nước và là
những chất dễ hấp thụ. Hàm lượng đường trong nước dứa chiếm 8-15% tổng
lượng chất khô (trong đó chủ yếu là sacaroza 66%, 34% là glucoza và
fructoza). Tỷ lệ axit hữu cơ trong dứa chiếm khoảng 0,6 – 1% tổng lượng chất
khô (trong đó 65% là axit xitric, axit malic 20%, axit tatric 10%, axit xuxinic
3%) [5]. Ngoài ra dứa chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, vitamin

B1, vitamin C, chất tro chủ yếu K, Mg, Ca). Ngoài ra trong vỏ, lá, lõi quả dứa
còn chứa rất nhiều enzym Bromelin rất tốt cho việc tiêu hoá [18].
Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà


5

1.1.2. Tình hình trồng và chế biến dứa trên thế giới và trong nước
Lịch sử phát triển của cây dứa cho thấy sau 100 năm kể từ khi dứa trở
thành hàng hoá xuất khẩu đến nay dứa là một trong những loại hoa quả đứng
đầu về kim ngạch buôn bán thế giới. Ngày nay, ở các nước vùng nhiệt đới dứa
đứng vị trí thứ ba về mặt xuất khẩu hoa quả sau chuối và quả có múi. Theo
thống kê của tổ chức nông lương thế giới (FAO), nếu những năm năm mươi
của thế kỷ trước sản lượng dứa trên thế giới là 1.500.000 tấn thì đến năm
2001 sản lượng dứa trên thế giới đã đạt gần 14 triệu tấn/năm. Những nước sản
xuất dứa chính là Thái Lan 2.311.332 tấn/năm, Philipin 1.520.715 tấn/năm,
Brazil 1.505.493tấn/năm, Trung Quốc 1.181.169 tấn/năm, Ấn Độ 1.535.000
tấn/năm, Nigeria 800.000 tấn/năm… [44].
Ngành công nghiệp dứa bắt đầu hình thành từ năm 1924. Hiện nay trên
thị trường thế giới, dứa được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng các sản phẩm dứa đã
chế biến. Năm 1973 tổng sản lượng dứa quả ước tính là 4.000.000 tấn, trong
đó 2.200.000 tấn dứa dùng để chế biến. Lượng dứa đóng hộp tăng gấp hai lần
từ năm 1983 đến 1992. Các nước châu Á đã trở thành các nước cung cấp dứa
chính cho thế giới chiếm 69 – 85% thị phần, trong khi đó các nước Châu Phi
chỉ chiếm từ 10 – 25%. Dẫn đầu thế giới là Thái Lan với 315.000 tấn dứa chế
biến, tiếp đó làm Philipin 209.000 tấn Indonesia 95.000 tấn, Kenya 84.000 tấn
và Malaysia 44.000 tấn [44].
Trong những năm gần đây, nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã đạt

được nhiều thành tích to lớn, là một trong những nước đứng đầu thế giới về
kim ngạch xuất khẩu gạo, cà phê và hạt tiêu. Bên cạnh việc tăng cường phát
triển các cây công - nông nghiệp mũi nhọn, ngày nay nhà nước ta cũng đang rất
cố gắng phát triển các cây công nghiệp khác nhằm đa dạng hoá các sản phẩm
nông nghiệp. Dứa cũng là một trong những cây trồng đang được nhà nước quan
Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà


6

tâm phát triển. Theo thống kê của bộ kế hoạch và đầu tư đến tháng 1 năm 2005
cả nước ta có tổng diện tích trồng dứa là 32.000 ha, với sản lượng xấp xỉ 1,5
triệu tấn/năm. Dự kiến đến năm 2010 diện tích trồng dứa sẽ đạt 40.000ha và
sản lượng đạt 2 triệu tấn/năm. Dứa được trồng chủ yếu ở các tỉnh khu bốn cũ,
vùng Duyên hải miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long [29].
Hiện nay, cả nước ta đã xây dựng 9 dây chuyền chế biến dứa miếng đóng
hộp với tổng công suất 42.000 tấn/năm, sáu dây truyền chế biến nước dứa cô
đặc với tổng công suất 26.000 tấn/năm.
Bảng 1.2. Các nhà máy chế biến dứa và rau quả ở Việt Nam hiện nay
(nguồn Bộ kế hoạch và đầu tư) [29]
Tên nhà máy, công ty

TT

Dứa đóng
hộp
(tấn/năm)


Nước dứa Dứa bảo
cô đặc
quản lạnh
(tấn/năm) (tấn/năm)

1

Cty XNK rau quả Hà Nội

3.000

2

Cty cổ phần Hưng Yên

3.000

3

Cty XNK Bắc Giang

3.000

4

Nhà máy chế biến hoa quả Bắc Giang

4.000

5


Cty TPXK Đồng Giao- Ninh Bình

10.000

6

Nhà máy chế biến dứa cô đặc Nghệ An

7

Nhà máy chế biến rau qủa Hà Tĩnh

8

Nhà máy nước dứa cô đặc Quảng Nam

3.000

9

Nhà máy rau quả Long Khánh,
Đồng Nai

4.000

4.000

5.000


2.000

4.000
3.000

10 Cty TPXK Tân Bình- TP HCM

10.000

11 Cty rau quả Tiền Giang

3.000

5.000

5.000

12 Cty TPXK Kiên Giang

3.000

5.000

5.000

42.000

26.000

20.000


Tổng

Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà


7

Các nhà máy chế biến dứa hiện nay ở nước ta nhìn chung đều nhập thiết
bị và công nghệ tiên tiến, do vậy các sản phẩm sản xuất ra đều đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu. Tuy nhiên, hầu hết các nhà máy mới chỉ sản xuất được một phần công
suất thiết kế, nguyên nhân chủ yếu là do chưa có đủ nguồn nguyên liệu.
Dứa quả

Rửa

Nước thải

Thiết bị trao đổi nhiệt xoáy trôn

Thuỷ phân
Ép
Nước rò rỉ, nước
rửa thiết bị

Máy lọc quay chân không
Trao đổi ion
Nước quả đục nhẹ

Cô đặc
Nước dứa đục cô đặc

Bể chứa nước thải

Hình 1.1. Quy trình công nghệ chế biến dứa có sử dụng enzym “nguồn Bộ
Công Nghiệp 2001” [24]
Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà


8

1.1.3. Thành phần của nước thải dứa và ảnh hưởng của nước thải dứa tới
môi trường
Trong quá trình sản xuất, nước đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là
một trong những yếu tố không thể thiếu, nước dùng để rửa nguyên liệu, để
pha chế, để rửa thiết bị, để thanh trùng, …. Trong quá trình đó chỉ có một
phần nước được tái sử dụng và một phần lớn phải thải bỏ.
Như chúng ta đã biết quả dứa có chứa thành phần dinh dưỡng cao trong
đó chủ yếu là các chất hữu cơ có khả năng hoà tan mạnh trong nước như:
Đường, các axit hữu cơ, các vitamin, các chất khoáng đa lượng và vi lượng …
Trong quá trình chế biến các hợp chất này tan vào nước rửa nguyên liệu, nước
rửa thiết bị. Do đó nước thải của nhà máy chế biến dứa có hàm lượng các chất
hữu cơ cao. Trong đó chứa chủ yếu là các loại đường, axit hữu cơ, vitamin tan
trong nước và một số chất khác …. Đây chính là nguồn dinh dưỡng tốt cho
các loài vi sinh vật phát triển. Nếu nước thải này không được xử lý trước khi
thải ra môi trường sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu:
- Nếu thải thẳng vào nguồn nước, quá trình phân hủy sinh học sẽ làm

cạn kiệt oxy ḥoà tan của nguồn nước.
- Quá trình phân huỷ sinh học yếm khí sinh ra nhiều khí thải độc hại
làm ô nhiễm không khí gây mùi khó chịu như khí: SH2, CH4…
- Làm ô nhiễm nguồn nước xung quanh nhà máy, lâu ngày sẽ ảnh
hưởng đến nguồn nước ngầm.
- Nếu không kiểm soát được sự phát triển của hệ vi sinh trong nước thải
sẽ dẫn đến khả năng phát triển của một số loài vi sinh vật gây bệnh.
Do vậy trước khi thải ra môi trường, nước thải cần phải được xử lý
bằng nhiều biện pháp khác nhau để giữ cho môi trường của chúng ta không bị
phá huỷ.
Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà


9

1.2. NƯỚC THẢI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.2.1. Phân loại nước thải [13]
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người
và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Thông thường nước thải được
phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng và được phân loại thành:
 Nước thải sinh hoạt: gồm nước thải từ các khu vực dân cư, khu vực
cơ quan bệnh viện, khách sạn, trường học, khu vui chơi giải trí. Nước thải
sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (cacbonhydrat,
protein, tinh bột…), chất dinh dưỡng đối với sinh vật (nitơ, photpho), các vi
sinh vật và các chất có mùi khó chịu (H2S, NH3). Đặc trưng của nước thải
sinh hoạt là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó có khoảng 58% là
các chất hữu cơ, 42% là các chất vô cơ và một lượng lớn các vi sinh vật.
 Nước thải nông nghiệp: nước thải khu vực nông nghiệp thường có

nồng độ chất thải thấp. Quá trình sản xuất nông nghiệp, nước thải thường thực
híện quá trình tự làm sạch. Tuy nhiên nhiều vùng do lạm dụng phân bón hóa
học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và nguồn phân chuồng không qua ủ làm cho
nguồn nước bị ô nhiễm và khó xử lý.
 Nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp có thể chia thành tám
loại tiêu biểu với mức độ độc hại và khó xử lý giảm dần: Công nghiệp hóa
chất, công nghiệp hóa lọc dầu, công nghiệp hóa sinh và dược phẩm, công
nghiệp giấy, lò giết mổ và chế biến thịt gia súc, công nghiệp chế biến sữa,
công nghiệp sản xuất bia và nước giải khát không cồn, công nghiệp sản xuất
đường, công nghiệp chế biến rau quả đóng hộp.
Nguồn nước thải công nghiệp thường đồng nhất hơn nước thải sinh
hoạt nhưng lại chứa nhiều chất thải nguy hại cho môi trường như các hóa chất
độc hại (kim loại nặng: Pb, Hg, Cr, Cd…), các chất hữu cơ khó phân hủy sinh
học (phenol, các chất hoạt động bề mặt…).
Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà


10

Riêng đối với ngành công nghiệp thực phẩm, thành phần nước thải chủ
yếu là các hợp chất hữu cơ như: protein, lipit, tinh bột, đường, xenluloza, axit
hữu cơ… đây chủ yếu là các hợp chất hữu cơ dễ phân giải, chúng là nguồn
dinh dưỡng của các loài vi sinh vật. Dựa vào khả năng phân huỷ rất nhanh các
hợp chất hữu cơ của các loài vi sinh vật, các nhà khoa học đã áp dụng phương
pháp xử lý sinh học để xử lý nước thải của các nhà máy chế biến thực phẩm.
1.2.2. Các phương pháp xử lý nước thải [ 13,18,42,43]
Nước thải thường chứa rất nhiều tạp chất có bản chất khác nhau. Tùy
thuộc vào đặc tính của nước thải và yêu cầu làm sạch nước thải để lựa chọn

các phương pháp xử lý thích hợp. Các phương pháp xử lý nước thải có phân
chia như sau:
• Phương pháp cơ học
• Phương pháp hóa lý
• Phương pháp hóa học
• Phương pháp sinh học
 Phương pháp cơ học
Phương pháp cơ học thường là giai đoạn xử lý cấp một (giai đoạn xử lý
sơ bộ) dùng để loại các vật rắn nổi có kích thước lớn và các tạp chất rắn
không tan trong nước. Các chất này có thể ở dạng vô cơ hoặc hữu cơ. Các
phương pháp xử lý cơ học thường dùng: lọc qua song chắn hoặc lưới, lắng,
cyclon thủy lực, lọc qua lớp cát và quay ly tâm.
 Phương pháp hoá học
Phương pháp hóa học cùng với phương pháp hóa lý được dùng để thu
hồi các chất hoặc khử các chất có ảnh hưởng xấu đối với giai đoạn làm sạch
sinh học sau này.
Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà


11

Phương pháp hóa học dựa trên cơ sở là các phản ứng hóa học, các quá
trình lý hóa diễn ra giữa chất ô nhiễm với các hóa chất bổ sung vào. Các phản
ứng xảy ra có thể là phản ứng oxy hóa khử, các phản ứng tạo chất kết tủa
hoặc các phản ứng phân hủy.
Phương pháp hóa học gồm: Phương pháp trung hòa
Phương pháp oxy hóa-khử
Phương pháp điện hóa học

 Phương pháp hoá lý
Phương pháp hóa lý để xử lý nước thải công nghiệp được dựa trên cơ sở
ứng dụng các quá trình: Keo tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thẩm thấu ngược, tuyển
nổi, trích ly, chưng bay hơi.
 Phương pháp sinh học
Phương pháp phổ biến và kinh tế nhất để xử lý nước thải chứa hàm
lượng chất hữu cơ cao là phương pháp sinh học. Các quá trình xử lý sinh
học sử dụng để phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong nước thải có thể chia
thành hai loại chính: Quá trình hiếu khí và quá trình yếm khí. Trong các hệ
thống hiếu khí, các vi sinh vật oxi hoá các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Còn
trong các hệ thống yếm khí không cần cung cấp oxy, vi sinh vật phân giải các
chất hữu cơ thông qua quá trình lên men [33].
Tuỳ theo hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải và các điều kiện
khác như: lưu lượng dòng thải, thành phần và tính chất nước thải, mặt bằng
xây dựng kinh phí cho phép, các điều kiện địa lý thuỷ văn, địa chất của nguồn
nước, nơi tiếp nhận nước thải, mức độ cần thiết xử lý nước thải mà có thể lựa
chọn các phương pháp khách nhau như: lên men yếm khí, xử lý hiếu khí bằng
lọc sinh học hoặc bùn hoạt tính [20].
Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà


12

Trong thực tế người ta thường kết hợp cả hai phương pháp xử lý yếm
khí và hiếu khí trong một công nghệ xử lý nước thải. Các phương pháp yếm
khí được sử dụng chủ yếu trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp có hàm
lượng chất hữu cơ cao (BOD5 = 1500 – 5000 mg/l), xử lý bùn, cặn, bã thải rắn
nhờ các vi khuẩn yếm khí phân huỷ các chất hữu cơ. Để thực hiện phương

pháp này có thể sử dụng phương pháp lọc yếm khí, bể ổn định tiếp xúc - hầm
biogas, hồ yếm khí.
1.2.2.1. Phương pháp hiếu khí xử lý nước thải bằng cấp khí tự nhiên
a. Cánh đồng tưới và cánh đồng lọc
Nước thải được đưa vào cánh đồng tưới bằng hệ thống cống. Các chất ô
nhiễm có trong nước thải được hấp thụ và giữ lại trong đất. Nhờ khu hệ vi
sinh vật tự nhiên có trong đất, chất thải bị phân huỷ thành các chất đơn giản
để cây trồng dễ hấp thụ. Nước thải sau khi ngấm vào đất, một phần được cây
trồng sử dụng, phần còn lại chảy vào hệ thống nước tiêu ra sông hồ hoặc bổ
sung cho nước ngầm [20].
b. Hồ sinh học
Hồ sinh học còn được gọi là hồ oxy hoá hoặc hồ ổn định. Biện pháp
dùng hồ ổn định là phương pháp phổ thông nhất khi có nhiều diện tích đất và
khi không đòi hỏi chất lượng cao đối với nước đầu ra sau khi xử lý. Có các
loại hồ sau:


Hồ tự làm sạch: Hồ chứa, hồ thấm lọc. Loại hồ này thường

không có cửa thải đi và lưu lượng nước vào không đáng kể.


Hồ hiếu khí: Nước thải chảy qua hệ thống hồ với vận tốc không

lớn. Nguồn oxy cung cấp cho hồ là sự làm thoáng không khí qua bề mặt hồ.
Các loại tảo và thực vật phù du cũng đóng một vai trò lớn trong việc cung cấp
Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà



13

oxy cho hồ. Độ sâu của hồ từ 0,5 – 1,5 m. Trong hồ nước thải được làm sạch
nhờ các quá trình tự nhiên bao gồm quang hợp của tảo và các quá trình oxy
hoá của vi khuẩn với tốc độ oxy hoá chậm, đòi hỏi thời gian lưu của nước thải
lớn (30-50 ngày, có khi lên tới 100 ngày) [18].
Loại hồ này thường sử dụng kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, chủ yếu là
cá. Hiệu suất xử lý nước thải đạt từ 65 – 70%. Tải trọng COD khoảng 100 –
300 kg/ha/ngày. Nhược điểm của hồ là không thể xử lý nước thải có hàm
lượng chất hữu cơ cao.


Hồ oxy hoá hiếu - yếm khí: Hồ còn có tên gọi là hồ hỗn hợp.

Đây là dạng phổ biến nhất, hồ có độ sâu từ 1,5 – 2,5 m. Trong hồ đồng thời
xảy ra ba quá trình:
- Oxy hoá các hợp chất hữu cơ ở lớp nước mặt, nơi có độ oxy hoà tan cao
do có sự khuếch tán bề mặt và một lượng nhỏ từ quang hợp của tảo.
- Quang hợp của tảo ở lớp nước phía trên nhờ năng lượng mặt trời.
- Phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ tan và không tan dưới dạng huyền
phù và cặn lắng ở lớp nước sâu cũng như trong lớp bùn đáy.
Hồ có hiệu quả xử lý khá cao: 85 – 95%. Khu hệ vi sinh vật trong hồ
gồm các động vật nguyên sinh, vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn yếm khí và tảo.
Trong hồ chúng có quan hệ tương hỗ và đóng vai trò cơ bản đối với sự
chuyển hoá các chất gây ô nhiễm [18, 20, 21].


Hồ xử lý cấp 3: Là các hồ dùng để xử lý dòng thải có hàm lượng


chất hữu cơ cao đã được xử lý trong bể phốt, hầm biogas, hoặc xử lý hiếu khí
chưa triệt để, nước thải chưa đạt tiêu chuẩn dòng thải loại B (COD > 100
mg/l, BOD5 > 50 mg/l). Trong hồ này diễn ra quá trình xử lý triệt để các hợp
chất hữu cơ, giảm chất rắn lơ lửng, nitơ và Fecal coliform… để đạt tiêu chuẩn
thải cho phép.
Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà


14

1.2.2.2. Phương pháp xử lý hiếu khí bằng cấp khí cưỡng bức
a. Lọc sinh học
Bể lọc sinh học là một hệ thống thiết bị sinh học trong đó vi sinh vật
được cố định trên lớp vật liệu xốp, tạo màng. Khi nước thải được cấp khí và
tiếp xúc với màng lọc sinh học, các chất hữu cơ bị oxy hoá, do vậy nước thải
được làm sạch. Bể gồm các bộ phận chính:
- Phần chứa vật liệu lọc (lớp đệm bằng đá hoặc các vật liệu khác như:
quả bóng nhựa, hoa nhựa, tấm nhựa tổng hợp… có đường kính trung bình 2030 mm và 30-80 mm).
- Hệ thống phân phối nước thải đảm bảo tưới đều nước trên toàn bộ bề
mặt lớp lọc.
- Hệ thống dẫn và phân phối khí bố trí dưới đáy bể lọc.
Bể lọc sinh học được phân thành các loại:
- Lọc nhỏ giọt (thông khí tự nhiên)
- Lọc tải lượng cao (thông khí nhân tạo)
- Tháp lọc, đĩa lọc sinh học
Vi sinh vật sử dụng trong quá trình lọc sinh học chủ yếu là vi khuẩn.
Mặc dù lớp màng này rất mỏng khoảng 1 – 3 mm nhưng cũng phân biệt thành
hai lớp: Lớp yếm khí ở sát bề mặt đệm và lớp hiếu khí ở bên ngoài. Các chất

hữu cơ được oxy hoá do cả hai quá trình hiếu khí và yếm khí. Thực chất của
quá trình lọc sinh học là nhờ hệ thống vi sinh vật hiếu khí và yếm khí phân
huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải khi nước thải chảy qua lớp màng sinh
học này [18]

Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà


15

So với hệ thống bùn hoạt hoá, lọc sinh học có ưu điểm là ít nhạy cảm
hơn đối với sự thay đổi tải trọng, tiêu tốn ít năng lượng hơn khi không có bộ
phận thông khí cưỡng bức, ưu điểm nữa của phương pháp lọc sinh học là
lượng bùn tạo ra ít. Thiết bị lọc có chiều cao lớn tiết kiệm được mặt bằng cần
thiết để xây dựng hệ thống xử lý. Tuy nhiên, hệ thống này đòi hỏi kinh phí
lớn, vận hành tương đối phức tạp và đặc biệt yêu cầu phải có khu hệ vi sinh
vật ổn định cho quá trình xử lý.
b. Bể Aeroten [18,19]
Bể Aeroten là hệ thống xử lý bằng cấp khí nhân tạo. Trong quá trình xử
lý, các vi sinh vật sinh trưởng, phát triển và tồn tại ở trạng thái huyền phù.
Quá trình xử lý nước thải được thực hiện trong bể oxy hoá có cấp khí. Việc
sục khí ở đây đảm bảo cho hai yêu cầu của quá trình:
- Đảm bảo độ oxy hoà tan cao, cung cấp đủ khí cho vi sinh vật sinh
trưởng và thực hiện quá trình oxy hoá các chất hữu cơ.
- Duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng trong nước xử lý, tạo ra
hỗn hợp huyền phù, giúp sinh vật tiếp xúc liên tục với các chất hữu
cơ hoà tan trong nước, thực hiện quá trình hô hấp hiếu khí làm sạch
nước thải.

Nếu không đủ điều kiện hiếu khí hoặc ngừng thổi khí, khuấy trộn các
hạt bùn sẽ kết lại thành khối và lắng xuống đáy.
Phương pháp xử lý bằng bể aeroten thực chất chính là sử dụng phương
pháp bùn hoạt tính. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là tạo điều kiện
hiếu khí cho quần thể vi sinh vật có trong nước thải phát triển thành bùn hoạt
tính. Nước thải trong bể được cung cấp không khí và lượng oxy sẽ được hòa
tan nhiều hơn đảm bảo cho nhu cầu oxy hóa các chất hữu cơ của các vi sinh
Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà


16

vật hiếu khí và hiếu khí tuỳ nghi. Theo dòng nước thải từ bể hiếu khí đến bể
lắng vi sinh vật tạo bông và kết lắng trong bùn hoạt tính. Từ bể lắng một phần
bùn hoạt tính được hồi lưu lại bể hiếu khí để duy trì hoạt động, phần còn lại
của bùn hoạt tính được đưa vào bể nén và tách bùn.
Quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính gồm các bước tóm tắt như sau:
+ Hấp phụ các chất hữu cơ hòa tan dạng keo và huyền phù vào trong
hoặc trên mặt các hạt bùn hoạt tính.
+ Các chất hữu cơ được phân hủy đến các sản phẩm cuối như CO2,
H2O, khoáng chất và sinh khối vi sinh vật mới.
+ Sự chuyển hóa các chất bởi các loại vi sinh vật và kết lắng bùn hoạt
tính có sự tham gia của các loại động vật nguyên sinh và các loài
khác trong nước xử lý.
+ Oxy hóa amoniac đến nitrit và đến nitrat bằng vi khuẩn nitrat hóa.
Hiệu suất xử lý nước thải trong bể aeroten và chất lượng bùn hoạt tính
phụ thuộc vào thành phần và tính chất của nước thải, điều kiện thuỷ động học
của các quá trình khuấy trộn, nhiệt độ, pH của nước thải, sự tồn tại các

nguyên tố dinh dưỡng và các yếu tố khác [21]. Phương pháp này vận hành
đơn giản, ổn định, an toàn, chi phí xây dựng thấp. Do vậy, hiện nay nhiều nhà
máy chế biến thực phẩm ở Việt Nam đã áp dụng biện pháp này để xử lý nước
thải trước khi thải ra môi trường (hình 1.2).

Luận văn thạc sỹ

Nguyễn Thị Hoà


×