Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Bài tập cá nhân 2 hình sự 1 đề 3 8 điểm khoảng 19 giờ ngày 0732009, nguyễn văn c (SN 1970) cùng đinh văn x và một số người khác ngồi uống rượu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.72 KB, 6 trang )

MỤC LỤC
Trang
ĐỀ BÀI
BÀI LÀM
1. Hãy phân tích các dấu hiệu mặt khách quan
của tội phạm mà C đã thực hiện?
2. Hãy phân tích lỗi của C trong trường hợp này?
3. Giả sử C là người chưa thành niên thì C có phải chịu
trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện không?

2
3
3
4
5

Sau khi tìm hiểu hệ thống các câu hỏi trong bài tập cá nhân 2, em xin lựa
chọn câu 3 để hoàn thiện bài tập cá nhân của mình.
ĐỀ BÀI
1


Khoảng 19 giờ ngày 07/3/2009, Nguyễn Văn C (SN 1970) cùng Đinh Văn X
và một số người khác ngồi uống rượu tại nhà chị Trần Thị H. Trong lúc uống rượu,
C và X xảy ra xô xát. X tức giận đánh 02 cái vào mặt C. Sau đó C và mọi người ra
về còn X ngủ lại tại nhà H. Khoảng 21 giờ 30 phút cùng ngày, C quay lại nhà H để
yêu cầu X phải xin lỗi. Khi đến nhà H, C gọi cửa nhưng H không mở, C liền nhặt
01 đoạn gậy tre dài 70cm, đường kính 04cm rồi đạp cửa xông vào nhà. Thấy X
đang nằm ngủ trên giường, C dùng gậy đánh vào đầu X, X vùng dậy chạy nhưng C
vẫn đuổi theo, tiếp tục dùng gậy đánh vào đầu và người X gây thương tích 8%.
Ngày 17/4/2009, X làm đơn yêu cầu khởi tố C về việc đã đánh mình gây thương


tích. C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1
Điều 104 BLHS. Hỏi:
1. Hãy phân tích các dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm mà C đã thực
hiện?
2. Hãy phân tích lỗi của C trong trường hợp này?
3. Giả sử C là người chưa thành niên thì C có phải chịu trách nhiệm hình sự về
hành vi đã thực hiện không?

BÀI LÀM
1. Hãy phân tích các dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm mà C đã thực
hiện?
2


Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những
biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Mặt
khách quan của tội phạm có những biểu hiện là hành vi khách quan của tội phạm,
hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả,
ngoài ra còn có các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội.
+) Hành vi khách quan của tội phạm được hiểu là những “biểu hiện” của con
người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức cụ thể nhằm đạt
những mục đích có chủ định và mong muốn. Theo luật hình sự Việt Nam, hành vi
khách quan của tội phạm có ba đặc điểm sau:
• Hành vi khách quan của tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội.
Trong tình huống này có tình tiết “thấy X đang nằm ngủ trên giường, C dùng
gậy đánh vào đầu X, X vùng dậy chạy nhưng C vẫn đuổi theo, tiếp tục dùng gậy
đánh vào đầu và người X gây thương tích 8%”. Hành vi dùng gậy đánh vào đầu và
người X của C đã xâm hại đến quan hệ nhân thân được luật hình sự bảo vệ. Vì vậy,
hành vi trên là hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội.
• Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và ý chí.

Trong tình huống này, có thể thấy hành vi dùng gậy đánh vào đầu và người X
của C là hoạt động có ý thức và ý chí. Có ý thức vì hành vi trên được ý thức của C
kiểm soát. Có ý chí vì hành vi trên được ý chí của C điều.
• Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự.
Hành vi dùng gậy đánh vào đầu và người X của C thỏa mãn đầy đủ những
đặc điểm của hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều
104 BLHS. Do vậy, hành vi của C là hành vi trái pháp luật hình sự.
Hành vi của C là hành động (phạm tội). Hành động này là động tác đơn giản
(dùng gậy đập vào đầu và người X) xảy ra trong thời gian ngắn và thông qua công
cụ là gậy tre tác động vào X.
+) Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho
quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự.
Trong tình huống này, thiệt hại do hành vi của C gây ra là thiệt hại về thể
chất, rõ hơn là hành vi dùng gậy đánh vào đầu và người của C đã gây thương tích
8% cho X.
+) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy
hiểm cho xã hội có thể được hiểu là mối quan hệ giữa các hiện tượng trong đó một
hiện tượng được gọi là nguyên nhân (là hành vi khách quan) làm phát sinh một
hiện tượng khác là kết quả (là hậu quả của tội phạm).
Những căn cứ cho phép khẳng định sự tồn tại quan hệ nhân quả giữa hành vi
và hậu quả đã xảy ra như sau:
• Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội
về mặt thời gian.
3


Trong tình huống này, C đánh X, sau đó X bị thương tích 8%. Hành vi của C
xảy ra trước hậu quả và điểu này là căn cứ đầu tiên cần thiết cho việc kiểm tra sự
tồn tại của mối quan hệ nhân quả.
• Hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một

hoặc nhiểu hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát
sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Trong tình huống này, hành vi đánh X của C có khả năng gây thương tích cho X.
• Hậu quả nguy hiểm đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng
thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật.
Hành vi đánh X của C có khả năng gây thương tích cho X đã xảy ra đúng trên
thực tế và X đã bị thương tích 8%.
+)Những nội dung biểu hiện khác của mặt khách quan của tội phạm.
Trong trường hợp này:
• Công cụ: 1 đoạn gậy tre dài 70 cm, đường kính 04cm.
• Thời gian: khoảng 21 giờ 30 phút ngày 07/3/2009.
Hãy phân tích lỗi của C trong trường hợp này?
Ta có thể khẳng định lỗi của C trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp.
Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý
hoặc vô ý. Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả
của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra (Điều 9 BLHS).
Trong trường hợp này, ta đi xét 2 dấu hiệu sau:
• Về lí trí: Khi C dùng gậy đập vào đầu và người X thì C biết được hành
vi của mình là gây nguy hiểm cho X. Và để đánh X thì C đã sử dụng
công cụ là gậy tre. Đây là tình tiết tạo nên tính tất gây thiệt hại của
hành vi. Và khi C dùng gậy đập vào đầu và người X thì C dự kiến được
hành vi của mình sẽ gây thương tích cho X. Thấy trước được X sẽ bị
thương tích bởi hành vi của mình là kết quả và là sự cụ thể hóa sự nhận
thức tính chất nguy hiểm cho xã hội về hành vi cố ý gây thương tích
của X. Mặt khác, C nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của
hành vi của mình là cơ sở cho việc thấy trước được hậu quả của hành vi
do C gây ra là tình trạng thương tích của X. Vậy C nhận thức rõ tính
chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và thấy trước hậu quả

của hành vi đó cho nên hành vi của C là cố ý.
• Về ý chí: Trong trường hợp này, hậu quả X bị thương tích của hành vi
phạm tội mà C đã thấy trước hoàn toàn phù hợp với mục đích làm
thương X - phù hợp với mong muốn của C. Ta có thể khẳng định như
2.

4


vậy vì tình tiết “C dùng gậy đánh vào đầu X, X vùng dậy chạy nhưng C
vẫn đuổi theo, tiếp tục dùng gậy đánh vào đầu và người X”. Ở đây,
hành vi đuổi theo của C đã cho ta thấy được mong muốn X bị thương
tổn của C.
Vậy xét về 2 dấu hiệu lí trí và ý chí ta khẳng định lại lỗi của C trong trường
hợp này là lỗi cố ý trực tiếp.
3. Giả sử C là người chưa thành niên thì C có phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi đã thực hiện không?
Trong trường hợp C là người chưa thành niên thì ta có có 3 trường hợp cần
phân tích.
• Với trường hợp C đủ 16 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 18 tuổi.
Theo khoản 1 Điều 12 BLHS “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm”. Do đó, trong trường hợp này thì C phải chịu
trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện.
• Với trường hợp C đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi.
Theo khoản 2 Điều 12 BLHS “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16
tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Theo dữ kiện đề bài, C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương
tích theo khoản 1 Điều 104 BLHS. Theo khoản 1 Điều 104 BLHS, mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội cố ý gây thương tích là 3 năm. Và theo khoản 3

Điều 8 BLHS, tội của C là tội ít nghiêm trọng. Vậy, trong trường hợp này thì C
không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đã thực hiện.
• Với trường hợp C dưới 14 tuổi.
Tuy trong BLHS không quy định đối với người dưới 14 tuổi nhưng ta khẳng
định trong trường hợp này thì C không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi
đã thực hiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Bộ luật hình sự (sửa đổi,bổ sung năm 2009), Nxb Lao động - Xã hội.
Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công

3.

an nhâ dân, năm 2007.
PGS.TS. Nguyễn Nọc Hòa, Mô hình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an
nhân dân, năm 2003.

5


4.

“Mặt khách quan của tội phạm”,
ngày truy cập 6/4/2013.

6




×