Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Ứng dụng công nghệ thông tin tạo bài giảng thân thiện trong dạy học phân môn tập đọc lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠO BÀI GIẢNG
THÂN THIỆN TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NGA VỊNH

Người thực hiện: Mai Đức Tám
Chức vụ : Giáo Viên
Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Nga Vịnh
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Tiếng Việt

THANH HÓA, NĂM 2018
1


MỤC LỤC
Mục

Tiêu đề

Trang

1

MỞ ĐẦU

1


1.1

Lí do chọn đề tài

1

1.2

Mục đích nghiên cứu

1

1.3

Đối tượng nghiên cứu

2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

2

NỘI DUNG

3


2.1

Cơ sở lí luận

3

2.2

Thực trạng

4

2.3

Giải pháp giải quyết vấn đề

5

2.3.1 Xây dựng các tiêu chí về bài giảng điện tử thân thiện

5

2.3.2 Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học

6

2.3.3 Sử dụng tranh, ảnh có hiệu quả trong dạy học Tập đọc lớp 5

6


2.3.4 Xây dựng và soạn giáo án trình chiếu phù hợp để tạo bài giảng
thân thiện

7

2.4

Hiệu quả

16

3

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17

3.1

Kết luận

17

3.2

Kiến nghị

17

2



1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì hội nhập và phát triển mạnh mẽ.
Điều này đòi hỏi ngành giáo dục phải không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong
những năm qua, Bộ giáo dục và Đào tạo đã phát động đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục để phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh. Bản thân
là một giáo viên, tôi cũng nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc đổi
mới giáo dục. Vì vậy tôi luôn trăn trở, tìm tòi các biện pháp, phương pháp dạy
học để làm sao mỗi bài dạy đạt hiệu quả cao nhất.
Như vậy đổi mới dạy học không còn là nội dung mới. Trong nhiều năm
nay, vấn đề này được quan tâm, đã được triển khai và vận dụng trong các nhà
trường nhưng việc thực hiện đôi khi còn mang tính hình thức, chưa đạt được
hiệu quả như mong muốn. Trong giảng dạy môn Tiếng Việt, giáo viên dạy vẫn
mang tính áp đặt, truyền đạt một chiều, còn học sinh thì tiếp nhận kiến thức một
cách thụ động, không tư duy, sáng tạo, học theo lối học vẹt mà không phát huy
vai trò cá nhân. Vì vậy mà giờ học Tiếng Việt nói chung và tiết Tập đọc nói
riêng trở nên trầm lắng, nhàm chán, mệt mỏi, không thu hút được sự chú ý của
học sinh.
Một số phương tiện kĩ thuật dạy học đã được áp dụng và bước đầu thể
hiện được hiệu quả tích cực trong giờ dạy. Tuy nhiên do tính chất cầu kì trong sử
dụng, mất thời gian trong việc chuẩn bị nên việc vận dụng vào thực tế giảng dạy
còn chưa nhiều. Để hưởng ứng hơn nữa phong trào “Tăng cường ứng dụng
CNTT và Tin học trong dạy học”. Tập thể cán bộ, giáo viên trường Tiểu học
Nga Vịnh đã nhận thức được rằng: việc ứng dụng CNTT phục vụ cho việc đổi
mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực nhất, hiệu quả
nhất. Bản thân tôi, mặc dù kiến thức về CNTT còn có những hạn chế nhất định,
song tôi cũng đã cố gắng tìm tòi, học hỏi để ứng dụng CNTT trong công tác

giảng dạy. Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học? Làm thế nào để giúp
học sinh tự tin, mạnh dạn, tích cực, chủ động và sáng tạo trong mỗi giờ học? Đó
là điều mà tôi luôn trăn trở. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ
thông tin tạo bài giảng thân thiện trong dạy học phân môn Tập đọc lớp 5”.
Qua đó cũng góp một phần nhỏ vào thực hiện hai phong trào thi đua mà Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã và đang phát động.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tiết Tập đọc có vai trò rất quan trọng trong môn Tiếng việt, nó giúp cho
học sinh rèn luyện khả năng nghe, nói, đọc, viết và tư duy. Khi viết sáng kiến
này, tôi mong được đóng góp ý kiến của mình để nâng cao chất lượng giờ dạy
tập đọc trong nhà trường, giúp giáo viên có thêm biện pháp dạy học để gây được
hứng thú cho học sinh.

1


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Dựa vào điều kiện thực tế của nhà trường, tôi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm này cho học sinh khối 5 trường Tiểu học Nga Vịnh.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: muốn đề xuất biện
pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin tạo bài giảng thân thiện trong dạy học
phân môn Tập đọc lớp 5” để nâng cao hiệu quả tiết dạy phải dựa trên cơ sở
chủ yếu là cơ sở lý thuyết. Bởi vậy, tôi phải nghiên cứu lý thuyết dạy học nói
chung và dạy Tập đọc nói riêng.
Phương pháp khảo sát thực tế: Dùng phương pháp này để xác định thực
trạng của vấn đề dạy Tập đọc tại trường tiểu học Nga Vịnh để từ đó đưa ra biện
pháp cho phù hợp.
Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: khảo sát chất lượng phân môn Tập
đọc trước và sau khi áp dụng sáng kiến để thấy được hiệu quả của biện pháp

được đưa ra.

2


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề
Ban chấp hành TW Đảng khoá IX đã có định hướng cho phát triển giáo
dục “Tập trung chỉ đạo phát triển giáo dục và đào tạo khoa học công nghệ thực
sự ngang tầm là quốc sách hàng đầu”. Nhà nước đã có Nghị định số 64/2007
NĐ- CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan Nhà nước và Chỉ thị số 55/2008 CT- BDG ĐT ngày
30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo
và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008- 2012. Văn bản số
9772/ BDGĐT – CNTT kí ngày 20/10/2008 Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
CNTT năm học 2011-2012.
Vì vậy chúng ta cần phải đồng thời quan tâm đặc biệt đến cả hai vấn đề.
Đó là: đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều hình thức nhằm giúp cho học
sinh phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo, có ý chí tự lực trong quá trình lĩnh
hội kiến thức; đồng thời cũng cần phải xây dựng trường học thân thiện - thân
thiện trên từng trang giáo án.
“Thân thiện” là có tình cảm tốt, đối xử tử tế, và thân thiết với nhau. “Thân
thiện” đã hàm chứa sự bình đẳng, dân chủ về pháp lí và sự đùm bọc, cưu mang
đầy tình người về đạo lí. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ mệnh của nhà trường và
thiên chức của giáo viên đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ không dừng ở thái độ
bề ngoài trong quan hệ đối xử.
Xây dựng “Trường học thân thiện” nghĩa là phải:
+ Học tốt: Động viên và tiếp nhận tất cả các trẻ em ở độ tuổi đến trường, đảm
bảo học tập hết cấp học; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, an toàn; từng
bước nâng cấp cơ sở vật chất, xây dựng trường học khang trang xanh – sạch –

đẹp; thầy đổi mới phương pháp dạy học, trò học tập hứng thú; giảm lưu ban, bỏ
học để nâng cao hiệu quả giáo dục.
+ Đẩy mạnh việc “chơi mà học”: Nâng cao chất lượng các hoạt động thể thao,
văn hoá, văn nghệ, vui chơi trong đó coi trọng việc đưa trò chơi dân gian, các
hoạt động tập thể vui mà học phù hợp với lứa tuổi vào nhà trường.
Thân thiện giữa tập thể sư phạm, nhất là các thầy, cô với các em học sinh.
Thầy cô cùng các bộ phận khác trong nhà trường đều hoạt động theo phương
châm: “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Từ đó, trò sẽ quý mến, kính trọng thầy cô.
Sự thân thiện của các thầy, cô với các em là “khâu then chốt”, và mỗi thầy cô
giáo phải thể hiện được sự thân thiện ấy ở các mặt sau:
Tận tâm trong giảng dạy và giáo dục các em. Muốn vậy, phải mạnh dạn
chuyển lối dạy cũ thụ động “thầy đọc-trò chép”, “thầy giảng, trò nghe” sang lối
dạy “thầy tổ chức, trò hoạt động”, “thầy chủ đạo, trò chủ động”, “thầy trò tương
tác” với quan điểm “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” và “dạy học cá thể”.
Có vậy mới phát huy được tính tự giác, tích cực học tập của các em, mới thực
hiện được việc quan tâm đến từng em học sinh, nhất là đối với các em có hoàn
cảnh khó nhăn, các em học sinh “cá biệt”.
Phải coi trọng việc giáo dục bình đẳng giới để các học sinh nam, nữ biết
quý trọng nhau, sống hoà đồng với nhau. Phải rèn kĩ năng sống cho học sinh
thích ứng với xã hội hiện đại ngày nay, bởi cuộc sống nhà trường là cuộc sống
3


thực, là một xã hội thu nhỏ. Đừng để trò phải “ngơ ngác” trước cuộc sống xã hội
đang từng ngày đổi thay, từng ngày hiện đại.
2.2. Thực trạng của vấn đề
2.2.1. Đối với giáo viên
Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy và làm đồ dùng dạy học ở trường
Tiểu học Nga Vịnh đang còn nhiều hạn chế. Do công việc này đòi hỏi phải có
trình độ về CNTT, lại mất nhiều thời gian và công sức tìm tòi, khai thác thông

tin, hình ảnh, nội dung phù hợp với từng môn học, bài học.
Nhiều giáo viên cho rằng dạy học Tập đọc ở Tiểu học, đặc biệt là dạy học
Tập đọc ở lớp 5 không cần thiết phải tốn công sức để ứng dụng CNTT, chỉ cần
dạy “chay”, làm sao cho học sinh đọc được và nắm được nội dung bài học là
được. Hơn nữa một số giáo viên chưa nhận thức đúng việc ứng dụng CNTT vào
dạy học vì cho rằng đây là việc làm chưa thật cần thiết, dẫn đến việc chưa có
nhiều giáo viên ứng dụng CNTT để soạn giáo án trình chiếu.
Bản thân khi dạy học Tập đọc phải thể hiện sự thân thiện cao trong cách
truyền đạt hay trong lời nói, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên. Sự thân thiện trong
cách đánh giá, trong từng nội dung bài học phù hợp để học sinh mạnh dạn, tự
tin, cởi mở trong học tập; phải liên hệ được những nét đẹp văn hoá lịch sử và nét
đẹp thiên nhiên của quê hương đất nước nói chung và của địa phương nói riêng.
Song hầu hết giáo viên chưa nhận thức đúng đắn được vai trò quan trọng này
trong dạy học phân môn Tập đọc ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng. Vì
vậy mà dạy học Tập đọc chưa “thân thiện”, chưa giúp học sinh học tập tích cực,
phát huy sự sáng tạo, tìm tòi cho các em. Như vậy là chưa đáp ứng được hai
phong trào thi đua mà BGD&ĐT đã đề ra trong giáo dục.
Hơn nữa cơ sở vật chất ở nhà trường còn nhiều thiếu thốn, chỉ có 1 bộ
máy chiếu, chưa có máy Scan, máy chụp ảnh để phục vụ, hỗ trợ cho giáo viên
trong công tác giảng dạy ứng dụng CNTT trong dạy học.
2.2.2. Đối với học sinh
Học sinh lớp tôi chủ nhiệm phần đa là con em nhà nông ở một xã nghèo
nên việc được tiếp xúc với CNTT rất ít. Các em mới chỉ được tiếp xúc gián tiếp
với CNTT qua tivi, đài, báo. Hơn nữa học sinh vẫn chưa được tiếp xúc với việc
học Tập đọc mà giáo viên sử dụng giáo án trình chiếu. Chính vì vậy mà các em
ngay đầu năm vẫn còn rụt rè, thiếu tự tin trong học tập. Việc giao tiếp “thân
thiện” giữa học sinh với giáo viên còn hạn chế. Nên chất lượng trong việc dạy
học phân môn Tập đọc nói riêng và học bộ môn Tiếng Việt nói chung là chưa
cao.
Đầu năm khảo sát chất lượng phân môn Tập đọc, kết quả như sau:


Tổng số HS
24

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

%

SL

%

SL

%

3

12,5

10

41,6


11

58,3

4


Từ kết quả thực trạng trên cho thấy, chất lượng của học sinh nói chung
còn yếu trong học Tập đọc. Vì vậy mà tôi đưa ra kinh nghiệm “Ứng dụng công
nghệ thông tin tạo bài giảng thân thiện trong dạy học phân môn Tập đọc
lớp 5”. Với mong muốn giúp học sinh mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ động, sáng
tạo trong học tập và trong giao tiếp. Từ đó sẽ nâng cao hiệu quả dạy học Tập đọc
nói riêng và dạy học môn Tiếng Việt ở lớp 5 nói chung, đáp ứng được mục tiêu
giáo dục hiện nay.
2.3. Giải pháp giải quyết vấn đề
Để thực hiện “Ứng dụng CNTT tạo bài giảng thân thiện trong dạy học
phân môn Tập đọc 5”, tôi đã và đang tiến hành một số giải pháp sau:
2.3.1. Xây dựng các tiêu chí về bài giảng điện tử thân thiện
a. Các tiêu chí về mặt khoa học
Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với một bài giảng điện tử. Tiêu
chí về mặt khoa học thể hiện tính chính xác về nội dung chứa đựng trong bài
giảng. Nội dung của bài giảng phù hợp với chương trình đào tạo, phù hợp với
kiến thức và kĩ năng của học sinh. Các hình ảnh, tư liệu, ngôn ngữ hay câu hỏi
phải chính xác, phù hợp hợp nội dung bài học, với chương trình hiện hành, với
xã hội hiện đại. Nội dung của bài giảng điện tử phải giúp học sinh có khả năng
hiểu rõ và tốt nhất nội dung bài học. Từ đó học sinh có khả năng và kĩ năng đọc
hiểu tốt nhất.
b. Các tiêu chí về mặt lí luận dạy học
Một bài giảng điện tử phải thực hiện được những chức năng lí luận dạy
học mà phần mềm đảm nhận. Bài giảng điện tử phải thực hiện đầy đủ các hoạt

động của quá trình học, từ khâu giới thiệu bài (sử dụng tranh ảnh, nội dung liên
quan đến bài học), hướng dẫn luyện đọc (luyện đọc đúng, tìm hiểu từ ngữ khó
của bài, luyện đọc câu văn dài), hướng dẫn tìm hiểu bài (tìm hiểu câu hỏi của bài
đọc để rút ra nội dung bài học), luyện đọc lại (hướng dẫn luyện đọc những đoạn
văn hay của bài, đọc lại thật tốt toàn bài), liên hệ thực tế của địa phương (nếu
có). Nội dung của bài giảng điện tử phải gắn liền chương trình, cấu trúc tổng thể
của bài giảng phải hợp lí, cần có những minh chứng cụ thể cho các nội dung cần
truyền thụ. Tiến trình của một tiết học phải được thể hiện rõ ràng trong bài giảng
điện tử.
c. Các tiêu chí về mặt sư phạm
Bài giảng điện tử cần phải thể hiện rõ tính ưu việt về mặt tổ chức dạy học
với hình thức lớp – bài truyền thống. Những ưu việt của giáo án trình chiếu
trong bài giảng phải có tác dụng gây động cơ học và tích cực hoá hoạt động học
tập của học sinh. Thông qua việc trình bày kiến thức một cách trực quan, dễ hiểu
những chương trình mô phỏng để giúp học sinh đọc - hiểu bài tốt, khắc sâu nội
dung học tập. Bài giảng điện tử phải thể hiện một cách tường minh việc giao
nhiệm vụ học tập một cách hợp lí theo tiến trình logic của bài giảng, có tính chất
nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ, giải quyết. Đồng thời phải giúp cá biệt hoá học
tập của học sinh, tạo môi trường để học sinh có thể làm việc theo nhóm, cá nhân.
Các bài giảng điện tử phải có phần luyện tập mở rộng, liên hệ thực tế giúp học
sinh hình thành và rèn luyện kĩ năng, khắc sâu kiến thức đã lĩnh hội và khả năng
5


vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
d. Các tiêu chí về mặt kĩ thuật
Giao diện trên màn hình phải thân thiện, các đối tượng phải sắp xếp một
cách hợp lí với sự phát triển của nội dung bài giảng. Việc sử dụng các tương tác
âm thanh, màu sắc phải hợp lí, không quá lạm dụng khả năng biểu diễn thông tin
dưới dạng hình ảnh của máy tính. Một tiêu chí rất quan trọng đối với bài giảng

điện tử đó là tính dễ sử dụng, sự ổn định của phần mềm và khả năng thích ứng
tốt với các hệ thống máy tính, các hệ điều hành khác nhau. Bài giảng điện tử
phải có phần hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt để cho người dùng dễ sử dụng.
Trong bài giảng điện tử phải có các nút điều khiển để giáo viên dễ dàng định vị
đến một nội dung cần thực hiện, các chức năng siêu liên kết phải được khai thác
triệt để góp phần mở rộng thông tin liên quan đến bài học.
2.3.2. Sử dụng bài giảng điện tử trong dạy học
Chúng ta cần phải hiểu đúng về “bài giảng điện tử”, là để hỗ trợ trong
dạy học chứ không phải dùng “bài giảng điện tử” biến thành một buổi trình
chiếu cho học sinh xem. Qua thực tế tiến hành các bài giảng điện tử cho thấy
rằng việc sử dụng các bài giảng điện tử cũng cần có những thiết bị truyền thống
hỗ trợ như bảng viết, lời giải thích, lời liên kết, chuyển ý hay những câu hỏi nhỏ.
Vì không phải những gì diễn ra trong giờ học đều được đưa vào “bài giảng điện
tử”
Khi sử dụng bài giảng điện tử thì hình thức tổ chức dạy học truyền thống
đã được thay đổi. Các phương tiện dạy học hiện đại hơn, các thiết bị ngoại vi
cũng đòi hỏi nhiều hơn và đặc biệt là giáo viên phải đầu tư rất nhiều công sức để
soạn các bài giảng điện tử. Tuy nhiên các bài giảng điện tử sau khi đã đáp ứng
được yêu cầu và đưa vào sử dụng thì dễ dàng bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện và
đặc biệt thuận lợi trong việc chuyển giao, phổ biến đến cho học sinh và đồng
nghiệp.
2.3.3. Sử dụng tranh, ảnh có hiệu quả trong dạy học Tập đọc lớp 5
Tranh ảnh đều được con người cảm nhận bằng thị giác, chúng ta thấy
được thông tin rồi sau đó chuyển về não để cảm nhận một cách chân thực nhất.
Từ đó đưa ra những phản xạ, cảm nhận về tranh, ảnh mà ta vừa thu nhận.
Tác dụng của việc sử dụng tranh, ảnh trong dạy Tập đọc lớp 5: tranh, ảnh
đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong các phương tiện dạy học. Bởi lẽ tranh,
ảnh mang lại cái nhìn trực quan và cụ thể nhất đến với học sinh. Học sinh dễ tiếp
thu trong quá trình nhận thức, hỗ trợ việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu
tượng của kiến thức. Tranh, ảnh cũng có khả năng cung cấp thông tin một cách

đầy đủ hơn khi sách giáo khoa chưa trình bày đến nó. Tranh, ảnh có tác dụng
minh họa cho các khái niệm, quá trình. Nó phát huy mọi giác quan của người
học, khiến tăng độ tin cậy và khắc sâu kiến thức. Và cuối cùng tranh, ảnh góp
phần không nhỏ trong việc cải tiến phương pháp dạy học của giáo viên và hình
thức học của học sinh theo hướng tích cực.
Vận dụng tranh, ảnh vào các bài Tập đọc: Trong hệ thống SGK Tiếng Việt
lớp 5 chủ yếu là tranh minh họa, còn lại một số ít là những ảnh chụp giới thiệu
6


quang cảnh. Để giới thiệu bài học tôi sử dụng hệt thống tranh, ảnh trong SGK.
Tuy nhiên để mở rộng kiến thức cho học sinh, để khai thác các từ ngữ trong bài
Tập đọc, tôi sử dụng tranh, ảnh mình sưu tầm thêm sẽ giúp các em tiếp nhận
thông tin một cách cụ thể, rõ ràng hơn. Sử dụng tranh, ảnh trưng bày theo cách
truyền thống sẽ cồng kềnh, khó bảo quản, tốn kém. Việc ứng dụng CNTT , trình
chiếu các hình ảnh trên Slide đã giúp tôi sưu tầm được nhiều hình ảnh đẹp và
sinh động, hấp dẫn mà lại dễ lưu giữ, bảo quản.
2.3.4. Xây dựng và soạn giáo án trình chiếu phù hợp để tạo bài giảng thân
thiện
Không phải bài học nào cũng làm được đồ dùng dạy học và giáo án trình
chiếu. Chính vì vậy, giáo viên phải chọn lựa nội dung, kiến thức phù hợp trong
việc ứng dụng CNTT để tạo ra những đoạn clip ảnh hay tạo các slide hình, slide
chữ sinh động, hấp dẫn phù hợp đặc điểm lứa tuổi học sinh, với nội dung bài
học. Từ đó, giúp học sinh chủ động, tích cực học tập, có kĩ năng sống, có vốn
hiểu biết sơ giản về những nét đẹp văn hoá, lịch sử, con người và thiên nhiên đất
nước, địa phương. Như vậy sẽ tạo được hiệu quả giờ học cao nhất.
Phải biết khai thác và sử dụng Internet tìm kiếm thông tin, tư liệu, hình
ảnh để chọn lựa thông tin, tư liệu làm đồ dùng dạy học và soạn giáo án trình
chiếu. Đặc biệt sử dụng hình ảnh, tư liệu về cảnh đẹp thiên nhiên, văn hoá lịch
sử địa phương giúp học sinh có sự liên hệ thực tế, tạo mối quan hệ thân thiện,

nhẹ nhàng, gần gũi với cuộc sống học sinh
Dạy học Tập đọc ở Tiểu học, nhất là ở lớp 5 giáo viên cần phải cố gắng
tạo và rèn cho mình một tác phong nhẹ nhàng, gần gũi. Ngôn ngữ trong sáng,
truyền cảm, cử chỉ dịu dàng, thân thiện; đánh giá tích cực, công bằng.
Xây dựng một số bài giảng điện tử giúp học sinh luyện đọc tốt, hiểu nghĩa
từ ngữ, các địa danh, hiểu nội dung bài học một cách trực quan, cụ thể, sinh
động, hệ thống, gắn kết. Từ đó hình thành và rèn luyện kĩ năng đọc đúng, đọc –
hiểu, đọc diễn cảm tốt nhất cho học sinh. Giúp học sinh khắc sâu kiến thức đã
lĩnh hội, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với đối tượng học sinh và
gắn chặt với nét đẹp truyền thống văn hoá lịch sử, của địa phương.
a.Ví dụ 1:Mô phỏng qua bài “Tranh làng Hồ” – Sách Hướng dẫn học Tiếng
Việt 5- tập 2A (trang144)
Đây là bài Tập đọc thuộc chủ điểm “Nhớ nguồn”, ca ngợi những nghệ
nhân dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hóa truyền thống của dân tộc. Qua
đó nhắc nhở các em biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hóa
dân tộc.
Tôi sử dụng slides nghệ nhân làng Hồ đang in tranh trình chiếu cho học
sinh quan sát để giới thiệu tranh dân gian làng Hồ - một loại vật phẩm văn hóa
đặc sắc của dân tộc.

7


Nghệ nhân làng Hồ đang in tranh
Để giúp học sinh nắm được tranh làng Hồ lấy đề tài quen thuộc trong
cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. Sau khi học sinh dựa vào bài học
để trả lời tôi trình chiếu một số bức tranh làng Hồ để các em có cái nhìn trực
quan sinh động.

Tranh Gà – Đông Hồ

GV giới thiệu: Bức tranh Đông Hồ “Đàn gà mẹ con” miêu tả cảnh đàn gà
con quây quần quanh mẹ là ước muốn một cuộc sống sung túc bình an vô sự,
con đàn cháu đống. Người ta thường tặng cho vợ chồng mới cưới để chúc họ
sớm có con.

Đàn lợn âm dương
GV giới thiệu: Tranh dân gian Đông Hồ Lợn đàn được đánh giá cao là
bức tranh mang hình thái đẹp đẽ với lời chúc cho sự no ấm, sung túc và một năm
8


mới phát tài, phát lộc (ngày xưa thường gọi là tranh tết). Qua hình ảnh đàn lợn
mẹ con cũng như những xoáy âm dương thể hiện sự hài hòa, sinh sôi, phát triển.

Tranh Em bé ôm gà – Đông Hồ
GV giới thiệu: Nhìn khuôn mặt bầu bĩnh, rạng rỡ của các em bé và con
gà, con ngan béo mập, người xem đã hình dung ra cảnh được mùa, thóc đầy bồ,
gà đầy sân của nhà nông. Mong tăng thêm hạnh phúc cho họ, tác giả đề chữ
“Vinh hoa, phú quý”. Bé trai ôm con gà, bên cạnh là những bông cúc (kê – cúc)
– ước nguyện một tương lai vinh hiển sẽ đến.

Hứng Dừa – Tranh Đông Hồ
GV giới thiệu: Trụ cột gia đình phải là người cha như thân cây dừa mọc
thẳng hiên ngang giữa đất cằn sỏi đá. Trèo dừa là công việc vất vả và nguy hiểm,
người làm cha đã dũng cảm trèo lên hái bưởi cho vợ con.
9


Bức tranh Đám cưới chuột
GV giới thiệu: Trong bức tranh “Đám cưới chuột” nhân vật mèo đại diện

cho cường hào ác bá, họ hàng nhà chuột – đại diện cho người dân thấp cổ bé
họng cả đời không được sống yên thân vì lo sợ sẽ bị mèo ăn thịt. Ngay đến ngày
cưới, ngày vui của gia đình, họ hàng nhà chuột cũng phải đem vật cống nạp cho
mèo (cá, chim) thì mới mong đám cưới diễn ra suôn sẻ. Nhìn vào bức tranh ta
thấy thực trạng tham ô, hối lộ, hống hách trong xã hội xưa.
Giáo viên chốt: Ngày nay tranh Đông Hồ đang được phục dựng lại và
được mọi người yêu thích. Sự yêu thích của mọi người dành cho tranh Đông Hồ
không chỉ bởi sự độc đáo, gần gũi, vui tươi, hóm hỉnh mà còn bởi ý nghĩa mang
tính thời sự của nó. Những bức tranh thể hiện ước vọng no đủ, thể hiện sự sum
họp, sinh sôi nảy nở… thì không chỉ người xưa mà người nay chúng ta cũng
mong ước. Hay bức tranh “Đám cưới chuột” đến ngày nay vẫn mang tính thời
sự, nó đả kích vào thói tham ô, tệ những nhiếu trong xã hội ngày nay.
Để giúp học sinh nắm được kĩ thuật tạo màu đặc biệt của tranh làng Hồ.
Màu đen lấy từ những gì gần gũi quen thuộc như than của rơm, cói, lá tre… là
những vật gần gũi quen thuộc với học sinh Trường Tiểu học Nga Vịnh nên tôi
không cần dùng hình ảnh trình chiếu. Nhưng với kĩ thuật làm “màu trắng điệp”
làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp. Kĩ thuật này xa lạ và trừu tượng với học
sinh nên tôi dùng hình ảnh sau để trình chiếu cho học sinh thấy trực quan, cụ thể
hơn.
10


Một trong những nguyên liệu chính tạo nên màu sắc của tranh Đông Hồ:
vàng (hoa hòe), trắng (vỏ điệp), đỏ (sỏi son, gỗ vang) - từ trái qua phải.
Nếu có thời gian, tôi dùng một đoạn video cài vào bài giảng để chiếu cho
học sinh xem.
Phần liên hệ thực tế: Tôi đưa ra câu hỏi: Ở Nga Sơn nói riêng và tỉnh
Thanh Hóa nói chung có những nghề và làng nghề truyền thống nào? (Học sinh
nêu: Nghề làm chiếu cói Nga Sơn, Nghề Làm bánh gai – Tứ Trụ - Thọ Xuân,
nghề đúc đồng Đông Sơn…). Tôi tiếp tục dùng hình ảnh thực tế trình chiếu cho

học sinh quan sát để giúp các em nhận thức tốt hơn về một số nghề truyền thống
và làng nghề truyền thống ở Nga Sơn và Thanh Hóa.

Chiếu cói Nga Sơn – Thanh Hoá nổi tiếng từ xưa và đã đi vào ca dao
của người Việt Nam.
“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, Lụa hàng Hà Đông”
11


Bánh gai Tứ Trụ

Khâu đổ đồng vào khuôn

Trống đồng Đông Sơn

Như vậy, với việc ứng dụng CNTT trong dạy bài “Tranh làng Hồ”, tôi
thấy học sinh rất hứng thú, tích cực học tập. Các em đã hiểu và nắm nội dung
bài rất tốt. Hơn thế tất cả học sinh đều đọc bài tốt hơn nhiều so với các tiết dạy
“chay”. Điều đặc biệt là các em đều cảm thấy tự tin, yêu mến và tự hào về một
vật phẩm đặc sắc của văn hóa dân tộc.
b.Ví dụ 2: Mô phỏng qua bài “Tà áo dài Việt Nam”- Sách hướng dẫn học
12


Tiếng Việt 5- Tập 2B (trang 23)
Đây là bài tập đọc thuộc chủ điểm “Nam và Nữ”. Qua bài học giúp các
em nắm được sự hình thành của chiếc áo dài tân thời và vai trò của chiếc áo dài
đối với người phụ nữ Việt Nam
Ngay hoạt động giới thiệu bài, tôi dùng hình ảnh “Thiếu nữ bên hoa huệ”

của họa sĩ Tô Ngọc Vân để giới thiệu bài. Tôi dùng câu hỏi gợi dẫn để học sinh
tìm hiểu về bức tranh: Em hãy cho biết bức tranh vẽ gì? (HS: Bức tranh vẽ một
thiếu nữ mặc áo dài bên lọ hoa).

Thiếu nữ bên hoa huệ - Tranh màu dầu của Tô Ngọc Vân
GV giới thiệu: Kiệt tác "Thiếu nữ bên hoa huệ". Bức tranh mô tả cảnh
một thiếu nữ mặc áo dài trắng đang nghiêng đầu một cách đầy duyên dáng, khơi
gợi... về phía lọ hoa huệ trắng. Hình dáng cô gái kết hợp với những chi tiết và
màu sắc xung quanh đã tôn lên một vẻ đẹp thiếu nữ với nét buồn vương vấn, dịu
nhẹ. Nó vừa tạo được một không khí trẻ trung, tươi mới, có gì đó "tân thời"
nhưng cũng lại rất dân tộc, rất Hà thành. Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm
hiểu về chiếc áo dài Việt Nam.
13


Sau khi thực hiện hoạt động đọc, tìm hiểu từ khó, chuyển sang hoạt động
tìm hiểu bài. Học sinh tìm hiểu vai trò của chiếc áo dài trong trang phục của
người phụ nữ Việt Nam xưa tôi đưa ra câu hỏi: Chiếc áo dài có vai trò như thế
nào trong trang phục của người phụ nữ Việt Nam xưa? (Học sinh trả lời: Phụ nữ
Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh
nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy, chiếc áo dài làm cho phụ nữ trở nên
tế nhị, kín đáo). Để học sinh có cái nhìn trực quan, cụ thể, tôi trình chiếu hình
ảnh sau cho học sinh.

Áo mớ ba, mớ bảy của phụ nữ Việt Nam
Phần tìm hiểu áo dài tân thời có gì kác chiếc áo dài cổ truyền, tôi tạo
slides hình ảnh chiếc áo cổ truyền và chiếc áo dài tân thời cho học sinh quan sát.
Từ việc quan sát các em nắm rõ và phân biệt được áo dài cổ truyền và áo dài tân
thời.


Để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong tà
14


áo dài, tôi tạo slides hình ảnh phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài trình chiếu cho
học sinh quan sát để nêu cảm nhận.

Phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài
Giáo viên chốt: Ngày nay, áo dài đã trở thành quốc phục của Việt Nam,
thường xuyên xuất hiện trong các cuộc thi người đẹp và được thế giới biết đến,
yêu thích và ngưỡng mộ. Là người Việt Nam, chúng ta càng thấy tự hào, yêu
mếm, trân trọng hơn tà áo dài dân tộc. Tôi trình chiếu slides áo dài Việt Nam bên
cạnh một số bộ quốc phục của một số nước.

Áo dài Việt Nam bên cạnh một số bộ quốc phục của một số nước
Có thể nói, với việc đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng CNTT trong
15


dạy học Tập đọc, tôi thấy trong và sau tiết học, học sinh đã rèn được rất nhiều kĩ
năng: kĩ năng đọc – hiểu, đọc diễn cảm; kĩ năng sống (kĩ năng giao tiếp, trình
bày, phân tích, tổng hợp vấn đề,…). Đặc biệt là học sinh thực sự hứng thú, tự tin
trong học tập và các em đã có tình cảm yêu mến, tự hào về nét đẹp văn hoá
truyền thống, lịch sử con người Việt nam.
2.4. Hiệu quả
Thực tế sau khi áp dụng phương pháp dạy học đổi mới trong dạy học Tập
đọc lớp 5, tôi thấy mỗi giờ học Tập đọc đều đạt được hiệu quả rất cao, cụ thể là:
- Giúp học sinh hình thành và rèn luyện được kĩ năng đọc – hiểu, đọc diễn
cảm tốt.
- Tạo được môi trường rèn luyện và phát triển kĩ năng sống cho học sinh

phù hợp với đặc điểm lứa tuổi Tiểu học. Đặc biệt tập trung rèn luyện được
những kĩ năng như:
+ Kĩ năng giao tiếp, ứng xử hợp lí với các tình huống trong cuộc sống,
thói quen và kĩ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, cá thể.
+ Kĩ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và
các tệ nạn xã hội; thái độ thân thiện với bạn bè, lễ phép, kính trọng thầy cô,
người lớp tuổi.
- Hình thành và phát triển tình cảm yêu mến, tự hào về nét đẹp văn hoá,
lịch sử, vẻ đẹp thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam nói chung và của địa
phương nơi các em sinh sống.
- Tạo điều kiện tốt cho học sinh đến trường an toàn, thân thiện, vui vẻ,
kích thích học sinh tham gia một cách hứng thú trong các hoạt động với thái độ
tự giác, chủ động và có ý sáng tạo.
- Phát huy tính chủ động, sáng tạo của thầy cô trong việc đổi mới phương
pháp giáo dục. Tạo mối quan hệ tốt giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Qua một thời gian thử nghiệm trên lớp 5A do tôi phụ trách, kết quả thu
được của phân môn Tập đọc trong lần kiểm tra định kì lần 3 như sau:

Tổng số HS
24

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

SL

%


SL

%

SL

%

10

41,6

14

58,4

0

0

Từ kết quả trên cho thấy việc ứng dụng CNTT tạo bài giảng thân thiện
trong dạy học Tập đọc lớp 5 mà tôi đã tiến hành là đúng đắn.

16


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Dạy Tiếng Việt là dạy giao tiếp cho học sinh. Thông qua các bài giảng, giáo

viên tạo không khí thân thiện, gần gũi hơn với học sinh trong giao tiếp, ứng xử.
Từ đó, các em sẽ tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp và hứng thú, tự giác, tích cực
trong học tập. Đó chính là thành công của bài giảng thân thiện bằng ứng dụng
CNTT trong giờ học tập đọc.
Dạy học Tập đọc lớp 5 đòi hỏi giáo viên phải có ngôn ngữ truyền cảm, cử
chỉ nhẹ nhàng để học sinh có cảm giác thân thiện, gần gũi. Đồng thời những câu
hỏi đưa ra cũng cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu; những lời chuyển ý phải tạo sự
gắn kết, thân thiện. Phần mở rộng kiến thức hay liên hệ thực tế cũng cần gần
gũi, không quá xa lạ nhưng lại không thể mất đi sự mới mẻ, cuốn hút.
Qua quá trình thực hiện “Ứng dụng CNTT tạo bài giảng thân thiện trong
dạy học phân môn Tập đọc 5”, được sự giúp đỡ và chỉ đạo của Ban Giám hiệu
nhà trường Tiểu học Nga Vịnh cùng các đồng nghiệp trong trường, tôi thực sự
phấn khởi vì đã tạo được sự gắn bó giữa thầy và trò, tạo cho các em niềm đam
mê và học tập, gắn bó hơn với trường, với lớp; kết quả dạy học Tập đọc đạt hiệu
quả cao. Từ đó cho thấy, mỗi thầy cô giáo cần thấy rõ trách nhiệm của mình làm
sao phải tích cực trau dồi kiến thức về CNTT để đổi mới phương pháp giảng dạy
nhằm tạo sự gần gũi hơn đối với các em học sinh, cùng góp phần làm cho phong
trào đạt nhiều kết quả tích cực.
3.2. Kiến nghị
Để ứng dụng CNTT tạo bài giảng thân thiện trong dạy học Tập đọc được
đồng bộ hoá ở các nhà trường, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
- Các cơ quan cấp trên cần tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn các
chương trình ứng dụng CNTT trong dạy học để bổ sung kiến thức và giao lưu học
hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
- Nhà trường và phụ huynh học sinh cần tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất
như máy tính xách tay, máy chiếu, máy photocopy,…. để giáo viên có thể ứng dụng
CNTT trong dạy học, góp phần nâng co chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học Tập đọc lớp 5 nói riêng và trong dạy học nói chung. Trong quá trình tiến
hành thực hiện, do điều kiện thời gian có hạn, điều kiện cơ sở vật chất của nhà

trường còn nhiều thiếu thốn, tôi đã không thể minh hoạ được qua nhiều bài học.
Các giải pháp được rút ra trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm chắc chắn
vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các
đồng chí lãnh đạo cấp trên, của Ban Giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp
để giải pháp mà tôi thực hiện sẽ đạt được hiệu quả cao nhất.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Vịnh, Ngày 30 tháng 03 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết SKKN
17


Mai Đức Tám
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT
TÊN TÀI LIỆU
1 Giáo trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở
Tiểu học
2 Ý nghĩa của dạy học Tập đọc ở Tiểu học
3 Phương pháp dạy Tập đọc phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh Tiểu học
4 Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua
“Xây dựng trường học than thiện học sinh
tích cực” trong các nhà trường phổ thong giai
đoạn 2008 - 2013
5 Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5, tập 1A

6
7
8
9
10
11
12

TÁC GIẢ
- Vũ Thị Phương Anh –
Hoàng Thị Tuyết
- Trịnh Thị Thu Hương
- Phạm Thị Huệ
- Bộ giáo dục và Đào
tạo

- Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, 2014
Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5, tập 1B - Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, 2014
Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5, tập 2A - Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, 2014
Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5, tập 2B - Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam, 2014
Tiếng Việt - Sách giáo viên tâp1
Nhà xuất bản giáo dục,
2006
Tiếng Việt - Sách giáo viên tâp2
Nhà xuất bản giáo dục,
2006

Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích Nhà xuất bản Đại học
Sư phạm, 2000
cực
Phương pháp dạy học ở Tiểu học

Nhà xuất bản giáo dục,
2000

18


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Đức Tám
Chức vụ và đơn vị công tác:
Giáo viên Trường TH Nga Vịnh

TT

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh giá xếp
loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

Kết quả
đánh

giá xếp
loại
(A, B,
hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Bài tập rèn luyện cách tạo dựng đoạn
1.

văn diễn dịch và quy nạp cho học sinh

Phòng GD&ĐT
Nga Sơn

C

2008-2009

Phòng GD&ĐT
Nga Sơn

B

2010-2011

Phòng GD&ĐT
Nga Sơn


A

2011-2012

Phòng GD&ĐT
Nga Sơn

B

2012-2013

Phòng GD&ĐT
Nga Sơn

B

2014-2015

lớp 8. Trường THCS Nga Điền.
Bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng yếu
2.

tố miêu tả trong bài làm văn thuyết
minh cho học sinh lớp 9. Trường
THCS Nga Điền.
Sử dụng phương pháp dạy học bằng

3.


bản đồ tư duy cụm bài truyện dân gian
cho học sinh lớp 6. Trường THCS Nga
Điền.
Sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép và sơ

4.

đồ tư duy dạy cụm bài “Ca dao, dân
ca” cho học sinh lớp 7. Trường THCS
Nga Điền.
Sử dụng kỹ thuật các mảnh ghép và sơ

5.

đồ tư duy vào dạy học văn bản “Cô bé
bán diêm” cho học sinh lớp 8. Trường
THCS Nga Yên.

19



×