Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.96 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát
triển một cách biệt lập mà không quan hệ, giao lưu, hợp tác với các quốc gia
khác. Do đó, quan hệ hợp tác quốc tế đã và đang trở thành nhu cầu nội tại của
mỗi quốc gia. Ở Việt Nam cùng với việc mở rộng và phát triển quan hệ quốc tế
của nước ta đã và đang xuất hiện ngày một nhiều các vụ việc tranh chấp về dân
sự, hôn nhân và gia đình, lao động mà một bên đương sự là công dân, pháp nhân
Việt Nam; nhiều vụ án được Tòa án nước ngoài giải quyết và gửi bản án, quyết
định đến Việt Nam kèm theo đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại nước ta các
bản án, quyết định đó. Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài nhằm đảm bảo khả năng thi hành các bản án, quyết định dân
sự đã được cơ quan tài phán nước ngoài tuyên cũng như đảm bảo quyền lợi hợp
pháp của người được thi hành án, tránh tình trạng về cùng một vụ việc nhưng lại
bị xét xử hai lần. Đồng thời, việc công nhận và thi hành bản án, quyết định dân
sự của Tòa án nước ngoài còn có ý nghĩa quan trọng trong các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, pháp lý. Đây còn là một căn cứ pháp luật quan trọng để xác định thẩm
quyền giải quyết của Tòa án đối với các yêu cầu giải quyết khi vụ việc có yếu tố
nước ngoài.
B. PHẦN NỘI DUNG

1


I.

Cơ sở lý luận
1. Khái niệm
“Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án


nước ngoài là việc Tòa án của một nước thừa nhận sự giải quyết các vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài được ghi nhận trong các bản án, quyết định của Tòa án
nước khác là hợp pháp và thừa nhận quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh từ
nội dung bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài ở mức độ như bản
án, quyết định dân sự của Tòa án trong nước.1”
Trên thế giới, có hai hệ thống công nhận và cho thì hành bản án, quyết
định dân sự của Tòa án nước ngoài:
“Hệ thống cấp phép: là hệ thống các nước quy định việc cấp phép công
nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự nước ngoài, chủ yếu ở các nước
thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa: Pháp, Đức và nhiều nước Châu Âu,
Mỹ Latinh… Bản án của Tòa án nước ngoài muốn được công nhận và thi hành
trên lãnh thổ của các nước này thì phải qua thủ tục tố tụng đặc biệt để đạt được
quyết định chấp nhận.
Hệ thống không cấp phép: Theo pháp luật của hệ thống này thì bản án dân
sự của Tòa án nước ngoài là cơ sở để mở phiên tòa mới, rút gọn tại Tòa án các
nước này và từ đó tìm ra cơ sở để suy đoán bản án có lợi cho ai. Sự suy đoán có
thể được kiểm nghiệm trên cơ sở các kháng cáo của đương sự.2”
Ở Việt Nam, một bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài nếu
muốn được công nhận và thi hành thì cần phải trải qua những thủ tục tố tụng đặc
biệt được quy định tại Chương XXXVI của Bộ luật tố tụng dân sự 2015; trong
1 Trường Đại

học kiểm sát Hà Nội, Giáo trình luật tương trợ tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia
– sự thật, Hà Nội, 2016, trang 80
2 Trường Đại

học kiểm sát Hà Nội, Giáo trình luật tương trợ tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia
– sự thật, Hà Nội, 2016, trang 80 - 81

2



các hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước cũng các văn bản
pháp luật khác.
Như vậy, có thể thấy, việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của
Tòa án nước ngoài ở Việt Nam khá tương tự với hệ thống cấp phép.
2. Đặc điểm
Việc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có
những đặc điểm riêng như sau:
• Vấn đề công nhận, cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài chỉ
được đặt ra trong trường hợp bản án, quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật. Chỉ
trong một số trường hợp hãn hữu, bản án, quyết định dân sự cần phải thi hành
ngay mới được xem xét cho thi hành khi bản án, quyết định dân sự về thực chất
vụ việc chưa có hiệu lực.
• Không chỉ cho công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài,
Tòa án còn có thể không công nhận, không cho thi hành bản án của nước ngoài
dựa trên yêu cầu của đương sự. Bản án, quyết định dân sự chỉ được xem xét công
nhận và cho thi hành nếu tuân thủ đầy đủ các điều kiện của Điều ước quốc tế
cũng như pháp luật quốc gia. Về mặt nội dung, yêu cầu công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài trải dài trên nhiều lĩnh
vực: dân sự, hôn nhân gia đình… Sau khi được công nhận, bản án, quyết định
dân sự của Tòa án sẽ được xem là nguồn chứng cứ, chứng minh.
3. Ý nghĩa
Thứ nhất, việc công nhận, cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài sẽ đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người thi hành
bản án thông qua việc đảm bảo khả năng thi hành của bản án, quyết định. Đồng
thời, giảm thiểu tiền bạc, công sức của các bên khi tránh được việc xét xử cùng
một vụ việc 2 lần song kết quả không thay đổi.
3



Thứ hai, trên phương diện chính trị, việc công nhận, cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài giúp thúc đẩy và thắt chặt quan hệ hữu
nghị giữa các quốc gia: thể hiện tính độc lập trong chủ quyền của mỗi quốc gia
thông qua việc thể hiện quyền tài phán; không những bảo hộ được quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân trong nước mà còn bảo hộ được quyền và lợi ích hợp
pháp của các cá nhân, tổ chức nước ngoài; từ đó, khiến các nhà đầu tư nước
ngoài an tâm thực hiện đầu phát triển kinh tế trong nước.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì việc công nhận và thi
hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã trở thành một xu thế tất yếu:
ngày càng có nhiều tập đoàn đa quốc gia hình thành, đầu tư vào nhiều lĩnh vực
kinh tế trọng điểm của nhiều quốc gia, đồng thời, các giao dịch thương mại quốc
tế ngày càng tăng về quy mô lẫn số lượng. Điều này đặt ra một thực tế: nếu như
một quốc gia cho phép bản án, quyết định của quốc khác tùy ý thực hiện trên
lãnh thổ mình, thì họ sẽ mất đi quyền tài phán – chủ quyền quốc gia; còn nếu
không cho phép việc thực hiện bản án, quyết định của Tòa án quốc gia khác sẽ
tạo nên rào cản cho việc phát triển kinh tế, giao lưu thương mại. Bằng việc công
nhận và cho thi hành bản án của Tòa án nước ngoài, quốc gia sẽ giải quyết được
tệ đoan đó: có thể không công nhận, không cho thi hành những bản án không
phù hợp với luật pháp quốc gia, bảo vệ quyền tài phán, đồng thời, tạo điều kiện
thuận lợi cho kinh tế quốc gia phát triển.
4. Cơ sở của việc công nhận, cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài tại Việt Nam
Ở Việt Nam, việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự và các hiệp định
tương trợ tư pháp song phương.
a. Theo các hiệp định tương trợ tư pháp song phương giữa Việt Nam và các
quốc gia khác
4



Tính đến tháng 7 năm 2017, Việt Nam đã ký 17 Hiệp định và 1 thỏa thuận
song phương về tương trợ tư pháp về dân sự 3. Hầu hết trong đó đều quy định về
công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, tập
trung vào các nội dung: phạm vi công nhận và thi hành; điều kiện công nhận và
thi hành; nội dung đơn yêu cầu công nhận và thi hành; thủ tục công nhận và thi
hành; việc chuyển tiền và tài sản để đảm bảo thi hành quyết định.
Đây là cơ sở để Tòa án các quốc gia và Việt Nam xem xét tiếp nhận, gửi
đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Tuy
nhiên, cần phải hiểu rằng không phải tất cả mọi trường hợp tất cả các bản án từ
các quốc gia đã ký hiệp ước song phương tương trợ tư pháp về dân sự ở Việt
Nam đều được công nhận và cho thi hành khi có yêu cầu. Các bản án đó phải
tuân thủ những quy tắc nhất định theo pháp luật và dựa trên nguyên tắc có đi có
lại.
b. Theo pháp luật Việt Nam
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, Việt Nam đã gấp rút ban hành nhiều
văn bản quy phạm pháp luật, cập nhật những văn bản đã lỗi thời, không còn phù
hợp, và quy định về công nhận, cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước
ngoài cũng không ngoại lệ. Cụ thể: Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi,
bổ sung năm 2014) quy định bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đã
được Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo thủ tục thi hành án
dân sự; Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 dành hẳn một chương quy định chi tiết về
việc công nhận, cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
Theo đó, tại Điều 423 quy định về phạm vi các bản án, quyết định dân sự
của Tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:
“Điều 423. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được
công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
3 Theo số liệu của Cục lãnh sự, Bộ Ngoại Giao Việt Nam, được đăng tải trên trang web:
ngày 20/7/2017


5


1. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài sau đây được xem
xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam:
a) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự,
hành chính của Tòa án nước ngoài được quy định tại điều ước quốc tế mà nước
đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động; quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự,
hành chính của Tòa án nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công
nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở
nguyên tắc có đi có lại;
c) Bản án, quyết định dân sự khác của Tòa án nước ngoài được pháp
luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.
2. Quyết định về nhân thân, hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có
thẩm quyền của nước ngoài cũng được xem xét công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam như bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài quy định tại
khoản 1 Điều này.”
Tuy nhiên, một số bản án sẽ có thể không được công nhận nếu như thuộc
một trong những trường hợp được quy định tại Điều 439 Bộ luật Tố tụng dân sự:
“Điều 439. Những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
1. Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không đáp ứng
được một trong các điều kiện để được công nhận quy định tại điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
6



2. Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định
của pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
3. Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã
vắng mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ
hoặc văn bản của Tòa án nước ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời
hạn hợp lý theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án nước ngoài đó để họ
thực hiện quyền tự bảo vệ.
4. Tòa án nước đã ra bản án, quyết định không có thẩm quyền giải quyết
vụ việc dân sự đó theo quy định tại Điều 440 của Bộ luật này.
5. Vụ việc dân sự này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực
pháp luật của Tòa án Việt Nam hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài
thụ lý vụ việc, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ việc hoặc đã có
bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước thứ ba đã được Tòa án Việt Nam
công nhận và cho thi hành.
6. Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Tòa án đã ra
bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt
Nam.
7. Việc thi hành bản án, quyết định đã bị hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành
tại nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
8. Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án
nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ được thi hành
khi đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành. Với các quốc gia mà
Việt Nam đã ký kết hiệp ước song phương tương trợ tư pháp về dân sự có quy
7


định về công nhận, cho thi hành bản án, quyết định dân sự, những bản án, quyết

định dân sự đến từ những quốc gia này sẽ đương nhiên được công nhận khi
không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam và không có đơn yêu cầu không công
nhận bản án, quyết định. Việc không công nhận bản án, quyết định của Tòa án
nước ngoài không có yêu cầu thi hành chỉ đặt ra khi có đơn yêu cầu không công
nhận.
Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án tại Việt Nam
bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được quy định chi tiết tại Mục
1 Chương XXXVI Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
II.

Thực tiễn về công nhận và cho thi hành tại bản án, quyết định của Tòa án
nước ngoài tại Việt Nam
1. Thực tiễn
Trước năm 1993, chưa có một văn bản pháp lý nào quy định về việc công
nhận, cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt
Nam. Ở thời điểm này, Việt Nam cũng chỉ mới ký hiệp định tương trợ tư pháp về
dân sự với một số quốc gia Đông Âu thuộc khối xã hội chủ nghĩa, như: Liên Xô
(1981, sau đó được Liên Bang Nga kế thừa), Ba Lan (1993), Tiệp Khắc (1982,
được Cộng hòa Czech và Slovakia kế thừa), Bulgaria (1986), Hungary (1985)và
riêng Cuba (1984) không thuộc Đông Âu song là nước thuộc khối Xã hội chủ
nghĩa. Có thế thấy, việc ký kết và thực hiện các hiệp định này mang nhiều màu
sắc chính trị hơn, nhằm thắt chặt quan hệ các nước thuộc hệ thống xã hội chủ
nghĩa, do đó thiếu vắng sự hợp tác giữa Việt Nam và những quốc gia phương
Tây trong lĩnh vực này.
Đến ngày 17/4/1993, Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được Ủy ban Thường vị Quốc
Hội thông qua. Sau đó, ngày 28/7/1995 Chủ tịch nước đã ký quyết định gia nhập
8



Công ước New York 1958 về việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài
nước ngoài. Công ước này đã được và Pháp lệnh công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được Uỷ ban thường vụ Quốc hội
thông qua ngày 14/9/1995 cụ thể hóa. Trong khoảng thời gian từ 1993 đến năm
2004, hai Pháp lệnh này chính là cơ sở pháp lý để Tòa án Việt Nam xem xét, cho
công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; quyết
định nước ngoài tại Việt Nam.
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 ra đời đã luật hóa những nội dung thuộc
hai pháp lệnh kể trên. Chúng được quy định tại Phần thứ sáu của Bộ luật tố tụng
dân sự 2004: “Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết
định dân sự của Toà án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài” với 31
điều (từ Điều 342 đến Điều 373) quy định một cách chi tiết không chỉ về thủ tục,
trình tự xét công nhận và cho thi hành mà cả các quy định mang tính nguyên tắc
cơ bản của việc công nhận và cho thi hành. Kể từ đây, các Bộ luật tố tụng dân sự
tiếp theo kế thừa và hoàn thiện hơn những quy định về việc công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài như: Bộ luật Tố tụng dân
sự 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 – bộ luật hiện
hành. Cũng trong khoảng thời gian này, Luật tương trợ tư pháp năm 2007 ra đời
hoàn thiện những quy định về cho công nhận, thi hành bản án, quyết định của
Tòa án nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong bộ luật Tố tụng dân sự.
Đi đôi với hoàn thiện những văn bản pháp luật, quá trình ký kết những
hiệp định song phương tương trợ tư pháp về dân sự cũng được thúc đẩy. Tính
đến nay, Việt Nam đã ký kết hiệp định tương trợ tư pháp về lĩnh vực dân sự với
184 quốc gia, gồm: Angieri (2010), Ba Lan (1993), Belarus (2000), Bulgari
(1986), Kazakhstan (2011), Campuchia (2013), Cuba (1984), Hungary (1985),
4 Vì Tiệp Khắc tách thành Cộng Hòa Czech và Slovakia nên hai quốc gia này kế thừa Hiệp định mà Tiệp Khắc đã
ký kết với Việt Nam

9



Indonesia (2013), Lào (1998), Liên Xô (Liên bang Nga kế thừa – 1981), Mông
Cổ (2000), Pháp (1999), Tiệp Khắc (Cộng hòa Czech và Slovakia kế thừa –
1982), Triều Tiền (2002), Trung Quốc (1998), Ukraine (2002) và 1 thỏa thuận
tương trợ tư pháp về dân sự với Đài Loan (2010) 5. Có thể thấy, số lượng quốc gia
tham gia ký kết hiệp định song phương với Việt Nam đã nhiều hơn so với năm
1993, những quốc gia ký kết không chỉ gồm các nước thuộc khối chủ nghĩa xã
hội ở Đông Âu mà còn có sự tham gia của các nước Châu Phi, Châu Âu…đặc
biệt là những quốc gia láng giềng Đông Nam Á – có quan hệ hợp tác hữu nghị
với Việt Nam.
2. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
Không thể phủ nhận rằng, trong những năm qua Việt Nam đã có những nỗ
lực không biết mệt mỏi trong việc ban hành, hoàn thiện những quy định về công
nhận, cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Điều đó rạo
điều kiện hết sức thuận lợi để Tòa án xem xét, công nhận, cho thi hành các bản
án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài một cách nhanh chóng, đảm bảo
quyền và lợi ích hợp pháp của những bên có quyền và nghĩa vụ liên quan đến
bản án được công nhận và cho thi hành (cả công dân Việt Nam lẫn công dân của
nước ngoài – nơi được Tòa án đưa ra bản án, quyết định dân sự).
Ngoài ra, các cơ quan liên quan cũng đã có tạo điều kiện hết sức thuận lợi
để quá trình xem xét công nhận, cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa
án nước ngoài được thực hiện một cách thuận lợi. Với những quốc gia mà Việt
Nam không cùng tham gia ký kết hiệp định song phương tương trợ tư pháp về
lĩnh vực dân sự, ta vẫn tạo cơ chế mở cho họ để áp dụng nguyên tắc “có đi có
lại” trong luật pháp quốc tế; chủ động phối hợp giữa các cơ quan tư pháp, thực
hiện ủy thác tư pháp.
5 Xem chú thích 3

10



Điều này đã chứng tỏ sự tiến bộ, nỗ lực của Nhà nước ta trong hoạt động
bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, tổ chức, pháp nhân Việt Nam trong hoạt
động giao lưu thương mại, dân sự… trên trường quốc tế.
b. Khó khăn
Cần phải thừa nhận rằng, một số Hiệp định song phương về tương trợ tư
pháp mà Việt Nam đã ký với một số quốc gia đã lỗi thời, không còn phù hợp với
môi trường quốc tế hiện nay. Bên cạnh đó, mặc dù đã cố gắng hoàn thiện pháp
luật, song vẫn tồn tại nhiều vướng mắc và bất cập trong việc công nhận và cho
thi hành, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài. Đơn cử là trường hợp
áp dụng nguyên tắc có đi có lại khi xem xét công nhận, cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, Tòa án khó mà xác định được quốc gia
có Tòa án ra bản án có đủ điều kiện không.
Bên cạnh đó, trong quá trình xem xét công nhận và cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, cần có sự phối, kết hợp của nhiều cơ
quan đặc biệt là giữa bộ Tư Pháp và Tòa Án. Bởi, bộ Tư Pháp là nơi tiếp nhận
yêu cầu, còn Tòa Án là nơi trực tiếp xử lý, xem xét chấp nhận yêu cầu. Tuy
nhiên, nếu cho rằng trách nhiệm của bộ Tư Pháp chấm dứt khi đơn yêu cầu được
gửi cho Tòa án là chưa hợp lý. Bởi bộ Tư Pháp cần nắm bắt quá trình thụ lý, giải
quyết yêu cầu để kịp thời hỗ trợ khi cần thiết. Thế nhưng, lại không có quy định
nào quy định về việc thông báo cho nhau trong quá trình thụ lý và giải quyết đơn
giữa Tòa án và bộ Tư pháp.
Cuối cùng, tuy rằng những quy định về công nhận, cho thi hành bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong Bộ luật Tố tụng dân sự là khá
đầy đủ và hoàn thiện, song nhiều khi, các Tòa của Việt Nam còn lúng túng, gặp
nhiều khó khăn, bởi nhiều quy định còn khó hiểu, nhiều khi còn gây hiểu lầm
cho cả hai bên.

11



3. Kiến nghị
Mặc dù những quy định về công nhận, cho thi hành bản án, quyết định của
Tòa án nước ngoài đã khá đầy đủ, song, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung.
Bởi thực tế cho thấy, những quy định hiện hành vẫn còn phù hợp trong tương lai,
do đó, cần bám sát thực tiễn, kịp thời khắc phục những lỗ hổng, vướng mắc phát
sinh trong quá trình áp dụng. Đồng thời, cập nhật những tư tưởng tiến bộ, những
nguyên tắc cốt lõi, phù hợp với tình hình của Việt Nam trong các điều ước quốc
tế.
Như đã trình bày ở trên, nhiều quy định còn khó hiểu, đo đó, cần sớm xây
dựng những văn bản hướng dẫn thi hành để giảm thiểu sai sót, thống nhất quan
điểm trong giải quyết. Giữa Tòa án và các cơ quan liên quan đến quá trình xem
xét công nhận, cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cần
ngồi lại, xây dựng cơ chế phối hợp, lấy Tòa án và bộ Tư pháp làm mấu chốt, các
cơ quan khác hỗ trợ.
Thêm vào đó, dù trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết
nhiều hiệp định song phương tương trợ tư pháp về dân sự, song như thế vẫn chưa
đuổi kịp với nhu cầu thực tế. Do đó, cần tập trung đẩy mạnh đàm phán ký kết với
các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia có đông cộng đồng dân cư Việt Nam;
các quốc gia có lượng lớn nhà đầu tư vào Việt Nam và các quốc gia mà Việt
Nam đầu tư. Với những quốc gia mà giữa Việt Nam và họ đã ký kết hiệp định,
cần có sự rà soát, xem xét xem những quy định trong hiệp định có còn phù hợp
không, từ đó kịp thời sửa chữa, ký kết bổ sung. Ngoài ra, cần xây dựng cơ chế
riêng cho những quốc gia chưa ký kết hiệp định với Việt Nam, để những bản án,
quyết định đến quyền và lợi ích của công dân Việt Nam được đảm bảo.
Cuối cùng, cần xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án, thi hành án vững nghiệp
vụ, giỏi ngoại ngữ, am hiểu luật pháp nước ngoài. Chỉ có như thế mới đảm bảo
12



được quá trình thụ lý, giải quyết yêu cầu công nhận, cho thi hành bản án, quyết
định của Tòa án nước ngoài là đúng đắn, phù hợp với pháp luật Việt Nam.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa
án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập như hiện nay. Việc giải quyết thỏa
đáng vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài sẽ
củng cố niềm tin cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự, kinh tế thương mại, lao động, hôn nhân gia đình ở Việt Nam. Trên thực tế, hệ thống
pháp luật Việt Nam đã xuất hiện Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tương trợ tư pháp,..
để điều chỉnh các quan hệ nêu trên. Tuy nhiên, pháp luật về công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước
ngoài vẫn còn một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi cần tiếp tục hoàn thiện. Vì vậy,
cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản
án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài để
góp phần thúc đẩy các quan hệ với nước ngoài, tạo điều kiện cho Việt Nam phát
triển trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Trường ĐH Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật tương trợ tư pháp, NXB
Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2016.

2.


Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, 2013.

3.

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011.

4.

Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

5.

Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.

6.

Luật tương trợ tư pháp 2007.

7.

Trang web: lanhsuvietnam.gov.vn

14



×