BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÒA
NHẬP TRẺ TỰ KỶ TẠI
TRƯỜNG MẦM NON TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN DƯƠNG
KINH, HẢI PHÒNG
- Nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp
- Đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non
Giáo dục hòa nhập trẻ tự kỷ dựa vào cộng đồng trước
tiên phải đảm bảo mục tiêu của giáo dục mầm non là hướng
tới đáp ứng và phù hợp với đặc điểm phát triển và nhu cầu cơ
bản của trẻ trong từng giai đoạn. Sự chăm sóc và giáo dục trẻ
phải nằm trong một khối thống nhất, bổ sung, hồn thiện lẫn
nhau góp phần đặt cơ sở nền tảng ban đầu cho việc hình thành
các phẩm chất của nhân cách của trẻ.
Khi xây dựng mục tiêu cụ thể cho trẻ tự kỷ, cần thiết kế
các nội dung phù hợp, tránh đặt mục tiêu quá cao hoặc quá
thấp so với khả năng học hỏi của trẻ.
- Đảm bảo tính tồn diện
Giáo dục trẻ tự kỷ cũng tương tự như giáo dục trẻ bình
thường, cần phải được thực hiện để đảm bảo trẻ được phát
triển toàn diện trong các lĩnh vực: thể chất, vận động, nhận
thức, ngơn ngữ, tình cảm, cá nhân – xã hội. Trong q trình
giáo dục, giáo viên cần có kỹ năng quan sát để phát hiện ra
điểm mạnh, điểm yếu và khơi gợi tiềm năng học hỏi của trẻ.
- Đảm bảo tính phù hợp
Mỗi trẻ tự kỷ có biểu hiện rối loạn khác nhau nên cần
xem xét kỹ đặc điểm, khả năng của trẻ trong từng thời điểm
để có kế hoạch giáo dục phù hợp. Mỗi trẻ sẽ theo chiến lược
giáo dục hỗ trợ riêng biệt, không thể áp dụng chương trình
chung cho tất cả các trẻ. Ở trẻ Tự kỷ thường có những rối
loạn hành vi (hành vi định hình) xuất hiện trong một thời gian
ngắn và được thay thế bởi các hành vi hay biểu hiện khác,
giáo viên cần quan sát, ghi nhận để thiết kế chương trình
GDHN phù hợp với trẻ.
- Bảo đảm tính khả thi
Các biện pháp được áp dụng để nâng cao hiệu quả
GDHN cho trẻ TK dựa vào cộng đồng tại các trường mầm
non quận Dương Kinh phải phù hợp với trẻ TK, với tình hình,
đặc điểm của quận cũng như các trường mầm non của quận và
các lực lượng cộng đồng tham gia vào quá trình này. Các giải
pháp đưa ra phải được xuất phát từ thực tiễn, có cơ sở khoa
học và cơ sở thực tiễn rõ ràng. Biện pháp phải được sự đồng
thuận của lãnh đạo địa phương, phù hợp với mục tiêu và
chính sách giáo dục của địa phương, phù hợp với điều kiện cơ
sở vật, kinh tế và thời gian của các trường MN và gia đình trẻ.
Ngồi ra, biện pháp đưa ra có thể đánh giá và kiểm chứng
được hiệu quả để nhân rộng phạm vi ra tất cả các trường MN
trên địa bàn Quận Dương Kinh.
- Một số biện pháp giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ dựa
vào cộng đồng
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên,
lãnh đạo địa phương, người chăm sóc trẻ và người dân
trong cộng đồng về lợi ích của giáo dục hịa nhập cho trẻ
Tự kỷ dựa vào cộng đồng
Mục tiêu
Cán bộ, giáo viên trường MN, lãnh đạo địa phương,
người chăm sóc trẻ và người dân trong cộng đồng hiểu được
vai trò và lợi ích của GDHN cho TTK dựa vào cộng đồng, từ
đó có sự quan tâm và có hành động cụ thể để nâng cao chất
lượng GDHN cho TTK dựa vào cộng đồng
Cách tiến hành
Nội dung về vai trò và lợi ích của GDHN cho TTK dựa
vào cộng đồng có thể được tuyên truyền cho các nhóm giáo
dục, chăm sóc và hỗ trợ TTK thơng qua các hình thức sau:
Đối với cán bộ, giáo viên trường MN:
-
Tuyên truyền trong các buổi tập huấn, đào tạo chuyên môn về
GDHN được thực hiện bởi PGD.
-
Lồng ghép trong buổi họp đặt mục tiêu và triển khai nhiệm vụ
năm học mới của nhà trường
-
Lồng ghép trong buổi sinh hoạt/họp chuyên môn hàng tháng
của nhà trường.
Đối với gia đình và cộng đồng
-
Tuyên truyền thông qua tài liệu phát tay, tài liệu truyền thông
của mạng lưới hỗ trợ TTK. Mạng lưới này thường xuyên tổ
chức các lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên môn về chủ đề TTK
miễn phí cho các gia đình.
-
Khyến khích cha mẹ tham gia CLB hỗ trợ TTK
-
Tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt các CLB sẵn có tại
địa phương như “gia đình hạnh phúc”, “CLB cha mẹ ni con
giỏi”
Điều kiện khả thi
- Có đội ngũ tuyên truyền viên có kiến thức về TTK và
GDHN cho TTK. Trong trường học, tuyên truyền viên có thể
là lãnh đạo PGD hoặc cán bộ chuyên mơn của PGD. Tại cộng
đồng, tun truyền viên có thể là những cha mẹ trong mạng
lưới hỗ trợ TTK hoặc cán bộ HPN, cán bộ y tế phường.
- Có thời gian tổ chức các buổi tuyên truyền. Giáo
viên, cha mẹ trẻ hoặc người dân trong cộng đồng rất bận
rộn, thường rất khó tham gia vào ngày làm việc trong giờ
hành chính, vì vậy, nên tổ chức vào ngày cuối tuần, ngày
nghỉ hoặc lồng ghép trong các hoạt động có sẵn của trường
học, cộng đồng.
- Có phương tiện, địa điểm tuyên truyền: sử dụng
phương tiện, trang thiết bị sẵn có trong trường học và ngoài
cộng đồng (hội trường trong trường học, nhà văn hóa phường,
…)
3- Nâng cao năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lí giáo
dục, lãnh đạo địa phương, người chăm sóc trẻ và người dân
trong cộng đồng về trẻ tự kỷ và giáo dục hòa nhập cho trẻ
tự kỷ
- Nâng cao năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục
Mục tiêu
Tăng cường kiến thức, kỹ năng, thay đổi thái độ của giáo
viên và cán bộ quản lí giáo dục trong thực hiện GDHN dựa
vào cộng đồng. Giáo viên hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ, áp dụng
kiến thức và kỹ năng khi làm việc với trẻ tự kỷ để GDHN cho
trẻ tự kỷ đạt chất lượng, trẻ TK có thể học hỏi, tiến bộ và hòa
nhập trong trường học và cộng đồng.
Nội dung và cách thức thực hiện
-
Xác định năng lực và xây dựng lộ trình nâng cao năng lực cho
giáo viên trực tiếp phụ trách giáo dục cho trẻ TK. Để giáo
viên có thể dạy GDHN hiệu quả cho trẻ tự kỷ, giáo viên cần
được trang bị các kiến thức, kỹ năng về GDHN như sau:
•
Kiến thức cơ bản về GDHN cho trẻ TK
•
Kiến thức cơ bản về TTK
•
Kỹ năng thiết kế bài giảng hiệu quả cho TTK
•
Kỹ năng lập kế hoạch GDCN
•
Kỹ năng đánh giá và xác định nhu cầu của TTK
•
Kỹ năng quản lí hành vi của TTK
•
Kỹ năng hỗ trợ giờ dạy cá nhân cho TTK
•
Kỹ năng tư vấn cho gia đình TTK
-
Cán bộ quản lí giáo dục (Phòng GD-ĐT, lãnh đạo trường MN)
cần biểu dương, khen thưởng các giáo viên phụ trách dạy trẻ
TK và tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao thực hiện GDHN
hiệu quả cho TTK. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lí giáo
dục cần tăng cường cơng tác giám sát hỗ trợ trong suốt quá
trình thực hiện GDHN của GV trong nhà trường dưới các
hình thức:
•
Dự giờ GDHN và tiết giáo dục cá nhân
•
Tổ chức họp/hội thảo chia sẻ kinh nghiệm hàng
tháng/quý/năm học
•
Mời các chuyên gia về chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng giáo
viên và đánh giá trẻ.
Điều kiện khả thi
-
Có kinh phí tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho giáo
viên. Trường hợp khơng đủ kinh phí tập huấn cho tất cả giáo
viên, có thể lựa chọn hình thức tập huấn cho giáo viên nguồn
(TOT), sau đó, giáo viên nguồn sẽ tập huấn lại cho các giáo
viên khác trong trường.
-
Thời gian phù hợp: Vào dịp hè hoặc lồng ghép trong các buổi
sinh hoạt chuyên mơn
-
Có góc giáo dục cá nhân cho trẻ TK tại trường: Góc GDCN
có thể được thiết lập tại phịng chức năng hoặc phòng năng
khiếu, với đồ dùng dạy của các lớp và trang bị thêm một số
dụng cụ dạy chuyên biệt.
- Hướng dẫn, tập huấn cho người chăm sóc trẻ và người dân
trong cộng đồng
Mục tiêu
Tăng cường kiến thức, kỹ năng, thay đổi thái độ của người
chăm sóc trẻ và người dân trong cộng đồng về thực hiện GDHN
TTK dựa vào cộng đồng, từ đó có thể phối hợp với trường học
nhằm nâng cao chất lượng GDHN cho TTK.
Nội dung và cách thức thực hiện
Đối với gia đình
Gia đình sẽ sát cánh và hỗ trợ TTK trong suốt hành trình
của trẻ. Vì vậy, các thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha
mẹ, người chăm sóc trẻ cần xác định được vai trị quan trọng,
chủ yếu của mình trong giáo dục TTK. Cần loại bỏ tâm lý tự
ti, xấu hổ khi con bị tự kỷ, cần chấp nhận tình trạng của con
để giúp con học hỏi.
Việc hướng dẫn và giáo dục trẻ tại cộng đồng được thực
hiện mọi lúc, mọi nơi. Cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần
được trang bị các kiến thức, kỹ năng sau để trợ giúp, hướng
dẫn cho trẻ:
•
Kiến thức, kỹ năng về sàng lọc và phát hiện sớm TTK
•
Kỹ năng lập kế hoạch
•
Kỹ năng hỗ trợ trẻ tại nhà
•
Kỹ năng quản lí hành vi
•
Kỹ năng can thiệp ngơn ngữ, lời nói
•
Kỹ năng tìm kiếm hỗ trợ cho trẻ
Cha mẹ cần chủ động tham gia vào mạng lưới hỗ trợ gia
đình và trẻ em TK để có điều kiện học hỏi, chia sẻ kinh
nghiệm từ các gia đình khác.
Đối với cán bộ địa phương và mạng lưới hỗ trợ trẻ em
tại cộng đồng:
-
Vai trị bảo vệ, chăm sóc, giáo dục TE trong đó có TTK được
quy định trong chức năng nhiệm vụ của mỗi banh ngành,
đoàn thể, tổ chức xã hội. Do đó, mỗi ban ngành cần nắm vững
nhiệm vụ cụ thể của mình trong hỗ trợ TTK
-
Cán bộ địa phương và mạng lưới BVTE cần được trang bị
kiến thức, kỹ năng cơ bản về trẻ tự kỷ để phố biến và hướng
dẫn cho người dân trong cộng đồng thấu hiểu, thông cảm và
hỗ trợ trẻ TK và gia đình của trẻ.
-
Cán bộ địa phương và mạng lưới BVTE cần nắm vững chính
sách của nhà nước cho TTK, quy trình thực hiện để đưa ra
hướng dẫn cụ thể để trẻ TK có thể tiếp cận được với các hỗ
trợ này.
-
Thực hiện rà soát hàng năm trẻ dễ bị tổn thương, trong đó có
trẻ em khuyết tật và tự kỷ, từ đó hoạch định chính sách phát
triển an sinh – xã hội phù hợp cho trẻ em tự kỷ.
-
Tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về TTK,
từ đó giảm kỳ thì và phân biệt đối xử với TTK trong cộng
đồng.
Điều kiện khả thi
-
Có mạng lưới BVTE và mạng lưới hỗ trợ TTK tại
cộng đồng. Mạng lưới BVTE tại cộng đồng thơng thường là
đại diện các ban ngành, đồn thể từ cấp Quận – Phường – Tổ
dân phố. Mạng lưới sẽ thực hiện nhiệm vụ BVTE, trong đó có
phát hiện sớm và hỗ trợ đối với trẻ khuyết tật và TTK. Mạng
lưới hỗ trợ TTK tại cộng đồng có thể hỗ trợ trong việc nâng
cao năng lực chăm sóc, giáo dục TTK cho phụ huynh.
-
Có văn bản chính sách của nhà nước đối với TTK
-
Có phương tiện, địa điểm để thực hiện nâng cao nhận
thức, kỹ năng của cha mẹ. Tại cộng đồng, có thể sử dụng
trang thiết bị và địa điểm NVH phường/tổ dân phố.
- Thực hiện các hoạt động vận động chính sách cho trẻ Tự
kỷ trong trường học và ngoài cộng đồng
Mục tiêu
Xác định thực trạng các chính sách hiện có và việc thực
thi chính sách đối với TTK, từ đó có các giải pháp huy động
nguồn lực hỗ trợ hiệu quả GDHN trẻ tự kỷ
Cách thực hiện
-
UBND Quận xác định mạng lưới các tổ chức xã hội, tổ chức
phi chính phủ làm việc về trẻ em hoặc Trách nhiệm xã hội của
các doanh nghiệp trên địa bàn Quận để tìm kiếm nguồn lực hỗ
trợ TTK.
-
UBND Quận chỉ đạo Phòng LĐ TBXH Quận là cơ quan chủ trì
phối hợp với các Ban ngành trong Quận (Phịng GD-ĐT, Phịng
Y tế, Phịng Tư Pháp, ĐTN, HPN, Cơng an) tổ chức các hội
thảo về chính sách cho trẻ tự kỷ, tìm ra hạn chế cụ thể trong
thực thi chính sách đối với trẻ tự kỷ. Hội thảo có thể được thực
hiện vào các dịp như “Diễn đàn trẻ em” vào tháng 6 hàng năm,
Ngày thế giới nhận biết chứng Tự kỷ (2/4), Ngày người khuyết
tật Việt Nam (18/4).
-
Giáo viên cần phối hợp với nơi có đủ thẩm quyền xác nhận về
tình trạng Tự kỷ của trẻ (Bệnh viện TE Hải Phòng) lập hồ sơ
cho trẻ tự kỷ trong trường học để TTK có thể thụ hướng chính
sách ưu đãi trong GD đối với trẻ khuyết tật như tiêu chí đánh
giá, quy định số trẻ trong lớp học hịa nhập, miễn giảm học
phí,…Ngồi ra, giáo viên dạy trẻ Tự kỷ có thể nhận được phụ
cấp khi dạy trẻ TTK theo chính sách của nhà nước.
-
PGD Quận đề nghị Sở GD phân bổ giáo viên chun trách có
chun mơn về giáo dục chun biệt cho cho trường MN có
nhiều trẻ khuyết tât/trẻ tự kỷ theo học.
-
Tăng cường công tác phát hiện sớm TTK tại cộng đồng thông
qua mạng lưới BVTE cấp phường/tổ dân phố qua khảo sát
hàng năm về trẻ em dễ bị tổn thương nhất (MVC) theo chỉ
đạo của Bộ LĐ TBXH.
Điều kiện khả thi
-
Có cơ sở pháp lý và văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách
đối với TTK (Tiêu chí đánh giá, quy định số trẻ trong lớp học
hòa nhập, miễn giảm học phí, phụ cấp giáo viên,…)
-
Có kinh phí để tổ chức hội thảo/họp về chính sách với TTK
-
Có đội ngũ thực hiện các hoạt động vận động chính sách cho
TTK chính là mạng lưới BVTE tại cộng đồng, PGD hoặc các
trường MN.
- Cải thiện điều kiện giáo dục hòa nhập trong trường học
cho TTK
Mục tiêu
Cải thiện chất lượng GDHN thông qua cải thiện cơ sở
vật chất, nhân lực thực hiện GDHN
Cách thực hiện
-
Thiết lập góc GDCN tại các trường MN có TTK. Nếu nhà
trường khơng có điều kiện xây dựng phịng học chun biệt
thì có thể thiết lập góc GDCN tại phịng học chức năng,
phịng y tế hoặc hội trường. Tại góc GDCN, giáo viên sẽ thực
hiện can thiệp từ 1-2h/1 ngày cho trẻ TK. Ngoài kế hoạch
GDHN, trẻ được lập kế hoạch giáo dục cá nhân 1 cơ – 1 trị để
thực hiện các can thiệp chuyên sâu về vận động, ngôn ngữ,
cảm giác, hành vi …cho trẻ. Góc cá nhân cũng cần được trang
bị đầy đủ để trẻ tham gia hoạt động giáo dục hịa nhập.
-
Trong trường hợp nhà trường khơng có GV đủ chun mơn
thực hiện giờ học cá nhân thì có thể phối hợp với các cơ sở
chuyên biệt cử giáo viên về dạy tiết GDCN cho TTK. Kinh
phí được huy động từ gia đình trẻ, và 1 phần quỹ huy động từ
hội cha mẹ học sinh trong trường.
-
PGD cần biên soạn tài liệu về TTK và hướng dẫn GDHN cho
TTK một cách có hệ thống, dễ hiểu, dễ thực hiện để phát cho
giáo viên và phụ huynh học sinh áp dụng
Điều kiện khả thi:
-
Có địa điểm và kinh phí thiết lập góc GDCN: kinh phí từ
PGD hoặc xã hội hóa
-
Có tài liệu hướng dẫn thực hiện GDCN cho trẻ TK
- Thường xuyên kiểm tra sự phối hợp giưa nhà trường và
các lực lượng cộng đồng trong GDHN cho TTK
Mục tiêu
Đảm bảo công tác thực hiện GDHN dựa vào cộng đồng
cho TTK được tổ chức và thực hiện đúng và hiệu quả.
Cách thực hiện
-
Phịng GD-ĐT Quận Dương Kinh thành lập đồn kiểm tra,
đánh giá. Đoàn bao gồm: Lãnh đạo PGD, chuyên viên chuyên
trách mảng mầm non, cán bộ TT chuyên biệt trên địa bàn
Quận hoặc GV chuyên biệt, đại diện mạng lưới BVTE Quận
-
Đoàn kiểm tra sẽ thực hiện giám sát, kiểm tra theo Quý tại các
trường MN thực hiện GDHN cho TTK
-
Sau mỗi đợt kiểm tra, đoàn sẽ tổ chức họp phản hồi và rút bài
học kinh nghiệm để các trường thực hiện tốt hơn công tác
GDHN cho TTK dựa vào cộng đồng.
Điều kiện khả thi:
-
Có sự chỉ đạo bằng văn bản của UBND Quận và lãnh đạo
Phòng GD-ĐT Quận
-
Các thành viên được lựa chọn vào đồn kiểm tra có hiểu biết
về GDHN cho TTK dựa vào cộng đồng
- Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp thể hiện những bước đi cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả GDHN cho trẻ TK dựa vào cộng đồng tại các
trường mầm non quận Dương Kinh. Các biện pháp trên được
tiến hành một cách đồng bộ từ các cấp cơ sở đến lãnh đạo
Quận và phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng cộng
đồng.
Các biện pháp có mối quan hệ tác động qua lại, biện
chứng lẫn nhau. Việc thực hiện tốt biện pháp này sẽ là điều
kiện để thực hiện những biện pháp còn lại. Thực hiện tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, lãnh đạo
địa phương, người chăm sóc và người dân trong cộng đồng về
tự kỷ và lợi ích của GDHN với nhóm trẻ này cũng là một tiền
để để tiến đến việc nâng cao năng lực. Tuyên truyền tốt, nhận
thức của họ được nâng cao sẽ góp phần tạo điều kiện thuận lợi
cho việc vận động chính sách hỗ trợ cho trẻ TK. Khi nhận
thức, năng lực của các lực lượng trên được nâng cao; quá
trình vận động các chính sách hỗ trợ càng thuận lợi thì tất yếu
điều kiện GDHN cho trẻ sẽ được cải thiện.
- Khảo sát và thử nghiệm các biện pháp đề xuất
- Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
Khảo sát thực trạng được thực hiện vào tháng 12/2017.
Sau khi đưa ra các nhận định, phát hiện về thực trạng GDHN
dựa vào cộng đồng và đề xuất biện pháp cải thiện, nhóm thực
hiện đề tài đã tiến hành kiểm chứng tính khả thi và tính tính
cần thiết của các biện pháp được đề xuất nêu trên bằng bảng
hỏi trên 260 khách thể được khảo sát (30 giáo viên, 30 phụ
huynh, 200 người dân trong cộng đồng).
- Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của biện pháp
ST
T
Giải pháp
Tính cần thiết
Rất
cần
Cần
Khơng
cần
ĐTB Thứ
bậc
thiết
thiết
thiết
SL
SL
SL
(Tỷ
(Tỷ
(Tỷ lệ
lệ %) lệ %)
%)
Tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho cán bộ,
giáo viên, lãnh đạo địa
phương, người chăm 260
1
sóc trẻ và người dân (100
trong cộng đồng về lợi
)
0
0
(0)
(0)
14
0
3
1
2,95
2
ích của giáo dục hòa
nhập cho trẻ Tự kỷ dựa
vào cộng đồng
2
Nâng cao năng lực cho 246
giáo viên, cán bộ quản lí
giáo dục, lãnh đạo địa
phương, người chăm sóc
trẻ và người dân trong
cộng đồng về trẻ tự kỷ
(95)
(5)
và giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ
Thực hiện các hoạt
động vận động chính
3
239
19
2
sách cho trẻ Tự kỷ
trong trường học và
(92)
(7)
(1)
241
19
0
2,91
4
2,93
3
2,90
5
ngồi cộng đồng
Cải thiện điều kiện giáo
4
dục hịa nhập trong
trường học cho TTK
Kiểm tra sự phối hợp
5
(93)
(7)
(0)
235
25
0
giữa các lực lượng
cộng đồng
(90)
(10)
(0)
- Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của biện pháp
ST
T
Giải pháp
Tính khả thi
Rất
Khả
Khơng
khả
thi
khả thi
thi
ĐTB
Thứ
bậc
SL
SL
(Tỷ lệ (Tỷ lệ
SL
(Tỷ lệ
%)
%)
%)
260
0
0
Tuyên truyền nâng
cao nhận thức cho cán
bộ, giáo viên, lãnh
đạo
1
địa
phương,
người chăm sóc trẻ và
người dân trong cộng (100)
đồng về lợi ích của
(0)
(0)
228
32
0
(88)
(12)
3
1
2,88
2
giáo dục hịa nhập cho
trẻ Tự kỷ dựa vào
cộng đồng
2
Nâng cao năng lực
cho giáo viên, cán bộ
quản lí giáo dục, lãnh
đạo
địa
phương,
người chăm sóc trẻ
và người dân trong
cộng đồng về trẻ tự
kỷ và giáo dục hòa
nhập cho trẻ tự kỷ
Thực hiện các hoạt
động vận động chính
3
221
35
4
sách cho trẻ Tự kỷ
(85)
(13)
(2)
giáo dục hịa nhập
227
33
0
trong trường học cho
(87)
(13)
(0)
218
40
2
trong trường học và
2,834
4
2,87
3
2,830
5
ngồi cộng đồng
Cải thiện điều kiện
4
TTK
Kiểm tra sự phối hợp
5
giữa các lực lượng
cộng đồng
(84)
(15)
(1)
cho thấy cả tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
đều nhận được sự đồng thuận cao từ nhóm khách thể khảo sát và
mức độ cấp thiết và mức độ khả thi có mối tương quan thuận.
Như vậy, mức độ cần thiết và mức độ khả thi khả thi của các
biện pháp được đánh giá cao và phù hợp.
- Kết quả thử nghiệm nội dung biện pháp
Để đánh giá kết quả thử nghiệm biện pháp, chúng tôi
tiến hành đánh giá sự thay đổi về nhận thức, kỹ năng của
nhóm giáo viên, phụ huynh và sự thay đổi của trẻ trong thời
gian 3 tháng thử nghiệm biện pháp 1,2,3,5.
Để tìm hiểu sự thay đổi nhận thức của nhóm giáo viên
và phụ huynh, chúng tôi sử dụng cùng bảng câu hỏi về nhận
thức của nhóm khách thể được khảo sát trong phần thực trạng
nhận thức về GHDN dựa vào cộng đồng. Kết quả cho thấy,
nhận thức của giáo viên về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ
dựa vào cộng đồng về giáo dục hịa nhập cho trẻ tự kỷ đã có
sự thay đổi tích cực.
- Thay đổi của giáo viên trong nhận thức về GDHN cho
TTK
Thời gian
Nội dung
Trước (N=30)
Sau (N=30)
Đún Sai Khôn
Đún
g
g biết
g
Sa Không
i
biết
Hiểu biết về Tự kỷ
12
10
8
18
12
0
Hiểu biết bề GDHN
14
16
0
21
9
0
17
11
2
24
6
0
cho TTK
Hiểu biết về vai trò
GDHN dựa vào cộng
đồng
- Sự thay đổi về nhận thức của giáo viên
Trước khi tổ chức thực hiện các biện pháp ở trên, trong
số 30 giáo viên được khảo sát, chỉ có 40% giáo viên đưa ra
hiểu biết đúng đắn về tự kỷ. Sau khi thực hiệc các biện pháp
trên, kết quả đã có sự thay đổi đáng kể. Số giáo viên có nhận
thức đúng về trẻ tự kỷ tăng lên đến 60%. Theo phiếu điều tra,
giáo viên được đánh giá là có nhận thức đúng về trẻ tự kỷ khi
lựa chọn các nội dung liên quan theo đáp án sau:
Nhận thức của giáo viên về vấn đề giáo dục hòa nhập
cho trẻ tự kỷ cũng tăng lên từ 47% đến 66,7%. Giáo viên có
nhận thức đúng về vấn đế này khi trả lời các nội dung liên
quan theo đáp án dưới đây:
Nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo dục hòa
nhập đối với trẻ tự kỷ cũng tăng lên từ 57% lên 70%. Giáo
viên được đánh giá là có nhận thức đúng về vấn đề này khi trả
lời các câu hỏi liên quan theo đáp án sau:
Nhận thức của phụ huynh về việc giáo dục hòa nhập cho
trẻ tự kỷ cũng có thay đổi sau khi áp dụng các biện pháp ở
trên.
- Thay đổi của phụ huynh về nhận thức
Thời
Trướcgian
(N=30)
Nội dung
Đún Sai Không
g
Hiểu biết về Tự kỷ
Hiểu biết bề GDHN
cho TTK
Sau (N=30)
Đún Sai
biết
g
Khơng
biết
4
10
16
12
13
5
6
16
8
15
12
3
10
11
9
15
14
1
Hiểu biết về vai trị
GDHN dựa vào cộng
đồng