Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường Mầm non Hoa Mai, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.56 KB, 102 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ MINH HUỆ

QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT
TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI, QUẬN HÀ ĐÔNG
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên nghành: Quản lý giáo dục
Mã số : 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thị Mai Lan

HÀ NỘI, 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Mai Lan .
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
đảm bảo độ tin cậy, chính xác trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả

Nguyễn Thị Minh Huệ



LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám Đốc Học viên
Khoa học xã hội, khoa học Tâm lý - Giáo dục, cùng các thầy cô giáo đã tận
tình dạy dỗ, giúp đỡ tác giả trong khóa học, nhất là trong quá trình tiến hành
làm đề tài luận văn thạc sĩ này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Mai
Lan, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả từ những bước đầu xây
dựng đề cương nghiên cứu cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn chân thành Trường Mầm non Hoa Mai,
Quận Hà Đông, Hà Nội đã tạo điêu kiện giúp đỡ tác giả có được thông tin, tài
liệu cần thiết để viết đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả xin bày tỏ lời tri ân sâu sắc tới các bậc phụ huynh, bạn bè, đồng
nghiệp đã ủng hộ động viên, chia sẻ và tạo những điều kiện thuận lợi tốt nhất
cho tác giả trong suốt thời gian theo học khóa đào tạo thạc sĩ tai Học viên
Khoa học xã hội .
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Minh Huệ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT
TẬT TRONG TRƯỜNG MẦM NON ..................................................................... 13
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ................... 13
1.2. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non ........................................ 17
1.3. Quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non ......................... 21
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

tại trường mầm non ................................................................................................... 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ
KHUYẾT TẬT TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI QUẬN HÀ ĐÔNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................................. 34
2.1. Khái quát chung về trường mầm non Hoa Mai quận Hà Đông Thành Phố Hà
Nội ................................................................................................................... 34
2.2. Thực trạng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non Hoa Mai,
quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội ........................................................................... 37
2.3. Thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non
Hoa Mai, quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội ........................................................... 41
2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết
tật tại trường mầm non Hoa Mai, quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội ..................... 52
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT
TẬT TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA MAI, QUẬN HÀ ĐÔNG THÀNH PHỐ
HÀ NỘI ..................................................................................................................... 54
3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp ................................................................. 54
3.2. Các biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại Trường Mầm non
Hoa Mai, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội ........................................................... 57
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ............. 74
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 81
PHỤ LỤC ......................................................................................................................


DANH MỤC VIẾT TẮT

CBQL

Cán bộ quản lý


CSND

Chăm sóc nuôi dưỡng

CSVC

Cơ sở vật chất

CPT

Chậm phát triểm

GDHN

Giáo dục hòa nhập

KT

Khuyết tật

NKT

Người khuyết tật


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

1
2
3

4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14

Bảng 2.1: Số lượng, trình độ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
của trường
Bảng 2.2: Trẻ bình thường và trẻ khuyết tật trường mầm non Hoa
Mai, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Bảng 2.3: Mức độ thực hiện giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật
Bảng 2.4: Mức độ thực hiện nội dung giáo dục hoà nhập cho trẻ
khuyết tật (%)
Bảng 2.5: Mức độ thực hiện các hình thức giáo dục hoà nhập cho
trẻ khuyết tật (%)
Bảng 2.6: Mức độ thực hiện nội dung quản lý lập kế hoạch
giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Bảng 2.7: Mức độ thực hiện nội dung quản lý chỉ đạo, giám sát
giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Bảng 2.8: Mức độ thực hiện nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá
giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Bảng 2.9: Mức độ thực hiện nội dung quản lý cơ sở vật chất hỗ
trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật

Bảng 2.10: Mức độ thực hiện nội dung quản lý sử dụng và bồi
dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia giáo dục hòa nhập cho trẻ
khuyết tật
Bảng 2.11: Mức độ thực hiện nội dung quản lý phối hợp các lực
lượng tham gia giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật
Bảng 2.12: Mức độ thực hiện nội dung quản lý giáo dục hòa nhập
cho trẻ khuyết tật
Bảng 2.13: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý việc thực hiện GDHN tại trường mầm non Hoa
Mai, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

35
36
38
39
40
43
45
46
48
49

50
51
52
74

DANH MỤC SƠ ĐỒ


1

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ của các chức năng trong chu trình quản lý

23


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật đang là xu thế tất yếu của thời đại. Bởi
vì, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật sẽ giúp trẻ bắt chước được những đứa trẻ
bình thường khác, có điều kiện và môi trường để học cách tương tác xã hội, giao
tiếp xã hội. Việc giáo dục hòa nhập giúp trẻ khuyết tật có được các kích thích tham
gia vào quá trình tương tác với người khác thông qua đó cải thiện sự hạn chế về khả
năng tương tác xã hội của các em. Nếu tách biệt trẻ khỏi môi trường bình thường thì
trẻ rất khó học được các kỹ năng tương tác điều xã hội mà chúng thiếu hụt. Mặt
khác, giáo dục hòa nhập không những dựa trên quan điểm xã hội về việc nhìn nhận,
đánh giá trẻ khuyết tật mà còn dựa trên quan điểm tích cực về trẻ khuyết tật. Mặt
khác, việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật không chỉ mang tính nhân văn cao cả
mà còn đánh dấu mức độ phát triển của toàn xã hội. Chính vì vậy, để đáp ứng được
nhu cầu giáo dục trẻ khuyết tật, giáo dục hòa nhập là sự lựa chọn tối ưu nhất. Mô
hình này đã mở ra cho trẻ khuyết tật cơ hội được đi học, được giao lưu, tiếp xúc với
mọi người, được phát huy hết khả năng của mình và hòa nhập xã hội.
Sau hơn 20 năm thực hiện, giáo dục hòa nhập Việt Nam đã đạt được những
thành tựu đáng kể như: đến thời điểm hiện nay có nhiều trẻ khuyết tật được học ở
các trường phổ thông, đội ngũ giáo viên được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn về
giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng,
quan điểm của xã hội về trẻ khuyết tật đã có sự thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, chất
lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại các trường Mầm non vẫn còn nhiều hạn
chế. Chúng tôi cho rằng có những nguyên nhân sau: phương tiện dạy học đặc thù

còn thiếu, hầu hết giáo viên Mầm non chưa được trang bị kiến thức và kỹ năng về
giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; sự hợp tác của gia đình, nhà trường, xã hội chưa
cao; chưa có chuyên viên hỗ trợ cho công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại
các trường Mầm non.
Đến nay hầu hết các trường Mầm non trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói
chung và quận Hà Đông nói riêng đều đã thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

1


Trong đó, trường Mầm non Hoa Mai là một trong những trường thực hiện giáo dục
hòa nhập từ rất sớm và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên do những
yếu tố khách quan và chủ quan như: Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý còn
hạn chế trong các khâu tổ chức thực hiện, quản lý; giáo viên chưa được trang bị đầy
đủ kiến thức, kỹ năng về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật; cơ sở vật chất phục vụ
cho giáo dục hòa nhập còn thiếu thốn; nhận thức của người dân về giáo dục hòa
nhập trẻ khuyết tật chưa cao;… nên chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở
đây vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy quá trình giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật cần
được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan; đặc biệt cần có những nghiên
cứu cụ thể, thiết thực hơn nữa để xây dựng những biện pháp phù hợp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi chọn nghiên cứu vấn
đề: “Quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường Mầm non Hoa Mai,
quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập
trẻ khuyết tật.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới, những nghiên cứu về giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật và
quản lý giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật đã được chú ý nghiên cứu. Trong đó có
các nghiên cứu cụ thể về giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật nói chung, trong đó
có các dạng khuyết tật cụ thể. Tổng quan tình hình nghiên cứu về vấn đề này chúng

tôi nhận thấy có nhiều nghiên cứu về giáo dục hoà nhập cho trẻ tự kỷ (một trong
những dạng khuyết tật được xác định,…). Dưới đây, chúng tôi sẽ nêu dẫn cụ thể các
nghiên cứu sau đây:
Tại rất nhiều nước pháp triển như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc,…
đã rất chú trọng và đề cao vai trò của giáo dục hoà nhập đối với trẻ tự kỷ. Họ cho
rằng, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật có những ưu điểm cơ bản: trẻ sẽ bắt
chước trẻ khác, có điều kiện và môi trường để học cách tương tác xã hội, giao tiếp
xã hội. Việc giáo dục hòa nhập giúp trẻ có được các kích thích tham gia vào quá
trình tương tác với người khác thông qua đó cải thiện sự hạn chế về khả năng tương

2


tác. Nếu tách biệt trẻ khỏi môi trường bình thường thì trẻ rất khó học được các kỹ
năng tương tác điều mà chúng thiếu hụt.
Vào năm 1997, chính phủ Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật về người khuyết
tật. Đạo luật này đã nhấn mạnh vai trò của giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, đã
góp phần vào việc hình thành hàng loạt các chương trình giáo dục hoà nhập cho trẻ
khuyết tật. Trong đó bao gồm các vấn đề cơ bản như: đào tạo cho giáo viên về cách
thức làm việc với trẻ khuyết tật; xử lý hành vi có vấn đề của trẻ khuyết tật; ứng
dụng cách tiếp cận ABA để xử lý các hành vi có vấn đề trong lớp. Việc tổ chức giáo
dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật đã giúp xã hội ý thức và hiểu hơn về trẻ khuyết tật,
do đó giảm sự kỳ thị. Đạo luât này đã tạo ra những khác biệt lớn khi tạo ra sự công
bằng về giáo dục cho trẻ khuyết tật và đã “tạo cảm hứng” cho chính phủ các nước
khác trong việc đưa trẻ khuyết tật vào trường học bình thường.
Kiyo Kitahara, một nhà giáo dục Nhật Bản, đã phát triển một kế hoạch giáo
dục trong đó cho trẻ tự kỷ học với những trẻ bình thường khác trong lớp. Kế hoạch
này bao gồm các bài tập thể dục như là một cách giảm những hành vi tự kích thích
và thu mình ở trẻ tự kỷ (Houston Chronicle, 1986). Từ thời điểm này, lý thuyết và
thực hành về giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ bắt đầu được chú ý và phát triển trên

toàn thế giới.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu cụ thể về vấn đề này như: Shaddock
(2003) cho rằng, nên tập trung vào việc cung cấp cho trẻ tự kỷ sự giáo dục phù hợp
hơn là coi rằng giáo dục hòa nhập là tối ưu cho mọi học sinh bị tự kỷ. Nghiên cứu
của Massey & Wheeler (2000) trên một trường hợp học sinh tự kỷ theo học giáo
dục hòa nhập cho thấy sự cải thiện rõ rệt về hành vi.
Nghiên cứu của Hartman (2001) cho thấy, trẻ tự kỷ trong lớp học có nhiều
vấn đề về hành vi như: trẻ tự kỷ hay bị bắt nạt và khó làm theo hướng dẫn bằng lời
của giáo viên. Ngoài ra những học sinh tự kỷ còn hay bị phân tán, dễ mất tập trung,
rất khó khăn khi phải thay đổi môi trường học tập [60].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu cụ thể về giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật
và quản lý giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật đã được chú ý. Tuy nhiên, các

3


nghiên cứu về giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật được chú ý nghiên cứu nhiều
hơn các nghiên cứu về quản lý giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật.
Tổng quan các công trình nghiên cứu về giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật
cho thấy đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này như:
Trần Văn Bích (Chủ biên), Nguyễn Anh Tài và Nguyễn Xuân Hải, Giáo dục
hoà nhập trẻ khó khăn về học bậc tiểu học, NXB Lao động xã hội, 2006. Trong tác
phẩm này, các tác giả đã bàn luận nhiều đến những vấn đề lí luận và thực tiễn về trẻ
khó khăn về học tập; giáo dục hoà nhập; giáo dục hoà nhập cho trẻ khó khăn về học
tập [2].
Tổng kết lại quá trình thực hiện cũng như kinh nghiệm giáo dục hoà nhập cho
trẻ khuyết tật khi thực hiện dự án “Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật 2004 – 2006”,
do Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển tài trợ. Nhóm tác giả Tạ Thuý Hạnh,
Hoàng Thị Hải Anh và Nguyễn Xuân Hải đã cho xuất bản tác phẩm “Quá trình thực
hiện và bài học kinh nghiệm”, (Save the Children Sweden - SCS), 2006. Trong tác

phẩm nầy nhóm tác giả đã phân tích rất sâu sắc những vấn đề lý luận và thực tiễn về
giáo dục hào nhập cho trẻ khuyết tật, nêu ra được những bài học kinh nghiệp khi
thực hiện các hoạt động giáo dục hào nhập cho trẻ khuyết tật. Tác phẩm này là tài
liệu bổ ích cho những ai làm công tác giáo dục hoà nhập, nhà quản lý giáo dục, phụ
huynh và giáo viên dạy hoà nhập cho trẻ khuyết tật [13].
Tác giả Nguyễn Xuân Hải, trong cuốn sách: “Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
ở tiểu học”, trong Dự án phát triển giáo viên tiểu học đã trình bầy rất sâu những nội
dung lí luận về giáo dục hào nhập, trẻ khuyết tật, giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết
tật. Trong đó, chỉ rõ hệ thống khái niệm công cụ: giáo dục hoà nhập, trẻ khuyết tật,
giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật, tác giả cũng bàn sâu về những vấn đề lí luận
về giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật. Trong đó, các nội dung được trình bầy sâu
là: hình thức giáo dục hào nhập cho trẻ khuyết tật; nội dung giáo dục hoà nhập cho
trẻ khuyết tật [16].
Bên cạnh các nghiên cứu, các sách, giáo trình về giáo dục hoà nhập cho trẻ
khuyết tật như chúng tôi đã nêu dẫn ở trên, khi tổng quan tình hình nghiên cứu

4


chúng tôi còn nhận thấy có một số luận văn thạc sỹ và luận án tiến sĩ nghiên cứu về
vấn đề này. Cụ thể như sau:
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến đã nghiên cứu “Các biện pháp tổ chức giáo
dục hoà nhập giúp trẻ khuyết tật vào lớp 1”, Luận án Tiến sĩ, Khoa Giáo dục Đặc
biệt, 2001. Luận án đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản (lý luận về trẻ điếc
và trẻ khuyết tật thính giác như: cấu tạo sinh lý, đặc điểm tâm lý, đặc điểm về sự
phát triển ngôn ngữ và cơ sở lý luận về giáo dục hoà nhập; Đánh giá thực trạng tổ
chức giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam, bao gồm hệ thống giáo dục
trẻ; khuyết tật chuyên biệt và hoà nhập; đề xuất các biện pháp tổ chức giáo dục hoà
nhập cho trẻ khuyết tật thính giác vào trường học [52].
Tác giả Nguyễn Minh Phúc, đã nghiên cứu đề tài “Thực trạng giáo dục hoà

nhập ở một số trường tiểu học ở Bình Thuận”, Luận văn thạc sĩ, Viện Khoa học
Giáo dục, 2000. Trong đó, tác giả đã đi sâu vào việc chỉ ra cơ sở lí luận về giáo dục
hoà nhập; Thực trạng giáo dục hoà nhập ở một số trường tiểu học ở Bình Thuận; Đề
xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hoà nhập tại các trường tiểu học
tỉnh Bình Thuận [35].
Như đã nói ở trên, các công trình nghiên cứu về quản lý giáo dục hoà nhập
cho trẻ khuyết tật chưa nhiều, có thể nêu dẫn một số các công trình sau đây:
Các tác giả, Trần Ngọc Giao, Lê Văn Tạc, Nguyễn Xuân Hải, Trần Thị Thiệp
và Nguyễn Thị Hoàng Yến, Quản lí Giáo dục hòa nhập,NXB Phụ nữ, 2010. Các tác
giả đã đi sâu vào việc chỉ ra các vấn đề lí luận cơ bản về quản lý giáo dục hoà nhập.
Trong đó, các vấn đề được bàn luận tương đối sâu là: lí luận về quản lí; lí luận về
giáo dục hoà nhập; lí luận về quản lý giáo dục hoà nhập. Đặc biệt, đã chỉ ra được
các nội dung quản lý giáo dục hoà nhập cơ bản [11].
Tác giả Nguyễn Xuân Hải, trong giáo trình “Giáo trình Quản lí trường, lớp
dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt”, NXB Giáo dục, 2009. Đã trình bầy rất rõ các nội dung
lí luận về quản lý, trường lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt. Trong đó, đi sâu vào việc
bàn luận về các nội dung quản lý trường lớp dạy trẻ có nhu cầu đặc biệt [17].
Nguyễn Xuân Hải, Giáo trình Quản lý giáo dục hòa nhập, NXB Đại học Sư
phạm, 2010. Tác giả đã trình bầy những vấn đề lí luận cơ bản về quản lý giáo dục

5


hoà nhập nói chung. Đây được xem như những vấn đề lí luận cơ bản về vấn đề này,
là những cơ sở lí luận cơ bản giúp các nhà nghiên cứu, những người có sự quan tâm
tới vấn đề này có cơ sở để thực hiện tốt những nghiên cứu tiếp sau [19].
Ngoài những công trình nghiên cứu cụ thể về quản lý giáo dục hào nhập; quản
lý giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật được chúng tôi nêu dẫn ở trên, tác giả còn
thấy có một số đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản lý giáo dục nghiên cứu về
vấn đề này. Cụ thể như:

Phạm Thị Kim Nga với đề tài luận văn thạc sĩ: “Biện pháp quản lý giáo dục
hòa nhập học sinh khiếm thị trong trường tiểu học ở Hà Nội”. Tác giả luận văn đã
xây dựng được cơ sở lí luận về biện pháp quản lí giáo dục hoà nhập cho học sinh
khiếm thị trong trường tiểu học. Trong đó, đã xác định rõ hệ thống các khái niệm
công cụ như: quản lý; giáo dục hoà nhập; học sinh khiếm thị trong trường tiểu học;
Biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập học sinh khiếm thị trong trường tiểu học.
Trong nội dung lí luận của luận văn, tác giả đã xác định được các nội dung quản lý
giáo dục hòa nhập học sinh khiếm thị trong trường tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng
tới quản lý hoạt động này. Luận văn cũng đã phân tích được thực trạng các nội dung
giáo dục hòa nhập học sinh khiếm thị trong trường tiểu học ở Hà Nội và đề xuất
được các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu qủa hoạt động này [34].
Như vậy, có thể nói rằng, tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở
Việt Nam cho thấy, đã có nhiều nghiên cứu về giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật
nói chung và các dạng khuyết tật cụ thể nói riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu về
quản lý giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật nói chung và cho từng dạng tật từ góc
độ khoa học quản lý giáo dục thì chưa nhiều. Do vậy, đây là vấn đề rất cần được
nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật tại trường Mầm non Hoa Mai, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội đề xuất
một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục hòa nhập cho
trẻ khuyết tật tại trường mầm non Hoa Mai, quận Hà Đông, thành Phố Hà Nội.

6


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý giáo dục hoà nhập cho trẻ
khuyết tật tại trường Mầm non.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết
tật tại trường Mầm non Hoa Mai, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
-Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục hoà nhập cho
trẻ khuyết tật tại trường Mầm non Hoa Mai, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại Trường mầm non Hoa
Mai, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu:
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 9/20015 đến tháng 5/2016. Tuy nhiên,
luận văn còn sử dụng các báo cáo tổng kết của nhà trường theo các năm học và đặc
biệt là báo cáo về giáo dục hoà nhập của nhà trường từ năm 2010 đến năm 2015.
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có hạn, do khuôn
khổ việc thực hiện luận văn thạc sỹ, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu tại Trường
mầm non Hoa Mai, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Giới hạn về khách thể nghiên cứu:
*Đề tài luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu bằng bảng hỏi trên tổng số
khách thể nghiên cứu là 105 người, cụ thể như sau:
- Cán bộ quản lý giáo dục: 5 cán bộ quản lý. Trong đó gồm có: 3 cán bộ quản
lý Trường mầm non Hoa Mai, Quận Hà Đông, TP Hà Nội; 2 cán bộ quản lý phòng
giáo dục mầm non quận Hà Đông, TP Hà Nội.
-Giáo viên mầm non: 50 người
-Phụ huynh học sinh đang có con học tại trường: 50 người.
* Đối với các khách thể nghiên cứu cho phương pháp phỏng vấn sâu: Đề tài
luận văn sẽ tập trung nghiên cứu trên các khách thể phỏng vấn sâu như sau: 20
người bao gồm 5 cán bộ quản lý giáo dục; 5 giáo viên dạy lớp có học sinh khuyết

7



tật học hoà nhập; 5 phụ huynh học sinh có con học giáo dục hoà nhập tại nhà
trường.
Tổng số khách thể nghiên cứu của đề tài là: 125 người.
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu.
Đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu thực tiễn tại Trường mầm non Hoa Mai, quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở một số nguyên tắc phương pháp luận
của quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật. Cụ thể như sau:
Nguyên tắc hoạt động: Khi nghiên cứu giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại
trường mầm non cần nghiên cứu quản lý của Hiệu trưởng và giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật của giáo viên để làm bộc lộ rõ biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với
vấn đề quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non.
Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại các
trường mầm non chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau - yểu tố chủ quan và
khách quan. Vì vậy, trong nghiên cứu luận văn này, quản lý giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật được xem xét như là kêt quả tác động của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, trong
từng thời điểm, từng hoàn cảnh khác nhau có yếu tố tác động trực tiếp, có yếu tố tác
động gián tiếp, có yếu tố tác động nhiều, có yếu tố tác động ít. Việc xác định rõ vai
trò của từng yếu tố trong những hoàn cảnh cụ thể là điều cần thiết. Vì vậy, trong
nghiên cứu này, quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non được
xem xét trong mối quan hệ về nhiều mặt.
Nguyên tắc phát triển: Khi nghiên cứu về quản lý giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật tại trường mầm non phải nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi, tương
tác qua lại giữa toàn bộ các hoạt động trong quá trình dạy và học tại trường mầm
non. Thấy đươc sự vận động, phát triển, biến đổi quản lý giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật tai trường mầm non của Hiệu trưởng tại trường mầm non ở thời gian hiện
tại, quá khứ và dự báo tương lai phát triển.


8


5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi đã sử dụng các phương
pháp sau:
5.2.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
- Phân tích, tổng hợp và đánh giá những công trình nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước xung quanh các vấn đề có liên quan đến quản lý giáo dục hòa
nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non, từ đó chỉ ra những vấn đề còn tồn tại hoặc
chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu đó để tiếp tục tiến hành nghiên cứu.
- Xác định những khái niệm công cụ liên quan đến đề tài: quản lý, giáo dục
hoà nhập; giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật; quản lý giáo dục hoà nhập cho trẻ
khuyết tật tại các trường mầm non.
- Tổng hợp và phân tích lý luận về quản lý giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật
tại các trường mầm non, nội dung chủ yếu của quản lý quản lý giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật tại Trường mầm non Hoa Mai, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
- Phân tích, tìm hiểu một số báo cáo của Trường Mầm non Hoa Mai, Quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội, báo cáo của phòng giáo dục quận Hà Đông, Hà Nội.
- Tìm hiểu về các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về giáo dục hoà nhập cho
trẻ khuyết tật tại các trường mầm non.
5.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Luận văn sẽ sử dụng hai mẫu phiếu điều tra bằng bảng hỏi để nghiên cứu. Cụ
thể như sau:
Phiếu số 1: Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
Phiếu số 1 này được thiết kế nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng giáo dục hoà
nhập cho trẻ khuyết tật Trường Mầm non Hoa Mai, Quận Hà Đông, thành phố Hà
Nội và quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại Trường mầm non Hoa Mai,
Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt

động này.
Phiếu số 2: Dành cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non
Phiếu số 2 này được thiết kế nhằm mục đích tìm hiểu ý kiến đánh giá của cán
bộ quản lý giáo dục và giáo viên mầm non về tính cấp thiết và tính khả thi của các

9


biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại Trường mầm non Hoa Mai,
Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Luận văn sẽ thiết kế 01 phiếu phỏng vấn sâu dành cho cán bộ quản lý giáo
dục, giáo viên mầm non trực tiếp dạy hoà nhập cho trẻ khuyết tật, phụ huynh có con
học hoà nhập tại trường mầm non.
Phiếu phỏng vấn sâu này được thiết kế nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về
những nội dung nghiên cứu chính của luận văn, kết quả nghiên cứu từ phương pháp
phỏng vấn sâu sẽ được sử dụng để làm rõ hơn các kết quả nghiên cứu từ các phương
pháp nghiên cứu khác như : phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Nội dung phỏng
vấn bao gồm các thông tin về bản thân, nội dung giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết
tật Trường Mầm non Hoa Mai, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, nội dung về quản
lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại Trường mầm non Hoa Mai, Quận Hà Đông,
thành phố Hà Nội cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, các
biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại Trường mầm non Hoa Mai,
Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
5.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Chúng tôi dùng phương pháp này nhằm hình thành và hệ thống các bảng kết
quả nghiên cứu thực tiễn làm cơ sở cho việc phân tích số liệu.
+ Phương pháp phân tích định tính: Sử dụng phương pháp này để xử lý kết
quả phỏng vấn sâu. Các kết quả của phỏng vấn sâu đối với cán bộ quản lý, giáo viên
mầm non, phụ huynh có con học hoà nhập.

+ Các phương pháp phân tích định lượng:
Số liệu thu được sau điều tra chính thức được xử lý bằng chương trình thống
kê SPSS dùng trong môi trường Window, phiên bản 13.0. Các thông số, các phép
toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm:
*Phân tích thống kê mô tả
Các chỉ số phân tích thống kê mô tả bao gồm:
- Tần số tuyệt đối (các số đếm) và tần số tương đối (số phần trăm), đối với
các số biến dạng số và biến dạng chuỗi với các nhóm hạng không có thứ bậc. Tần

10


số tương đối tích luỹ (phần trăm cộng dồn) đối với các biến định lượng (hoặc các
biến dạng chuỗi với các nhóm hạng có thứ bậc). Tần số tuyệt đối và tần số tương
đối cho phép mô tả dữ liệu từ bất kỳ phân phối có dạng như thế nào. Bằng cách
kiểm tra các trị số cho từng biến có thể nhận dạng các sai số do đo đạc, mã hoá,
hoặc mã hoá lại, thậm chí các trị số tuy chính xác nhưng lại khác rất nhiều so với
những trị số khác ở trong cùng mẫu.
- Điểm trung bình cộng (mean) được dùng trong việc tính điểm đạt được của
từng nhóm mệnh đề.
6. Ý nghĩa lý luận thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu quản lý giáo dục hòa
nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non. Trong đó gồm có các khái niệm công cụ:
quản lý; giáo dục hoà nhập; trẻ khuyết tật; giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật;
quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non. Luận văn cũng đã
xây dựng được các nội dung quản lý giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại trường
mầm non và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này. Kết quả nghiên cứu lí
luận của luận văn có thể bổ sung thêm một số vấn đề lí luận cơ bản về quản lý giáo
dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã chỉ ra được thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hòa nhập trẻ
khuyết tật tại trường mầm non Hoa Mai, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Chỉ ra
được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng tới quản
lý hoạt động này. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn đã nêu ra
được các nguyên tắc đề xuất biện pháp và đưa ra các biện pháp quản lý giáo dục
hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non. Trong đó, tác giả đã phân tích khá chi
tiết về mục đích ý nghĩa, nội dung; tổ chức thực hiện; điều kiện thực hiện biện pháp.
Các biện pháp này cũng được tác giả luận văn tìm hiểu mối quan hệ giữa các biện
pháp, khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết quả nghiên
cứu thực tiễn của luận văn có thể là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ quản lý

11


giáo dục, giáo viên trường mầm non góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục
hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường mầm non.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm có 3 chương nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại
trường mầm non.
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại trường
Mầm non Hoa Mai, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.
Chương 3. Môt số biện pháp quản lý giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tại
trường Mầm non Hoa Mai, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

12



CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT
TRONG TRƯỜNG MẦM NON
1.1.Một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
1.1.1. Giáo dục hòa nhập
1.1.1.1. Khái niệm giáo dục hòa nhập
Giáo dục hòa nhập bắt nguồn từ một phong trào cùng tên “Giáo dục hòa
nhập” diễn ra ở Airơlen với tư tưởng cơ bản là tạo điều kiện để rẻ em, phụ huynh và
giao viên thuộc cac tôn giáo khác nhau được làm việc cùng với nhau cung cấp một
nền giáo dục cân bằng với sự tôn trọng và hiểu biết văn hóa và tôn giáo của nhau.
Từ phong trào này, năm 1992 đã thành lập quỹ giáo dục hòa nhập IEF tại Airơlen
với chức năng tạo ra cầu nối về tài chính, thành lập các trường hoà nhập, tạo ra sự
chuyển tiếp các trường đã có. Tạo ra sự bình đẳng và phát triển có ý nghĩa cho mọi
trẻ em.
Theo Nguyễn Xuân Hải (2010), khái niệm giáo dục hòa nhập hiện đang thừa
nhận và sử dụng tương đối phổ biến ở Việt Nam. Khái niệm giáo dục hòa nhập
được xác định như sau: “Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục cho những trẻ
có hoàn cảnh đặc biệt cùng học với trẻ khác, trong trường mầm non và phổ thông
hiện nay ngay tại nơi trẻ sinh sống” [19].
Theo Nguyễn Thị Hoàng Yến (2012) cho rằng, thuật ngữ giáo dục hòa nhập
được hiểu như sau: Giáo dục hòa nhập là một khái niện được điều chỉnh trong giáo
dục đặc biệt. Hòa nhập có nghĩa được bao gồm, bao hàm, được khởi nguồn từ hai
khái niện là “ Giáo dục cho tất cả mọi người” (EFA: Education for ALL, Liên hợp
quốc - Năm quốc tế vè xóa mù chữ, 1990) và “ Giáo dục theo nhu cầu đặc biệt”
(SNE Special Needs Education - tuyên bố Salamanca về các nguyên tắc, chính sách
và thực hiện trong giáo dục theo nhu cầu đặc biệt và cương lĩnh hành động
Salamanca. Tây Ban Nha, UNESCO, 1994 [55].
Từ việc phân tích những khái niệm của các tác giả nêu trên, và từ cái nhìn của
chúng tôi về vấn đề giáo dục hòa nhập tại Việt Nam chúng tôi thống nhất với khái


13


niệm giáo dục hoà nhập của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến nêu trên, chúng tôi sẽ
sử dụng khái niệm này làm khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài luận văn.
1.1.1.2. Bản chất của giáo dục hòa nhập
Khi bàn luận tới bản chất của giáo dục hoà nhập, nhiều ý kiến của các nhà
khoa học đã cho rằng. Bản chất của giáo dục hoà nhập là:
Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh. Đây là tư tưởng, yếu tố đầu tiên thể
hiện bản chất của giáo dục hoà nhập. Trong giáo dục hoà nhập không có sự tách
biệt giữa học sinh với nhau. Mọi học sinh đều được tôn trọng và đều có giá trị như
nhau. Học ở trường nơi mình sinh sống. Mọi học sinh đều cùng được hưởng một
chương trình giáo dục phổ thông. Điều này vừa thể hiện sự bình đẳng trong giáo
dục, vừa thể hiện sự tôn trọng mọi học sinh đều có quyền được hưởng một nền giáo
dục như nhau.
Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và các quan điểm,
cách đánh giá. Đây là vấn đề cốt lõi để giáo dục hoà nhập đạt hiệu quả cao nhất.
Điều chỉnh chương trình là việc làm tất yếu của giáo dục hoà nhập, có điều chỉnh
chương trình cho phù hợp thì mới đáp ứng cho mọi trẻ em có nhu cầu, năng lực
khác nhau.
Giáo dục hoà nhập không đánh đồng mọi trẻ em như nhau. Mỗi đứa trẻ là
một cá nhân, một nhân cách có năng lực khác nhau, cách học khác nhau, tốc độ học
không như nhau. Vì thế, điều chỉnh chương trình cho phù hợp là cần thiết.
Dạy học một cách sáng tạo, tích cực và hợp tác. Đó là mục tiêu của dạy học
hoà nhập. Trong dạy học hoà nhập tạo ra được cho trẻ kiến thức chung, tổng thể,
cân đối. Muốn thế phương pháp dạy học phải có hiệu quả và đáp ứng được các nhu
cầu khác nhau của học sinh. Muốn dạy học có hiệu quả kế hoạch bài giảng phải cụ
thể, theo phương pháp học tập hợp tác. Phải biết lựa chọn phương pháp và sử dụng
đúng lúc: phương pháp đồng loạt, phương pháp đa trình độ, phương pháp trùng lập
giáo án, phương pháp thay thế, phương pháp cá biệt.

1.1.2. Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
1.1.2.1.Trẻ khuyết tật
*Khái niệm khuyết tật

14


Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), khái niệm khuyết tật được hiểu như sau:
-Những thiếu hụt về cấu trúc cơ thể và sự suy giảm các chức năng;
-Những hạn chế trong hoạt động của cá thể;
-Môi trường sống: những khó khăn, trở ngại do môi trường sống mang lại làm cho
họ không thể tham gia đầy đủ và có hiệu quả mọi hoạt động trong cộng đồng.
Trong luận văn này, chúng tôi nhất trí với khái niệm trên và sử dụng khái
niệm này làm khái niệm công cụ của đề tài.
*Khái niệm trẻ khuyết tật
Có nhiều khái niệm về trẻ khuyết tật được các nhà khoa học nêu ra, trong luận
văn này chúng tôi hiểu khái niệm trẻ khuyết tật như sau: Trẻ khuyết tật là trẻ có
những khiếm khuyết về cấu trúc hoặc các chức năng cơ thể hoạt động không bình
thường dẫn đến gặp khó khăn nhất định và không theo được chương trình giáo dục
phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục - dạy học và
những trang thiết bị trợ giảng cần thiết.
* Phân loại trẻ khuyết tật
Có thể căn cứ vào 3 yếu tố cơ bản sau đây để phân loại khuyết tật:
1- Những thiếu hụt về cấu trúc cơ thể và sự suy giảm các chức năng.
2- Những hạn chế trong sinh hoạt hoặc hoạt động nhận thức.
3- Môi trường sống của họ: những khó khăn, trở ngại do môi trường sống mang lại làm
cho họ không thể tham gia đầy đủ và có hiệu quả mọi hoạt động trong cộng đồng.
Trên cơ sở phân loại như trên, chúng tôi nhận thấy có những dạng trẻ khuyết
tật cơ bản sau .
-Trẻ khiếm thính (Childen with Hearing Difficuly): Trẻ khiếm thính là suy giảm

sức nghe ở những mức độ khác nhau dẫn tới khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp, ảnh
hưởng đến quá trình nhận thức và các chức năng tâm lý khác. Tùy theo mức độ suy
giảm thính lực, trẻ khiếm thính được phân chia ra các mức độ khác nhau.
- Trẻ khiếm thị (Childen with Seeing Diffculy): Trẻ khiếm thị là trẻ dưới 18 tuổi
có khuyết tật thị giác, khi đã có phương tiện trợ giúp nhưng vẫn gặp khó khăn trong
các hoạt động cần sử dụng mắt.

15


- Trẻ chậm phát triển trí tuệ (Chiden with Intellectual Disability): Trẻ chậm phát
triển trí tuệ là trẻ có chức năng trí tuệ dưới mức trung bình. Hạn chế ít nhất 2 lĩnh
vực hành vi thích ứng như : Giao tiếp, liên kết cá nhân, tự phục vụ, sống tại gia
đình, xã hội, sử dụng các tiện ích tại cộng đồng, tự định hướng, kỹ năng học đường,
giải trí, lao động, sức khỏe và an toàn.
-Trẻ khuyết tật ngôn ngữ và giao tiếp (Chiden with Language problems): Trẻ
khuyết tật ngôn ngữ - giao tiếp là những trẻ có sự phát triển lệch lạc ngôn ngữ.
Đánh giá này dành cho các trẻ có những biểu hiện như: Nói ngọng, nói lắp, nói
không rõ, không nói được ( câm không điếc) không kèm theo các dạnh khó khăn
khác như chậm phát triển trí tuệ, đao, bại não….
-Trẻ khuyết tật vận động (Chiden with Moving Difculy): Là những trẻ có sự tổn
thức các chức năng vận động làm cản trở đến việc di chuyển , sinh hoạt và học tập.
- Trẻ đa tật (Childen with Multiple Disabilities): Là những trẻ có từ hai khuyết
tật trở lên. Ví dụ như vừa khiếm thính,khiếm thị hay vừa chậm phát triển trí tuệ, vừa
khuyết tật vận động,…
1.1.2.2.Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
*Khái niệm giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật
Hiện nay, khái niệm giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật đã trở nên phổ
biến ở nước ta. Với những nêu dẫn ở trên với những quan niệm chung về giáo dục
hòa nhập cho trẻ khuyết tật. Chúng tôi cho rằng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết

tật được hiểu như sau:
Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật dược hiểu là hình thức giáo dục trẻ
khuyết tật trong những lớp học bình thường ngay tại địa nơi trẻ sinh sống. Tùy
thuộc vào mức độ của trẻ, nhà trường tiếp nhận và đưa trẻ vào lớp, kết hợp chặt
chẽ, thống nhất giữa các lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục nhằm đảm bảo
cho trẻ khuyết tật có dược các điều kiện tốt nhất để học tập và phát triển nhân cách.
Như vậy, có thể nhận thấy, “Khuynh hướng hòa nhập” (MainstreamingTiếng Anh) có nghĩa là giúp đỡ người khuyết tật sống, học tập và làm việc trong
những điều kiện đặc thù, nơi họ có được cơ hội tốt nhất để trở nên độc lập tới mức
mà họ có thể. Khuynh hướng hòa nhập được định nghĩa như việc hòa nhập trẻ

16


khuyết tật và trẻ bình thường trong một lớp học. Điều này mang lại cho trẻ khuyết
tật cơ hội gia nhập “Xu hướng chính của cuộc sống” bằng việc hướng chúng đến
việc lĩnh hội những kinh nghiệm ở tuổi mầm non từ những bạn bè bình thường đồng
trang lứa, đồng thời cũng đem đến cho trẻ bình thường có cơ hội học tập và phát
triển thông qua việc học hỏi kinh nghiệm từ những mặt mạnh và mặt yếu của những
bạn bè khuyết tật.
Do đó ta có thể hiểu là “ hòa nhập” không chỉ mang lại lợi ích cho trẻ khuyết
tật mà còn cho trẻ bình thường. Sự hòa nhập mở ra cơ hội hội học tập cho cả hai đối
tượng trẻ. Trẻ bình thường và trẻ khuyết tật.
Tuy nhiên, hòa nhập không chỉ đơn giản là đưa trẻ khuyết tật vào trong một
chương trình giáo dục chung với trẻ bình thường. Phải thiết lập những bước rõ ràng
để đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia một cách đầy đủ và tích cực những
hoạt động lớp học. Việc thiết lập những bước rõ ràng là vai trò của giáo viên.
1.2. Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở trường mầm non
1.2.1. Trường mầm non
Điều lệ trường MN (ban hành kèm theo quyết định số 04/2015/QĐ-BGD &
ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT) đã quy định. Nhà

trường là đơn vị cơ sở của ngành giáo dục được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch
của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, được tổ chức theo các loại hình
công lập, bán công, dân lập, tư thục. Trường mầm non là đơn vị cơ sở của bậc học
mầm non và cũng được tổ chức theo các loại hình như các bậc học khác [3].
1.2.2. Nội dung giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non
1.2.2.1.Quy định về nội dung giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non
Nội dung giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tạt tại trường mầm non cần phải
thực hiện theo đúng quyết định của Bộ Giáo dục – Đào tạo, số 23/QĐ - BGDĐT
ngày 22/5/2006. Trong đó nêu rõ:
- Huy động và tiêp nhận trẻ khuyêt tật đến học, xây dựng cơ sở vật chất, tạo cơ
hội và điều kiện cho người khuyết tật, được tham gia các hoạt động hòa nhập với
cộng đồng.

17


- Xây dựng kế hoạch hoạt động, đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ cho người
khuyết tật theo đơn vị lớp hoặc khối lớp. Phối hợp chặt chẽ với gia đình, các tổ chức
xã hội và các lực lượng cộng đồng để chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật.
- Mỗi lớp hòa nhập dành cho người khuyết tật ở giáo dục mầm non có nhiều nhất
không quá ba trẻ khuyết tật cùng một loại tật.
- Mỗi cơ sở giáo dục hòa nhập thành lập một tổ, nhóm chuyên môn giáo dục hòa
nhập dành cho người khuyết tật. Tổ, nhóm chuyên môn gồm các các cán bộ chuyên
môn, giáo viên giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
- Nhiệm vụ của tổ nhóm xây dựng, thống nhất, triển khai kế hoạch hòa nhập cho trẻ
khuyết tật ở từng đơn vị phụ trách theo sự chỉ đạo của Bộ [5].
1.2.2.2.Quy trình giáo dục hoà nhập cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non
Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non đòi hỏi tính phân
hóa (phân biệt) rất cao. Không thể có một chương trình chung cho mọi trẻ khuyết
tật. Vì vậy, để xác định các nội dung giáo dục trẻ khuyết tật tại trường mầm non cần

đi theo một quy trình đầy đủ. Từ đó xác định các nội dung của từng khâu trong quá
trình này.
* Bước 1: Xác định khả năng, nhu cầu và môi trường phát triển của trẻ khuyết tật
tại trường mầm non.
- Nội dung: Xây dựng phiếu khảo sát nhằm điều tra và đánh giá nhu cầu và năng lực
trẻ khuyết tật tại trường mầm non bao gồm các nội dung sau:
+ Khả năng phát triển thể chất và vận động
+ Khả năng ngôn ngữ - giao tiếp:
+ Khả năng nhận thức :
+ Hành vi, khí chất:
+Kỹ năng xã hội:
+ Môi trường phát triển:
* Bước 2: Xây dựng mục tiêu giáo dục cho trẻ khuyết tật
Mục tiêu giáo dục là kết quả giáo dục mong muốn cần đạt được thông qua việc
tổ chức các hoạt động giáo dục trong điều kiện, thời gian nhất định bao gồm: Mục
tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.

18


Khi xây dựng mục tiêu giáo dục cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non, các
thành viên phải căn cứ vào các yếu tố sau đây:
- Bản thân trẻ khuyết tật tại trường mầm non: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm
sống đã có của trẻ khuyết tật tại trường mầm non, những gì trẻ khuyết tật tại trường
mầm non cần đáp ứng và tương lai phát triển của trẻ khuyết tật tại trường mầm non
ra sao?
- Mục tiêu, nội dung, chương trình khối học, năm học, học kỳ và của từng môn
học. Bao gồm các kiến thức, kỹ năng và hành vi trẻ khuyết tật cần đạt được sau một
năm học, một học kỳ hay một tháng....;
- Điều kiện, phương tiện của địa phương, nhà trường, lớp học và gia đình học

sinh;
Mục tiêu giáo dục cho học sinh có thể được xây dựng theo kiểu mục tiêu giáo
dục của năm học và mục tiêu giáo dục của từng học kỳ, từng tháng, từng tuần và
được thể hiện bằng kế hoạch, bài học trong từng ngày, tiết học.
* Bước 3: Lập kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non
- Xác định các yếu tố và lập kế hoạch
+ Các yếu tố: Thời gian thực hiện; Nội dung hoạt động; Biện pháp thực hiện và
phương tiện liên quan; Người thực hiện; Kết quả mong đợi
+ Các yêu cầu: Hệ thống kiến thức, kỹ năng cần được xây dựng từ mức độ đơn giản
đến mức độ khó cao hơn; Các nhiệm vụ càng được chia nhỏ thành các bước và thực
hiện từng bước, từng phần nhỏ thì càng tốt.
- Thiết kế và tổ chức các hoạt động được diễn ra trong nhiều môi trường khác nhau
nhằm tăng số lượng kiến thức cũng như tăng mức độ thành thạo các kỹ năng cho trẻ
khuyết tật tại trường mầm non.
- Sử dụng đồ dùng, phương tiện cần tuân thủ chặt chẽ quy luật của quá trình nhận
thức. Có thể sử dụng vật thật, mô hình, hình ảnh để hình thành khái niệm cho trẻ
khuyết tật tại trường mầm non.
- Xây dựng kế hoạch chuyển tiếp về thời gian, ví dụ như giữa hai học kỳ, hai
tháng... hay chuyển tiếp về kiến thức, kỹ năng mang tính củng cố và lĩnh hội tri thức

19


×