Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

BIỆN PHÁP GIÁO dục ý THỨC THOÁT NGHÈO CHO CỘNG ĐỒNG dân cư HUYỆN MANG THÍT TỈNH VĨNH LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.72 KB, 73 trang )

BIỆN PHÁP GIÁO
DỤC Ý THỨC THOÁT
NGHÈO CHO CỘNG
ĐỒNG DÂN CƯ HUYỆN
MANG THÍT TỈNH
VĨNH LONG

1


- Các nguyên tắc đề xuất
- Đảm bảo tính khoa học và pháp lý
Tính khoa học:
Để có cơ sở đề xuất và đưa ra các biện pháp giáo dục ý
thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư huyện Mang Thít ta
phải dựa trên tình hình thực tế tại địa phương, đó là đánh giá
được thực trạng ý thức thoát nghèo của cộng đồng dân cư
huyện Mang Thít, thực trạng công tác quản lý và công tác
tuyên truyền giáo dục tại địa phương, từ đó đưa ra các biện
pháp giáo dục phù hợp với cộng đồng dân cư về công tác
thoát nghèo, GNBV hiện nay.
Tính pháp lý:
Quá trình giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng
dân cư huyện Mang Thít phải thực hiện các nội dung giáo dục
theo tinh thần chỉ đạo của Đảng, Nhà Nước; Cụ thể là các

2


Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, Kế hoạch... hướng
dẫn thi hành pháp luật về công tác giảm nghèo bền vững,


thoát nghèo ; chính sách hỗ trợ các dịch vụ gắn với chính sách
giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu
số giai đoạn 2015 – 2020. Ngoài ra, còn có các văn bản pháp
lý liên quan đến người nghèo được thể hiện trong Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo của từng giai đoạn và hệ
thống chính sách giảm nghèo hiện hành như chính sách về y
tế, giáo dục, nhà ở, tín dụng ưu đãi, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ
sản xuất…
- Đảm bảo tính thực tiễn
Đảm bảo tính thực tiễn là nguyên tắc quan trọng khi đưa
ra các biện pháp. Tính thực tiễn nghĩa là phải phù hợp với
thực tế phát triển của cộng đồng địa phương, phù hợp với chủ

3


trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công
tác giảm nghèo bền vững, thoát nghèo.
Mục tiêu của giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng
đồng dân cư huyện Mang Thít là phải xác định mục tiêu, nội
dung, phương pháp, hình thức, sử dụng phương tiện và các
hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với nhu cầu và trình độ
của đối tượng được giáo dục, với nguồn lực tài chính, trình
độ của chính người thực hiện hoạt động giáo dục.
- Tính khả thi
Các biện pháp giáo dục được đề xuất phải đảm bảo phù
hợp với thực tiễn, không xa rời thực tế tại địa phương; không
mang tính lý thuyết chung chung, nội dung giáo dục đi vào
cuộc sống, đảm bảo tính khả thi, tạo được sự đồng thuận từ
lực lượng giáo dục đến đối tượng giáo dục, đem lại hiệu quả

cao, ít tốn kém đến kinh tế, phù hợp với khả năng, điều kiện

4


và nguồn lực hiện có của cộng đồng địa phương. Đáp ứng tốt
trong giai đoạn hiện tại, cũng như trong giai đoạn tiếp theo và
có thể thực hiện thành công khi triển khai áp dụng vào trong
thực tiễn.
- Các biện pháp giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng
đồng dân cư huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long
Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng
đến mọi cấp, mọi ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo
nhằm thay đổi và chuyển biến nhận thức trong giảm nghèo.
Từ đó, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và chính
quyền đối với công tác giáo dục ý thức thoát nghèo; Phối hợp
liên ngành và gắn kết cộng đồng tham gia vào công tác giáo
dục ý thức thoát nghèo; Huy động mọi nguồn lực trong và
ngoài nước cho công tác giáo dục ý thức thoát nghèo cho
cộng đồng dân cư; Ưu tiên giáo dục cho người nghèo, cận
nghèo, người mới thoát nghèo và người có nguy cơ tái nghèo

5


khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận
và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của
nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả;
Phát triển năng lực chuyên môn cho những người làm công
tác giảm nghèo, cộng tác viên công tác xã hội; Bồi dưỡng

nâng cao năng lực điều hành, tổ chức quản lý và thực hiện cho
cán bộ công tác truyền thông, giáo dục ý thức thoát nghèo;
Lựa chọn nội dung, vận dụng phối hợp linh hoạt các phương
pháp, hình thức và phương tiện vào công tác giáo dục ý thức
thoát nghèo.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và
chính quyền đối với công tác giáo dục ý thức thoát nghèo
Mục tiêu của biện pháp: Các cấp ủy Đảng và chính
quyền địa phương thường xuyên quan tâm đến công tác giáo
dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư, đưa ra những
định hướng, chỉ đạo kịp thời đối với các ban, ngành đoàn thể

6


và nhân dân thuộc thẩm quyền và phạm vi quản lý nhằm đảm
bảo cho hoạt động này được thực hiện liên tục và có hiệu quả.
Nội dung biện pháp:
Tiếp tục tổ chức quán triệt và nghiêm túc thực hiện các
chủ trương của Đảng về tăng cường lãnh đạo công tác GNBV,
thoát nghèo trong tình hình mới.
Đổi mới phương pháp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực
hiện công tác GNBV, thoát nghèo.
Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với việc
triển khai, thực hiện công tác GNBV, thoát nghèo thuộc thẩm
quyền và phạm vi quản lý.
Tổ chức thực hiện biện pháp: Đảng ủy, Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc các xã, phường, thị
trấn cần:


7


Tiếp tục tổ chức quán triệt và nghiêm túc thực hiện các
chủ trương của Đảng về tăng cường lãnh đạo công tác GNBV,
thoát nghèo trong tình hình mới:
+ Rà soát, cập nhật kịp thời các văn bản có liên quan đến
tăng cường lãnh đạo công tác GNBV, thoát nghèo.
+ Triển khai các văn bản có liên quan và quán triệt các
chủ trương của Đảng về tăng cường lãnh đạo công tác GNBV,
thoát nghèo, đặc biệt trong tình hình mới tại các cuộc họp
giao ban, sinh hoạt Đảng các cấp, trong đó chú trọng thực
hiện các nội dung của Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng
5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền
vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Quyết định số
1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1258/QĐ-TTg ngày

8


21/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế
hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung
tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn
2016-2020; Quyết định số 293/QĐ-LĐTBXH ngày 09/3/2017
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày
02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 20162020; Chỉ thị số 14/CT-UBND, ngày 30/10/2017 của Ủy ban

nhân dân tỉnh về đẩy mạnh thực hiện công tác giảm nghèo
bền vững trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long; Quyết định số
592/QĐ-UBND ngày 28/03/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Vĩnh Long về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long giai đoạn 2017-2020; Quyết định số 1197/QĐUBND ngày 12/5/2017 của Ủy ban nhân dân huyện Mang

9


Thít về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Mang
Thít giai đoạn 2017-2020;
+ Nghiêm túc thực hiện các chủ trương của Đảng cấp
trên về tăng cường lãnh đạo công tác chương trình mục tiêu
quốc GNBV trong tình hình mới.
Đổi mới phương pháp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực
hiện công tác giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân
cư.
+ Đưa ra chủ trương đổi mới phương pháp chỉ đạo, tổ
chức triển khai thực hiện công tác giáo dục ý thức thoát nghèo
cho cộng đồng dân cư. Ví dụ như: Phân công từng thành viên
ban chấp huyện uỷ chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công
tác giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư tại từng

10


xã, phường, thị trấn,… có đánh giá kết quả để nhận xét mức
độ hoàn thành nhiệm vụ được giao cuối năm.

+ Phối hợp với các cơ quan đầu mối như: Văn phòng
Giảm nghèo Trung ương, Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn truyền thông về đổi
mới phương pháp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công
tác giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư.
+ Vận dụng các phương pháp chỉ đạo, tổ chức triển khai
thực hiện công tác giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng
dân cư thuộc phạm vi quản lý của từng đơn vị, tổ chức, cá
nhân một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực
tiễn.
Đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với công
tác giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư thuộc
thẩm quyền và phạm vi quản lý:

11


+ Thành lập Ban Thanh tra, kiểm tra về công tác giáo
dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư các cấp, các
đơn vị, địa phương.
+ Chỉ đạo Ban Thanh tra xây dựng kế hoạch thanh tra,
kiểm tra định kỳ, thường xuyên và đột xuất.
+ Giám sát việc thực hiện thanh tra, kiểm tra của Ban
Thanh tra cùng cấp và cấp dưới.
+ Yêu cầu Ban Thanh tra báo cáo kịp thời, tổng kết, rút
kinh nghiệm sau mỗi đợt thanh tra, kiểm tra nhằm xử lý và
khắc phục kịp thời những sai sót.
Điều kiện thực hiện biện pháp:
Ban Chấp hành Huyện ủy cần đổi mới định hướng,
thường xuyên chỉ đạo và triển khai các văn bản về tăng cường

sự lãnh đạo công tác giảm nghèo một cách kịp thời, đồng bộ

12


và có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới cũng như
thực tiễn từng địa bàn, địa phương.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần nghiên cứu ban hành
các Nghị quyết, chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
công tác GNBV trong tình hình mới.
Các cấp ủy Đảng, chính quyền cần có tư duy thoáng mở,
linh hoạt, có khả năng thích ứng với những điều kiện xã hội
đã thay đổi tiến bộ và phát triển.
Công tác kiểm tra đánh giá cần thực hiện thường xuyên,
đảm bảo tính trung thực, khách quan và chính xác.
- Phối hợp liên ngành và gắn kết cộng đồng tham gia
vào công tác giáo dục ý thức thoát nghèo
Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng tham gia
vào công tác giáo dục ý thức thoát nghèo.

13


Mục tiêu của biện pháp: Nhằm tăng cường sự liên kết,
phối hợp giữa chính quyền địa phương với các ban, ngành,
đoàn thể và huy động được sự tham gia của mọi tầng lớp dân
cư vào công tác giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng.
Nội dung của biện pháp:
Truyền thông nâng cao nhận thức của các ban, ngành,
đoàn thể và người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng, nghĩa vụ

và trách nhiệm của mình đối với công tác GNBV, giáo dục ý
thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư.
Vận động các ban, ngành, đoàn thể cùng người dân tích
cực tham gia, phối hợp thực hiện công tác giáo dục ý thức
thoát nghèo cho cộng đồng dân cư.
Tổ chức thực hiện biện pháp:

14


Đảng ủy, Ủy Ban nhân dân xã, phường, thị trấn tiến
hành:
Xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo theo chức năng
nhiệm vụ của đơn vị được giao về các hoạt động, công tác
giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư triển khai
đến các ban, ngành, đoàn thể thuộc phạm vi quản lý và tại các
cuộc họp giao ban định kỳ, thường xuyên, giao ban chuyên
đề.
Phối hợp với Ban chỉ đạo Giảm nghèo huyện, phòng Lao
động -TB&XH tổ chức các hội nghị định hướng, các hội nghị
cung cấp thông tin về công tác giáo dục ý thức thoát nghèo
cho cộng đồng dân cư và các cuộc vận động lãnh đạo các đơn
vị, đoàn thể để thống nhất đồng thuận, hỗ trợ triển khai các
mô hình công tác giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng
dân cư.

15


Tổ chức giao ban định kỳ với các ban, ngành, tổ chức

chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp,
tổ chức phi chính phủ đóng trên địa bàn xã, phường, thị trấn
để cung cấp thông tin về công tác giáo dục ý thức thoát nghèo
cho cộng đồng dân cư.
Phối hợp với Sở Lao Động – Thương binh và Xã hội,
Ban Chỉ đạo Giảm nghèo huyện, phòng lao động-TB&XH
thực hiện các hoạt động truyền thông vận động nâng cao nhận
thức cho các ban ngành, đoàn thể và toàn thể người dân trong
cộng đồng về ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm trong giáo dục ý
thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư, thông qua:
+ Xây dựng, tổng kết và nhân rộng các phong trào, dự
án, chương trình, mô hình có hiệu quả trong giáo dục ý thức
thoát nghèo cho cộng đồng dân cư như: Phong trào toàn dân
xây dựng nông thôn mới; Phong trào thi đua “Cả nước chung

16


tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn
2016-2020; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2016-2020; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất,
đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên
địa bàn các xã ngoài chương trình 30a và chương trình 135;
Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin và các mô
hình dựa vào cộng đồng khác.
+ Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền
thông thay đổi hành vi ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân
cư tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; Chú trọng
truyền thông giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân
cư, cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và nhóm người yếu thế.

+ Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền
thông thay đổi hành vi ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân

17


cư trong địa bàn có nhiều hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát
nghèo, phù hợp với từng đối tượng.
+ Tổ chức các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền
thông thay đổi hành vi, ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân
cư trong các địa bàn có nhiều hộ mới phát sinh nghèo, tái
nghèo, chú trọng đến các hình thức và truyền thông đặc thù
với từng đối tượng và địa phương.
+ Tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông
thay đổi hành vi, ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư,
cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo
ngành dọc thuộc các ban, ngành, đoàn thể.
Định kỳ tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các quy định của pháp luật về truyền thông GNBV, giáo
dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư tại địa bàn
thuộc phạm vi quản lý.

18


Tiến hành các nghiên cứu, đánh giá các hoạt động về
truyền thông và huy động cộng đồng phục vụ cho việc quản
lý, lập kế hoạch và triển khai, theo dõi chương trình.
Lồng ghép, phối hợp với các chương trình xóa đói giảm
nghèo, giới thiệu việc làm; giảm nghèo, xây dựng nông thôn

mới và đô thị văn minh; giải quyết việc làm và giảm nghèo
bền vững,… Tăng cường việc ký kết và nâng cao hiệu quả
thực hiện kế hoạch liên tịch giữa cơ quan nhà nước các cấp
với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, đơn vị, doanh
nghiệp trên địa bàn về giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng
đồng dân cư.
Tiếp tục triển khai các phong trào, dự án, chương trình,
mô hình có hiệu quả trong giáo dục ý thức thoát nghèo cho
cộng đồng dân cư như: Phong trào toàn dân xây dựng nông
thôn mới; Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người

19


nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016-2020;
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2016-2020; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa
sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn các xã
ngoài chương trình 30a và chương trình 135; Dự án truyền
thông và giảm nghèo về thông tin và các mô hình dựa vào
cộng đồng khác; xây dựng và nhân rộng các mô hình xã,
phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị điển hình trong công tác giáo
dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư.
Vận động các tổ chức tôn giáo, các tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức phi Chính phủ, các doanh nghiệp, các hiệp hội
nghề nghiệp và mạng lưới người nghèo, cận nghèo, mới thoát
nghèo tham gia công tác giáo dục ý thức thoát nghèo cho
cộng đồng dân cư, trong đó chú trọng việc vận động tham gia
các hoạt động: xây dựng chính sách, kế hoạch, giám sát, đánh


20


giá việc tổ chức thực hiện; đào tạo nghề, tìm việc làm, tạo
việc làm và phát triển các mô hình lao động, sản xuất kinh
doanh mang tính bền vững cho hộ nghèo, cận nghèo, thoát
nghèo.
Bảo đảm cung cấp có hiệu quả các dịch vụ an sinh xã
hội cho người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, đồng thời
tăng cường hoạt động vận động người nghèo, cận nghèo, mới
thoát nghèo tham gia các dịch vụ an sinh xã hội.
Điều kiện thực hiện biện pháp:
Công tác truyền thông vận động nâng cao nhận thức cho
người dân phải thực sự có hiệu quả.
Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương phải coi đây
là một nhiệm vụ, một biện pháp tích cực GNBV của địa
phương để triển khai, phát động các phong trào một cách
mạnh mẽ trong cộng đồng dân cư.

21


Ban hành các chính sách, pháp luật đầy đủ và chặt chẽ;
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật
về truyền thông giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng
dân cư tại tất cả các cấp, đảm bảo tính nghiêm minh, xử lý
đúng người, đúng việc.
- Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho
công tác giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư
Huy động mọi nguồn lực tài chính từ ngân sách, cơ

quan, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước cho giáo dục
ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư.
Mục tiêu của biện pháp: Huy động sự hỗ trợ, đóng góp
về tài chính cho hoạt động giáo dục ý thức thoát nghèo cho
cộng đồng dân cư từ ngân sách của Trung ương, địa phương,
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm

22


bảo đảm nguồn lực cho việc thực hiện các hoạt động thường
xuyên và có hiệu quả.
Nội dung biện pháp:
Lập kế hoạch giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng
đồng dân cư (ngắn hạn và dài hạn) phù hợp với thực tiễn địa
phương.
Đảm bảo hành lang pháp lý và những điều kiện thuận lợi
cho việc đóng góp nguồn lực tài chính vào công tác giáo dục
ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư từ các cơ quan, tổ
chức.
Huy động nguồn lực tài chính từ ngân sách, cơ quan,
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Tổ chức thực hiện biện pháp:

23


Cán bộ làm công tác giáo dục cấp xã, phường, thị trấn
lập kế hoạch giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân
cư (ngắn hạn và dài hạn) thuộc cấp và phạm vi quản lý:

+ Xác định các hoạt động sẽ thực hiện trong thời gian
nhất định (tên hoạt động, quy mô, cách thức thực hiện...).
+ Xây dựng, chuẩn hóa mục chi và mức chi cho các hoạt
động giáo dục ý thức thoát nghèo cho cộng đồng dân cư, các
gói dịch vụ chuẩn và giá cả của gói dịch vụ đó làm cơ sở để
lập kế hoạch tài chính trong đó xác định rõ nguồn lực tài
chính hiện có và khả năng cân đối nguồn lực nhằm vận động
sự ủng hộ nguồn lực tài chính cho giáo dục ý thức thoát nghèo
cho cộng đồng dân cư.
+ Lập kế hoạch kinh phí chi tiết cho các hoạt động trên
cơ sở tính toán chi tiết các khoản chi phí và phù hợp với giá
cả thị trường.

24


UBND các xã, phường, thị trấn cần đảm bảo hành lang
pháp lý cũng như những điều kiện thuận lợi nhất cho việc
đóng góp nguồn lực tài chính cho công tác giáo dục ý thức
thoát nghèo cho cộng đồng dân cư từ các cơ quan, tổ chức
bằng việc:
+ Cung cấp thường xuyên các thông tin liên quan đến
nhu cầu nguồn lực tổng thể cho các hoạt động giáo dục ý thức
thoát nghèo cho cộng đồng dân cư thuộc phạm vi quản lý tới
các cấp ủy đảng, chính quyền cấp trên trong quá trình xây
dựng và phê duyệt kế hoạch ngân sách và giải pháp huy động
tài chính cho các hoạt động này.
+ Cung cấp thông tin định kỳ cho các thành viên của
Văn phòng Giảm nghèo, Ban Chỉ đạo về nhu cầu nguồn lực
tài chính cho các hoạt động giáo dục ý thức thoát nghèo cho

cộng đồng dân cư, khả năng cân đối nguồn lực nhằm vận

25


×