Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

CÁC NGUYÊN tắc và BIỆN PHÁP sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP DHTDA môn ĐLCM của ĐCSVN ở TRƯỜNG đại học PHÚ yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.19 KB, 42 trang )

CÁC NGUYÊN TẮC VÀ
BIỆN PHÁP SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP DHTDA
MÔN ĐLCM CỦA ĐCSVN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
PHÚ YÊN


- Nguyên tắc sử dụng phương pháp DHTDA môn ĐLCM
của ĐCSVN ở Trường Đại học Phú Yên
- Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học
DHTDA cần đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kỹ năng,
thái độ, phát triển năng lực cho SV, do đó GV không được
thay đổi mục tiêu của môn học ĐLCM của ĐCSVN.
Về kiến thức: phải trang bị cho SV những kiến thức
khoa học về đường lối, chủ trương của Đảng. Những khó
khăn, thách thức mà ĐCSVN đã phải đương đầu và vượt qua,
và đã đạt được một số thành tựu như ngày hôm nay.
Về kỹ năng: trang bị cho các em một số kĩ năng cơ bản
như: kỹ năng thực hành, kĩ năng vận dụng thực tiễn, kĩ năng
thích nghi và ứng biến linh hoạt với những biến động của Việt
Nam và thế giới.
Về thái độ: giúp SV có thái độ đúng đắn, tích cực, có khả
năng nhìn nhận và đánh giá đúng - sai; gạt bỏ cảm xúc và thái
độ tiêu cực không cần thiết với những biến động trong xã hội
mà cần bình tĩnh, nhìn nhận, đánh giá và có những động cụ
thể tích cực để chống lại những tiêu cực đang nảy sinh từng


ngày trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: kinh tế,
chính trị, văn hóa, xã hội; thậm chí sẵn sàng đấu tranh chống


lại những hành vi tiêu cực, tham nhũng đi ngược lại đường lối
chủ trương của Đảng và Nhà nước. Biết trân trọng, gìn giữ và
phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt
Nam và truyền thống đầu tranh anh dũng của các thế hệ cha
anh đi trước. “Môn ĐLCM của ĐCSVN có ý nghĩa rất quan
trọng đối với việc bồi dưỡng cho sinh viên niềm tin vào sự
lãnh đạo của Đảng, định hướng phấn đấu theo mục tiêu, lý
tưởng và đường lối của Đảng; nâng cao ý thức trách nhiệm
công dân trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước” [16;
tr.15]. Qua đó hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa (XHCN), tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong bối cảnh hiện nay. Đó là những con người có trình độ
học vấn rộng, có thể thực hiện được nhiều nhiệm vụ và
chuyên môn hóa, đảm bảo chất lượng trong công việc, với
năng suất, hiệu quả cao, sẵn sàng gánh vác trách nhiệm trước
dân tộc và đất nước.
Trong Luật Giáo dục năm 2005 có ghi: “Mục tiêu của
giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị,
đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng


lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo,
có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
[34; tr.30-31]. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4-11-2013 của
Ban Chấp hành TW Đảng (khóa XI), về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, vấn đề phát triển năng lực người học
được TW khẳng định là một nội dung quan trọng. Theo đó,
GD & ĐT không chỉ tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng cho
SV mà còn quan tâm, chú ý nhiều hơn đến việc phát triển
phẩm chất và năng lực ở người học. Do vậy, việc lựa chọn nội

dung, PPDH phải hướng tới mục tiêu phát triển những phẩm
chất và năng lực cần thiết của người lao động trong tương lai,
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước ta trong
bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Năng lực của người lao động bao gồm: năng lực trí tuệ, khả
năng sáng tạo và thích ứng; năng lực vận dụng kiến thức lý
luận vào thực tiễn cuộc sống; năng lực làm chủ bản thân;
năng lực phản biện xã hội; năng lực hợp tác, làm việc theo
nhóm; năng lực giao tiếp; năng lực tự học, tự nghiên cứu để
học tập suốt đời; năng lực quốc tế (ngoại ngữ, văn hóa toàn
cầu,…) để có khả năng hội nhập;...
- Nguyên tắc đảm bảo tính Đảng và tính khoa học


Phương pháp DHTDA môn ĐLCM của ĐCSVN phải
dựa trên cơ sở bảo đảm sự thống nhất nguyên tắc tính Đảng
và tính khoa học. Trong môn ĐLCM của ĐCSVN cả người
dạy và người học phải đứng trên lập trường, quan điểm,
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm,
đường lối của ĐCSVN. Tính Đảng của bài dạy và học phải
thể hiện thế giới quan, lập trường, hệ tư tưởng của giai cấp
công nhân, khẳng định lý tưởng XHCN và mang đến cho
người học những cơ sở khoa học để củng cố niềm tin vào lý
tưởng cao đẹp đó. Đồng thời, phản ánh đường lối, quan điểm
và chính sách của Đảng, củng cố sự thống nhất về ý chí và
hành động của cả người dạy và người học đối với môn học
này.
Tính khoa học của môn ĐLCM của ĐCSVN thể hiện
trước hết ở sự trình bày các sự kiện một cách chân thực,
khách quan và rút ra được các kết luận từ các sự kiện đó. Điều

này đòi hỏi cả GV và SV phải bảo đảm tính khách quan khi
phân tích, lý giải và đánh giá về ĐLCM của ĐCSVN, tránh áp
đặt, cường điệu hóa hay hiện đại hóa một số vần đề sự kiện
liên quan đến ĐLCM của ĐCSVN. Khi trình bày các sự kiện
cả GV và SV không chỉ dừng lại ở việc miêu tả các yếu tố bên


ngoài mà cần phải tìm thấy ở sự kiện cụ thể những giá trị
khoa học, những yếu tố bên trong có tính chất quy luật, ý
nghĩa và đóng góp lý luận của các sự kiện lịch sử đó. Tính
khoa học trong dạy và học của môn học còn thể hiện ở khả
năng vận dụng kết quả học tập nghiên cứu vào thực tiễn, góp
phần phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng nhằm thực hiện
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Tính Đảng và tính khoa học thống nhất với nhau trong
sự phản ánh trung thực, khách quan đường lối cách mạng của
Đảng trên cơ sở lập trường, phương pháp luận và định hướng
chính trị của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Nguyên tắc tính
Đảng càng được đề cao một cách đúng đắn thì nguyên tắc tính
lịch sử càng trở nên phong phú, chân thực và tính khoa học
càng sâu sắc.
Sự thống nhất giữa nguyên tắc tính Đảng và tính khoa
học có vai trò rất quan trọng đối với dạy và học môn ĐLCM
của ĐCSVN nói chung và phương pháp DHTDA nói riêng. Vì
vậy, GV cần vận dụng những lý luận khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn và đời sống xã hội. Đồng thời, người GV phải luôn
tìm tòi nghiên cứu bổ sung và cập nhật kiến thức mới, không



ngừng học hỏi; biết vận dụng các quan điểm khoa học của học
thuyết Mác - Lênin, phù hợp với những điều kiện lịch sử cụ
thể của đất nước và xu thế thời đại toàn cầu hóa. Nhất là trong
bối cảnh hiện nay, khi dân tộc ta và nhân loại tiến bộ trên thế
giới đứng trước cuộc đấu tranh gay gắt để bảo vệ những di
sản lý luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin. Vì thế, khi giảng dạy môn ĐLCM của ĐCSVN người
GV cần phải kiên trì phê phán những nhận thức sai trái lệch
lạc, kiên quyết vạch trần những thủ đoạn chống phá, luận điệu
bôi nhọa chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh;
nhưng cũng tránh máy móc giáo điều, cần vận dụng linh hoạt,
sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể từng lúc, từng nơi.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và gắn lý luận với thực
tiễn
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn nêu cao tinh
thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc tiếp thu, vận dụng và
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh và điều kiện
cụ thể của đất nước ta; gắn liền lý luận với thực tiễn (Việt
Nam và thế giới), từ đó mà bổ sung cho lý luận bằng những
kết luận mới rút ra từ thực tiễn sinh động. Như Kết luận số
94-KL/TW, ngày 28-3-2014 của Ban Bí thư TW Đảng (khóa


XI) đã khẳng định: Học tập LLCT trong hệ thống giáo dục
quốc dân là giáo dục những vấn đề cơ bản nhất của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của
Đảng; phù hợp với thực tiễn cuộc sống, không giáo điều, khô
cứng. Vì vậy “Nội dung chương trình học tập LLCT trong hệ
thống giáo dục quốc dân phải tập trung xây dựng cho tốt, phù
hợp cho từng đối tượng học, từng cấp học, bậc học từ thấp
đến cao…” [5].

Vấn đề nghiên cứu, tồng kết thực tiễn để nêu lên những
vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam là nhiệm vụ của khoa
học lý luận nói chung và môn ĐLCM của ĐCSVN nói riêng.
Đây là công việc thường xuyên và rất có ý nghĩa đối với
người GV và SV khi giảng dạy và học tập môn học này. Như
Chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng (khóa XII), ngày 9-2-2018,
về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập,
nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới đã khẳng định: “Thật
sự coi trọng việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh vào việc định hướng phát triển và hoạt động
thực tiễn ở địa phương, cơ quan, đơn vị một cách thiết thực
và hiệu quả…” [6].


Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với dạy và học môn ĐLCM của ĐCSVN nói
chung và phương pháp DHTDA nói riêng. Dó đó, người GV
khi giảng dạy môn ĐLCM của ĐCSVN không chỉ có kiến
thức chuyên sâu về lĩnh vực khoa học này và truyền thụ kiến
thức đó cho người học, mà còn có khả năng tổng kết, khái
quát thực tiễn và thể hiện điều đó trong quá trình giảng dạy và
hướng dẫn, định hướng học tập cho SV của mình. Để làm
điều đó đòi hỏi người GV đại học phải có kiến thức cơ bản và
nền tảng mới có khả năng tích hợp khối lượng kiến thức phục
vụ cho việc giảng dạy như: “Trình độ nắm vững những sự
kiện, thực tiễn, hiểu đường lối chính sách của Đảng, trình độ
hiểu biết về lịch sử. Đồng thời phải có vốn sống thực tế, có
năng lực sư phạm nhất định” [8; tr.33].
Có như vậy, chất lượng dạy học môn ĐLCM của

ĐCSVN mới được nâng cao, giờ dạy và học cũng trở nên hấp
dẫn và sinh động hơn, bởi lý do là kiến thức lý luận khô khan
của môn học đã trở nên gần gũi và gắn bó với thực tiễn, mang
hơi thở của cuộc sống, bài giảng cũng có sức sống, tính sinh
động phong phú của thực tiễn, của thời đại nóng hổi. Đồng
thời, SV cũng sẽ hứng thú học tập và nghiên cứu hơn, có thái


độ đúng đắn hơn đối với môn học.
Hơn nữa, quá trình lãnh đạo và đấu tranh của Đảng ta
luôn gắn với truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam, đã
góp phần làm nên “Pho lịch sử bằng vàng” của Đảng. Cho
nên khi dạy và học môn ĐLCM của ĐCSVN GV và SV cần
liên hệ với những truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc.
Đó là những truyền thống quý báu như: Đoàn kết thống nhất;
chiến đấu kiên cường, bất khuất; về đạo đức cách mạng; về
phẩm chất và bản lĩnh chính trị; gắn bó với nhân dân;…
Truyền thống của Đảng có được còn là sự đóng góp, phấn đấu
hy sinh của cán bộ, đảng viên và của từng Đảng bộ ở các địa
phương, cũng như của các ngành và cơ sở cách mạng trong cả
nước. Vì vậy liên hệ với những truyền thống vẻ vang của
Đảng khi giảng dạy và học tập môn học còn nhằm giáo dục,
nâng cao tình cảm cách mạng, phẩm chất, bản lĩnh, niềm tin
cho người học. Do đó, việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức môn
học của SV cũng sẽ tốt hơn, điều này cũng hoàn toàn phù hợp
với xu hướng dạy học hiện nay là tích cực hóa người học và
mang tính thực tiễn cao.
- Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức với người học



Học tập là một quá trình nhận thức, tùy theo trình độ và
yêu cầu của người học. Tuy nhiên, tính vừa sức cũng đòi hỏi
người học phải cố gắng vươn lên trong việc tiếp thu kiến thức
và NCKH. Đảm bảo tính vừa sức trong giảng dạy môn
ĐLCM của ĐCSVN là nguyên tắc đòi hỏi trong quá trình dạy
học môn ĐLCM của ĐCSVN, người GV phải đảm bảo giảng
dạy sao cho phù hợp với đặc điểm, trình độ của SV nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của SV trong quá
trình lĩnh hội tri thức môn ĐLCM của ĐCSVN. Vì vậy, GV
phải xác định đúng vị trí, vai trò của môn học đối với SV ở
trường đại học. Đồng thời, phải căn cứ vào đối tượng người
học, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, trình độ lĩnh hội tri thức
của SV. Những tri thức của môn ĐLCM của ĐCSVN vốn có
tính lý luận trừu tượng và khó hiểu, nên khi giảng dạy GV cần
xác định đâu là trọng tâm để đảm bảo tính vừa sức. Dựa trên
cơ sở xác định được tâm sinh lý của người học, GV lựa chọn
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy
học, hình thức kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp, nhằm đem
lại hiệu quả cao.
Việc dạy học môn ĐLCM của ĐCSVN cũng cần căn cứ
vào đối tượng SV để nâng dần mức độ phức tạp, mở rộng dần


phạm vi của tri thức để người học nắm được các kiến thức cần
lĩnh hội. Hay nói cách khác là “GV phải dẫn dắt SV từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ nắm tri thức đến rèn kĩ
năng, từ vận dụng tri thức trong các tình huống quen thuộc
đến vận dụng tri thức trong tình huống mới…” [29; tr.77].
Trong quá trình giảng dạy, việc nắm rõ đối tượng, trình
độ nhận thức của người học là vấn đề rất quan trọng. Đối với

SV kém thì cần kiên trì giúp đỡ để từng bước nâng dần trình
độ cho các em. Đối với SV khá cần khuyến khích, tạo điều
kiện phát huy năng lực tư duy sáng tạo, độc lập và khả năng
vận dụng nội dung tri thức vào hoạt động nhận thức và thực
tiễn cuộc sống. Để làm được điều này, trong dạy học GV nên
đặt ra một nhiệm vụ chung cho cả lớp dưới sự chỉ đạo, hướng
dẫn của GV, cá nhân SV suy nghĩ và tìm tòi cách giải quyết.
Trong thời gian đó, GV có thể giúp đỡ cho những SV yếu
bằng cách gợi ý và minh hoạ, khuyến khích SV khá giỏi tìm
hiểu kiến thức thông qua bài tập tình huống và các câu hỏi
nâng cao. Hoặc GV có thể tổ chức cho SV thảo luận theo các
nhóm nhỏ với những vấn đề cụ thể vừa tạo cho SV cơ hội
giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, vừa giáo dục cho SV tinh thần


tập thể, vừa kích thích các em độc lập suy nghĩ, mạnh dạn đưa
ra ý kiến và bảo vệ chính kiến của bản thân mình.
Như vậy, có thể khẳng định rằng trong quá trình dạy học
môn ĐLCM của ĐCSVN, việc quán triệt nguyên tắc đảm bảo
tính vừa sức của người học là rất cần thiết. Hoạt động giảng
dạy và học tập vừa sức với SV sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ năng lực, phẩm chất trí tuệ và góp phần hoàn thiện nhân
cách của người học. Ngược lại, nếu GV giảng dạy không vừa
sức với người học (ở mức độ quá dễ hoặc quá khó) sẽ đem lại
hậu quả là kìm hãm sự phát triển trí tuệ và hoàn thiện nhân
cách của SV.
- Nguyên tắc phát huy tính tích cực, sáng tạo của SV với vai
trò chủ đạo của GV trong quá trình dạy học
Trong quá trình giảng dạy ở đại học nói chung và dạy
học môn ĐLCM của ĐCSVN nói riêng, SV vừa là đối tượng

dạy, đồng thời cũng là chủ thể nhận thức. Do đó, SV không
thể không tự giác học tập và nghiên cứu trên cơ sở phát huy
cao độ tính tích cực, sáng tạo dưới sự định hướng và dẫn dắt,
điều khiển của GV. Có thể thấy rằng, vai trò chủ đạo của GV
có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành, phát triển


tính tích cực, sáng tạo của SV. Bên cạnh đó, tính tự giác, tích
cực và sáng tạo của SV lại tạo điều kiện cho vai trò chủ đạo
của GV ngày càng phát huy tác dụng ở mức độ cao hơn. Kết
quả là cả hoạt động dạy và học đều vận động, phát triển theo
hướng đi lên trong mối tương quan biện chứng với nhau.
Trong quá trình giảng dạy ĐH, CĐ tính tự giác và sáng
tạo của SV được thể hiện ở chỗ người học hiểu rõ và nắm
vững nhiệm vụ học tập của mình trên cơ sở ý thức được nghề
nghiệp tương lai, ý thức về vai trò của mình trong xã hội với
tư cách là một cán bộ khoa học, kỹ thuật, cán bộ quản lý có
trình độ cao; có ý thức đi sâu vào việc hiểu và vận dụng
những vấn đề đã học vào thực tiễn nghề nghiệp trong tương
lai, để không rơi vào chủ nghĩa hình thức, máy móc, có tinh
thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao trong học tập, tính tự
giác là tiền đề để hình thành ở SV tính tích cực trong nhận
thức.
Trong giảng dạy môn ĐLCM của ĐCSVN việc phát huy
tính tích cực, chủ động và sáng tạo của SV có ý nghĩa và tầm
quan trọng đặc biệt. Nó giúp cho SV thực hiện những bước
nhảy vọt trong nhận thức, nắm được bản chất các khái niệm,
phạm trù, sự kiện liên quan đến môn học; đồng thời góp phần



tìm tòi, phát triển cái mới, hiểu sâu sắc tri thức lý luận để vận
dụng một cách linh hoạt sáng tạo vào thực tiễn nghề nghiệp,
tránh được tư duy giáo điều hoặc chủ nghĩa kinh nghiệm. Mặt
khác, việc phát huy tính tích cực, sáng tạo và độc lập trong
nhận thức của SV còn góp phần bồi dưỡng năng lực hoạt
động nghề nghiệp sau này với tư cách là một cán bộ khoa học,
kỹ thuật có trình độ và kỹ năng. Điều này sẽ giúp người học
không ngừng nâng cao trình độ và hoàn thiện vốn hiểu biết
của mình, từ đó có khả năng tham gia các hoạt động xã hội
phong phú, đa dạng trong cuộc sống thực tiễn sau khi ra
trường.
Để đảm bảo được sự thống nhất giữa tính tích cực, sáng
tạo của SV và phát huy vai trò chủ đạo của GV, trước hết SV
phải ý thức được mục tiêu đào tạo, qua đó xác định động cơ
và thái độ học tập đúng đắn. SV cần phải tiến hành các hoạt
động tìm kiếm tri thức mới, nhằm giải quyết những tình
huống có vấn đề trong học tập và NCKH môn ĐLCM của
ĐCSVN một cách có hệ thống. SV cần tổ chức thống nhất các
hoạt động trong và ngoài nhà trường, nhất là các hoạt động ở
môi trường mà SV sẽ công tác sau khi tốt nghiệp ra trường.
GV cũng cần coi trọng đúng mức, đổi mới và nâng cao hiệu


quả công tác kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng cũng như
vận dụng sáng tạo các hình thức khen thưởng đối với những
SV có thành tích tốt trong quá trình học tập và NCKH môn
ĐLCM của ĐCSVN ở trong và ngoài nhà trường.
- Biện pháp sử dụng phương pháp DHTDA môn
ĐLCM của ĐCSVN ở trường ĐH Phú Yên
- Xác định và lựa chọn tên đề tài của DAHT

- Các nguyên tắc trong xác định và lựa chọn tên đề tài của
DAHT
- Tên đề tài DAHT phải gắn với chương trình môn học
ĐLCM của ĐCSVN đang được triển khai giảng dạy ở các
trường ĐH, CĐ;
- Tên đề tài DAHT phải thiết thực, gần gũi với thực tiễn
cuộc sống học tập và rèn luyện của SV các trường ĐH, CĐ;
- Tên đề tài DAHT phải phù hợp với đặc điểm về kinh
tế, xã hội và lịch sử, văn hóa của địa phương nơi trường đại
học đang đứng chân;


- Tên đề tài DAHT thường gắn liền với một vấn đề nổi
cộm hoặc bức xúc, cấp thiết nào đó trong đời sống chính trị xã hội của dân tộc.
- Hệ thống các đề tài của DAHT môn ĐLCM của ĐCSVN ở
Trường Đại học Phú Yên

Chươn

Tên chương

g
I

Các đề tài có thể triển khai từ các
nội dung kiến thức của chương

Sự ra đời của Đề tài 1: Bối cảnh lịch sử cho sự ra
Đảng và CLCT đời của Đảng – Ý nghĩa và sự tác
đầu tiên của động của những sự kiện lịch sử đó

Đảng

đối với sự ra đời của Đảng.
Đề tài 2: Các phong trào yêu nước
theo khuynh hướng PK và TS cuối
TK XIX – đầu TK XX. Liên hệ với
phong trào yêu nước của Phú Yên.
Đề tài 3: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc
trong việc chuẩn bị về tư tưởng,
chính trị, tổ chức cho việc thành lập


Đảng.
Đề tài 4: Hội nghị thành lập Đảng và
Ý nghĩa của Hội nghị thành lập
Đảng.
II

Đường lối đấu Đề tài 1: Phân tích bối cảnh lịch sử
tranh

giành cho sự ra đời của Cương lĩnh CT

CQ giai đoạn tháng 2/1930 và Luận cương CT
1930 – 1945

tháng 10/1930. So sánh sự khác nhau
giữa 2 văn kiện đó.
Đề tài 2: Phân tích các sự kiện lịch sử
của các cuộc đấu tranh Xô Viết –

Nghệ Tĩnh giai đoạn 1930 – 1931 và
vai trò cũng như đường lối lãnh đạo
của Đảng cộng sản Đông Dương lúc
bấy giờ.
Đề tài 3: Phân tích các sự kiện lịch sử
giai đoạn khôi phục các tổ chức Đảng
giai đoạn 1932 – 1935. Nguyên nhân
các tổ chức đảng thời kỳ này bị đàn


áp và các chủ trương khôi phục tổ
chức đảng thời kỳ này.
Đề tài 4: Phân tích các sự kiện lịch sử
của cao trào vận động dân chủ giai
đoạn 1936 – 1939.
Đề tài 5: Phân tích các sự kiện lịch sử
và chủ trương chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược của Đảng giai đoạn 1939
– 1945.
Đề tài 6: Phân tích tất cả các yếu tổ
để cuộc khởi nghĩa tháng Tám nổ ra
và thành công.
III

Đường lối KC Đề tài 1: Phân tích những khó khăn,
chống

thực thuận lợi, làm nổi bật vài tro của

dân Pháp và đường lối “Kháng chiến kiến quốc”

Đế quốc Mỹ giai đoạn 1945 – 1946.
xâm lược (1945
– 1975)

Đề tài 2: Phân tich các sự kiện lịch sử
và làm nổi bật ĐL k/c chống thực dân


Pháp giai đoạn 1946 – 1954.
Đề tài 3: Phân tích các chiến lược
chiến thuật của ta và địch trong chiến
dịch Điện Biên phủ giai đoạn 1954.
Đề tài 4: Phân tích vai trò hậu
phương lớn miền bắc và sự lãnh đạo
tài tình ở chiến trường miền Nam của
Đảng ta trong giai đoạn 1954 - 1975
IV

Đường lối công Đề tài 1: Tìm hiểu lịch sử phát triển
nghiệp hóa

của các cuộc CM công nghiệp trên
thế giới.
Đề tài 2: Phân tích bối cảnh lịch sử
và so sánh đặc trưng của CNH thời
kỳ trước đổi mới và thời kỳ đổi mới?
Đề tài 3: Phân tích quá trình đổi mới
tư duy về CNH của Đảng ta.
Đề tài 4: Phân tích các quan điểm của
Đảng về CNH và liên hệ với địa



phương.
Đề tài 5: Tìm hiểu quá trình CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn
với xây dựng nông thôn mới ở tỉnh
Phú Yên.
V

Đường lối xây Đề tài 1: Phân tích cơ chế QLKT thời
dựng
KTTT

nền kỳ trước đổi mới. Liên hệ với thời kỳ
định này của địa phương.

hướng XHCN

Đề tài 2: Phân tích sự đổi mới tư duy
của Đảng về KTTT thời kỳ đổi mới.
Liên hệ với sự đổi mới của địa
phương thời kỳ này.
Đề tài 3: So sánh nền kinh tế thị
trường TBCN và nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
Đề tài 4: Phân tích các quan điểm của
Đảng về xây dựng nền KTTT định
hướng XHCN thời kỳ đổi mới. Liên



hệ với địa phương.
VI

Đường lối xây Đề tài 1: Phân tích khái niệm HTCT
dựng HTCT

và vai trò của HTCT trong xã hội dân
chủ.
Đề tài 2: Phân tích chủ trương ĐL
của đảng về xây dựng HTCT trước
đổi mới.
Đề tài 3: Phân tích chủ trương ĐL
của đảng về xây dựng HTCT thời kỳ
đổi mới.
Đề tài 4: đề xuất các giải pháp để
hoàn thiện HTCT ở xã em.

VII

Đường lối XD,

Đề tài 1: Phân tích quan điểm, chủ

phát triển nền

trương của Đảng về xây dựng nền

VH và giải

văn hoá mới trong những năm 1943 –


quyết các vấn

1975. Thành tựu, hạn chế và nguyên

đề XH

nhân?
Đề tài 2: Phân tích quan điểm, chủ


trương của Đảng về xây dựng nền
VH mới trong thời kỳ đổi mới từ năm
1986 đến nay. Thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân?
Đề tài 3: Lựa chọn một vấn đề XH
mà đã được giải quyết theo chủ
trương của Đảng trước đổi mới để
phân tích.
Đề tài 4: Tìm hiểu công tác xóa đói
giảm nghèo ở miền núi Phú Yên
trong thời kỳ đổi mới.
VIII

Đường lối đối Đề tài 1: phân tích hoàn cảnh lịch sử
ngoại

và chủ trương ĐL đối ngoại từ 1975
đến 1986.
Đề tài 2: phân tích hoàn cảnh lịch sử

và chủ trương đường lối đối ngoại từ
1986 đến 2008.
Đề tài 3: phân tích hoàn cảnh lịch sử
và chủ trương đường lối đối ngoại từ


2008 đến 2018.
Đề tài 4: Phân tích nội dung đường
lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc
tế của Đảng cộng sản Việt Nam?

- Kết hợp linh hoạt các PPDH tích cực với phương
pháp DHTDA
- Kết hợp phương pháp thảo luận nhóm với phương pháp
DHTDA
- Khái niệm: “Thảo luận nhóm là PPDH trong đó lớp
học được chia thành những nhóm nhỏ để bàn bạc, trao đổi,
thảo luận về một vấn đề học tập và đưa ra ý kiến chung của
nhóm về vấn đề đó. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi
nhằm giúp cho HS tham gia một cách chủ động vào quá trình
học tập, tạo cơ hội cho HS có thể chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến bài
học” [7; tr.57-58].
- Cần thiết phải kết hợp phương pháp thảo luận nhóm
với phương pháp DHTDA:


Trong học tập theo dự án, hoạt động theo nhóm nói
chung và thảo luận nhóm nói riêng có vị trí đặc biệt quan
trọng. Bởi vì, thông qua hoạt động nhóm, SV cần thể hiện rõ

trách nhiệm cá nhân và có sự hợp tác chặt chẽ thì mới hoàn
thành nhiệm vụ của mỗi nhóm cũng như hoàn thành DAHT.
Hơn nữa, mỗi nhóm được hình thành trên cơ sở bao gồm các
thành viên có cùng nhu cầu, sở thích và mối quan tâm chung
về một vấn đề, hoặc những SV có chung một nguyện vọng.
Điều này có vai trò rất quan trọng để SV đưa ra ý tưởng và
tham gia làm dự án mang lại hiệu quả tích cực. Như vậy việc
sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là một trong những
phương pháp chủ đạo của dạy học theo phương pháp dự án.
Tuy nhiên ở đây, tác giả luận văn không nhấn mạnh điều đó
mà nhấn mạnh việc bản thân các nhóm SV có thể sử dụng
phương pháp thảo luận nhóm vào trình bày sản phẩm và dự án
của mình. Tức là, sản phẩm của một nhóm có thể được các
thành viên trong nhóm đó trình bày trước lớp bằng cách tổ
chức hoạt động hoặc tổ chức trò chơi theo nhóm cho các tất
cả các bạn SV khác trong lớp. Lúc này nhóm chủ đạo trở
thành nhóm tổ chức hoạt động.
- Các bước phối hợp giữa phương pháp thảo luận nhóm


×