Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ DIỄN đạt CHO TRẺ KHUYẾT tật TRÍ TUỆ 5 – 6 TUỔI và THỰC NGHIỆM sư PHẠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.39 KB, 62 trang )

BIỆN PHÁP PHÁT
TRIỂN NGÔN NGỮ
DIỄN ĐẠT CHO
TRẺ KHUYẾT TẬT
TRÍ TUỆ 5 – 6 TUỔI
VÀ THỰC NGHIỆM
SƯ PHẠM


- Đề xuất biện pháp phát triền ngôn ngữ diễn đạt cho
trẻ KTTT
-Nguyên tắc đề xuất biện pháp
Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc phát triển
ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ KTTT 5 – 6 tuổi chúng tôi nhận
thấy rằng:
Ngôn ngữ có vai trò to lớn trong cuộc sống hàng ngày
cũng như hoạt động học tập của trẻ em nói chung và trẻ
KTTT nói riêng
Trẻ KTTT có đặc điểm tâm lí đăc thù, khiếm khuyết
về mặt nhận thức vì vậy đã ảnh hưởng tới khả năng giao
tiếp của trẻ, khả năng sử dụng ngôn ngữ diễn đạt.Điều
này khiến trẻ gặp khó khăn, trở ngại trong việc hòa nhập
với cộng đồng nên cần được phát triển các kĩ năng giao
tiếp
Biểu hiện của trẻ KTTT trong lĩnh vực giao tiếp cũng
khá đa dạng, có trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách không
phù hợp nhưng cũng có trẻ sử sụng ngôn ngữ để giao tiếp
ở một mức độ nào đó.


Trong giáo dục đặc biệt nói chung và giáo dục trẻ


khuyết tật nói riêng, mọi hoạt động giáo dục hầu hết được
tiến hành thông qua phương pháp tiếp cận cá nhân.Trong
những trường hợp giáo dục trẻ KTTT thì việc phát triển
ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ KTTT luôn được đặt lên hàng
đầu.Vì vậy , chúng tôi đưa ra một số nguyên tắc khi lựa chọn
các biện pháp phát triển ngôn ngữ diễn đạt sau:
Đảm bảo tính mục tiêu
Đảm bảo tính toàn diện, hệ thống
Đảm bảo tính phù hợp
Đảm bảo tính thực tiễn
Đảm bảo tính phát triển
Đảm bảo tính thống nhất với chương trình giáo
dục mầm non
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và vận dụng linh
hoạt những thành tựu nghiên cứu về giáo dục cho trẻ
KTTT
Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu:


Việc sử dụng các biện pháp trong tổ chức hoạt động
giáo dục cho trẻ trước hết phải đảm bảo thực hiện mục
tiêu giáo dục trẻ KTTT ở cùng độ tuổi
Các biện pháp phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ
KTTT 5 – 6 tuổi hướng đến mục tiêu hình thành cho trẻ
những kĩ năng về phát âm, sử dụng từ, ngữ pháp.Mục
đích này có tính liên tục, xuyên suất trong quá trình giáo
dục trẻ.Ngoaì ra nó còn mang mục đích là cầu nối giao
tiếp của trẻ với mọi người xung quanh và việc chuyển tiếp
các lớp học, các cấp học với nhau.
Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống

Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung,chương trình, các
hình thức tổ chức,biện pháp can thiệp cho trẻ phải có tính
logic và phát triển dần lên.Như vậy đồng nghĩa với việc
các yêu cầu dành cho trẻ phải được thực hiện từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cơ bản đến nâng cao.Có
như vậy trẻ KTTT mới có được nền tảng vững chắc để
phát triển khả năng phát âm, nghe và mở rộng vốn từ.
Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với trẻ KTTT 5 – 6
tuổi


Mỗi trẻ sinh ra là một cá thể riêng biệt, có năng lực
riêng, có sở thích và hứng thú chơi khác nhau.Trẻ KTTT
cũng có những đặc điểm phát triển chung như trẻ em
bình thường, tuy nhiên trẻ cũng có những đăc điểm khác
biệt về năng lực, nhận thức, kĩ năng và thái độ.Vì thế, khi
phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần đảm bảo tính phù hợp với
khả năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ hiện tại của
trẻ.Đồng thời cũng cần nắm bắt và hiểu được đặc điểm
nhận thức và ngôn ngữ của trẻ KTTT 5 – 6 tuổi.
Biện pháp đề xuất phải vừa sức, đảm bảo phù hợp
với khả năng nhận thức và hiểu lời nói của trẻ
KTTT.Cách tiến hành các biện pháp cần lưu ý khả năng
ghi nhớ, hiểu ngôn ngữ và diến đạt ngôn ngữ của trẻ để có
thể đảm bảo tính cân đối và phù hợp.
Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển
Mỗi trẻ em đều có quyền được chăm sóc giáo dục,được
thừa nhận năng lực và tôn trọng.Với trẻ KTTT cũng vậy, khi
tham gia vào môi trường giáo dục hòa nhập, trẻ cần được
hưởng sự quan tâm, được chia sẻ cơ hội công bằng như

những trẻ khác từ phía giáo viên, các nhà quản lý để có cơ


hội công bằng như những trẻ khác từ phía giáo viên, các nhà
quản lý để có cơ hội tốt nhất cho việc hình thành kĩ năng
phát âm, phát triển câu,phát triển ngôn ngữ nói.Vì vậy, biện
pháp cần mang tính mở rộng và đi lên nhưng phù hợp với
đặc điểm và khả năng của trẻ.
Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất với chương trình
giáo dục mầm non
Trẻ KTTT 5 – 6 tuổi cũng như trẻ bình thường ở độ
tuổi này chúng cũng cần được tham gia đầy đủ và có ý
nghĩa các hoạt động giáo dục ở trường mầm non.Vì vậy,
các biện pháp phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ KTTT
cần phải dựa trên nguyên tắc tổ chức hoạt động ở trường
mầm non, không mâu thuẫn hoặc hạn chế việc học tập của
tất cả các em.
Biện pháp đề ra phải phù hợp với từng hoạt động
khác nhau như hoạt động học tập có chủ đích, hoạt động
vui chơi….. để tiến hành hoạt động cho trẻ KTTT phát
triển ngôn ngữ


Các biện pháp đề xuất phải đưa trẻ vào hoạt động
nhằm phát huy cao độ tính tự giác nhận thức, chú ý, khả
năng ghi nhớ, tính độc lập, sáng tạo của trẻ KTTT.
Việc phát triển ngôn ngữ diễn đạt ở trường mầm non
và ở tuổi mẫu giáo là một quá trình cần sự tham gia của
nhiều yếu tố: tri giác, chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng, ngôn
ngữ…..Vì vậy các biện pháp đề xuất phải định hướng vào

vùng phát triển gần: Vùng ngôn ngữ của trẻ KTTT.
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và vận dụng linh
hoạt những thành tựu nghiên cứu về giáo dục cho trẻ
KTTT
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra cần vận
dụng linh hoạt các qua điểm giáo dục trong dạy trẻ
KTTT như quan điểm dạy học tích cực, lấy trẻ làm trung
tâm tức là GV cần tìm hiểu và đáp ứng kịp thời nhu cầu
của trẻ đảm bảo được sự phát triển của trẻ theo đúng độ
tuổi và mục tiêu đề ra.Đồng thời cũng giúp trẻ tăng được
tính độc lập thông qua việc trẻ tự trải nghiệm và GV chỉ là
người hướng dẫn.Việc áp dụng biện pháp nào , áp dụng ra
sao cũng cần có chọn lọc cho phù hợp với từng nội


dung.Với việc phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ KTTT
thì có thể áp dụng quan điểm dạy học đa giác quan của
Robert C.Titzer khuyến khích trẻ học bằng mọi giác
quan ,nó là một phương pháp tạo ưu thế cho trẻ, đặc biệt
là trẻ KTTT chúng cũng có thể học ngôn ngữ thông qua
phương pháp dạy học đa giác quan.
-Các biện pháp để xuất
Trên thế giới, các mô hình can thiệp ngôn ngữ và biện
pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ
khuyết tật trí tuệ nói riêng gần đây đã nhận được sự chú ý
của nhiều nhà tâm lí, giáo dục. Các chương trình can
thiệp ngôn ngữ ở nước ngoài hiện nay khá đa dạng,
thường dựa trên các lý thuyết nền tảng là thuyết hành vi,
tâm lý học hoặc xã hội học.
Thực tế ở nước ta hiện nay, quá trình phát triển ngôn

ngữ diễn đạt cho trẻ khuyết tật trí tuệ gặp khó khăn
không ít do thiếu những biện pháp giáo dục phù hợp cũng
như chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.Vì vậy,
để phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ khuyết tật trí tuệ
đạt hiệu quả cao thì cha mẹ và giáo viên phải tìm tòi, vận
dụng các phương pháp,biện pháp gần gũi và thoải mái với


trẻ. Trên cơ sở khái quát các nghiên cứu trong và ngoài
nước về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khuyết tật trí tuệ
và các chương trình can thiệp ngôn ngữ, nghiên cứu đề
xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho
trẻ khuyết tật trí tuệ 5 – 6 tuổi như sau:
-Tạo môi trường giàu ngôn ngữ dựa trên hứng thú và
sở thích của trẻ
Ý nghĩa
Do đặc điểm tâm lý và nhận thức của trẻ khuyết tật
trí tuệ, độ tuổi mẫu giáo lớn là giai đoạn cuối cùng của trẻ
ở lứa tuổi mầm non, ở giai đoạn này các chức năng tâm
sinh lý đặc trưng của con người đã được hình thành trong
độ tuổi mẫu giáo nhỡ và tiếp tục phát triển mạnh và đạt
được sự chín muồi hơn. Vậy với trẻ 5- 6 tuổi thì các đặc
điểm phát triển của trẻ liệu có khác với trẻ bình thường ở
cùng độ tuổi. Trước hết có thể nói rằng trẻ KTTT cũng là
trẻ em, cũng trải qua những giai đoạn phát triển như trẻ
bình thường ở cùng độ tuổi tuy nhiên do chức năng nhận
thức của bộ não suy giảm đáng kể và có sự thiếu hụt
trong hành vi thích ứng nên có một số đặc điểm riêng so



với các trẻ em thông thường do đặc thù khuyết tật gây
nên.Vì vậy,phát triển ngôn ngữ diễn đạt sẽ giúp trẻ tăng
khả năng giao tiếp.
Nội dung biện pháp
Giáo viên phải có sự quan tâm phù hợp với mỗi trẻ
trong quá trình dạy học.Chẳng hạn: Với trẻ ở mức độ
nặng giáo viên nên chia nhỏ các yêu cầu thành các bước
cụ thể cho trẻ thực hiện.Đối với những trẻ mức độ trung
bình và nhẹ cô thường đưa ra yêu cầu và đặt câu hỏi, gợi
ý,khuyến khích trẻ thể hiện nhu cầu qua lời nói….
Cách tiến hành
Cho trẻ tham gia trò chơi trẻ thích sau đó gợi ý và
đưa ra câu hỏi hướng dẫn trẻ trả lời.
-.Thông qua các hoạt động, tình huống giao tiếp hàng
ngày khuyến khích trẻ bắt chước và giao tiếp với nhau.
Mục đích
Khuyến khích trẻ bắt chước và hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp
trẻ khuyết tật trí tuệ có cơ hội và môi trường hòa đồng, vui
chơi và học tập trong môi trường lớp học và đối với các bạn


trong lớp hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau sẽ làm tăng cơ hội giao
tiếp nói chuyện của trẻ.Trẻ KTTT có cơ hội quan sát và bắt
chước các trẻ khác thao tác sử dụng đồ chơi, sách truyện
giúp cho trẻ tự kể chuyện, sử dụng trực quan kết hợp lời
giải thích, đặt từ vào ngữ cảnh.Việc tạo cơ hội cho trẻ giao
tiếp thông qua các tình huống hàng ngày là cách tốt nhất để
trẻ KTTT phát triển những từ thuộc về cuộc sống riêng, về
cuộc sống xã hội,về thế giới tự nhiên.Ngoài việc phát triển
vốn ngôn ngữ trẻ KTTT còn cảm thấy mình được yêu

thương, được các bạn tôn trọng và nâng cao sự tự tin trong
giao tiếp điều này cũng thúc đẩy việc học của trẻ và phát
triển ngôn ngữ diễn đạt tốt hơn.Các tình huống, hoạt động
giao tiếp hàng ngày khá phong phú bởi vậy khi sử dụng
thường xuyên các tình huống giao tiếp sẽ giúp trẻ tự tin và
phát triển vốn từ.Khả năng đáp ứng linh hoạt trong các
tình huống giao tiếp sẽ giúp trẻ hòa nhập cộng đồng được
tốt hơn
Nội dung biện pháp
Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các tình huống
giao tiếp hàng ngày ( gia đình, trường học….), những từ


liên quan đến cá nhân và quan hệ của trẻ; những từ cần
cho cuộc sống sinh hoạt, học tập và vui chơi.
Nội dung phát triển vốn từ cần được dựa vào sự phát
triển nhận thức của trẻ. Dạy trẻ sử dụng đúng từ với hoàn
cảnh và ngữ cảnh giao tiếp.
Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua ngôn ngữ diễn
đạt.
Điều kiện thực hiện
sử dụng các tình huống giao tiếp từ dễ đến khó.Các
tình huống giao tiếp sử dụng các từ dễ hiểu,từ đơn giản
đến phức tạp.
Có thể sử dụng các tranh ảnh, hình ảnh minh họa
trong các tình huống giao tiếp cần thiết.
Cách tiến hành
Các hoạt động trên lớp Giáo viên có thể nhờ trẻ cùng
chuẩn bị đồ dùng hoặc chia nhỏ các nhóm và đưa ra yêu
cầu cho mỗi nhóm từ đó tạo nên mối liên hệ vô hình giữa

các trẻ trong nhóm, kéo các trẻ lại gần nhau hơn và là tiền
đề để các trẻ giao tiếp và nói chuyện với nhau khi tham


gia các hoạt động.Việc trẻ tham gia các động cùng cô tạo
ra sự tò mò, hào hứng kích thích khả năng hỏi và trả lời
câu hỏi của trẻ.
Trong gia đình các bậc phụ huynh cần tăng thời gian
ở bên con, trò chuyện với trẻ thông qua các hoạt động vui
chơi và sinh hoạt.Bởi đây sẽ là cơ hội tốt cho trẻ hình
thành và tăng vốn ngôn ngữ diễn đạt.Trẻ được nghe các
mẫu câu trong các tình huống giao tiếp khác nhau chẳng
hạn: khi đi chơi “ con chào….”, khi ăn cơm “ con mời…”.
*Ví dụ 1:
Mẹ: Quả táo màu gì?
Trẻ không trả lời
Mẹ: Nó màu xanh lá cây hay xanh nước biển
Con: Màu xanh lá cây
Ví dụ 2: Chào người lớn:
Khi gặp người lớn phụ huynh có thể hướng dẫn con
nói: Con chào…..( Ông, bà, cô….).Phụ huynh có thể làm
mẫu để cho trẻ quan sát hoặc trẻ quan sát trẻ khác làm.Lặp


đi lặp lại yêu cầu này trong các tình huống giao tiếp khác
nhau trong cuộc sống hàng ngày để trẻ có cơ hội được trải
nghiệm và thực hiện
*Ví dụ 3:
Con: Con ăn
Mẹ: Con đang ăn bánh hay ăn kẹo

Con: Con ăn bánh.
- Phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ qua trò chơi
Ý nghĩa
Vui chơi có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của
trẻ em nói chung và trẻ khuyết tật trí tuệ nói riêng. Chơi vừa
là hoạt động chủ đạo của trẻ vừa là phương tiện giáo dục
toàn diện cho trẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh trò
chơi có vai trò quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ
nói chung và ngôn ngữ diễn đạt nói riêng [5, 6,7].
Thông qua việc tổ chức các trò chơi, giáo viên sẽ giúp
trẻ phát triển vốn từ, tăng khả năng hội thoại, giúp trẻ


nắm được cấu trúc ngữ pháp, tăng khả năng sử dụng
ngôn ngữ xã hội [7].
Nội dung
Để phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ khuyết tật trí
tuệ thông qua trò chơi, giáo viên có thể xây dựng hoặc sưu
tầm một hệ thống các trò chơi nhằm phát triển các thành
phần ngôn ngữ như ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ
dụng. Muốn trẻ chơi tốt và qua đó phát triển ngôn ngữ,
giáo viên cần kết hợp các biện pháp, kĩ thuật dạy học khác
nhau như làm mẫu, sử dụng tranh ảnh, sử dụng giao tiếp
tổng hợp, động viên, khuyến khích, chia nhỏ trò chơi
thành từng bước....Thông qua trò chơi, trẻ KTTT được
phát triển những kĩ năng :
Phát triển kĩ năng lắng nghe, khả năng quan sát và
vốn từ cho trẻ.
Phát triển kĩ năng tương tác, các kĩ năng luân phiên,
chờ đợi….

Cách thực hiện biện pháp


Giáo viên và phụ huynh lựa chọn các trò chơi từ dễ
đến khó để trẻ làm quen và có thể thm gia và thực hiện
được.Lời và giai điệu của trò chơi dễ nhớ, dễ đọc và dễ
học thuộc.Bên cạnh đó luật chơi của trò chơi cần phù hợp
với đặc điểm của trẻ,được thực hiện rõ ràng theo các
bước.Điều này giúp cho việc phát triển ngôn ngữ diễn đạt
của trẻ đạt hiệu quả cao nhất.
Bước 1: Xác định mục tiêu của trò chơi phát triển
ngôn ngữ diễn đạt
Khi thực hiện bước này, giáo viên cần có kế hoạch cụ
thể xác định được mục tiêu của hoạt động phát triển ngôn
ngữ diễn đạt là gì và lựa chọn xây dựng các trò chơi phát
triển vốn từ cho trẻ, sau đó cần xác định trò chơi đó cần
chuẩn bị những gì, tiến hành theo các bước như thế nào và
lưu ý về địa điểm tổ chức.
Bước 2: Khuyến khích trẻ hoạt động nhóm, có sự
tương tác giữa các bạn và tìm nguyên vật liệu cho trò chơi
khi giáo viên đưa ra.
Sau khi giáo viên đưa ra hướng dẫn về luật của trò
chơi thì Gv có thể khuyến khích các trẻ cùng kết hợp với


nhau để tìm nguyên vật liệu của trò chơi, cùng hỗ trợ
nhau trong các bước của trò chơi.Đồng thời giáo viên có
thể trao đổi với phụ huynh để có thể tổ chức chơi ở nhà và
cùng tìm kiếm nguyên liệu trò chơi với các con.
Bước 3: Cho trẻ thực hành và thực hiện trò chơi

Giáo viên chơi cùng với một nhóm các bạn khá và tốt
trong lớp để các bạn quan sát và nhìn.
Xem biểu hiện của các trẻ về mức độ hiểu luật trò
chơi, nên kết hợp hướng dẫn lời nói và hành động minh
họa để trẻ nhìn.
Cho trẻ chơi và giáo viên quan sát hỗ trợ trẻ, nếu trẻ
nào chưa chơi được thì có thể hướng dẫn và hỗ trẻ chơi.
Bước 4: Tổng kết và Khen thưởng
Gv trò chuyện đàm thoại với trẻ về hoạt động,khích
lệ và khen thưởng.
Ví dụ minh họa
Trò chơi 1: Trò chơi Nu na nu nống
Nu na nu nống


Đánh trống phất cờ
Mở cuộc thi đua
Chân ai sạch sẽ
Được vào đánh trống
Yêu cầu và thực hiện trò chơi: Giáo viên hướng dẫn
trẻ duỗi thẳng hai chân, tay đập xuống chân vận động
cùng cô/người lớn theo lời/giai điệu của bài đồng dao.Giáo
viên có thể hướng dẫn trẻ đọc nối từ và phát âm theo cô.
Trò chơi 2: Trò chơi “ Tôi đi ra cửa hàng và
mua……”
Giáo viên đưa ra các mẫu câu và làm mẫu, khuyến
khích và hướng dẫn trẻ quan sát.Trẻ đầu tiên nói một thứ
gì đó, trẻ tiếp theo phải nói thứ đầu tiên rồi nói thêm một
thứ nữa, cứ thế tiếp tục
Bạn A: Tôi đi uống nước và tôi lấy

Bạn B: Tôi lấy chiếc bánh và ăn
Bạn C: Tôi ăn bánh và thấy rất ngon………..


Ví dụ 3: Trò chơi Nhận biết phương tiện giao thông
Giáo viên làm động tác mô phỏng hoạt động của một
số phương tiện giao thông quen thuộc kết hợp âm thanh
của các phương tiện đó đẻ trẻ biết đó là phương tiện giao
thông gì.Ví dụ: Ô tô và còi ô tô kêu bip….bip,Tàu hỏa kêu
tu..tu…xinh…xịch…….Trẻ theo dõi quan sát, ai đoán đúng sẽ
được lên mô phỏng lại âm thanh của những phương tiện giao
thông mà mình biết.
Trò chơi 4: Ai giỏi hơn
Giáo viên củng cố và mở rộng câu nói của trẻ.Mục
đích không chỉ để trẻ nói lại những câu đã được mở rộng
của người lớn ,mà còn để cho trẻ nâng cao dần khả năng
ngôn ngữ diễn đạt
Trẻ: Mẹ xe máy
GV: Đúng rồi, mẹ đi làm bằng xe máy
Trẻ: con đã đi siêu thị
GV: À, đúng rồi, mẹ con mình đã đi siêu thị sáng nay.
-Phát triển ngôn ngữ qua đọc thơ và kể chuyện


Mục đích
Nhằm phát triển ngôn ngữ, cung cấp vốn từ cũng
như làm phong phú tình cảm, cảm xúc của trẻ; Giáo dục
trí tưởng tượng và đưa đến cho trẻ những hình tượng
tuyệt diệu của ngôn ngữ văn học.
Kể chuyện là một trong những biện pháp quan trọng

phát triển ngôn ngữ cho trẻ.Thông qua các hoạt động đọc
thơ và kể chuyện, trẻ cảm nhận được nhịp điệu của thơ,
đồng dao.Thể hiện được ngữ điệu của nhân vật và bước
đầu ghi nhớ được nội dung của câu chuyện.Bên cạnh đó
còn giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, nâng cao
tình cảm và cảm xúc của trẻ.
Qua các giờ học kể chuyện trên lớp giáo viên có thể
kể chuyện cổ tích cho trẻ nghe, đọc các bài thơ ngắn có nội
dung dễ hiểu.Sử dụng sách, truyện, tranh ảnh với nhiều
chủ đề kích thước và hình dạng khác nhau tùy vào đặc
điểm của mỗi trẻ để lựa chọn sách, truyện hay tranh ảnh
phù hợp.Cùng trẻ đọc nhiều loại, sách truyện khác nhau
dưới nhiều hình thức khác nhau: đọc riêng với trẻ, đọc
nhóm và đọc cùng với cả lớp.Đấy là sách, truyện hay


tranh ảnh phù hợp với lứa tuổi của trẻ và các chủ đề mà
trẻ yêu thích, gần gũi với kinh nghiệm của trẻ.Khi lựa
chọn các câu chuyện hay bài thơ cần liên hệ với thực tế
cuộc sống và củng cố lại từ mới sau mỗi giờ học, hình
thành lời nói đúng ngữ pháp.
Phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ khuyết tật trí
tuệ là vấn đề cần thiết giúp trẻ có thể hòa nhập với xã hội,
tạo nền móng để trẻ học ở bậc tiểu học và nâng cao khả
năng lĩnh hội tri thức ở các bậc học cao hơn. Phát triển
ngôn ngữ diễn đạt qua các trò chơi, các tình huống hay kể
chuyện đọc thơ sẽ làm tăng vốn từ và nói mạch lạc, truyền
cảm hơn ở trẻ.
Đối với trẻ KTTT, kể chuyện và đọc thơ là một hoạt
động không dễ nhưng lại có ý nghĩa vô cùng ý nghĩa.Vì

vậy trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ tham
gia, giáo viên phải biết sử dụng phối hợp các phương pháp
để lôi cuốn sự chú ý của trẻ, tạo môi trường để trẻ cố
gắng và tích cực tạo ra các đoạn hội thoại giữa cô và trẻ,
giữa trẻ và với các bạn và mọi người xung quanh.Giáo
viên hoặc phụ huynh phải lựa chọn những bài thơ, câu
chuyện phù hợp với nhận thức và tư duy của trẻ, phù hợp


với độ tuổi, đồng thời nội dung của bài thơ, câu chuyện
cần ngắn gọn, câu từ dễ hiểu trong sáng, rõ ràng gần gũi
với cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Nội dung
Phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ KTTt thông qua
đọc thơ và kể chuyện bao gồm các nội dung sau:
Phát triển vốn từ cho trẻ KTTT
Hình thành và phát triển kĩ năng thao tác với sách
Phát triển kĩ năng nghe, trả lời các câu hỏi, khả năng
trình bày mạch lạc, lời nói rõ ràng nội dung của bài thơ,
câu chuyện.
Tiến hành
GV lựa chọn các câu chuyện, bài thơ phù hợp với
khả năng nhận thức của trẻ.Đối với truyện giáo viên nên
lựa chọn quyển truyện có tranh minh họa đi kèm, lựa
chọn những câu chuyện có nội dung từ dễ đến khó để trẻ
có thời gian thích ứng và suy nghĩ và hiểu được ý nghĩa
của từ.Khi kể chuyện Gv nên sử dụng linh hoạt các kĩ
thuật khác nhau để trẻ có thể tiếp nhận các thông tin một



cách dễ dàng nhất, bên cạnh đó cần kết hợp với nét mặt,
cử chỉ và điệu bộ để tăng sự hứng thú và tập trung chú ý ở
trẻ.Hoạt động kể chuyện giáo viên cần duy trì hàng ngày
để phát triển vốn từ, và khả năng tưởng tượng, khả năng
bộc lộ cảm xúc của trẻ.Qua đó hình thành cho trẻ thói
quen yêu thích đọc sách,tạo nên cho trẻ nhân cách tốt,biết
yêu thương mọi người và biết ứng dụng những tình huống
ứng xử trong truyện vào sinh hoạt hàng ngày.
*Ví dụ :
Ví dụ 1: Đọc thơ “ Mẹ đi làm”
Mẹ đi làm
Từ sáng sơm
Dạy thổi cơm
Mua thịt cá
Em kề má
Được mẹ Yêu
Ơi! Mẹ ơi


Yêu mẹ lắm.

Ví dụ 2: Kể chuyện
-Thông qua tranh, ảnh, kí hiệu phát triển ngôn ngữ diễn
đạt cho trẻ
Mục đích
Trẻ KTTT không có khả năng tiếp thu đầy đủ ngôn
ngữ để giao tiếp do khả năng tập trung và ghi nhớ
kém.Việc sử dụng kí hiệu, tranh ảnh để giao tiếp với trẻ và
dạy trẻ sử dụng kí hiệu tranh ảnh sẽ giúp trẻ tiếp thi lời
nói dễ dàng và nhớ lâu hơn.Qua đó vốn từ của trẻ được

phát triển tốt hơn.
Nội dung
Để việc học sử dụng tranh ảnh, cử chỉ có hiệu quả,
GV dạy trẻ theo các bước sau:


B1: Giới thiệu về cử chỉ và tranh ảnh mà GV muốn
dạy trẻ.Nói và đưa ra kí hiêu, tranh ảnh một cách chậm
rãi, rõ ràng.
B2: GV làm mẫu, sau đó yêu cầu trẻ bắt chước lại,
càng nhiều càng tốt.
B3: Trẻ tự sử dụng cử chỉ, kí hiệu, tranh ảnh để giao
tiếp
Khi dạy trẻ GV cần chú ý đến nhu cầu của trẻ, ưu
tiên những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hàng ngày
như: ăn uống, vệ sinh……..GV cần đáp ứng ngay khi trẻ
sử dụng tranh ảnh và cử chỉ sinh hoạt hàng ngày.Tăng
thêm số lượng cử chỉ và tranh ảnh kết hợp hoạt động
trong các hoạt động giáo dục.Bên cạnh đó kết hợp cùng
gia đình, hướng dẫn phụ huynh có thể ôn lại cùng con ở
nhà.
Tiến hành:
Khi dạy trẻ sử dụng các cử chỉ, tranh ảnh giáo viên
ngồi đối diện với trẻ đưa từng tranh và nói một cách chậm
rãi.Sử dụng các kĩ thuật như lần lượt, chờ đợi, luân phiên


×