Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

BIỆN PHÁP SO SÁNH với GIỌNG điệu tạo nên PHONG CÁCH của NGUYỄN CÔNG HOAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.2 KB, 40 trang )

BIỆN PHÁP SO SÁNH VỚI
GIỌNG ĐIỆU TẠO NÊN PHONG
CÁCH CỦA NGUYỄN CÔNG
HOAN


Là một yếu tố góp phần tạo nên giá trị cho tác phẩm,
tạo nên nét độc đáo cho phong cách nhà văn - giọng
điệutheo Từ điển thuật ngữ văn học có nghĩalà: “Thái độ,
tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với
đối tượng được miêu tả trong lời văn quy định cách xưng hô,
gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần,
thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm
biếm…”. “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ
tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả có vai trò rất lớn
trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền
cảm cho người đọc”[11,tr.143]. Như chúng ta được biết,
trong đời sống hàng ngày, giọng điệu là giọng nói, lối nói
biểu thị một thái độ nhất định. Trong văn học giọng điệu với
tư cách là một đặc điểm của thi pháp học, ẩn chứa trong lời
văn nghệ thuật và trở thành kết quả sáng tạo của nghệ thuật
ngôn từ. Do vậy, giọng điệu là yếu tố hàng đầu tạo nên
phong cách của nhà văn, giọng điệu giữ vai trò quan trọng
trong việc cấu thành lời văn nghệ thuật. Thông qua giọng
điệu trần thuật trong tác phẩm người đọc nhận thấy tất cả


chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năng, sở
trường ngôn ngữ, cá tính sáng tạo của nhà văn. Vì thế,
những nhà văn tài năng, họ luôn cố gắng tạo ra một giọng
điệu riêng, rất riêng, sống động không lẫn với bất kì ai.


Nguyễn Công Hoan và truyện ngắn của ông cũng không
ngoại lệ:“Khi tôi viết, tôi có ý đặt những câu bình thường tự
nhiên, giản dị, nhưng tôi quen nói với bạn tôi, cho giọng nói
đúng là của tôi, hay pha trò, hay ỡm ờ, hay chế giễu, hay
chua chát”[18,tr.119]. Do đó, giọng điệu được thể hiện rõ rệt
nhất trong những câu văn so sánh vô cùng đặc sắc của
Nguyễn Công Hoan, Ở giới hạn của đề tài này, người viết
không tham vọng tìm hiểu hết tất cả các giọng điệu được thể
hiện trong tác phẩm của nhà văn mà chỉ dừng lại ở việc tìm
ra những câu văn so sánh thể hiện giọng điệu trào phúng,
cười cợt, mỉa mai, giọng điệu lạnh lùng, dửng dưng, giọng
điệu thương cảm đầy triết lý sâu xa,…làm chủ đạo tạo nên
phong cách tác giả.
- Giọng điệu khách quan, lạnh lùng và thương cảm, xót xa
- Giọng điệu khách quan, lạnh lùng, dửng dưng


Trong quá trình sáng tạo tác phẩm, các nhà văn luôn
đóng vai trò là “người biết hết”, người đứng bên ngoài để kể
lại câu chuyện. Điều này tạo nên tính khách quan cho tác
phẩm và từ đó giọng điệu khách quan được hình thành.Khi
tìm hiểu về sắc thái giọng điệu khách quan, lạnh lùng dửng
dưng trong các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ta dễ
dàng nhận thấy, ông luôn đứng ở ngoài để kể lại câu chuyện
“người kể chuyện biết hết”.Ta hãy thử xem cách nhà văn
miêu tảhành động của một đám đông vô hồn, vô cảm trong
truyện ngắn Thằng ăn cắp của Nguyễn Công Hoan, nhà văn
đứng bên ngoài, khách quan kể lại các sự việc theo trình tự
vốn có của nó và không hề biểu hiện cảm xúc cá nhân nào
khi miêu tả cảnh thằng ăn cắp bị bắt, bị đánh một trận tơibời:

“Huỵch! Huỵch! Bốp! Bốp!Này chừa này! Ăn cắpnày!(...) Họ
càng ghét, túm lại, đánh như mưa (...) Hai mắt lừ đừ, khốn
nạn như con chó bị trói giật bốn cẳng ra đằng
saulưng”[28,tr.275]. Sự lạnh lùng trong câu văn so
sánh“đánh như mưa”, và coi nó“như một con chó bị trói”, bị
đám đông đánh đập, hành hạ dã man. Nguyễn Công Hoanchỉ
đứng bên ngoài chứng kiến và kể lại một cách khách quan,


không hơn không kém, không hề có bình luận, cảm xúc chủ
quan mà ở đây chỉ có một giọng kể khách quan, dửng dưng,
lạnh lùng khiến ai cũng cảm thấy xót xa, thương cảm. Tác giả
lần lượt miêu tả hành động của đám đông và tình trạng của
thằng ăn cắp, không phân bua, không lời biện minh cũng
không tỏ một chút ái ngại nào cho tình trạng của nó, câu văn
so sánh của Nguyễn Công Hoan dường như không chuyển tải
tình cảm, không diễn đạt tình cảm mà cứ khô và cộc, dửng
dưng đến tàn nhẫn, CSS là một đại từ“nó”, CĐSS “chó bị
trói giật bốn cẳng ra đằng sau lưng”; Con người như con
vật, hành hạ như hành hạ con vật. Lúc này, giọng điệu của
nhà văn đúng là giọng điệu của một “anh thư ký”, ghi chép,
kể lại câu chuyện một cách khách quan từ đầu đến cuối, từ
khi thắt nút đến lúc mở nút.
Thường người ta sẽ nói giảm, nói tránh để nhân vật
“bớt xấu” đi nhưng nhà văn lại lạnh lùng miêu tả những cái
xấu, khiến chúng cứ lồ lộ trước mặt người đọc.Nhà văn “vẽ
người xấu nhạy hơn người tốt”, nhìn người hóa đồ vật,
những chân dung bị vật hóa, “thô kệch hóa”, méo mó, lố
bịch đến kì quái. Tác giả quan sát chân dung con người như



quan sát đồ vật, cố khách quan, lạ hóa cốt cho người ta thấy
được cái trạng thái vốn có của nó. Hãy xem chân dung bà
mẹ của một ông chủ sang trọng, “bà ấy chạc sáu mươi tuổi,
trông rõ quê mùa, đần ngốc. Mặt mũi đen đủi, dăn deo, xấu
như con khỉ…cái hàm trên thì chìa ra như mái
hiên”[28,tr.300]. CSS là danh từ chỉ khái niệm cụ thể“mặt
mũi, cái hàm”, CSSS “xấu, chìa ra”, CĐSS “con khỉ, mái
hiên”, hình ảnh so sánh thì quen thuộc, cụ thể nhưng lối so
sánh ví von rất lạ, dùng để đặc tả chân dung một bà mẹ bị
hắt hủi như kẻ ăn mày. Dùnghình ảnh “con khỉ”, “mái hiên”
để so sánh với cái vẻ mặt đen đủi, dăn deo của bà mẹ có đứa
con giàu có sang trọng, vẻ mặt lúc nào cũng “tươi như hoa”
đang bận rộn tiếp khách trong phòng khách. Câu văn của
Nguyễn Công Hoan cứ tỉnh táo, thản nhiên đến mức có lúc
bị quy kết là miệt thị con người, rơi vào chủ nghĩa tự nhiên,
miêu tả thiếu tinh tế.
Khi vẽ chân dung những thằng ăn cắp, ăn mày, ăn xin
câu văn so sánh của Nguyễn Công Hoan lạnh lùng đến tàn
nhẫn. Có lúc, tác giả dùng cái cụ thể so sánh với cái cụ thể :
“Tóc bồng lên như tổ quạ. Da đen thui thủi. Mặt dặn như


men lọ cổ” (Thằng ăn cắp). Một thằng ăn cắp khác: “Đầu nó
chỉ còn hình cái sọ cắm trên cái cổ dai ngoách mà luồng
gân kheo như nổi lên, mấp mô như thớ chiếc kẹo kéo. Da
mặt bọc ít thịt quá, thành ra thừa thiếu, nó nhăn nheo lại,
mà những đường nhăn chi chít như vết rạn của men cái lọ
cổ”(Bữa no… đòn).Có lúc, tác giả dùng cái cụ thể để so
sánh với cái trừu tượng.“Vì đến gần nó, trông thấy nước da

đen sạm, nhăn nheo của nó, người ta tưởng đó như là cái
thây ma chưa tiêu hết hiện về.Và cũng có mùi hôi thối xông
lên.Và cũng có ruồi nhặng bám vào để hút chất bẩn. Bù
nhìn có bộ mặt chẳng thành hình, thì nó có bộ mặt cũng
dúm dó, xấu xí như con ma dại”[29,tr.344].Nhưng sự lạnh
lùng, dửng dưng chưa dừng lại ở đó mà đỉnh cao của vật
hóa, quan sát chân dung con người như quan sát con vật
phải kể đến cảnh người ăn mày trong truyện Răng con chó
của nhà tư sản. Thoạt đầu xuất hiện chỉ là một “vật gì” lù lù,
đen đen ngồi bó giò cạnh cổng, nhưng sau đó hàng loạt các
hành động sóng đôi của chó và người diễn ra: Người và chó
gằm ghè đĩa cơm. Chó tiến lên, người lùi lại, người tiến lên,
chó lùi lại, con người đặt ngang hàng với con chó! Các chi


tiết hành động của người ănmày và chó được đặt xung
quanh và theo các cặp đồng đẳng với nhau:Thằng người
“giương mắt nhìn con chó”.Con chó“cũng giương mắt nhìn
thằng người”.“Thành ra đĩa cơm ở giữa, người tiến chó
cũng tiến, người lui chó cũng lui.Hai bên hằm hè nhau.
Người lườm chó, chó lườm người, đều cùng giữ miếng nhau
như hai kẻ thù không đội trời chung”[28,tr.128].Nguyễn
Công Hoan đã so sánh “chó” và “người” như hai kẻ thù.Chỉ
vì đói mà con người phải liều, phải tranh ăn với cả một con
chó, phải lấy cả tính mạng để đổi lấy miếng ăn bốc trộm từ
chó. Con người đã không còn là người nữa, mà được so sánh
ngang bằng kiếp vật, thậm chí không bằng cả kiếp vật.“Con
chó ẳng lên một tiếng rồi nhanh như chớp, nó vật được kẻ
thù xuống đất, giơ hai chân ra mà cào mặt và móc
mồm”[28,tr.128]. Ở đây có sự so sánh đối lập gay gắt giữa

người và chó.Người ănmày và chó Tây. Người ăn mày, bẩn
thỉu thuộc vị trí cùng đáy, chó gốc nước ngoài, sạch sẽ, cao
quý hơn người. Người ăn mày muốn liều mạng để được ăn
đĩa cơm chó, trong khi chó “rất ngoan” trông đĩa cơm của
mình khi chủ chưa choăn. Sự tha hóa ghê gớm của một con


người trước cái đói, cái đói đã làm xói mòn nhân cách khiến
ai cũng cảm thấy thương cảm và xót xa.
Từ xưa đến nay, “nghĩa tử là nghĩa tận” khi đứng trước
cái chết của con người, của đồng loại ít nhiều có sự cảm
thương nhưng miêu tả cái chết bi thảm của anh Xích hiền
lành, Nguyễn Công Hoan điềm tĩnh buông những câu văn
lạnh lùng đến khó tảcon người trước kia hiền là thế, nay biến
thành con bò thui:“Bụng phềnh to, má phềnh to, mặt phềnh
to. Đôi mắt híp lại, như bị kéo dài ra tận mang tai. Tứ chi
dúm dó. Ai trông thấy bộ dạng nhăn nhó, dọa nạt của người
chết, mà khỏi rợn tóc gáy được?”[29,tr.222],người chết cũng
bị vật hóa tới mức thảm hại không còn là cái xác người bình
thường mà biến thành xác con bò thui đang trương phềnh
lên.
Có thể nói, những chân dung kiểu này rất dễ gây nên
sự ngộ nhận ở người đọc là nhà văn rất thích thú với những
chi tiết phản thẩm mĩ, thiếu tinh tế…nhưng nếu miêu tả đẹp
thì hiệu quả lạ hóa lại không còn, và cái trạng thái thảm hại
vốn có một cách khách quan lập tức bị che giấu đi. Do vậy,
giọng điệu khách quan, lạnh lùng, dửng dưng chính là cách


mà Nguyễn Công Hoan “ngụy trang” nhằm tái hiện, phản

ánh cuộc sống với tất cả sự trần trụi, đúng hơn là tác giả
muốn xé toạc mọi trạngthái vốn có bị che giấu.Nhưng đằng
sau những lời văn tưởng chừng như khô khan, không có tình
cảm, không hề có một tín hiệu cảm xúc nào, đằng sau cách
xưng hô dửng dưng, lạnh lùng, đằng sau những gương mặt
xấu xí, những con người chỉ được gọi bằng “nó” không có
lấy một cái tên ấy, ta cảm nhận được nhà văn vẫn không thể
che giấu tình cảm của mình dành cho những số phận con
người đáng thương trong xã hội cũ. Lạnh lùng, cực đoan
trong giọng điệu,trong lời kể bởi thực tế cuộc sống đương
thời vốn lạnh lùng, cực đoan.Giọng điệu càng lạnh lùng,
dửng dưng, Nguyễn Công Hoan càng khơi gợi nhiều hơn từ
người đọc sự thông cảm, xót xa, bởi những miêu tả “vật
hóa”,“lạ hóa” đó, thực ra lại là tấm lòng nhân đạo nóng
bỏng, thiết tha của nhà văn.
- Giọng điệu thương cảm, xót xa
Như đã bàn luận ở trên, trong các tác phẩm của mình,
Nguyễn Công Hoan chủ yếu đóng vai nhân vật “tôi” đứng ở


bên ngoài kể lại câu chuyện với giọng điệu khách quan, trào
lộng. Và phần lớn những nhân vật điển hình của Nguyễn
Công Hoan xây dựng thường là nhân vật phản diện: những
tên nhà giàu tham lam hà hiếp, bóc lột, “ăn bẩn” của dân
nghèo nên giọng điệu chủ yếu là giọng cười cợt mỉa mai,
châm biếm sâu cay, còn giọng điệu thương cảm, xót xa có
mức độ mờ nhạt hơn (so với Nam Cao). Tuy ở mức độ mờ
nhạt nhưng ta vẫn cảm nhận được sâu sắc giọng điệu này khi
ông viết về những con người có cuộc sống lầm than, sống
dưới đáy xã hội. Càng khách quan, dửng dưng, tàn nhẫn bao

nhiêu thì tình cảm của Nguyễn Công Hoan đối với con
người đặc biệt là những người nghèo khổ, bất hạnh càng
chan chứa yêu thương, đằm thắm và sâu sắc bấy nhiêu.
Bằng trái tim nhân đạo đã khiến ông tạo nên những trang
văn đầy tình thương và cảm thông với con người thấp cổ bé
họng. Tiêu biểu như người hát dong trong truyện Anh Xẩm–
một dân nghèo thành thị. Cả tác phẩm là những điệp khúc
buồn với âm hưởng xót xa được tác giả nhắc đi nhắc lại da
diết:
“Gió Mưa


Não nùng”
Giọng điệu xót xa, thương cảm thấm nhuần trên mặt
từng câu, từng chữ.Dù là miêu tả ngoại hình, hay kể lại sự
việc,… tất cả đều với một giọng ấy. Anh Xẩm đã hát hết sức
mình, chịu mưa, chịu rét để có cái ăn. Nhưng dù anh có
“nguêu cổ lên mà hát”, “há mồm ra mà hát”, “hết sức để
hát”, “gò ngực mà hát”, “Hát như con cuốc kêu
thương”[28,tr.779]thì cuối cùng không ai hiểu, không ai
nghe, anh trở về cũng như khi anh đến: “cái thau vẫn trống
không”. Cái đặc sắc nhất của giọng điệu thương cảm ở đoạn
văn này lại nằm ở câu văn so sánh mà CĐSS là một cụm C –
V, CSS là tiếng hát của người hát rong được so sánh với
tiếng hót củacon cuốc kêu thương, kêu da diết, sầu thảm,
nặng nề và khắc khoải. Mỗi câu, mỗi chữ đều nhuốm màu
chua xót, thương cảm, ám ảnh người đọc về một kiếp
người.Một Nguyễn Công Hoan trào phúng, mỉa mai hoàn
toàn không còn nữa mà thay vào đó là một Nguyễn Công
Hoan đầy lòng trắc ẩn với giọng thương cảm sâu sắc cho

những kiếp người nghèo khó, lầm than trước cách mạng.


Truyện ngắn Chiếc quan tài, giọng điệu ấy cũng được
biểu hiện một cách rõ nét: “Chiếc quan tài như con thuyền
không chủ, bập bềnh, lách theo lũy tre”[29,tr.91]. CSS là
chiếc quan tài, CĐSS là con thuyền không chủ cứ lênh đênh,
dập dềnh vô định, không biết trôi dạt về đâu, “lúc nó dừng
lại.Lúc nó nhích đi.Lúc nó giúi nghiêng lại bạt vào bụi”.
Đọc cả đoạn văn ta thấy Nguyễn Công Hoan đã miêu tả một
cảnh tượng thật sự đau xót, với một giọng điệu bi thương,
chua chát. Bằnglối so sánh chìm,tác giả muốn so sánh số
phận chiếc quan tài -số phận của những người dân nghèonổi
trôi,bất địnhcứ xoáy vào lòng người đọc bao xót xa, buồn bã
đến thảm sầu.
Một điều khá đặc biệt trong truyện ngắn của Nguyễn
Công Hoan, nhân vật trẻ em những nạn nhân bi thảm của đói
nghèo và bệnh tật chúng không có tuổi thơ, không có nơi
nương tựa.Cuộc đời chúng là những nghịch cảnh đau
lòng.Đó làsố phận của những đứa trẻ đi ở, làm đầy tớ như:
con Đỏ trong Phành! Phạch, trong Quyền chủ, thằng Nhân
trong Mua bánh, thằng Quýt trong Thằng Quýt (I, II), con
Thanh trong Thanh! Dạ; những đứa trẻ ăn mày trong Cái


vốn để sinh nhai,Giá ai cho cháu một hào, thằng ăn cắp
trong Thằng ăn cắp, Thế cho nó chừa,Bữa no…đòn.Khi viết
về loại nhân vật này, Nguyễn Công Hoan thường bày tỏ
sựthương cảm, xót xa cho thân phận đi ở, ăn mày của những
đứa bé tội nghiệp. Con Đỏ trong truyện ngắn “Phành

phạch”, mới mười hai, mười ba tuổi đầu nhưng gầy còm
lắm, “nó như chiếc đồng hồ hết dây”[29,tr.57], câu văn so
sánh cụ thể, khiến cho người đọc thấy được cảnh khổ cực
của phận tôi tớ bị đọa đày đáng thương. Giọng điệu Nguyễn
Công Hoan tưởng là khách quan nhưng lại thấm đẫm sự
thương cảm, xótxa.Chỉ vì một lời dỗ ngon ngọt của bà
Huyện dành cho cậu con trai tên Mai của mình không chịu
tắm “con tắm xong, mợ bảo nó đi mua bánh sừng bò mà
ăn”[29,tr.161], thằng Nhân mới mười bốn, mười lăm tuổi,
mới biết đi xe đạp, chưa ra Hà Nội bao giờ phải đạp xe hơn
hai mươi cây số ra Hà Nội để mua bánh sừng bò cho cậu chủ
của anh trai mình đang làm tá điền cho bà Huyện. Tâm trạng
nóng ruột chờ đợi của bà Huyện “bà ngóng đôi bánh sừng
bò hơn là ngóng nó”[29,tr.166] và tiếc hai hào rưỡi đưa cho
nó“khi không còn ai thấy Nhân trở về”, người ta bảo nó bị


chẹt ô tô.Đôi khi tính mạng con người rẻ rúng hơn cả cặp
bánh sừng bò. Thương cảm, xót xa cho người anh làm tá
điền đã đành đến người em cũng phải chịu chung số phận
của cảnh tôi tớ bị đọa đầy đến không còn cả tính mạng.
Hoàn cảnhcon Thanh trong truyện ngắn cùng tên được
tác giả giới thiệu ngay từ đầu truyện: “Đi mà gánh nước.
Chậm như sên. Bà ở bếp ra mà không thấy có gì rửa tay, thì
mày ốm đòn”[28,tr.621]. Con bé tối tăm mặt mũi lúc thì
gánh nước, mới gánh được một gánh bị sai đi mượn tiểu
thuyết cho cô Vân, mổ gà để nấu cháo, rồi bị sai đi muaô
mai, mua nước đá… “Hễ tan hết thì chết. Nó sợ chết, ba
chân bốn cẳng chay nhanh như bay”[28,tr.621].Trong mắt
người đọc nó không còn hình hài bằng xương bằng thịt mà

là một âm thanh “Dạ!”.Nó trở thành đối tượng sai khiến, đù
bỡn, khinh miệt của các cô chủ, cậu chủ và khi không làm
vừa lòng họ sẵn sàng “phang vào đầu, vào mặt, vào lưng
con Thanh túi bụi, như để đánh nhịp với những tiếng: Lười!
Lười!”[28,tr.624] đầy ám ảnh xót xa.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan có một điều
lạ mà ít thấy ở các nhà văn khác là nhiều khi tác giả lấy con


người làm yếu tố chuẩn để so sánh với con vật, đồ vật. Khi
miêu tả tình cảnh bi đát của đứa trẻ ăn mày, ta thực sự ái
ngại, thương cảm xót xa qua câu văn so sánh “Cái rá của nó
cũng như nó, vẫn ngoác miệng ra, không nặng gì hơn
trước”[28,tr.442]. Hình thức so sánh của câu văn nằm ở từ
so sánh có tính chất ngang bằng “cũng như”. CSS làcái rá,
CĐSSlà một đại từ nằm ở cuối câu nó - thằng béăn mày.
Miêu tả cái rá rách nát, trống rỗng như thế thì chủ nhân của
nó cũng có khác gì đâu “xơ xác như tổ đỉa”, cũng rách rưới,
bẩn thỉu và đói khát đến thảm hại. Trong một truyện ngắn
khác khi miêu tả trạng thái đói rách của đứa trẻ lang thang,
Nguyễn Công Hoan lại tiếp tục lặp lại cấu trúc so sánh mà
CĐSS là một đại từ “nó” đặt cuối câu. “Một đống rác chưa
đáng sợ, đáng tởm bằng nó”[29,tr.344]. Mặc dù CSS là
“một đống rác”, được đem so sánh với CĐSS là “nó” ở cuối
câu, nhưng điều xót xa thương cảm ở đây là tác giả không
hướng đến miêu tả “đống rác” mà muốn hướng đến chính
cái chuẩn đem ra so sánh kia là thân hình thằng bé ăn xin đói
khát, dơ dáy đến tội nghiệp. Nó còn đáng sợ, đáng tởm hơn
cả một đống rác?Gây nhức nhối, ái ngại trong lòng người



đọc.Việc tạo ra so sánh như trên một phần Nguyễn Công
Hoan muốn lên tiếng bênh vực cho những đứa trẻphải sống
cuộc sống đói khát lang thang không nơi nương tựa, “sống
bằng cách tranh cướp chiếc lá bánh, mảnh xương
khô”[28,tr.626]. Phải là một người có trái tim nhân đạo sâu
sắc lắm mới tạo nên những trang văn chứa chan tình yêu
thương và cảm thông con người đến như vậy. Nguyễn Công
Hoan không nói đến những điều to tát, vĩ đại mà chỉ khơi
vào những mạch sâu, những số phận con người cơ cực
nghèo khổ, đáng thương sống cuộc đời tối tăm giữa nơi
thành thị phồn hoa tráng lệ.
- Giọng điệu hài hước hóm hỉnh và châm biếm, phê phán
sâu cay
- Giọng điệu hài hước hóm hỉnh
Hài hước vốn là một truyên thống lớn trong văn học
nước ta. Nó bắt nguồn từ tính cách lạc quan yêu đời của cha
ông ta từ ngàn xưa.Sống trong cực nhọc vất vả, ông cha ta
vẫn cười tươi rất hào sảng. Có thể do cuộc sống quá khắc
nghiệt nên con người phải dùng tiếng cười như một vũ khí


lợi hại để vượt qua và chiến thắng nó. Trước cảnh nghèo
khó, con người lạc quan, mỉm cười; trước một thói hư tật
xấu, con người cũng dùng tiếng cười để châm biếm, đả kích,
phê phán. Không chỉ kế thừa truyền thống lạc quan, hài
hước từ xưa của dân tộc mà ôngcòn tiếp nối dòng trào phúng
của Nguyễn Khuyến, Tú Xương. Cũng xuất phát từ cái nhìn
đời, nhìn người, lạisống trong cái xã hội nửa tây nửa ta, nhố
nhăng, Âu hóa thối nát, Nguyễn Công Hoansử dụng tiếng

cười như một vũ khí lợi hại. Hầu hết trong các tác phẩm của
ông, tiếng cười luôn được sử dụng với tần suất cao, xuyên
suốt và là giọng điệu chủ đạo. Ông sử dụng tiếng cười với
nhiều giọng điệu khác nhau: khi thì hả hê, chua chát, khoái
trá, khi lại chế giễu, căm giận, đau xót, khinh bỉ... Đối tượng
cười là những nhân vật phản diện: lũ quan ăn bẩn, quan
tham và những kẻ dưới quyền chúng luôn lợi dụng chút
quyền của mình để vơ vét, bóc lột, hà hiếp dân nghèo,
những tên nhà giàu lắm tiền nhưng không có đạo đức,...Với
mỗi đối tượng, giọng điệu trào phúng có khác nhau nhưng
nhìn chung đều là tiếng cười phê phán với giọng điệu mạnh
mẽ, quyết liệt.Nguyễn Công Hoan khai thác các mâu thuẫn


giữa nội dung với hình thức, giữa bản chất với hiện tượng,
mâu thuẫn từ sự đối lập giữa hai cảnh ngộ và những thói xấu
của con người, để có những giọng điệu hài hước khácnhau.
Cũng chính giọng điệu hài hước trào phúng đã tạo nêntên
tuổi cũng như phong cách của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
Nguyễn Công Hoan dùng giọng cười hóm hỉnh, hài
hước để viết về một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội
bấy giờ.Nhà văn đã giễu nhại những cô gái học đòi theo thói
ăn mặc tân thời Âu hóa. Cô Kếu, cô thèm mặc quần áo tân
thời tới mức “Cô không chịu nổi nữa.Cô đánh liều”, cô giấu
mẹ (mẹ cô cấm không cho cô mặc). Vì thế, để thỏa mãn
bằng cách cô sắm toàn những thứ tân thời như giày cao gót,
quần lụa Nhật Bản, một cái áo sơ mi viền ăng – ten,… “một
cái áo dài sặc sỡ, chi chít những hoa là hoa, vẽ rắc rối như
thời cục nước Tàu”[28,tr.341]. Hài hước ở chỗ, chiếc áo với
họa tiết những hoa điệu đà lại được so sánh với bối cảnh lịch

sử của một đất nước, trong một thời kì.Ở đây, cấu trúc so
sánh là một khái niệm cụ thể đem so sánh với một khái niệm
trừu tượng “thời cục nước Tàu" tạo cho người đọc cảm giác
rối rắm, mơ hồ, rất khó tưởng tượng. Nhưng chưa dừng lại ở


đây, chiếc áo của cô gái tân thời đó lại được để ở nhà bạn, cứ
mỗi buổi chiều cô lại sang bên đó “chẳng ngày nào là ngày
cô Bạch Nhạn không diện tân thời một mình, một lúc như
vậy. Có thể cô mới đỡ thèm, mới đỡ hậm hực!”[28,tr.342].
Đó là những tiểu thư con nhà giàu mê đọc tiểu thuyết
lãng mạn của Tự lực văn đoàn đến mức bị ám ảnh vào cuộc
sống hiện thực. Họ lúc nào cũng sống trong mơ mộng.Cô
Tuyết trong truyện ngắn Nỗi lòng ai tỏ, một cô tiêu thư xinh
đẹp, con nhà giàu chỉ có việc ngày ngày trang điểm đọc tiểu
thuyết lãng mạn, bỏ cả ăn, thậm chí mẹ hỏi cũng không
muốn đáp lời. Cái đặc sắc hài hước lại nằm ở câu văn so
sánh diễn tả trạng thái tâm lí không bình thường của Tuyết
khi cô bạn tên Mai đến, “Tuyết hớn hởnhư cá gặp nước”,
gặp đúng người có thể giãi tỏ nỗi lòng thì sự việc mới sáng.
Thì ra, cô Tuyết buồn bã, bỏ ăn là vì nhân vật trong tiểu
thuyết chết: “Vân chết rồi chị ạ! Thương hại quá chị nhỉ!”.
Cái duyên của Nguyễn Công Hoan chính là ở chỗ, nhà văn
luôn tạo giọng buông lơi, suồng sã pha chút hóm hỉnh, tinh
nghịch và có sự phê phán một cách nhẹ nhàng. Ngay cả cái
tên nhân vật cũng thật độc đáo.“Kếu” vốn không lấy gì làm


đẹp lại được đặt so sánh với “tân thời”. Cho nên, chính cái
tên đã phá vỡ cái nghĩa đẹp của chữ “tân thời”, và mọi hành

vi cử chỉ, hành động của nhật vật đều rất hóm hỉnh, lố lăng
và càng làm gia tăng chất hài cho tác phẩm.
Phong trào thể dục thể thaovốn được cho là mang lại
lợi ích sức khỏe con người, ấy vậy mà Nguyễn Công Hoan
xây dựng một tình huống hết sức hài hước chứa đầy mâu
thuẫn. Mệnh lệnh của quan yêu cầu gắt gao buộc người dân
làng Ngũ Vọng phải xem đá bóngtrong khi đó, người dân sợ
hãi, lẩn trốn như chạch. “Chúng nó ngu như lợn.Người ta
cho xem đá bóng chứ ai làm gì mà cũng phải bắt.Rồi quan
thấy không đủ số, lại chửi ông không tận tâm.”[29,tr.208].
Tiếng cười bật lên bởi mâu thuẫn giữa việc xem đá bóng vốn
là trò giải trí trong khi người dân lại trốn chạy, van xin lí
trưởng để không phải đi xem. Truyện kết thúc với hình ảnh
ông Lý vất vả, quản thúc đám người làng đi xem: “Mẹ bố
chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết màphải trốn
như trốn giặc”[29,tr.208].Nói tục, chửi tục, thề tục,…dù
người ta có cố gắng loại bỏ ra khỏi đời sống thì nó vẫn tồn
tại, Nguyễn Công Hoan sử dụng lối so sánh tục “ngu như


lợn” phần nào tạo cách kể chuyện thoải mái, bông đùa, xóa
bỏ khoảng cách ngôi thứ, kết hợp cấu trúc so sánh quen
thuộc, tác giả vận dụng chất liệu dân gian “trốn như trốn
giặc”,tạo chất hóm hỉnh, gây cười pha chút mỉa mai, châm
biếm vạch trần trò bịp bợm, giả dối của phong trào thể dục
thể thao thời Pháp thuộc.
Cái hay ở chỗ, Nguyễn Công Hoan có biệt tài pha trò
để độc giả phải cười. Cách miêu tả, cách kể của nhà văn rất
tự nhiên như người ta kể một câu chuyện tiếu lâm, tất cả mọi
người đều cười nhưng người kể chuyện trần thuật mặt vẫn

tỉnh queo. Đó là vì Nguyễn Công Hoan rất khéo trong cách
dùng chữ, dùng lối so sánh ví von, đôi khi chỉ vài dòng, một
vài hình ảnh so sánh mà nhà văn đã phác họa ra được một
dáng điệu buồn cười, một khuôn mặt kì khôi rất cụ thể và
giàu sức liên tưởng.
Thói dâm dục của những ông quan, ông chủ cậy quyền
thế, lắm tiền nhiều của được Nguyễn Công Hoan vạch trần
tố cáo một cách mạnh mẽ. Chị Sáng vì nghèo không có tiền
mua thuốc cho mẹ đang ốm nặng, chị phải làm liều đi đến
nhà ông chủ của mình để vay tiền, nhưng không ngờ hành


động dâm ô, đốn mạt của con quỷ dữ được nhà văn miêu tả
bằng các câu văn so sánh thể hiện bản chất xấu xa, bỉ ổi của
hắn “ông chủ đã làm ngay như mọi bận”. CSSS là một động
từ chỉ hành động “làm ngay”,hài hướchơn hành động này đã
quá quen thuộc và diễn ra thường xuyên với ông chủ “như
mọi bận”. CĐSSlàm cho bản chất xấu xa của tên quỷ dữ
dâm dục càng bộc lộ rõ hơn. Đối với một quan huyện háu
gái, nhà văn buông một câu so sánh đậm chất hài hước“hai
con mắt sáng quắc như hai ngọn đèn trời, khiến cho vợ
chồng nhà bánh giò phải thất đảm”[28,tr.154].Lấy cái cụ thể
“hai con mắt” quan, so sánh với “ngọn đèn trời”- vật chỉ có
trong tưởng tượng, không có thực đã cho ta thấy sự hài hước
ở đây. Một vị quan bệ vệ nơi công đường, đem lại công bằng
cho dân nhưng khi nhìn thấy gái, hai mắt như to ra, sáng
quắc lên nhìn chằm chặp như thiêu như đốt, muốn ăn tươi
nuốt sống người ta, khiến cho chị hàng nước và chồng của
chị ta cũng phải khiếp đảm thì còn đâu là cái vẻ uy nghiêm
nữa, mục đích của câu so sánh là hạ bệ quan, hạ bệ bản chất

dâm ô xấu xa của quan. Khi miêu tả cảnh quan ông, quan bà
đú đởn, lơi tình cũng được nhà văn khắc họa khá ró nét với


cấu trúc so sánh vô cùng độc đáo thú vị, khuyết thiếu TSS
được thay bằng dấu “:”, CSS là một cụmC – V, CĐSS cũng
là kết cấu C - V: “Quan ông vừa nói tiếp, vừa lả lơi cười, rồi
ôm chầm lấy quan bà: Một con nhái bén bám vào một quả
dưa chuột!” [28,tr.483]. Chỉ có Nguyễn Công Hoan mới
nghĩ ra được lối so sánh như thế này. Tác giả đã vật hóa
nhân vật thú vị, gây cười ở chỗ: Cái dáng vẻ hom hem, già
nua của quan ông được so sánh với “con nhái bén”, còn cái
thân hình nở nang, mập mạp đẫy đà của quan bà được so
sánh với “quả dưa chuột”, một lối so sánh giàu tính gợi hình
đã giúp người đọc dễ dàng hình dung và thực sự lôi cuốn bởi
sự liên tưởng độc đáo của tác giả về cảnh lả lơi, tình tứcủa
quan ông và quan bà.Hài hước hóm hỉnh khiến ta cười tủm
tỉm nhưng thực ra nhà văn muốn phanh phui thói dâm ô xấu
xa của những kẻ quyền thế.
Ở một câu chuyện khác khi nhà văn dùng lối so sánh ví
von kết hợp giọng văn hài hước để đặc tả sự lố bịch của cái
gọi là Âu hóa đối với các cô gái tân thời đang chạy đua theo
mốt cũng má hồng, môi đỏ, áo quần hở hang: “Một cô thì
xấu, nhưng tân thời, mặt phấn má hồng môi đỏ, rẽ lệch,


chiếc áo căng lườn, trông tức anh ách như một bài thơ thất
luật”[28,tr.717]. Nét tự nhiên hóm hỉnh ở chỗ, tác giả thản
nhiên so sánh một “cô gái tân thời” với một “bài thơ thất
luật”.Cô gái tân thời ấy xấu nhưng diễn trò trang điểm một

cách lố bịch, kệch cỡm, so với một bài thơ không đầu,
không cuối, lộ xộn. Cái hay lại nằm ở CSSS là tính từ chỉ
trạng thái “tức anh ách”, sự so sánh tưởng như đối lập song
lại có sự đồng nhất trước cái gọi là “tân thời” của cô diễn
viên này. Trong một trường hợp khác khi miêu tả bộ ngực
đầy đặn của mụ đàn bà dâm đãng trong truyện Samandji I:
“Mỹ thuật nhất là cái ngực đầy như cái ví của nhà tư bản,
như cái óc của ông Nghị trước ngày họp hội
đồng”[28,tr.448].Hóm hỉnh, gây cười lại nằm ở lối so sánh
ví von lạ, gợi sự liên tưởng bất ngờ thú vị.Thật ra giữa “cái
ngực” và “cái óc”, “cái ví” dường như nó không có một nét
tương đồng nào cả nhưng chính cái bất thường này để gây
cười. Một bộ phận kín đáo trên cơ thể người phụ nữ, lẽ ra
nhà văn phải nói một cách tế nhị, khéo léo nhưng tác giả lại
so sánh thẳng toẹt.CSS là sự “đầy đặn của bộ ngực” với
CĐSS là cụm C – V “một cái ví đầy ụ tiền bạc” của nhà tư


×