Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

TIÊN HỌC LỄ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.03 KB, 2 trang )

TIÊN HỌC LỄ - HẬU HỌC VĂN - VẤN ĐỀ KHÔNG
PHẢI CỦA RIÊNG AI
1. Đây là vấn đề then chốt trong việc rèn luyện và phát triển nhân cách. Dân
tộc ta tiếp thu cái hay của Nho giáo thường giáo dục con người sống theo
nguyên tắc: Nhân – Nghĩa - Lễ - Trí – Tín. Trong “ngũ luân” vừa kể, Lễ và
Trí là hạt nhân. Vì vậy để dễ hiểu ông cha ta đời này qua đời khác thường
đưa ra thông điệp: Tiên học Lễ, hậu học Văn. Hiểu ngắn gọn: Con người
muốn nên người đầu tiên phải học phép tắc, tiếp theo học chữ nghĩa, văn
chương.
2. Thật ra Học là một phạm trù rất rộng. Đó là quá trình lĩnh hội có hệ thống,
có mục đích, có ý thức cả về thái độ, tri thức, kĩ năng, hành động. Học Lễ và
Văn để biết, để làm, để tồn tại, để bao dung lẫn nhau.
Chính vì cái lẽ rộng của việc Học như đã nói ở trên mà trong từng gia
đình, nhà trường, cộng đồng, xã hội đều yêu cầu mỗi thành viên trước hết
phải sống có phép tắc, kĩ cương. Trên cơ sở đó sẽ trau dồi vốn tri thức về đời
sống tự nhiên và xã hội. Trong gia đình trước hết mọi người phải hiểu và
làm theo gia phong, gia pháp. Trong nhà trường, học sinh trước khi vào học
chữ, học nghề phải hiểu và làm theo trường quy. Trong xã hội công dân phải
coi việc đầu tiên là hiểu và làm theo hiến pháp và pháp luật.
3. Luận đề Tiên học Lễ, hậu học Văn cốt thông điệp cho mọi người từ trẻ
đến già thực hiện việc học cần đi từ trật tự Lễ nghĩa đến Văn chương. Thực
ra hàm ý của luận đề này không phải chỉ có một chiều. Nó còn có chiều
ngược lại, và cả hai chiều phối hợp, bổ sung cho nhau để có con người tài
đức hài hoà, đồng bộ.
Cái Lễ chân chính phải chứa đựng cái Văn. Cái Văn làm đẹp cho cuộc
sống phải hướng vào cái Lễ. Cần hiểu trong Lễ phải có Văn, trong Văn phải
có Lễ. Lễ mà không được đảm bảo bằng Văn thì cái Lễ này không ổn định
bền vững. Văn mà không phục vụ cho Lễ thì cái Văn này sớm muộn là yếu
tố nguy hại cho sự phát triển bản thân, sự tồn tại của cộng đồng. Học Lễ hay
học Văn là học cả thái độ và tri thức.
4. Thị trường làm cho con người năng động và sáng tạo, nhưng cũng dễ làm


cho con người tha hoá về lối sống và nếp sống. Có học sinh là trò giỏi mà
không nghe lời cha mẹ, coi thường thầy dạy, vô ơn với thầy, xúc phạm thầy
cô giáo cả về sinh mạng. Có công dân có chức, có quyền, có học vấn cao mà
kiêu ngạo, trên không kính, dưới không nhường, vong ơn bội nghĩa, tham
lam thủ đoạn, lừa thầy phản bạn. Những hiện tượng này do thiếu tu dưỡng,
rèn luyện về đạo đức, lễ nghĩa một cách có hệ thống.
Song cũng có người sống có vẽ lễ độ, hào hoa phong nhã, tiếc rằng cái
vẽ bề ngoài hình thức này không được đảm bảo bởi một nền tảng học vấn
với tư duy toàn diện, nên lối sống, cách sống đẹp không nhất quán, liên tục.
Biết lễ phép với cha mẹ, người trong gia đình, nhưng lại ích kỉ, ti tiện với
người ngoài, coi thường pháp luật, coi thường các nguy cơ cho đời sống
cộng đồng vì hiểu biết còn nông cạn.
5. Tiên học Lễ, hậu học Văn - vấn đề luôn có tính thời sự, tính cơ bản trong
giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội, cho mọi tầng lớp
nhân dân không phân biệt già trẻ, vị thế xã hội. Tiên học Lễ, hậu học Văn -
vấn đề không phải của riêng ai! Tất cả mọi người phải học cả Lễ lẫn Văn.
Lấy Lễ làm nền tảng cho Văn
Lấy Văn để cũng cố, thúc đẩy cho Lễ.
Đó là phương châm sống cho mỗi cá nhân trong bối cảnh mà cuộc sống
chung đang phải đối mặt với những thách thức có tính toàn cầu như hiện nay

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×